quốc lần thứ IX), và “… nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh liên kết với các nước trong hoạt động du lịch …” (tr.287, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Quan điểm này được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “… khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch …” (tr.202, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X).
Các quan điểm trên của Đảng là xuất phát từ đặc điểm du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp. Sự phát triển của ngành du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành liên quan khác. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam.
Trong khu vực và trên thế một số nước có nhiều điều kiện tương đồng với chúng ta, thậm chí còn thua kém, song do sớm có chủ trương, chính sách phát triển du lịch phù hợp nên đến nay ngành du lịch của họ đã đạt trình độ phát triển khá cao, trở thành ngành kinh tế chủ yếu, có đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân. Là một nước có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nên Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững Việt Nam đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước vừa phát huy được nhiều nguồn lực, vừa đưa du lịch nước ta phát triển đúng định hướng XHCN, ổn định thị trường kinh doanh du lịch.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Do đó, yêu cầu phát triển du lịch nhanh là để thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển phải đảm bảo yếu tố bền vững để hướng đến hiệu quả lâu dài.
1.3.2.2. Mục tiêu
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đưa ra mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu tổng quát: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch tầm khu vực, phấn đấu đến năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát Đảng ta cũng đề ra những mục tiêu cụ thể
như:
Mục tiêu về kinh tế: ngành du lịch tạo ra sự tối ưu hoá về đóng góp của
ngành vào thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng cán cân thanh toán. Đồng thời Quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch Việt Nam cũng dự báo vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI, du lịch sẽ thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là mục tiêu cơ bản nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam.
Mục tiêu về văn hoá - xã hội: phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho thu nhập của dân cư tăng lên và chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Mặt khác, phát triển du lịch sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Trong
quá trình phát triển du lịch bền vững cũng cần phải chú ý ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào đời sống xã hội.
Mục tiêu về môi trường: môi trường tự nhiên luôn là một tài nguyên quan trọng của du lịch, do vậy, các dự án đầu tư, quy hoạch du lịch cần phải gắn liền với bảo vệ cảnh quan và môi trường tự nhiên, tôn trọng các quy luật, các giá trị tự nhiên nhằm khai thác, phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội: an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ổn định là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Vì nó đảm bảo an toàn cho khách trong suốt cuộc hành trình. Nhờ đó, du lịch sẽ phát triển, kinh tế hưng thịnh và tạo tiền đề vật chất cho nền an ninh quốc phòng vững chắc hơn. Bên cạnh nhiệm vụ kinh tế thì đảm bảo an ninh quốc gia luôn là nhiệm vụ cơ bản của ngành du lịch trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Mục tiêu về hỗ trợ phát triển: các ngành khác có nhiệm vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển như cung cấp thông tin, công nghệ, phương tiện, những định hướng chiến lược cơ bản phát triển kinh tế - xã hội… nhằm giúp cho việc lập kế hoạch phát triển du lịch, phối kết hợp nghiên cứu, thống kê… giúp cho sự phát triển của ngành từ trung ương đến địa phương; mặt khác, du lịch phát triển sẽ hỗ trợ các ngành kinh tế khác; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thị trường tiêu thụ, mở rộng giao lưu, chuyển giao công nghệ…
Mục tiêu cụ thể: phấn đấu tốc độ tăng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%năm với các chỉ tiêu cụ thể sau:
Năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD.
Tỷ trọng ngành du lịch đóng góp trong GDP cả nước năm 2010 là 27%.
Đến năm 2020 Du lịch tạo 1,4 triệu việc làm cho xã hội, trong đó có khoảng 350.000 việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
1.3.3. Những thành tựu trong phát triển du lịch theo hướng bền vững của Việt Nam
Trong thời gian vừa qua ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. Cụ thể:
Thứ nhất, công tác xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Để cho du lịch hoạt động và phát triển một cách vững chắc, Chính phủ đã ban hành Luật Du lịch, và một số Nghị định định hướng cho du lịch: Nghị định số 39/2000/NĐ-CP quy định về cơ sở lưu trú du lịch; Nghị định số 45/2000/NĐ-CP về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ở Việt Nam; Nghị định số 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.Trong năm 2007, dưới sự hỗ trợ của một số Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương và địa phương, Tổng Cục Du lịch đã hoàn thành và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Du lịch. Năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2002/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch đến ngày 9/10/2007 Chính phủ tiếp tục ban hành thêm Nghị định số 149/2007/NĐ-CP để hoàn thiện thêm các quy chế xử lý các vi phạm hành chính trong ngành… Các văn bản này thể hiện những nỗ lực của Ngành và các cấp liên quan trong tiến trình phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững để du lịch Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các văn bản này còn tạo môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động du lịch, nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Thứ hai, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể.
Bảng 1: SỐ LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
(Năm 2006 - tháng 11/2008)
Năm 2006 (Lượt người) | Năm 2006 so với 2005 (%) | Năm 2007 (Lượt người) | Năm 2007 so với 2006 (%) | 11 tháng/2008 (Lượt người) | 11 tháng/2008 so với cùng kỳ 2007 (%) | |
Tổng số | 3.583.486 | 3,0 | 4.171.564 | 16,0 | 3.877.745 | 1,1 |
Theo phương tiện | ||||||
Đường không | 2.270.243 | 15,7 | 3.261.941 | 20,7 | 2.992.242 | 9,97 |
Đường biển | 224.081 | 11,8 | 224.389 | 0,1 | 143.198 | 6,91 |
Đường bộ | 656.975 | 6,98 | 685.234 | 4,3 | 742.305 | 18,3 |
Theo mục đích | ||||||
Du lịch, nghỉ ngơi | 2.068.875 | 1,5 | 2.569.150 | 24,1 | 2.389.352 | 1,0 |
Đi công việc | 575.812 | 16,2 | 643.611 | 11,7 | 777.538 | 31,3 |
Thăm thân nhân | 560.903 | 10,4 | 603.847 | 7,6 | 461.437 | 8,34 |
Các mục đích khác | 377.896 | 8,69 | 354.956 | 9,39 | 249.418 | 7,67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 2
- Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Đối Với Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội
- Phát Triển Du Lịch Phải Phù Hợp Với Quy Hoạch Tổng Thể Kinh Tế - Xã Hội.
- Những Hạn Chế Trong Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Của Việt Nam
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
- Số Lượng Khách Và Doanh Thu Của Ngành Du Lịch Ở Khu Vực Tỉnh Hà Tây (Cũ)
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Năm 2006 du lịch Việt Nam đón 3.583.486 lượt người, tăng 3,0% so với năm 2005. Trong năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4.171.564
lượt người, tăng 16,0% so với năm 2006. Đây là một tín hiệu rất tốt cho ngành Du lịch Việt Nam sau nhiều cố gắng. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành xác định năm 2008 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, là năm để tất cả các cấp, các ngành bứt phá về tốc độ để sớm đạt được những chỉ tiêu 5 năm đề ra. Năm 2008 là năm du lịch Việt Nam đạt được nhiều tín hiệu khả quan. Tháng 1/2008 được đánh giá là tháng có tốc độ tăng cao nhất về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm vừa qua (đạt 420.000 lượt người, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2007), lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2006 (đạt 337.048 lượt người, tăng 11,9% so với cùng kỳ 2005), tháng 1/2007 (đạt 369.017 lượt người, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2006). Trong 11 tháng của năm 2008 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.877.745 lượt người, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, do lượng du khách quốc tế và khách nội địa tăng lên hàng năm, cho nên, doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2006 thu nhập xã hội của ngành đạt 51.000 tỷ đồng tăng 8,5% so với năm 2005, năm 2007 đạt 56.000 tỷ đồng tăng 9,8% so với năm 2006. Mục tiêu hết năm 2008 doanh thu xã hội của du lịch đạt từ 60.000 đến
62.000 tỷ đồng tăng từ 10,7% đến 13,4% so với năm 2007.
Thứ tư, trong năm 2004, mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng Nhà nước mới chỉ hỗ trợ 500 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng du lịch, đến năm 2005 thì con số này được Nhà nước tăng thêm 50 tỷ nữa (550 tỷ đồng). Trong năm 2007, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đạt được thành tựu với 750 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng du lịch ở 59 tỉnh thành trong cả nước. Các đề án Quy hoạch trọng điểm do Chính phủ giao, Ngành cũng đã hoàn thành như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch thác Bản Giốc… Bên cạnh đó, Ngành còn nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của Ngành trong tình hình mới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Việt Nam tiếp tục tăng nhanh. Năm 2007 có 47 dự án đầu tư vào du lịch được cấp phép với tổng số vốn lên đến 1,863 tỷ USD tăng 19,57% so với cùng kỳ năm 2006. Trong số 28 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực Du lịch, Hồng Kông đứng đầu với 33 dự án với số vốn là 570,6 triệu USD, Singapore có 20 dự án với số vốn đầu tư là 466,82 triệu USD, Pháp có 18 dự án với số vốn đầu tư là hơn 214 triệu USD…
Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, đẩy mạnh theo hướng đổi mới phương thức đào tạo. Tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế, ngành Du lịch đã triển khai dự án nâng cấp trang thiết bị các cơ sở đào tạo trực thuộc và hoàn thiện chương trình đào tạo một cách khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế. Cử cán bộ đi học hỏi, cọ xát thực tiễn để nâng cao trình độ ở những nước bạn có nền Du lịch phát triển hơn như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… Ngành thành lập thêm một số trường trung học nghiệp vụ Du lịch tại Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ. Tổng Cục Du lịch cũng đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt chương trình “Phát triển nguồn nhân lực Du lịch đến năm 2015, tầm nhìn 2020”.
Thứ sáu, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc ngành du lịch diễn ra theo dúng lộ trình và đạt những thành tựu đáng kể. Đến nay, công tác cổ phần hoá cơ bản đã hoàn thành. Trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, Tổng cục Du lịch đã chỉ đạo các doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích và quyền lợi của người lao động, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá để các doanh nghiệp sớm ổn định tổ chức và hoạt động bình thường.
Thứ bảy, công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được chú trọng đầu tư nhiều hơn. Nội dung và hình thức xúc tiến quảng bá du lịch được cải tiến và triển khai mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam với các sự kiện thường niên như: tổ chức Festival du lịch Việt Nam hàng năm do các tỉnh có tiềm năng du lịch lần lượt đăng cai (Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh…) và Ngành cũng tổ chức các hoạt động
quảng bá du lịch đặc trưng cho từng địa phương nhằm thúc đẩy du lịch ở đó phát triển như: năm Du lịch Thái Nguyên 2007, Tuần lễ hội Du lịch văn hoá Tuyên Quang , Cao Bằng, Hà Giang năm 2007, lễ hội Carnival đường phố Hạ Long, lễ hội biển ở Nha Trang, Đà Nẵng, Festival “Ninh Thuận - tiềm ẩn những sắc màu” (2008), … Ngoài ra, trong năm 2008 được sự ủng hộ và cho phép của Chính phủ, Tổng Cục du lịch đã phối hợp với một số ban ngành tổ chức cuộc thi Hoa hậu du lịch 2008, sự kiện có tính xuyên suốt trong năm 2008 là Năm Du lịch quốc gia với chủ đề “Du lịch Miệt vườn sông nước Cửu Long” và cũng trong năm này 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai tiếp tục phối hợp tổ chức chương trình “Du lịch về cội nguồn” (chương trình này đã tiến hành được 3 năm). Bên cạnh đó, Ngành cũng tham gia các hội chợ Du lịch quốc tế và tổ chức sự kiện “Những ngày Du lịch Việt Nam ở nước ngoài”, đón các đoàn Famtrip, Press trip vào khảo sát du lịch Việt Nam… Đặc biệt, lần đầu tiên Ngành được Chính phủ cho phép quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN để giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bè bạn quốc tế. Điều này, cho thấy vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân ngày càng quan trọng.
Thứ tám, ngành du lịch đóng góp tích cực tới bảo vệ môi trường, bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ chủ yếu phát triển hình thức Du lịch sinh thái (sông nước, miệt vườn, thăm các tràm chim…) đã mang lại cho người dân nhiều lợi ích: họ có việc làm từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó người dân cũng nâng cao ý thức bảo tồn các nguồn tài nguyên này để khai thác lâu dài và đời sống được cải thiện. Do đó, cho thấy phát triển Du lịch và cuộc sống cộng đồng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thứ chín, ngành Du lịch đẩy mạnh mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương tạo điều kiện cho Du lịch phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức WTO. Trong năm 2007, Du lịch Việt Nam đã ký thêm hai Hiệp định hợp tác Du lịch cấp Chính