Những Hạn Chế Trong Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Của Việt Nam

phủ với Hy Lạp, Tunisi nâng số hiệp định thoả thuận hợp tác song phương đã ký lên 39 hiệp định.

Thứ mười, du lịch phát triển nhất là ở những vùng nông thôn, miền núi (tập trung nhiều đồng bào dân tộc) đã giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu việc làm tại chỗ cho hàng triệu lao động. Trên cơ sở, du lịch cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư.

Có thể nói, do được sự quan tâm, trợ giúp của các cấp, các ngành và bản thân Ngành đã đưa ra nhiều chương trình hành động, chiến lược phát triển kịp thời và phù hợp với thực tiễn. Cho nên, trong suốt chặng đường vừa qua nhất là năm 2007 và 11 tháng đầu năm 2008, Ngành đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nó khẳng định chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam theo hướng bền vững đã đi đúng hướng.

1.3.4. Những hạn chế trong phát triển du lịch theo hướng bền vững của Việt Nam

Mặc dù Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cưc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều hạn chế. Những hạn chế này đã cản trở sự phát triển hơn nữa của Ngành.

Các Nghị định, văn bản pháp luật chưa được triển khai sâu rộng. Luật Du lịch chưa thực sự hoàn thiện và phát huy hết tác dụng trước thực tế sinh động, phúc tập nên đã gây ra những hạn chế không nhỏ cho sự phát triển của ngành Du lịch.

Số lượng khách Du lịch quốc tế đến nước ta ở một số thị trường đang có xu hướng giảm mà mạnh nhất là thị trường Trung Quốc. Tỷ lệ du khách quốc tế đến nước ta tham quan rồi không quay trở lại nữa ngày càng lơn, đây cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm. Vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Du lịch đã được chú ý nhưng vẫn chưa hiệu quả, gây thất thoát cho ngân sách của địa phương và nhà nước. Đầu tư nước ngoài vào Du lịch đã được thực hiện ở 23 tỉnh thành của cả nước, trong đó lại

chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh (45 dự án, chiếm 23,9% cả nước), Hà Nội (34 dự án, chiếm 18,1%), Quảng Ninh (19 dự án, chiếm 10,1%), Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận (15 dự án, chiếm 8%)… Trong khi ở nhiều địa phương có tiềm năng Du lịch, đời sống kinh tế của dân cư còn thấp như vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ… vẫn chưa được chú trọng đầu tư.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của du khách quốc tế. Theo thống kê của Vụ Khách sạn (Tổng Cục Du lịch), cả nước có tới 8.556 khách sạn với 180.551 buồng, song số khách sạn cao cấp quá ít, cả nước chỉ có 25 khách sạn 5 sao với 7.167 phòng, 65 khách sạn 4 sao với 8.236 phòng, 141 khách sạn 3 sao với 10.081 phòng… Do đó, mặc dù số khách quốc tế đến Việt Nam đông, nhưng thời gian lưu trú ngắn, vì chất lượng dịch vụ, chất lượng lưu trú chưa đáp ứng được nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trình độ của lực lượng cán bộ của ngành Du lịch cần phải được nâng cao hơn nữa. Đặc biệt là một số cán bộ làm công tác quản lý còn thiếu kinh nghiệm tổ chức, thiếu hiểu biết về pháp luật nhất là Luật Du lịch đã gây trở ngại cho Du lịch phát triển. Trình độ học vấn của đội ngũ người lao động trong Ngành vẫn còn khá thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của Du lịch nước ta.

Những vấn đề xã hội trong phát triển du lịch còn nhiều bất cập như chưa khắc phục được tình trạng mùa vụ trong du lịch nên việc làm của lao động rất thất thường; Lợi ích của cộng đồng dân cư ở các điểm, khu du lịch chưa được quan tâm thoả đáng. Sự phát triển du lịch ở những địa phương này thường kéo theo việc tăng giá cả của các hàng hoá và dịch vụ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nói chung. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát. Nhiều tài nguyên du lịch nhân văn bị khai thác với cường độ cao trong khi việc bảo tồn, sửa chữa, tôn tạo tài nguyên du lịch chưa được quan tâm chưa thoả đáng. Cùng với sự phát triển của du lịch nhiều tệ nạn xã hội phát sinh: cờ bạc, ma tuý, mại dâm, trộm cắp…lối sống, văn

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 6

hoá xa lạ theo khách quốc tế du nhập vào Việt Nam làm ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục của Việt Nam.

Môi trường sinh thái của các khu Du lịch và nhiều di tích lịch sử đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là do ý thức của người dân về bảo vệ cảnh quan và môi trường còn thấp, nguồn tài chính đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn thiếu, các quy định điều chỉnh nhằm giảm tác hại và kiểm soát các hoạt động của du khách tới môi trường còn chưa đầy đủ, thiếu động bộ và tính hiệu lực thấp. Đây là một trong những hạn chế đáng lo ngại nhất, vì nó sẽ làm cho Du lịch Việt Nam phát triển mất cân bằng và khó có thể bền vững.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển du lịch ở nước ta vẫn còn có một số hạn chế khác như: công tác xúc tiến quảng bá đu lịch vẫn chậm đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung, ấn phẩm quảng bá du lịch còn chậm trễ. Sự phát triển của du lịch hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, vẫn còn nhiều hình thức kinh doanh nhỏ, lẻ, manh mún. Chúng ta chưa có được những khu du lịch có quy mô tầm cỡ khu vực, nên vẫn chưa hấp dẫn được khách du lịch nội địa, nhất là du khách quốc tế.

Những hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân gây ra: năng lực quản lý ở các cơ sở du lịch chưa cao, trình độ của đội ngũ lao động thấp, người dân thiếu kiến thức và ý thức trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch vì mục đích kiếm nhiều lợi nhuận mà quên đi việc bảo vệ tài nguyên du lịch… Từ đó đòi hỏi Chính phủ và ngành du lịch Việt Nam phải đưa ra các biện pháp khắc phục để du lịch nước ta phát triển đúng với tiềm năng và bước vào hàng ngũ các nước có nền du lịch hiện đại, chất lượng cao và bền vững.


CHƯƠNG 2:‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (NAY THUỘC HÀ NỘI)

2.4. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Thời gian qua, du lịch khu vực Hà Tây (cũ) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn cho hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng như ngày càng khẳng định được vị trí của mình cho hoạt động và mục tiêu chung của du lịch Việt Nam. Qua một quá trình phát triển, cần có sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát về những đóng góp của ngành, thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch, các mối quan tâm của xã hội đối với du lịch và các chính sách hiện thời đối với ngành kinh tế non trẻ này. Qua đó có sự nhìn nhận đúng đắn về tiềm năng, những mặt tích cực, hạn chế để xây dựng một chiến lược

phát triển chung phù hợp với điều kiện, năng lực và có những điều chỉnh sát với thực tế nhằm đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.

* Vị trí địa lý:


Khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nối liền giữa vùng Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ, gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hà Tây. Chính phủ đang tập trung nhiều nguồn lực để phát triển vùng kinh tế trọng điểm này, với các kế hoạch nhằm đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, có vị trí quan trọng trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, và vị trí liền kề với tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

* Tài nguyên du lịch nhân văn:


Vốn là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm lịch sử, khu vực Hà Tây (cũ) có một kho tàng di tích lịch sử - văn hoá đồ sộ. Với 2.388 di tích, trong đó có khoảng 400 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng quốc gia. Đặc biệt có 12 di tích được xếp vào loại đặc biệt quan trọng như: Chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến... Các di tích này đều có những sắc thái, dấu ấn lịch sử riêng biệt và là những công trình nghệ thuật đặc sắc với kiến trúc cổ mang đậm nét của vùng văn hoá xứ Đoài. Truyền thống văn hoá lâu đời của Hà Tây (cũ) cũng đã tạo nên rất nhiều lễ hội cổ truyền, trong đó có nhiều lễ hội nổi tiếng như hội chùa Hương - lễ hội dài nhất ở Việt Nam, hội chùa Thầy, hội Đền Và, hội Đền Hát Môn...

Hà Tây còn được coi là quê hương của nhiều làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, vùng đất trăm nghề. Toàn khu vực hiện có 219 làng nghề truyền thống được Nhà nước công nhận, chiếm khoảng 10% trong tổng số làng

nghề truyền thống cả nước, trong đó có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh...

Hà Tây (cũ) hiện còn bảo tồn được nhiều làng Việt cổ với không gian, kiến trúc và nếp sinh hoạt độc đáo của làng quê nông thôn Việt Nam, tiêu biểu là làng Việt cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), mảnh đất lịch sử nổi tiếng quê hương của Phùng Hưng, Ngô Quyền; làng Nhị Khê (huyện Thường Tín) quê hương của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

Tất cả những di tích, lễ hội, làng nghề thủ công, làng Việt cổ này là nguồn tài nguyên du lịch văn hoá độc đáo, đặc sắc có sức hấp dẫn du khách mạnh mẽ.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có diện tích đất tự nhiên: 2.192,07 km2, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng và phong phú.

Địa hình, khí hậu và sinh vật của Hà Tây có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch. Khu vực núi Ba Vì ở phía Tây Bắc, bao gồm cả Vườn Quốc gia Ba Vì rộng 7.000 ha, có đỉnh cao nhất là 1.296m, là khu vực quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C. Hệ sinh thái ở đây rất đa dạng với 812 loài thực vật bậc cao, trong đó có những loài quý hiếm như: bách xanh, thông đỏ, thông tre, sam bông... Về động vật, có 44 loài thú, 104 loài chim, 15 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, trong đó có nhiều loài hiện còn và được ghi vào sách đỏ Việt Nam như: báo gấm, báo hoa, gấu ngựa, cày vằn, gà lôi trắng... Ngoài ra, do địa hình núi cao, khu vực này còn có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những thác nước quanh năm không bao giờ cạn tạo nên những thắng cảnh đẹp như Ao Vua, suối Tiên, suối Mơ, suối Ngà... Nơi đây rất thích hợp cho phát triển các loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, thể thao, du lịch sinh thái.

Phía Nam Hà Tây là Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương), đây là nơi được trời phú cho một phong cảnh thiên nhiên kỳ thú làm say lòng du khách bốn phương. Khu vực này bao gồm một khối núi có tổng diện tích tự

nhiên là 5.130m2 với nhiều hệ thống hang động đẹp như: Hinh Bồng, Long Vân, Hương Tích... Ngoài ra, tài nguyên sinh vật ở Hương Sơn rất đa dạng với nhiều loại động thực vật quý hiếm, diện tích rừng gần 700 ha với khoảng 350 loài thảo mộc, động vật cũng có tới 88 loài chim, 35 loài thú... nên nơi đây còn là nơi có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Hệ thống hồ nước ở Hà Tây (cũ) cũng hết sức phong phú với các hồ nước lớn có thể khai thác kinh doanh du lịch. Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, rộng 1.200ha, khu vực hồ Đồng Mô rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao và thư giãn. Hồ Xuân Khanh rộng khoảng 300 ha thuộc thị xã Sơn Tây, là nơi thích hợp với du lịch cuối tuần, nghỉ dưỡng, điều trị và phục hồi sức khoẻ, tham quan rừng núi với các sản phẩm du lịch như câu cá, bơi thuyền

... Ngoài ra, còn có một số hồ nước khác cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf, trung tâm hội nghị, hội thảo như: Hồ Văn Sơn, hồ Đồng Sương nằm trong dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc.

Bên cạnh đó, với vị trí bao quanh thủ đô Hà Nội, Hà Tây (cũ) còn có rất nhiều lợi thế để phát triển các trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm hội nghị hội thảo hiện đại, các trang trại du lịch sinh thái dọc theo các tuyến đường chính vào thủ đô.

* Cơ sở hạ tầng


- Mạng lưới giao thông:


Các tuyến giao thông nối Hà Tây (cũ) với các khu vực trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ đã, đang và sẽ được quy hoạch hoàn chỉnh, cùng với việc hình thành vành đai 4 cho Hà Nội và trục kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ tạo cho vùng những cơ hội mới. Mạng lưới giao thông đường bộ nội tỉnh được phân bố hợp lý từ vùng đồng bằng đến vùng bán sơn địa. Tổng chiều dài là 4.557 km, trong đó có 1.049,4 km đường ô tô, với mật độ

0,48 km/km2. Đường ô tô đã đến được tất cả các trung tâm xã, vùng kinh tế, các khu du lịch. Đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 240,6 km, với 8 tuyến: quốc lộ 1A cũ; 6; 32; 21 (đường Hồ Chí Minh); 21B; 2C; cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đường Láng - Hoà Lạc. Đường sắt: có tuyến Bắc - Nam: 29,5 km với 3 ga nhỏ, tuyến vành đai đi Lào Cai, có chiều dài đi qua là 13km. Về đường sông: là vùng nằm trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, nên có mạng lưới đường thuỷ khá phong phú. Hà Tây có 3 sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Đáy và rất nhiều sông, suối nhỏ, hồ, đầm... Hà Tây (cũ) có 2 cảng tổng hợp: cảng Sơn Tây, Hồng Vân - Thường Tín (sông Hồng), có cầu tàu, bến vĩnh cửu và hệ thống kho bãi, ngoài ra còn có một số bến nhỏ như Vân Đình, Vạn Điểm, Tế Tiêu. Về đường hàng không: Với lợi thế nằm rất gần sân bay quốc tế Nội Bài, cách khoảng 40 km, với thời gian di chuyển đường bộ khoảng 1 giờ. Theo quy hoạch của Chính phủ sẽ nâng cấp sân bay Miếu Môn thành sân bay quốc tế.

- Điện lực: vùng hiện có mạng lưới điện quốc gia đến 100% các xã, phường, cụm dân cư , đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư dự án vào đây. Việc cung cấp điện được đảm bảo thuận tiện, an toàn với hệ thống lưới điện khép kín thông qua 07 trạm biến áp 110 KV, hàng năm nhận từ lưới điện quốc gia hơn 1 tỷ KWh; lưới điện Hà Tây (cũ) đã có 2.051 trạm biến áp với tổng công suất 862.500 KVA và 3.025 km đường dây cao, hạ áp.

- Bưu chính - Viễn thông:


Mạng lưới viễn thông và hệ thống giao dịch đã có bước phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng. Trên địa bàn Hà Tây đã có 405 điểm giao dịch với 241 điểm bưu điện văn hoá xã, số máy điện thoại đạt 6,3 máy/100 dân. Cùng với những dịch vụ truyền thống thì hàng loạt dịch vụ mới đã được khai thác hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022