CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000- 2007
I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2007
1.1. Quản lí nhà nước về du lịch
Nghị quyết Đổi mới của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI chính thức đi vào cuộc sống là một trong những điều kiện tiền đề mang tính quyết định và cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Đại hội Đảng khoá IX đã có nghị quyết về phát triển ngành du lịch trong “ Định hướng phát triển các ngành” như sau: “ Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất. Hình thành các khu du lịch trọng đIểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết các nước”. Tại điều 3 của Pháp lệnh du lịch đã ghi rõ: “ Nhà nước thống nhất quản lí hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.”
Điều quan trọng nhất của thời kì này là ngành du lịch thực hiện kinh doanh trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của nhà nước.
Sau khi Tổng cục du lịch được thành lập lại, ở nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều Sở du lịch hoặc Sở thương mại và du lịch hoặc Sở du lịch và thương mại được thành lập thực hiện chức năng quản lí nhà nước về du lịch ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007 - 2
- Tổ Chức Xúc Tiến Hỗn Hợp Chương Trình Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế .
- Số Lượng, Quy Mô Của Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Việt Nam
- Về Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Hoạt Động Du Lịch
- Về Hoạt Động Xúc Tiến Hỗn Hợp Các Chương Trình Du Lịch
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Mô hình quản lí nhà nước về du lịch được thể hiện ở sơ đồ 2.1 sau:
Sơ đồ 2.1 Quản lí nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch
Quan hệ quản lí
Quan hệ chức năng
Nguồn: [9]
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chủ trương phát triển du lịch được quán triệt sâu rộng trong cả nước. Cở sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn từng bước được làm rõ. Đến năm 2005, cả
nước có 41 tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch địa phương. Các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch địa phương mình.
Từ năm 2001- 2005, Chính phủ đã phê duyệt kinh phí gần 30 tỷ đồng cho chương trình hành động quốc gia về su lịch. Chính phủ đã ban hành quy định miễn visa song phương với các nước trong khối Asean và đơn phương cho Nhật Bản và Hàn Quốc, đang triển khai miễn visa cho một số nước khác. Đây thực sự là giải pháp tích cực có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến việc thu hút khách du lịch từ các quốc gia này đến Việt Nam.
Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực bao gồm cẩ cán bộ quản lí kinh doanh và hướng dẫn viên du lịch cũng được chú trọng đã góp phần năng cao chát lượng phục vụ du lịch. Theo số liệu của Vụ tổ chức cán bộ – Tổng cục du lịch năm 2004 ngành du lịch Việt Nam đã có 22 vạn lao động trực tiếp và trên 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm khoảng 2,5% lao động trong toàn quốc , phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%), 42,5% lao động được đào tạo các nghề du lịch khách sạn. Trong giai đoạn này ngành du lịch đá và đang có một sự chuyển biến khá mạnh mẽ.
1.2 Về hệ thống các nhà cung cấp sản phẩm du lịch:
Nhà cung cấp sản phẩm du lịch được hiểu là bất cứ cá nhân hay tổ chức kinh doanh nào có chức năng cung cấp cho người du lịch một phần hay toàn bộ sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu phát sinh trong quá trình du lịch của cá nhân. Nhà cung cấp sản phẩm du lịch có thể là:
- Hệ thống các cơ sở lưu trú
- Các nhà hàng, các quán ăn giải khát,
- Hệ thống các phương tiện vận chuyển,
- Hệ thống các phương tiện thông tin liên lạc
- Hệ thống các dịch vụ ăn uống giải trí,…
Về hệ thống các cơ sở lưu trú và ăn uống. Theo số liệu cuả vụ Khách sạn - Tổng cục du lịch đến tháng 12 năm 2004 cả nước có 3850 cơ sở lưu trú với 85839 buồng. Về thứ hạng khách sạn có 18 khách sạn 5 sao, 41 khách sạn 4 sao, 115 khách sạn 3 sao, 226 khách sạn 2 sao, 531 khách sạn 1 sao.
Về hệ thống các phương tiện vận chuyển. Các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển cũng tăng lên nhiều, chất lượng phục vụ tốt hơn. Hàng không mở thêm các tuyến nội địa, các tuyến bay quốc tế với phương tiện hiện đại và chất lượng phục vụ cao. Hiện nay đã có 22 đường bay nội địa nối Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tới 16 điểm khác trong cả nước, 25 đường bay quốc tế vươn tới 25 điểm trên thế giới trong đó có bay trực tiếp đến 24 điểm gồm: Bắc Kinh, Băng- Cốc, Cao Hùng, Côn Minh, Đài Loan, Phu Co Ca, Hồng Kông, Kua- Lam- pơ, Mát- cơ- va, Men- bon, Osaka, Pari, Phnompenh, Quảng Châu, Tokyo, Xê- un,…Tháng 12 năm 2004, số máy bay đang khai thác của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam là 38 chiếc, gồm 4 chiếc B777-200R, 7 chiếc B767- 300, 3 chiếc A321, 13 chiếc A320, 9 chiếc ATR72 và 2 chiếc FOKKER 70. Ngoài ra còn có công ty cổ phần Pacific Airline, các hãng hàng không quốc tế, công ty dịch vụ bay miền Bắc và miền Nam. Đường sắt, giảm giờ chạy tàu, đổi mới phương thức phục vụ, chất lượng phục vụ ngày càng cao, tần suất chạy tàu tăng lên. Hiện đại nhất là đôi tàu SE1 và SE2 chạy từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại với thời gian 29 tiếng (tàu đều dừng ở các ga nơi có nhiều giá trị của tài nguyên phục vụ du lịch). Hàng ngày có 26 chuyến tàu hoả đi từ Hà Nội đến các địa phương và ngược lại. Có 4 chuyến tàu đIện liên vận quốc tế đi và đến Hà Nội. Đường thuỷ có nhiều sự đầu tư nâng cấp các phương tiện tàu thuyền phục vụ các tuyến du lịch tham quan hang động, sông, hồ, biển đảo,…Đặc biệt, vận chuyển đường bộ có thêm hệ thống vận tải ở các thành phố, điểm du lịch taxi lớn.
Hệ thống thông tin liên lạc được hiện đại hoá ngang tầm với thế giới được khách du lịch thừa nhận và đánh giá cao. Từng bước bỏ độc quyền nhà nước trong lĩnh vực này. Nhiều đơn vị tham gia vào cung cấp dịch vụ viễn thông, giá cả được điều chỉnh theo như cơ chế thị trường. Vì thế phương tiện thông tin cho khách và trong quản lý không còn là vấn đề khó khăn nữa.
Hệ thống các dịch vụ văn hoá và giải trí. Tuy hệ thống này chưa đáp ứng được mong muốn của khách du lịch quốc tế nhưng những năm qua hệ thống sản phẩm này cũng đã bắt đầu được quan tâm chú ý. Hệ thống các công viên, khuôn viên giải trí, điện ảnh, sân khấu, hệ thống các bảo tàng, thư viện được quan tâm, đặc biệt là viện bảo tàng dân tộc học với tầm cỡ lớn nhất Đông Nam á được khai thác phục vụ khách du lịch. Các hoạ sĩ liên tục tổ chức triển lãm các phòng tranh, báo chí, truyền thanh, truyền hình phong phú, đa dạng, chất lượng tốt hơn. Nhiều điểm tham quan du lịch mới được khai thác phục vụ du khách. Các lễ hội, các liên hoan (festival) du lịch, các cuộc thi đấu thể thao với các giải khác nhau đã được chú ý đăng cai tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt hơn trong khoảng thời gian này ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận 7 di sản thế giới, gồm Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhạc nhã Cung Đình Huế, Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.
1.3 Về thị trường khách du lịch
Thị trường khách du lịch quốc tế được mở rộng. Các thị trường trọng điểm của du lịch quốc tế đến Việt Nam từ trước là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Pháp. Hiện nay thị trường này đã được mở rộng sang các nước Đông Nam á như: Thái Lan, Sinh- ga- po, Cam- pu- chia,..các nước châu âu như: Hà Lan, Đức, Nga,...và cả những nước châu Mĩ như: Canada....Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngày càng tăng cường quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng. Các hãng lữ hành của ta có bạn hàng là trên 1000
hãng du lịch ở 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới [16]. Các công ty du lịch lữ hành tham gia ngày càng nhiều vào các hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế.
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2007
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh lữ hành tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007
2.1.1. Quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành
Vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành cũng đã có bước tiến bộ đáng kể. Điều này được thể hiện thông qua những văn bản liên quan đến quản lý kimh doanh lữ hành. Căn cứ vào tính chất của văn bản có thể phân loại thành: các văn bản chung, các văn bản quy định về xuất nhập cảnh, các văn bản của Tổng cục du lịch về lữ hành.
Các văn bản chung:
- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 307/TTg ngày 24/5/1995 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010.
- Nghị định của chính phủ số 87/CP ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá, du lịch văn hoá đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
- Nghị định của Chính phủ số 88/CP ngày 14/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, du lịch văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
- Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996. Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh donh đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Luật doanh nghiệp.
- Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001. Nghị định của chính phủ về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.
- Luật số 4/2005/QH11, Luật du lịch có hiệu lực từ 1/1/2006.
Các văn bản quy định về xuất nhập cảnh:
- Thông tư số 163-NG/TT ngày 25/5/1995 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/CP ngày 24/3/1995 của Chính phủ về thủ tục xuất nhập cảnh.
- Nghị định của Chính phủ số 76/CP ngày 6/11/1995 về việc sửa đổi bổ sung một số đIều của nghị định số 24/CP ngày 24/3/1995 về thủ tục xuất nhập cảnh.
- Pháp lệnh số 24/1999/PLUBTVQH10, pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định số 05/2000/ND-CP ngày 3/3/2000 của chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Nghị định số 21/2001/ND-CP ngày 28/5/2001 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh xuất nhập cảnh cho người nước ngoài.
Các văn bản của Tổng cục du lịch về lữ hành:
- Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch số 235-DL-HTDT ngày 4/10/1994 ban hành Quy chế hướng dẫn viên du lịch.
- Hướng dẫn thực hiện Quy chế hướng dẫn viên số 347/TCDL ngày 2/5/1996.
- Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch số 66/QĐ ngày 29/4/1995 ban hành Quy chế quản lý lữ hành.
- Thông tư số 948/TCDL ngày 11/9/1995 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý lữ hành.
- Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch số 374/TCDL ngày 23/9/1996 ban hành Quy chế tham gia hội chợ du lịch ở nước ngoài.
- Thông tư số 29-thị trường/LB ngày 6/4/1995 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 71/thị trường/LB ngày 5/12/1991 của Liên bộ Tài chính – Ngoại giao – Nội vụ.