Tình Hình Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững

quả như: chuyển phát nhanh, FAX công cộng, ... Đồng thời cũng kết nối Internet băng thông rộng, tốc độ cao.

- Hệ thống cấp nước:


Khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có 2 nhà máy nước được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, với tổng công suất khoảng 61.000 m3/ngày đêm, đặt tại 2 thị xã Hà Đông và Sơn Tây. Năm 2007, có thêm nguồn nước sạch sử dụng từ nhà máy nước Sông Đà (đã hoàn thành giai đoạn 1) có công suất 600.000 m3/ngày đêm.

* Lực lượng lao động


Khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có số dân đông trên 2,5 triệu người (tính đến năm 2007). Cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và tay nghề cao. Số người trong độ tuổi lao động có 1.810.000 người (chiếm 71,67% dân số), trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân có 1.289.000 người, số lao động qua đào tạo nghề trên 25% tổng số lao động. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Từ sự phân tích trên cho thấy những lợi thế cơ bản của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) trong phát triển du lịch. Cụ thể:

Thứ nhất, tiềm năng du lịch phong phú của Hà Tây là một trong những lợi thế lớn nhất đối với sự phát triển của du lịch của vùng. Không chỉ phát triển du lịch lễ hội, Hà Tây còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá... để trở thành một khu du lịch tổng hợp tầm cỡ quốc gia.

Thứ hai, trong quan điểm đường lối chính sách của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Như vậy, về mặt nhận thức du lịch đã được đánh giá đúng với vị trí, vai trò cũng như những đóng góp của nó đối với cơ cấu kinh tế - xã hội của địa

phương. Từ đó du lịch sẽ nhận được sự đầu tư thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững.

Thứ ba, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm khá tốt cũng là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý du lịch ở đây khi nó có một môi trường rất tốt để triển khai các chủ trương, chính sách quản lý.

Thứ tư, vì gắn liền với khu vực nội thành Hà Nội, là cửa ngõ cho các tỉnh đi vào trung tâm thủ đô nên khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có nhiều thuận lợi trong việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật hiện đại.

Thứ năm, là một trong những trung tâm văn hoá của cả nước, với truyền thống hiếu học lâu đời nên khu vực này có được một nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng ngày càng nâng cao. Đây là một lợi thế rất lớn để vùng phát triển du lịch.

2.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.5.1. Tình hình tăng trưởng

2.2.1.1. Cơ sở vật chất cho phát triển du lịch

* Về cơ sở lưu trú phục vụ du lịch :

Là ngành kinh tế tương đối mới mẻ, cơ sở lưu trú du lịch của Hà Tây (cũ) không có được bề dày truyền thống từ thời điểm xây dựng nhà nghỉ, khách sạn phục vụ chuyên nghiệp như một số địa phương khác, một số cơ sở lưu trú tập trung tại khu vực Ba Vì được xây dựng từ thời Pháp thuộc nay đã hết thời gian sử dụng. Vì vậy, trong thời gian qua cơ sở lưu trú du lịch Hà Tây không có sự tăng trưởng lớn. Từ năm 2005 đến năm 2007, Sở Du lịch Hà Tây đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận 17 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn.


Bảng 2 : CƠ SỞ LƯU TRÚ PHỤC VỤ DU LỊCH Ở HÀ TÂY (CŨ) NĂM 2007



KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

SỐ LƯỢNG

SỐ BUỒNG, PHÒNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 7

17

672

Khách sạn tiêu chuẩn 2 sao

09

341

Khách sạn tiêu chuẩn 1 sao

04

147

Nhà nghỉ

04

184

Tổng số

(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)


Chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ cũng được nâng lên đáng kể. Năm 2004, số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn sao là 6 đơn vị, trong đó có 04 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao thì đến năm 2007 có thêm 05 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 02 khách sạn 1 sao. Các cơ sở lưu trú du lịch đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng buồng, phòng, chất lượng các dịch vụ bổ sung và chất lượng lao động.

Trong năm 2008 hàng loạt các khu du lịch đang được nâng cấp cải tạo như : khu du lịch Ao Vua và Đầm Long đang tiến hành thi công xây dựng khách sạn 3 sao với 70 phòng nghỉ ; Khách sạn Anh Quân đang tiến hành cải tạo nâng tổng số phòng nghỉ lên 110 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao ; Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây cũng đang nâng cấp khách sạn Nhuệ Giang lên đạt tiêu chuẩn 4 sao và văn phòng cho thuê, giải quyết tình trạng thiếu nhà nghỉ cao cấp cho khách khi tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn. Ngoài ra, khu vực Hà Tây (cũ) cũng mời được một số nhà đầu tư nâng cấp và phát triển thêm các khu du lịch.


Bảng 3: DỰ ÁN ĐẦU TƯ DU LỊCH

(Giai đoạn 2006 - 2010)

TT


Tên dự án


Chủ đầu tư


Diện tích đất (ha)


Tổng vốn đầu tư

(tỷ đồng)


Thời gian triển khai

Tổng cộng


602,3

3.095



Dự án đầu tư khu du lịch

Công ty TNHH Tuần




1

sinh thái và vui chơi giải

Châu - Hà Tây

233,2

2.000

2006 -


trí Tuần Châu - Hà Tây




2010

2

Dự án đầu tư khu du lịch

sinh thái cao cấp Sài Sơn

Công ty CP D&S

30,2

100

2006 -

2010


3

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái cao cấp An

Khánh

Công ty DVĐT&DL Nghi Tàm

30,0

343

2004 -

2008

4

Dự án đầu tư sân gofl và khu phụ trợ hồ Văn Sơn

Công ty TNHH DK ENC (Hàn Quốc)

183,7

350

2006 -

2010

5

Dự án đầu tư khu du lịch

sinh thái hồ Xuân Khanh

Công ty CP Hồng Việt

83,4

110

2005 -

2008


6

Dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ mát cây Bồ Đề,

hồ Đồng Mô

Công ty CP DELEO

28,5

57

2005 -

2008


7

Dự án đầu tư điểm du

lịch sinh thái Song Phương

Công ty CP Phương Viên

13,3

135

2005 -

2008


(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)

Cơ sở lưu trú du lịch Hà Tây (cũ) hiện nay phải đối mặt với hai vấn đề cơ bản: đóng vai trò là điểm phụ cận, hỗ trợ du lịch Hà Nội: hợp tác, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch của Hà Nội (cũ), nhằm tận dụng môi trường trung tâm nhận khách quốc tế để tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về du lịch Hà Tây (cũ); là điểm du lịch hỗ trợ cơ sở lưu trú khi lượng khách đến thủ đô quá tải và đòi hỏi các điểm lưu trú, các dịch vụ du lịch phụ cận bổ sung cho những điểm của Hà Nội.

Những đặc điểm trên có tác động không nhỏ đến thực tế phát triển cơ sở lưu trú khu vực Hà Tây trong những năm qua và góp phần định hướng cho việc hình thành hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế và là điểm cơ sở lưu trú hỗ trợ, vấn đề chất lượng, giá cả buồng phòng và các dịch vụ du lịch khác như lữ hành, điểm du lịch…cần được

đồng bộ và đạt tiêu chuẩn tương đương với khu vực trung tâm trong thời gian tới.

*Về cơ sở hạ tầng :

Hệ thống quốc lộ của Hà Tây (cũ) khá phát triển và thuận tiện cho việc giao lưu với các địa phương. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển khách du lịch cũng như kết nối tour du lịch với các điểm du lịch khác trong vùng Bắc Bộ như: Đền Hùng, thuỷ điện Hoà Bình...Trong những năm qua đã có sự đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông phục vụ du lịch và bước đầu đã mở rộng nâng cấp được một số tuyến giao thông như đường vào khu du lịch Suối Hai, Đồng Mô, đường 21B đi Chùa Hương... và đường giao thông vào một số làng nghề. Những tuyến đường này bước đầu đã phát huy tác dụng tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách và nhân dân địa phương. Hệ thống điện tương đối phát triển, hầu hết các khu du lịch đều có đường điện vào đến tân nơi. Tuy nhiên, tại một số điểm du lịch chưa có trạm biến áp riêng, phải sử dụng chung với hệ thống điện sinh hoạt của dân cư nên điện áp chưa đảm bảo. Hệ thống thông tin liên lạc ở các khu vực du lịch khá phát triển, mạng điện thoại hữu tuyến được phát triển đến tận các khu du lịch, điện thoại di động được phủ sóng đã đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc của du khách.

2.2.1.2. Lực lượng lao động trong ngành du lịch

Lao động của ngành du lịch về cơ bản được phân chia thành hai loại : lao động quản lý và lao động trực tiếp. Lao động quản lý liên quan đến kỹ năng điều hành, tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch. Lao động trực tiếp là những người tiếp xúc với khách, thực hiện các dịch vụ nhỏ lẻ để cấu thành lên sản phẩm du lịch. Du lịch chủ yếu là ngành dịch vụ, vì vậy chất lượng lao động trực tiếp đóng vai trò rất quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm. Đối với những đối tượng lao động trong ngành chất lượng được đánh giá không chỉ thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu thực của khách mà còn được xem xét ở khía cạnh như các kỹ năng

giao tiếp, thái độ tác phong phục vụ… nhằm xây dựng được ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm đối với khách du lịch.

Số lượng đội ngũ lao động ngành du lịch khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) trong thời gian qua có sự gia tăng lớn, năm 2002 đạt 1.650 người, năm 2004 đạt 2000 người. Số lao động trong ngành năm 2006 tăng lên rõ rệt khoảng 2.550 người, vượt 5% kế hoạch được giao. Năm 2007 tổng số lao động trong toàn ngành có tính chuyên nghiệp khoảng 2.910 người. Hà Tây (cũ) là vùng có nhiều tài nguyên du lịch, các hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, số lượng lao động của ngành này tuy tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn chỉ bằng 8% so với số lao động cùng ngành tại khu vực Hà Nội (cũ), bằng 3,6% tổng số lao động trong ngành du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ và chiếm 2,1% tổng lao động trực tiếp trong ngành du lịch trên toàn quốc (năm 2007). Với số lượng khách lớn như hiện tại thì số lượng lao động này là không tương xứng. Tuy nhiên, đặc điểm của du lịch Hà Tây lại không thu hút được khách lưu trú nhiều, do số khách đi về trong ngày đông và lại tập trung vào một số thời điểm lễ hội, các tháng hè nên số lượng lao động để phục vụ cũng có tính chất khác so với các điểm du lịch tương tự, ít lao động trong khách sạn nhà hàng hơn, nhiều lao động gián tiếp hơn. Với số lượng lao động được thống kê tại Sở Du lịch Hà Tây chủ yếu thuộc các công ty do Sở quản lý. Trong số này 70% đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch, 48% biết ngoại ngữ, đủ giao tiếp ở mức sơ đẳng. Trình độ đại học hiện tại chiếm tỷ lệ 12,5% .

Ngành du lịch Hà Tây hàng năm chủ động lên kế hoạch và liên hệ với một số trường đại học lớn có khoa du lịch, hoặc trường chuyên ngành du lịch để tiến hành đào tạo cho lực lượng lao động trong ngành du lịch và người dân tại các điểm du lịch. Quan tâm đến nguồn nhân lực quản lý thông qua cử cán bộ đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn. Từ đầu năm 2007 đến đầu năm 2008, ngành đã tổ chức 5 lớp tập huấn, trong đó có 1 lớp bồi dưỡng kiến thức cho 30 thuyết minh viên, 1 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 70 cán bộ

phụ trách du lịch tại các phòng chuyên môn của Sở Du lịch và các huyện, thành phố. Mở 3 lớp về văn hoá du lịch cho gần 900 cán bộ và nhân dân ở các xã trọng điểm về du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm du lịch như chùa Thầy, làng Việt cổ Đường Lâm, các làng nghề truyền thống.

Lao động hoạt động trong du lịch chủ yếu là nguồn lao động địa phương, thậm chí chỉ là những người trong gia đình tự tổ chức cùng nhau kinh doanh. Một đoàn khách du lịch đi thăm các di tích, ngoài hướng dẫn viên theo đoàn thì tỷ lệ phục vụ khách du lịch là 2,7người/khách.Từ những khảo sát thực tế có thể rút ra một số tính chất, đặc trưng của lực lượng lao động trong ngành du lịch tại khu vực tỉnh Hà Tây (cũ):

- Đội ngũ lao động trong ngành chưa thực sự ổn định do tính mùa vụ của du lịch. Không chỉ tính riêng lao động trong ngành du lịch mà yếu tố này cũng tồn tại cả trong hoạt động sản xuất hàng năm của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tỷ lệ lao động ổn định cả năm trung bình chiếm 42,74% tổng số lao động, mức độ giao động lao động giữa mùa vụ và không chính vụ chênh lệch khoảng 36,55 người/đơn vị. Tuy nhiên do đặc điểm không gian là ở nông thôn, vì vậy, lao động có thể huy động được dễ dàng và bổ khuyết lúc cần thiết.

- Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ không đảm bảo, do lực lượng lao động chưa được đào tạo bài bản, kiến thức về du lịch còn hạn chế và chỉ được đào tạo thông qua một số lớp do Sở Du lịch tổ chức, đặc biệt lao động còn yếu về ngoại ngữ và ít hiểu biết về văn hoá các nước trên thế giới.

- Chưa có nhiều lao động chuyên nghiệp trong ngành du lịch, không ít người hoạt động trong ngành du lịch chưa thể sống bằng thu nhập do ngành mang lại, chủ yếu tồn tại lao động dưới hình thức cộng tác viên theo thời vụ.

- Chưa có chính sách đúng đắn và chính sách đãi ngộ trong việc cử lao động đi học hoặc thu hút nguồn lao động có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và lao động trực tiếp trong ngành.

Phát triển du lịch ở Hà Tây (cũ) không thể trông chờ vào lao động ở bên ngoài từ các công ty lữ hành mà cần phải xây dựng được lực lượng lao động du lịch tại các địa phương, đặc biệt đối tượng thuyết minh viên tại điểm du lịch, những người phải tiếp xúc trực tiếp với khách. Xây dựng được lực lượng lao động đạt chất lượng phục vụ cho hoạt động du lịch là vấn đề lớn, do đó cần có chính sách đào tạo và những hành động thiết thực về phát triển nguồn nhân lực du lịch từ cấp tỉnh, cấp sở cho đến các UBND huyện, xã. Mặt khác, tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nhân dân địa phương nhận thức được những lợi ích mà ngành du lịch mang lại cho cuộc sống của họ.

2.2.1.3. Số lượng du khách và doanh thu từ du lịch

Doanh thu du lịch bao gồm hai loại: Doanh thu du lịch thuần tuý: nguồn thu từ hoạt động cơ bản của ngành du lịch: Vận chuyển - lưu trú - ăn uống; doanh thu khác: các khoản chi tiêu phụ của khách trong quá trình thực hiện hành trình du lịch: mua đồ lưu niệm, chi phí khuân vác đồ, phim ảnh… Loại thứ hai là doanh thu ngoài tầm thống kê của ngành du lịch vì liên quan tới nhiều đối lượng lao động và nhiều ngành nghề, sản phẩm có xuất xứ khác nhau.

Doanh thu du lịch tại Hà Tây (cũ) được thống kê là doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch. Chỉ tiêu doanh thu là tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch, những khoản thu nhập cho ngành, cho xã hội do hoạt động du lịch mang lại. Thu nhập xã hội từ du lịch của Hà Tây có mức gia tăng khá lớn, tính cho giai đoạn 1996 - 2004 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,55 %/năm. Số lượng khách đến và doanh thu do du lịch mang lại cho khu vực này trong thời gian gần đây thể hiện trong bảng sau :

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí