Nhóm Xu Hướng Phát Triển Của Cung Du Lịch Xu Hướng 1 , Đa Dạng Hoá Các Sản Phẩm Du Lịch

4.1. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)

Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung các chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính như: “Làm nhiệu vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành chúng ta thường thấy song song tồn tại hai bộ phận phổ biến sau:

Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch

Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub- Agency Business): Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn, tham quan bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.

4.2. Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business)

“Là nhiệm vụ tổ chức việc đưa đón, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”-Theo quy chế quản lý lữ hành của tổng cục du lịch ban ngày 29/04/1995. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam ban năm 1999 tại chương V, điều 25 lĩnh vực kinh doanh này được quy định là: “Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch” [4].

4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation)

Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường với một khoảng cách xa. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch ta không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến nơi du lịch cũng nhu là dịch chuyển tại điểm du lịch.

4.4. Kinh doanh các dịch vụ khác (Other Tourism Business)

Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng trong nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học- Kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh càng ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này càng cần đựơc phát huy tác dụng để tạo tính cạnh tranh.

Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam tại chương V, điều 25 có quy định về các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có:

Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 3

Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.

Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác[4]

5. Vai trò của du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hoá- xã hội. Ngày nay, mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm du lịch. Có thể nói, du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, về cả mặt kinh tế và mặt văn hoá, xã hội.

5.1. Về mặt kinh tế

Cải thiện cán cân thương mại quốc gia

Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cân bằng thu chi ngoại tệ của một đất nước. Du khách vào mang theo ngoại tệ làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà họ đến. Điều này mang lại hiệu quả giống như một ngành xuất khẩu do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia. Du lịch được coi như là một loại hàng hoá xuất khẩu, nếu du lịch được duy trì thường xuyên và phù hợp thì có thể coi như là một tác nhân giữ ổn định một khoản thu ngoại tệ...

Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia. Thiếu ngoại tệ thường gây ra sự hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào cũng cần nguồn ngoại tệ để có thể cải thiện nền công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là những nước kém và đang phát triển. Du lịch quốc tế có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó.

Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác

Bất cứ một ngành kinh tế nào cũng đều có liên quan chặt chẽ đến những ngành kinh tế khác trong sự phát triển chung. Du dịch cũng là một ngành như thế, thậm chí biểu hiện rõ rệt hơn vì du lịch vốn là một ngành kinh tế đặc biệt, sự phát triển của nó liên quan đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành. Như đã phân tích ở trên, những lĩnh vực kinh doanh du lịch bao gồm: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh dịch vụ khác...Vì vậy, khi một khu vực trong nước trở thành một điểm du lịch, nó sẽ kéo theo những ngành kinh tế khác phát triển ví dụ như dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống...và sẽ làm cho kinh tế chung của cả khu vực phát triển.

Quảng bá cho sản xuất địa phương và quốc gia

Ngành du lịch và nền sản xuất địa phương và quốc gia có quan hệ mang tính chất hai chiều, nền kinh tế địa phương: Như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ...phát triển làm cho nền du lịch của địa phương hay quốc gia đó phát triển. Ngược lại, du lịch tạo ra những cơ hội rất lớn cho hàng hoá và dịch vụ của địa phương và quốc gia có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với một lượng khách du lịch quốc tế đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Chính những du khách quốc tế này sẽ là những người quảng bá cho hàng hoá của quốc gia đến với thế giới.

Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế. Có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành (Departure Tax) phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng (bed tax) cộng thêm vào các hoá đơn thanh toán lưu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ. Nguồn thu thuế này sẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế

Cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng…Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện và nhu cầu đi lại, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển. Mặt khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trước đó và sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó ngành giao thông, vận tải phát triển.

5.2. Về mặt xã hội

Thứ nhất, du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch [1].

Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương [1].

Thứ 2, du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển.

Thông thường, tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác.Việc khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hoá, xã hội…Do vậy, việc phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội ở những vùng đó, và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.

Thứ 3, du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho những nước chủ nhà.

Du lịch chính là một phương tiện quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giới thiệu về con người, nét đặc sắc văn hoá truyền thống, phong tục tập quán cho địa phương đó.

Thứ 4, du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dân tộc bởi các lý do sau:

Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền.

Khách du lịch văn hoá ngày một đông, họ thường đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tôn tạo và bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tốc phục vụ cho các mục đích có điều kiện phục hồi và phát triển hơn (nghề khảm, khắc, sơn mài, đẽo, tạc tượng…)

Thứ 5, du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…)

Thứ 6, du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng miền với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia vơi nhau. Nó là chiếc cầu nối giữa nền văn hoá, con người của các quốc gia với nhau. Có thể nói du lịch góp một phần không nhỏ cho nền hoà bình của nhân loại.

II - XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI

1. Xu thế phát triển của du lịch thế giới

Du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh. Có thể phân các xu hướng của sự phát triển du lịch trên thế giới theo hai nhóm chính sau:

1.1. Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch

Xu hướng 1 là, du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, bởi các nguyên nhân:

Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện ở các nước có nền kinh tế phát triển, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặt khác, trong điều kiện sản xuất đại công nghiệp, môi trường sống và môi trường làm việc của con người ngày một ô nhiễm

nhiều hơn, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người. Do vậy, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các công ty cùng các tổ chức công đoàn...dành quỹ phúc lợi, bảo hiểm cho các thành viên đi tham qua, nghĩ dưỡng ở trong nước và ngoài nước nhằm tái tạo sức lao động cũng là một điều tất yếu sau quá trình sản xuất, lao động.

Phương tiện vận chuyển được hoàn thiện, nhất là vận chuyển khách bằng đường hàng không với những chủng loại máy bay ngày càng hiện đại, bằng tàu cao tốc chạy trên đệm không khí với vận tốc từ 300-500 (km/h), bằng các thuyền bay trên biển với vấn tốc trên 100 hải lý/h. ví dụ du khách từ Hồng Kông sang Ma Cao (hoặc ngược lại) bằng “thuyền bay vượt biển” chỉ mất khoảng 30 phút trên chặng đường 50 hải lý. Với điều kiện này, du khách có nhiều thời gian dành cho tham quan, nghĩ dưỡng và phục hồi sức khoẻ.

Điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định đòi hỏi các quốc gia mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá....

Nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng (cả về số lượng và chất lượng).

Xu hướng 2, sự thay đổi về hướng và phân bố của luồng khách du lịch quốc tế.

Việc quần chúng hoá trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa hơn kéo theo nhiều biến đổi trong hướng vận động của khách. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, nguồn khách du lịch tập trung chủ yếu vào vùng biển Địa Trung Hải, biển Đen, Hawai, vùng Cribê; về mùa đông, nguồn khách tới các vùng núi của Châu Âu để trượt tuyết như ở dãy Alpơ.... Hiện nay (nhất là từ năm 1975 trở lại đây), hướng du lịch của khách du lịch ở khắpnơi trên toàn thế giới. Nguồn khách du lịch ngoài những nơi không quen biết, nay lại phân toả đến những nước mới phát trỉên du lịch để tìm hiểu và phát hiện những điều mới mẻ như vùng Châu á-Thái Bình Dương v...v

Sự phân bố của luồn khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng khách du lịch đến Châu Âu và châu Mỹ (là hai khu vực có vị trí quan trọng nhất của ngành du lịch trên thế giới) có xu hướng giảm rõ nét trong vòng hơn 40 năm trở lại đây. Nếu như năm 1960 số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Âu và châu Mỹ chiếm 96,7% lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới, thì vào những năm 2000 đã giảm xuống còn xấp xỉ 80%. Năm 2000, Châu Âu là khu

vực đứng đầu với 57,8% thị phần khách du lịch quốc tế. Cũng trong thời gian đó, khu vực Đông Á- Thái Bình Dương thu hút ngày một đông khách hơn (tỷ lệ khách đến đã từ 0.98% lên 12%) [2]. Như vậy, khu vực Đông Á-Thái Bình Dương có tốc độ phát triển của ngành du lịch cao hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển trung bình của toàn ngành du lịch thế giới. Theo dự báo của WTO, đến năm 2010 thị phần khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương đạt 22,8% thị trường toàn thế giới, sẽ vượt châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ 2 sau châu Âu, và đến năm 2010 sẽ là 27,343%.

Trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á (Asian) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch toàn khu vực. Theo dự đoán của WTO, năm 2010 lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 72 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995- 2010 là 6%/năm Báo nhân dân, số ra ngày 18/10/2006. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunây là những nước có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới [1].

Xu hướng 3, sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch:

Những năm trước đây tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) chiếm phần lớn. Hiện nay thì tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí) tăng lên. Nhiều tài liệu trên thế giới đã tổng kết tỷ trọng dịch vụ cơ bản trên dịch vụ bổ sung trước đây là 7/3 thì nay là 3/7. Điều đó có nghĩa là tỷ trọng của chi tiêu cho dịch vụ cơ bản ngày càng giảm, hay nói cách khác là mức chi tiêu của du khách ngày càng tăng.

Xu hướng 4, sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch

Khách du lịch chỉ sử dụng một phần du lịch các tổ chức kinh doanh du lịch. Nhiều khi họ không mua chương trình du lịch, trọn gói, ,nhất là khách châu Âu. Vì theo phương thức này, khách được hoàn toàn tự do trong chuyến đi, không phụ thuộc vào người khác. Họ được quyết định những vấn đề như ăn, ngủ, thời gian lưu lại điểm du lịch dài hay ngắn, và lại thực hiện được việc tiết kiệm trong chuyến đi du lịch vì không phải trả các phí dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành.

Nắm bắt được xu hướng này các nhà kinh doanh du lịch cần có chính sách đúng cho phát triển và hoàn thiện sản phẩm du lịch cũng như tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trường.

Xu hướng 5, sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi.

Sự hình thành ba nhóm khách trên thị trường du lịch thế giới là: Khách du lịch là học sinh, sinh viên; khách du lịch là những người đang ở trong độ tuổi lao động tích cực và khách du lịch cao tuổi. Loại khách thứ nhất và thứ ba quan tâm nhiều hơn đến giá cả và họ thường tìm đến các cuộc hành trình có giá cả phải chăng hơn. Nhà kinh doanh du lịch cần nghiên cứu thành phần của luồng khách để có chính sách thích hợp trong việc xây dựng sản phẩm du lịch và thành lập giá cả phù hợp theo thị hiếu của khách.

Xu hướng 6, sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch.

Trong những năm gần đây, khách du lịch có xu hướng thích đi nhiều nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình.

Các quốc gia phát triển du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cần nghiên cứu nhu cầu của khách, các điều kiện về tài nguyên, các điều kiện sẵn sàng phục vụ khách hiện có và tiềm ẩn để kết hợp xây dựng các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách.

1.2. Nhóm xu hướng phát triển của cung du lịch Xu hướng 1, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch

Do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch nên các quốc gia phát triển du lịch (các doanh nghiệp du lịch) đưa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường sản phẩm du lịch độc đáo (đa dạng hoá các dịch vụ bổ xung, đưa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vào sản phẩm du lịch của mình…). Thời gian gần đây, các quốc gia đều phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hoá thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc của riêng mình.

Xu hướng 2, phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch

Các tổ chức lữ hành lớn trên thế giới vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức và bán các sản phẩm du lịch. Sẽ phát triển loại hình bán các chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022