Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 2

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).

- Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) phát triển theo hướng bền vững.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) trong những năm gần đây.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê kinh tế, so sánh và dự báo…

6. Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- Phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) theo hướng bền vững.

7. Bố cục của luận văn

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu thành 3 chương:

Chương1: Những vấn đề chung phát triển du lịch bền vững.

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).

Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).


CHƯƠNG 1:‌

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.3. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC.

1.3.1. Khái niệm du lịch

Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Từ xa xưa, con người đã luôn có tính tò mò, muốn khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ. Con người luôn muốn biết những nơi khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về các dân tộc, nền văn hoá, các loài động, thực vật và địa hình những vùng khác hay quốc gia khác.

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với nhiều quốc gia thì du lịch là nguồn thu lớn nhất và vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ lâu đời và phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhưng khái niệm “du lịch” vẫn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ở các quốc gia khác nhau.

Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng. Do đó, để đưa ra một định nghĩa của hiện tượng đó vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và

thực tiễn là một vấn đề hết sức khó khăn. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về du lịch. Chẳng hạn như:

Năm 1811 lần đầu tiên ở Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”.

Định nghĩa về du lịch trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch - Le Ditionnaire international du tourisme - do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp để liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ.”

Như vậy, có các định nghĩa khác nhau về du lịch. Ở Việt Nam, trên cơ sở những khái niệm khác nhau của các nước và từ điều kiện thực tiễn của đất nước thì tựu chung lại thống nhất ở khái niệm du lịch được nêu tại điều 10 trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Khoa Du lịch và khách sạn của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra định nghĩa du lịch với tư cách là một ngành kinh tế trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lạ,i lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.

Như vậy, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Thứ nhất, du lịch là sự di chuyển, là lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tư nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. Thứ hai, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh.

1.3.2. Những điều kiện để phát triển du lịch

Có thể thấy mọi quốc gia trên thế giới và bất kỳ một khu vực nào, muốn phát triển được nền du lịch của mình đều phải dựa trên cơ sở của những điều kiện nhất định. Những điều kiện này có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau tạo thành môi trường nền tảng cho du lịch phát triển.

1.3.2.1. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội:

Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu không khí hoà bình trên thế giới ngày càng được cải thiện, các quốc gia đã chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại. Điều này làm cho du lịch tăng trưởng một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Du khách chỉ muốn đến những đất nước hoặc những vùng du lịch có môi trường chính trị bình ổn như không có nạn phân biệt chủng tộc, tôn giáo; không có bạo động; không có nạn khủng bố… Ở những nơi này du khách cảm thấy an toàn, yên tâm gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán địa phương. Do đó, du lịch phát triển được là nhờ điều kiện chính trị hoà bình, ổn định và ngược lại, điều kiện này càng được củng cố khi mở rộng và phát triển quan hệ trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc.

Ngoài ra, thiên tai cũng có những tác động không tốt đến sự phát triển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi du lịch của dân cư và cũng làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế. Sự phát sinh và lây lan của các loại dịch bệnh là những nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng của du khách cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch. Vì một mặt , du khách sẽ không đến những vùng dịch bệnh, mặt khác chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch cũng không dám mạo hiểm đưa khách du lịch đến khu vực ổ dịch.

1.1.2.2. Điều kiện kinh tế:

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của du lịch là điều kiện phát triển kinh tế nói chung. Vì sự phát triển của du lịch lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác. Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp nhẹ (công nghiệp thuỷ tinh, công nghiệp sành sứ, đồ gốm, dệt may…) cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc cung cấp vật tư cho du lịch.Tính cao cấp và tính thứ yếu của tiêu dùng du lịch đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ du lịch phải có chất lượng cao. Vì vậy, những địa phương có nền kinh tế phát triển, với nhiều ngành kinh tế có khả năng tạo ta các sản phẩm cao cấp sẽ là nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Cũng ở chính những địa phương này, du lịch sẽ mang lại lợi ích thực sự cho cộng đồng dân cư.

1.2.2.3. Chính sách phát triển du lịch:

Chính sách phát triển của Nhà nước trung ương và chính quyền sở tại sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt động du lịch của một quốc gia hoặc của một địa phương. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng,

mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền không hỗ trợ cho hoạt động du lịch thì các hoạt động này cũng khó có thể phát triển được.

1.2.2.4. Nhu cầu du lịch

Khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người không chỉ dừng ở mức ăn mặc, giải trí thông thường mà còn hướng đến những nhu cầu cao hơn về thưởng thức cái đẹp, năng cao hiểu biết xã hội… Du lịch chính là hoạt động giúp con người thoả mãn những nhu cầu đó. Vậy nhu cầu du lịch là gì? Theo các chuyên gia tâm lý học thì nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nếu được thoả mãn sẽ gây ra những xúc cảm dương tính và ngược lại sẽ gây cảm giác ấm ức, khó chịu (xúc cảm âm tính).

Nhu cầu du lịch xét một cách tổng thể chính là một loại nhu cầu đặc biệt, thứ cấp và tổng hợp của con người. Tính đặc biệt là do nó khác với những nhu cầu hàng ngày của con người, khi tham gia du lịch du khách sẽ chi tiêu phóng khoáng hơn, đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt hơn. Tính thứ cấp vì con người chỉ có thể đi du lịch khi đã thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Tính tổng hợp là vì trong mỗi chuyến du lịch du khách có nhiều nhu cầu khác nhau và để thoả mãn những nhu cầu đó phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Thực tế cho thấy, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và các yếu tố tự thân chính làm gia tăng nhu cầu du lịch là thời gian nhàn rỗi, thu nhập và trình độ giải trí.

Thời gian nhàn rỗi là điều kiện để con người thực hiện các chuyến đi du lịch. Thông thường thời gian của dân cư được chia thành hai phần: thời gian trong giờ làm việc và thời gian ngoài giờ làm việc. Xu hướng chung trong nền kinh tế hiện đại ngày nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng tương ứng thời gian nhàn rỗi. Nhiều nước đã chuyển sang chế độ một tuần làm việc 5 ngày,

hoặc rút ngắn thời gian làm việc vào các ngày nghỉ lễ mà vẫn được trả lương. Thực tế, thời gian nhàn rỗi được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau như sử dụng thời gian nhàn rỗi tích cực (học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của bản thân, hoặc tham gia các hoạt động phát triển thể lực, vui chơi, giải trí…) và sử dụng thời gian nhàn rỗi tiêu cực (đánh bạc, nhậu nhẹt, để thời gian trôi qua vô ích…). Trên cơ sở đó, du lịch sẽ đưa ra những chiến lược quảng bá nhằm hướng người dân sử dụng thời gian nhàn rỗi vào mục đích nâng cao hiểu biết, sức khoẻ thông qua con đường du lịch. Các cơ sở du lịch sẽ là những địa chỉ có ích cho việc sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý góp phần xây dựng một xã hội ổn định, công bằng và văn minh.

Thu nhập hay khả năng tài chính của dân cư cũng là yếu tố làm gia tăng nhu cầu du lịch. Với mức sống cao thì họ mới có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch. Vì khi đi du lịch du khách thường có xu hướng tiêu nhiều tiền cho các loại hàng hoá và dịch vụ. Thu nhập của nhân dân là điều kiện quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian nhàn rỗi mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Thu nhập của dân cư tăng thì nhu cầu du lịch cũng tăng theo, trong khi đó thu nhập của dân cư lại phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập quốc dân của đất nước.

Trình độ văn hoá: sự tăng trưởng của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch nhiều, lòng ham hiểu biết và hưởng thụ của dân cư tăng lên và từ đó hình thành thói quen đi du lịch. Nếu trình độ văn hoá của nhân dân ở khu vực phát triển du lịch cao thì cung cách phục vụ du khách sẽ văn minh, tiến bộ hơn. Còn trình độ văn hoá của du khách cũng được thể hiện thông qua cách cư xử của du khách với nơi du lịch. Nếu du khách và dân địa phương có hiểu biết cao sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng

thêm giá trị, ngược lại chính những hành vi thiếu văn hoá của họ có thể là nhân tố cản trở du lịch phát triển.

Trên đây là những nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Để du lịch có thể phát triển ổn định thì bất kỳ một quốc gia nào cũng phải quan tâm đến các nhân tố này.

1.2.2.5. Tiềm năng du lịch

Không phải vùng nào cứ muốn là có thể phát triển được du lịch, mà việc tổ chức các hoạt động du lịch lại phải xuất phát từ các điều kiện đặc trưng riêng. Hay nói cách khác đó chính là các tiềm năng du lịch của từng vùng lãnh thổ. Những tiềm năng du lịch này bao gồm:

Một là điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Bất kỳ một vùng lãnh thổ nào cho dù có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội rất phát triển mà không có tài nguyên du lịch thì khó có thể phát triển được du lịch.

Điều kiện tự nhiên bao gồm các bộ phận hợp thành chủ yếu sau:

Vị trí địa lý (khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách). Nếu nơi nhận khách cách xa nơi gửi khách sẽ làm cho khách hàng phải trả thêm chi phí đi lại, thời gian du lịch bị rút ngắn và làm cho sức khoẻ bị tổn hại vì đường đi kéo dài. Ngày nay, với sự phát triển của ngành Giao thông vận tải (nhất là lĩnh vực Hàng không) đã khắc phục đáng kể những khó khăn về khoảng cách đối với du khách và nơi tiếp nhận khách.

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cảnh quan du lịch. Địa hình càng đa dạng, độc đáo càng có sức hấp dẫn đối với du khách. Trong đó kiểu địa hình karst (núi và hang động), địa hình bờ nước là những tài nguyên du lịch rất quý giá.

Những khu du lịch có khí hậu ôn hoà cũng thường được du khách lựa chọn. Vì những nơi có quá nhiều gió, không khí quá lạnh hoặc quá nóng, mưa quá nhiều… sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch và sức khoẻ của du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022