Quan Điểm Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam

chuyến bay còn bị trễ giờ, hay thay đổi lịch bay, giờ bay, khó đặt vé máy bay cho một đoàn khách đông người vì thiếu vé, giá cả còn cao.

Vấn đề khó khăn nhất đối với việc kinh doanh vận chuyển khách bằng đường bộ hiện nay là tình trạng đường sá của Việt Nam còn rất xấu (Hệ thống đường bộ ở nước ta tương đối kém so với khu vực, 47% là đường xấu, chỉ có khoảng 7% chiều dài đường quốc lộ là tương đối tốt), sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ không theo kịp sự phát triển của các phương tiện giao thông, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông luôn là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến tâm lý và sự an toàn của khách du lịch quốc tế khi đi trên những con đường bộ của Việt Nam. Nếu như các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thailand đều có hệ thống xe điện ngầm, tàu hoả vượt tuyến nối giữa các điểm mua sắm với khách sạn, các điểm tham quan phổ biến đã giúp cho việc đi lại của du khách và người dân địa phương trở nên dễ dàng thì ở Việt Nam, các dự án này mới chỉ được lên kế hoạch. Cho đến khi đó, việc đi lại thông thường trong thành phố vẫn là một thách thức lớn đối với du khách quốc tế.

Mật độ đường sắt của chúng ta cao hơn các nước Đông á nhưng chủ yếu phát triển ở miền Bắc, chất lượng đường xấu. Vấn đề vệ sinh, ăn uống trên các toa tàu, cung cách phục vụ của nhân viên đường sắt là những vấn đề mà ngành đường sắt cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, đem lại ấn tượng tốt cho du khách.

Đối với giao thông đường thuỷ, các cảng biển phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Trung trong khi lượng khách chủ yếu lại tập trung ở miền Bắc và miền Nam. Hơn nữa, hàng năm lại thường có lũ đột ngột, hạn hán kéo dài nên khai thác giao thông đường thủy của nước ta đạt hiệu quả chưa cao.

Hệ thống thông tin liên lạc

Chất lượng và chi phí sử dụng hệ thống thông tin liên lạc vẫn còn là một vấn đề đáng bàn. Sóng điện thoại ở các thành phố lớn như Hà Nội nhiều khi vẫn còn yếu khiến cho nhiều cuộc điện thoại di động không thực hiện được. Giá cả dịch vụ viễn thông vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Trong thời gian tới, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng hệ thống thông tin liên lạc và hạ giá thành sử dụng sao cho phù hợp với mặt bằng chung của các nước trong khu vực.

Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch

Việt Nam vẫn chưa chủ động khai thác những lợi thế có sẵn và lợi thế mà hội nhập và hợp tác quốc tế đem lại. Một số dự án lớn là do các nước, các tổ chức quốc tế đề xuất chứ không phải ta chủ động đề nghị. Việc tiếp nhận, triển khai dự án hỗ trợ của các nước và của các tổ chức quốc tế còn lúng túng. Các cam kết, nội dung hợp tác của ta trong thời gian qua còn nặng về đáp ứng yêu cầu của phía đối tác. Một số trường hợp còn thụ động, đối phó tình thế, chưa có sự nhất quán chặt chẽ trong cam kết giữa các tổ chức mà ta tham gia và nhất là còn chậm hình thành một chiến lược, kế hoạch dài hạn. Việc tham gia vào thị trường du lịch quốc tế còn tự phát, chưa mang tầm quốc gia, chưa nắm bắt được xu thế vận động của từng loại thị trường.

Về bảo vệ môi trường

Sự phát triển du lịch với tốc độ nhanh, tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lại đi kèm với sự phát sinh các tác động tiêu cực. Những tác động tiêu cực này có lúc và có nơi đã phá huỷ trầm trọng môi trường thiên nhiên và cảnh quan. Thực tế phát triển hoạt động du lịch trong thời gian qua ở Việt Nam nói chung và ở nhiều khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt… nói riêng cho thấy đã nổi lên vấn đề ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Ở những trung tâm du lịch lớn của đất nước đã thấy rõ tác động tiêu cực của du lịch đến phát triển nói chung và môi trường nói riêng. Đó là: ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, sự tập trung quá tải ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

các điểm du lịch quan trọng gây mâu thuẫn giữa khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch thiên nhiên cũng như tài nguyên du lịch văn hoá. Đảo Phú Quốc đáng lẽ ra có thể xây dựng thành một Singapore nếu chúng ta biết cách đầu tư, nhưng cơ hội đó đã không còn vì hiện nay, hòn đảo này cũng giống như các điểm du lịch khác trên đất nước Việt Nam đã bị xé lẻ khó mà khôi phục lại. Nhiều thắng cảnh trên đất nước ta bị xâm lấn, điển hình là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận – Vịnh Hạ Long. Hạ Long của mười năm trước thơ mộng với làn nước xanh trong nay đã bị người dân vứt rác, nuôi tôm sú, mở nhà hàng trên biển làm bẩn môi trường, mất mỹ quan, một đảo Tuần Châu với con đường nối trực tiếp với đất liền đã tàn phá hoàn toàn môi trường vịnh Hạ Long. Để san làm con đường ấy, con người đã vô tình đẩy luôn đất cát trôi xuống lòng vịnh Hạ Long, biến Hạ Long thành một cái ao đầy bùn đất bên dưới khiến nước ngày càng đục. Những dải sóng trắng theo đuôi các con tàu ra thăm vịnh của mười năm trước giờ đã bị thay bởi những dải sóng vàng màu bùn đất….

Sở dĩ có những tác động tiêu cực ấy là do trong chỉ đạo, quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch mới chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà chưa quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ và tôn tạo, chưa đánh giá được đầy đủ tác động du lịch đến môi trường và môi trường đến du lịch. Mặt khác, do chưa làm tốt việc giáo dục du lịch toàn dân nên không phải ai cũng hiểu được vị trí, vai trò của du lịch trong đời sống cộng đồng cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường… để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên quan điểm phát triển du lịch bền vững.

Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 9

Năm 2007 vừa qua là năm có những thuận lợi hết sức cơ bản nhưng cũng có nhiều khó khăn thử thách lớn đối với hoạt động du lịch, mặc dù vậy ngành du lịch Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể: Lần đầu tiên lượt khách quốc tế đến Việt Nam vượt qua ngưỡng 4 triệu khách quốc tế một năm; chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch được nâng lên rõ rệt, vị thế du lịch Việt

Nam được cải thiện đáng kể; ngành du lịch đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của ngành du lịch năm 2007 vẫn bộc lộ một số thiếu sót và hạn chế, chưa thể khẳng định là ngành đã phát triển bền vững. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm ra giải pháp chủ yếu và thực hiện các giải pháp đó để đưa du lịch nước ta hướng tới phát triển bền vững.

CHƯƠNG 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DU LỊCH VIỆT NAM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM

1. Quan điểm cơ bản về phát triển du lịch

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định du lịch “là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước” (Chỉ thị số 46-CP/TW ngày 14-10-1994 của Ban bí thư Trung ương Đảng). Điều đó đòi hỏi các ngành, các cấp trong đó ngành du lịch là nòng cốt, phải có nhận thức và tư duy mới, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực của đất nước để “Phát triển mạnh du lịch, hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước ta” mà Nghị quyết lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đề ra. Và qua các kỳ Đại hội, Đảng và Nhà nước đã xác lập và nhất quán một hệ thống quan điểm về phát triển du lịch trong tình hình mới.

1.1 Phát triển du lịch đạt hiệu quả trên nhiều phương diện

Quan điểm này xuất phát từ thực tế du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp. Trong quá trình phát triển ngành du lịch phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, thực hiện đồng thời và đảm bảo tính thống nhất trong việc giải quyết các mục tiêu kinh tế và xã hội, các lợi ích trước mắt và lâu dài. Quan điểm trên rất phù hợp với thực tế nước ta khi mà phân công lao động xã hội phát triển chưa cao, đời sống nhân dân còn thấp, giải quyết công ăn việc làm là yêu cầu bức xúc của xã hội, phát triển du lịch sẽ góp phần tích cực giải quyết yêu cầu chung đó.

1.2 Phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia và có sự quản lý thống nhất của Nhà nước

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực cho thấy một trong nhiều nguyên nhân quan trọng để phát triển ngành du lịch tiến lên nhanh chóng và vững chắc là có nhiều thành phần tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Ở nước ta, mấy năm qua, việc thực hiện chủ trương đó trong phát triển du lịch đã khơi dậy nhiều tiềm năng tham gia vào hoạt động này. Thành tựu mà ngành du lịch đạt được trong nhiều năm gần đây có sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế.

Huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau: vừa huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch nước ta phát triển đúng hướng, ổn định thị trường kinh doanh du lịch.

1.3 Phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa

Quan điểm phát triển du lịch quốc tế bắt nguồn từ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” lại phù hợp với xu thế phát triển du lịch thế giới và đón trước thời cơ của làn sóng du lịch thế giới đang hướng về khu vực châu á - Thái Bình Dương.

Việt Nam là một vùng có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nếu các tiềm năng ấy được khai thác đúng hướng và có kế hoạch thì trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một thị trường du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách quốc tế. Thực tế phát triển du lịch những năm qua cho thấy ngày càng có nhiều du khách quốc tế tìm đến thị trường Việt Nam.

Phát triển du lịch nội địa có nguồn gốc xuất phát từ đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ta ngày càng được cải thiện, nhu cầu đòi hỏi được đi nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí... của nhiều đối tượng, tầng lớp trong nhân dân ngày càng tăng lên. Đây thực sự là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch nội địa.

Do vậy, phát triển du lịch quốc tế và nội địa đều là những động lực quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Quan điểm này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các địa phương, các doanh nghiệp du lịch trong việc xác lập và triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch. Như vậy, phát triển du lịch theo quan điểm này cần có tính tổng thể và đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước ta, nếu biết khai thác tốt sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

1.4 Phát triển du lịch nhanh và bền vững

Việc phát triển kinh tế và xã hội nước ta đang nằm trong bối cảnh vừa thuận lợi, vừa khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen lẫn nhau, bối cảnh đó cũng chi phối trong suốt quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Một mặt yêu cầu phải ra sức phát triển nhanh du lịch để đuổi kịp các nước trong khu vực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác, ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác nước ta đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt theo xu hướng mở nên tính bền vững trong quá trình phát triển là một đòi hỏi tất yếu để có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của ngành với thị trường bên ngoài. Vì vậy phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc…

1.5 Xây dựng du lịch thành ngành mũi nhọn

Xuất phát từ việc phân tích lợi thế so sánh và phát triển của ngành, Đảng ta đã xác định du lịch hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ngành du lịch nước ta đang phát triển dựa trên nguồn tài nguyên du lịch vô cùng to lớn, đây là một lợi thế mà không phải ngành nào cũng có được. Hơn nữa, quan điểm này còn dựa

vào xu hướng có tính quy luật về phát triển kinh tế trong điều kiện chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đó là các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân. Một số nước trong khu vực Đông Nam á có tài nguyên du lịch tương tự như nước ta nhưng do có một số điều kiện thuận lợi hơn về mặt chính trị - xã hội đã sớm thúc đẩy phát triển du lịch, nên đến nay ngành du lịch của họ đã phát triển khá mạnh mẽ, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nêu rõ “Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghệ điện tử, thông tin, du lịch”

Tóm lại, các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp thành một hệ thống quan điểm lý luận có tác dụng chỉ đạo phát triển du lịch chẳng những trước mắt mà còn cho cả một quá trình lâu dài, nhằm đưa du lịch nước ta đạt đến vị trí xứng đáng so với tài nguyên của nó.

2. Mục tiêu phát triển du lịch:

Qua nhiều kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết của Trung ương, nhiều văn bản của nhà nước đã đề cập các mục tiêu trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, bao gồm một hệ thống mục tiêu du lịch khá toàn diện. Hệ thống mục tiêu đó bao gồm các mục tiêu về kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn và trật tự xã hội, mục tiêu về môi trường, mục tiêu văn hoá xã hội…

2.1 Mục tiêu tổng quát

Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực,

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí