Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hải Phòng Trong Liên Kết Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc

số điểm tuyến du lịch chưa thực sự được khai thác phục vụ du lịch mà 1


số điểm, tuyến du lịch chưa thực sự được khai thác phục vụ du lịch mà mới ở dạng tiềm năng. Khu du lịch Cát Bà và Đồ Sơn đang hoạt động quá tải và chưa phù hợp với tiềm năng sẵn có. Nếu không có định hướng đúng đắn cùng với việc khai thác tài nguyên một cách quá mức như hiện nay thì sẽ đến lúc, hai khu du lịch đó sẽ trở nên xuống cấp.

Kết quả này sẽ là căn cứ cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển hơn nữa du lịch Hải Ph ng trong giai đoạn tiếp theo.

3.4. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

3.4.1. Các điều kiện liên kết vùng

Thứ nhất, vùng ĐBSH có lợi thế so sánh với đặc trưng của một không gian đồng bằng rộng lớn, nơi ẩn chứa nét văn hóa Bắc Bộ đặc sắc; nơi có trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước - thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn hay thành phố trên đà phát triển mạnh mẽ như Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình.

Trong số đó, thành phố Hải Ph ng, đô thị loại 1 cấp quốc gia, cũng mang những lợi thế so sánh riêng có; đặc biệt là hai khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn và những giá trị văn hóa trong hệ thống những đình, đền, chùa; lễ hội (điển hình là lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn), làng nghề, ẩm thực. Với những ưu thế đó, du lịch Hải Ph ng hoàn toàn có thể liên kết với các địa phương khác trong vùng để hình thành nên các tour, tuyến du lịch hấp dẫn du khách.

Nói riêng về tài nguyên du lịch, Hải Ph ng có hệ thống tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng. Trong đó, tài nguyên biển, đảo; lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, ẩm thực, làng nghề là cơ sở để tạo nên những sản phẩm đặc thù; phân biệt với những sản phẩm của các địa phương khác trong vùng. Đồng thời, khi kết hợp với các sản phẩm của các địa phương lân cận để tạo ra sản phẩm cho toàn vùng sẽ tạo được nét độc đáo, không bị trùng lặp.

Về lợi thế vị trí, thành phố Hải Ph ng như một tâm điểm, bao quanh là Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và Ninh Bình với hệ thống giao thông thuận lợi. Đây là điều kiện tốt để tiến hành và phát huy mối liên kết du lịch giữa Hải Ph ng và ba địa phương này trong vùng ĐBSH.


Bảng 3.22. Vị trí của thành phố Hải Phòng với Hà Nội,

Quảng Ninh và Ninh Bình


Hải Phòng đi

Hà Nội

Quảng Ninh

Ninh Bình

Khoảng cách (km)

102

105

70

122

Thời gian (giờ)

1h45’

1h25’

1h15’

2h

Quốc lộ

5A

5B

10,18

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phân tích của tác giả)

Thứ hai, số lượng nhân lực du lịch Hải Ph ng năm 2015 là 12.850 người, với 77% trong số đó đã qua đào tạo du lịch và 69% biết ngoại ngữ. Với đặc điểm nguồn nhân lực du lịch như vậy, thành phố Hải Ph ng có thể đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực trong quá trình liên kết.

Thứ ba, Hải Ph ng có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn thiện với đầy đủ hệ thống đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt và các phương tiện vận chuyển phù hợp; mạng lưới thông tin liên lạc, điện, nước phục vụ sinh hoạt của người dân và khách du lịch; hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí…chuyên biệt của ngành Du lịch. Những yếu tố này rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của sự liên kết. Hải Phòng hoàn toàn có cơ hội liên kết du lịch với các địa phương trong vùng. (Xem 3.2.4 và 3.3.1.4)

Thứ tư, trong quá trình phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, rõ ràng là chính quyền ở các địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp làm du lịch (lữ hành, khách sạn) ở 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh và Ninh Bình đều ủng hộ liên kết du lịch. Lợi ích và các bài học về giá trị liên kết du lịch ở Việt Nam và trên thế giới là không thể phủ nhận. Song, ở Việt Nam, có một hạn chế là việc đồng thuận này đôi khi chỉ nằm trên giấy tờ, lời nói mà chưa được triển khai trong thực tế. Đây là một điểm cần khắc phục để các mối liên kết làm du lịch được đẩy mạnh và lan rộng hơn nữa. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để tác giả nghiên cứu và đề xuất liên kết du lịch giữa thành phố Hải Ph ng với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình.

3.4.2. Các nội dung liên kết vùng

3.4.2.1. Liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước


- Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch

Hiện nay, các tỉnh trong vùng ĐBSH và cả vùng đã có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Song theo kết quả phỏng vấn thu được, công tác quy hoạch c n mang tính tự phát của từng địa phương, thiếu tính tổng thể, chồng chéo, làm ảnh hưởng đến nhau và chưa khai thác được lợi thế, thế mạnh của mỗi địa phương. Nội dung quản lý Nhà nước về du lịch cấp vùng nằm trong khuôn khổ quản lý Nhà nước cấp quốc gia thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và xây dựng chính sách phát triển du lịch,…Tuy nhiên, do không có bộ máy quản lý du lịch cấp vùng nên hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với những nội dung trên chưa cao. (Phụ lục 13)

- Liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư

+ Đầu tư nước ngoài

Vùng ĐBSH là vùng du lịch có tiềm năng phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tương đối cao so với các vùng khác trong toàn quốc. Đến cuối năm 2011, vùng thu hút được 27 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch với tổng số là 33.825 tỷ đồng (1,65 tỷ USD) và chủ yếu là đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và resort cao cấp, các khu vui chơi giải trí cao cấp phục vụ khách du lịch, sân golf...Các địa bàn đang là điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài là Hải Ph ng và Quảng Ninh. Tuy nhiên các dự án triển khai tại đây, mặc dù được hưởng nhiều điều kiện ưu tiên nhưng c n gặp rất nhiều khó khăn. Một số địa phương trong vùng hiện nay chưa có dự án kêu gọi đầu tư từ nước ngoài như là Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên...[64]

+ Đầu tư trong nước

Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các khu du lịch điển hình như Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình). Hàng năm, nhu cầu vốn của các tỉnh, thành phố trong vùng cần khoảng từ 500 - 1.000 tỷ đồng, nhưng kế hoạch bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của Chính phủ chỉ đảm bảo từ 18% - 22%, không đủ cơ cấu nhu cầu vốn của quy hoạch. Bên cạnh đầu tư của Nhà nước, đầu tư của khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua; chủ yếu vào cơ sở vật chất, các công trình, khu, điểm du lịch; điển hình như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hạ Long, khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), khu du lịch


Tam Chúc (Hà Nam), các tài nguyên như chùa Bái Đính (Ninh Bình), các khách sạn nhà hàng, sân golf, cơ sở vui chơi giải trí...Tuy nhiên với sự hạn chế về nguồn lực, tài chính và tầm nhìn nên đầu tư c n tự phát, manh mún và chưa khai thác tối ưu lợi thế, tiềm năng về tài nguyên du lịch. Một số nơi đầu tư thiếu quy hoạch đã phá vỡ không gian du lịch, làm phương hại tới tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, công tác đầu tư c n dàn trải, thiếu tập trung nên hiệu quả chưa cao. [64]

- Liên kết trong việc tạo ra sản phẩm du lịch

Mọi hoạt động kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển đều gắn liền với một hay một hệ thống sản phẩm nhất định. Ngành Du lịch Hải Ph ng, trải qua quá trình hoạt động và trưởng thành đã cho ra đời những sản phẩm du lịch có ý nghĩa, đáp ứng về cơ bản nhu cầu của khách du lịch. Đặt trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của một vùng lãnh thổ, ngành Du lịch của mỗi địa phương như du lịch Hải Ph ng cũng cần thiết phải có sự liên kết sản phẩm du lịch để hình thành nên các tour du lịch hay các sản phẩm du lịch chung, sản phẩm du lịch đặc thù của toàn vùng.

Trên thực tế, hệ thống sản phẩm du lịch của vùng ĐBSH đã được chú trọng phát triển tương đối đa dạng và phong phú. Các nhóm sản phẩm chủ yếu gắn với loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng (biển, núi), du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực. Gần đây, một số sản phẩm mới như du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE…cũng xuất hiện và ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó, để cụ thể hóa định hướng phát triển du lịch đặc thù, các giá trị tài nguyên đặc sắc của vùng được chú trọng khai thác như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)…[64]

Gắn với thực trạng của vùng, du lịch Hải Ph ng cũng đã có sự liên kết với các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình trong việc tạo ra sản phẩm chung, kết nối tài nguyên du lịch của các địa phương. Điển hình như sản phẩm du lịch biển Hải Ph ng - Quảng Ninh kết nối hai khu du lịch nổi tiếng là Cát Bà - Hạ Long. Hay các tour du lịch đưa du khách từ Hải Ph ng đến các tỉnh, thành khác trong vùng như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…và Hà Nội để từ đây kết nối với các địa phương khác ngoài vùng (Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…) hoặc sang các nước bạn (Trung Quốc…).


Tuy nhiên, có thể thấy rõ, theo kết quả phỏng vấn (Phụ lục 13) thì sản phẩm du lịch của vùng chủ yếu đang dựa trên những lợi thế sẵn có, ít có sự đầu tư về chiều sâu, sáng tạo nên thiếu những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; đầu tư c n thiếu sự hợp tác giữa các địa phương nên dẫn đến sự trùng lặp về sản phẩm. Du khách có thể gặp những sản phẩm du lịch biển tương tự nhau ở Hạ Long, Cát Bà hay Đồ Sơn; sản phẩm du lịch lễ hội ở Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh…mang màu sắc tương đồng, xô bồ và không nhấn mạnh được đến các giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc v.v…Kết quả của thực tế trên đã gây lãng phí trong đầu tư, làm giảm sức hấp dẫn du lịch chung của toàn vùng và làm gia tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các địa phương. Vậy nên, việc liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng là một việc làm hết sức cần thiết đối với ngành Du lịch của các địa phương trong vùng như du lịch Hải Ph ng và hoạt động du lịch chung của toàn vùng ĐBSH.

- Liên kết trong việc xây dựng tuyến du lịch

Vùng du lịch ĐBSH, trong đó có thành phố Hải Ph ng, đã hình thành nên các tuyến du lịch trên cơ sở các yếu tố về tài nguyên du lịch, nhu cầu thị trường, địa lý, giao thông; theo định hướng của Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam và vùng ĐBSH. Bao gồm tuyến nội vùng và liên vùng. Đó là các tuyến:

+ Tuyến du lịch Hà Nội - Hải Ph ng - Quảng Ninh - Hà Nội: Kết nối các trung tâm du lịch lớn của vùng và là một trong những tuyến du lịch quan trọng của cả nước;

+ Tuyến Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình - Nam Định - Hà Nội: Là tuyến tham quan cảnh quan, nghỉ dưỡng cuối tuần;

+ Tuyến du lịch đường biển qua các cảng nối kết các trọng điểm du lịch quốc gia: Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà và thành phố Hồ Chí Minh;

+ Tuyến du lịch duyên hải Đông Bắc theo quốc lộ 10 nối các điểm du lịch thuộc tiểu vùng Nam Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) với các điểm du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh - Hải Ph ng). [64]

Trong quá trình hoạt động của các tuyến đó, ngành Du lịch, điển hình nhất là các doanh nghiệp du lịch Hải Ph ng đã có sự kết nối các điểm và khu du lịch trong vùng. Đặc biệt là các điểm đến du lịch nổi tiếng của các địa phương như trung tâm du lịch Hà Nội; khu du lịch Tam Đảo, khu du lịch Đại Lải (Vĩnh Phúc); khu du lịch


Hạ Long (Tuần Châu, Bãi Cháy…), khu du lịch Cô Tô, khu du lịch Vân Đồn, khu du lịch Trà Cổ, điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh); khu du lịch Tràng An, điểm du lịch Cúc Phương, điểm du lịch Vân Long (Ninh Bình); khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); điểm du lịch phố Hiến (Hưng Yên); các điểm du lịch đình, đền, chùa và làng nghề tại Bắc Ninh, Bắc Giang; điểm du lịch đền Trần - Phủ Giầy, khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy, khu du lịch Quất Lâm, khu du lịch Thịnh Long (Nam Định); khu du lịch chùa Keo, khu du lịch Cồn Vành (Thái Bình).

Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự lỏng lẻo trong quản lý, các địa phương hay các doanh nghiệp lữ hành chưa thực sự gắn kết trong việc khai thác các tuyến; sản phẩm du lịch được tạo nên c n mờ nhạt, chưa nổi bật, chưa tạo được sức hấp dẫn…nên các tuyến du lịch trên c n chưa có thương hiệu rõ nét (Theo phụ lục 13).

- Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch là một yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành Du lịch. Việc liên kết này sẽ giúp các địa phương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

+ Về hình thức đào tạo

Vùng ĐBSH là nơi tập trung khá nhiều cơ sở đào tạo về du lịch, bao gồm các hệ đại học và trên đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Ngoài ra c n có các cơ sở đào tạo khác như trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp có đào tạo nghiệp vụ du lịch. Song, các cơ sở này phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh và các thành phố lớn. Các tỉnh như Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc không có cơ sở đào tạo ngành Du lịch. [64]

Trước thực tế đó, dựa vào kết quả phỏng vấn, việc liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch giữa Hải Ph ng với các tỉnh, thành trong vùng và giữa các tỉnh, thành với nhau là cần thiết. Đã xuất hiện những hình thức liên kết như:

* Cử cán bộ - nhân viên (ở các tỉnh, thành nhỏ) đi học tập (tại những tỉnh, thành lớn hơn);

* Mời các chuyên gia (tại những tỉnh, thành lớn hơn) về đào tạo đội ngũ nhân viên (cho các tỉnh, thành nhỏ).


Tuy nhiên, cho đến nay, sự liên kết đó chưa thực sự phổ biến và hiệu quả. Bên cạnh đó, tồn tại một thực trạng là nguồn nhân lực du lịch của vùng tập trung đông và chủ yếu ở những tỉnh, thành phố lớn trong khu vực (trong đó có Hải Ph ng). Những học viên, sinh viên, học sinh ở các địa phươn g không có cơ sở đào tạo ngành Du lịch và kém phát triển về lĩnh vực du lịch thường đầu quân cho các doanh nghiệp tại các thành phố lớn, sau khi được đào tạo tại đây. Dẫn đến tình trạng, nơi thì thừa nguồn nhân lực, nơi lại khan hiếm lao động. Điều này đặt ra vấn đề thu hút nhân tài cũng như tránh hiện chảy máu chất xám đối với các tỉnh thành nhỏ và gợi mở hướng liên kết nhân lực giữa các địa phương theo hướng đôi bên cùng có lợi. Việc cử những nhân lực có tay nghề, trình độ đến quản lý, điều hành, làm việc một thời gian tại các địa phương nhỏ đã diễn ra. Theo đó, một bên sẽ hưởng lợi về kinh nghiệm, một bên sẽ hưởng lợi về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Về chương trình đào tạo

Các chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo du lịch ở các địa phương trong vùng rất đa dạng nhưng vẫn chưa có chuẩn trình độ đào tạo và chương trình khung làm căn cứ để các trường xây dựng giáo trình. Vì vậy, cần thiết phải có sự trao đổi, liên kết giữa các cơ sở đào tạo cùng cấp để tạo ra hoặc thống nhất áp dụng chương trình nhằm giảm thiểu thời gian đào tạo lại của các doanh nghiệp.

- Liên kết trong xúc tiến du lịch

Năm 2009, thành phố Hải Ph ng thành lập Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch. Đây được coi là bộ máy chỉ đạo cho hoạt động xúc tiến du lịch của Hải Ph ng. Các địa phương khác trong vùng ĐBSH cũng đã thành lập được các trung tâm này với chức năng tham mưu và giúp việc cho UBND tỉnh trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch về xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch; đồng thời liên kết với các đơn vị khác trong những lĩnh vực này.

Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH, trong đó có Hải Ph ng, đặt trong mối liên kết với vùng và với một số địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình đã triển khai thực hiện được một số hoạt động và kết nối trong hoạt động xúc tiến du lịch như:

+ Phát hành tài liệu, ấn phẩm, băng đĩa quảng cáo về du lịch địa phương;

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí