Thực Trạng Quy Trình Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc


vậy, CSHT tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh được tiếp tục quan tâm đầu tư, các hạng mục công trình của dự án xây dựng CSHTKDL sinh thái Tràng An, dự án nạo vét tuyến giao thông thủy Bích Động - Hang Bụt và Thạch Bích - Thung Nắng,…đã và đang được thực hiện.

UBND Tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định 1606/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong định hướng phát triển du lịch chủ yếu có nội dung về Danh mục dự án, đề án ưu tiên đầu tư, gồm các nhóm dự án phát triển CSHT, nhóm dự án thuộc KDLQG Tam Chúc, nhóm dự án phát triển các KDL khác, CSVCKT phục vụ du lịch,…

Ngoài ra, các địa phương vùng ĐBSH&DHĐB cũng xây dựng các chính sách vốn đối tác công tư để đầu tư xây dựng công trình CSHT và CSVCKT du lịch. Nhờ đó, các địa phương đã hoàn thành nhiều hạng mục hạ tầng trọng yếu như sân bay, cao tốc, cầu cảng, thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia các dự án đầu tư CSVCKT du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG.

3.2.1.6. Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Để du lịch thực sự trở thành một hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có các chính sách phát triển SPDL. Liên quan đến chính sách phát triển SPDL, vì cần khai thác yếu tố đặc thù mang tính đặc trưng của địa phương nên phần lớn các chính sách này là do địa phương xây dựng và ban hành.

- Về các chính sách phát triển các SPDL đặc thù và thân thiện môi trường trên cơ sở đặc trưng TNDL tại KDL, có thể kể đến một số chính sách tiêu biểu trong Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB như sau:

Tại Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội nhằm xây dựng các SPDL mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng trên cơ sở khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống bị mai một và phát triển các làng nghề kết hợp du lịch. Với chủ trương đó, tại KDLQG Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, được sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL, BQL đã xây dựng một số SPDL hấp dẫn như: tổ chức thành công 3 sự kiện thường niên: Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc", các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam", tổ chức chương trình "Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết" năm 2018 với nguồn kinh phí 100% xã hội hóa; Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức 12 sự kiện theo quý, định kỳ hàng tháng, tổ chức hơn 21 lễ, hội các dân tộc,...


Tại Ninh Bình, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, quy định, kế hoạch để quản lý, phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản, góp phần hình thành và phát triển các SPDL như: Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển Du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020… Kết quả đạt được là KDL Quần thể Danh thắng Tràng An không ngừng phát triển, lượng khách đến tham quan tăng mạnh theo từng năm.

Tại Quảng Ninh, Nghị quyết số 03-NQ/TU được ban hành ngày 28/8/2020 bởi Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về phát triển KDLQG Trà Cổ đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, trong đó xác định giá trị và thương hiệu cho các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn với phát triển SPDL tâm linh mang đặc trưng của địa phương như: Đình Bình Ngọc; xếp hạng cấp Quốc gia đền Xã Tắc và di tích Đồn Biên phòng 209 Pò Hèn,… Hướng dẫn, lập hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú” cho 5 nghệ nhân để tiếp tục duy trì, sáng tạo và phát huy các giá trị truyền thống địa phương, tạo ra các SPDL mang tính đặc thù, hấp dẫn. Tạo ra sản phẩm mới như: Phố đi bộ Trần Phú; đầu tư nâng cấp, bảo tồn các di tích; phục dựng Lễ tế Xã Tắc, nâng tầm Lễ hội đình Trà Cổ; xe du lịch tự lái qua biên giới; xe ô tô điện...

- Về các chính sách liên kết phát triển SPDL giữa các KDL trong cùng một địa phương và các SPDL liên vùng, có thể kể đến một số chính sách tiêu biểu như: Chính sách phát triển du lịch được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch 2017, theo đó khuyến khích, hỗ trợ đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

Ngoài ra, ở các địa phương cũng có những chính sách riêng khuyến khích sự liên kết, hợp tác phát triển SPDL mang tính liên vùng. Cụ thể, Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND tỉnh Hà Nam về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có quy định về phát triển SPDL Hà Nam gắn kết với các SPDL của các địa phương lân cận và trong vùng bằng cách phát triển hệ thống tuyến du lịch, xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh gắn kết với các tỉnh, thành phố. Phát triển tuyến du lịch nội tỉnh theo đường sông và đường bộ gắn kết với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch 93/KH-UBND thành phố Uông Bí, Quảng Ninh về thực hiện Nghị quyết 07 - NQ/TU ngày 24/5/2014 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển du lịch giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có nhiệm vụ


về đầu tư phát triển SPDL trên cơ sở mở rộng liên kết với các địa phương khác như Đông Triều - Quảng Yên - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái,… thành tour du lịch “vang danh đời Trần”. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng hệ thống SPDL đa dạng, đặc sắc, UBND Tỉnh đã quyết định phê duyệt Đề án phát triển SPDL Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại văn bản số 1419/QĐ-UBND. Nội dung chính của Đề án bao gồm phát triển SPDL theo các không gian du lịch (Hạ Long, Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên, Vân Đồn - Cô Tô, Móng Cái - Trà Cổ) và theo từng lĩnh vực,…

Nhìn chung, các chính sách nói trên đã tạo ra khuôn khổ, định hướng cho phát triển SPDL tại các địa phương và các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB, qua đó đảm bảo khai thác đúng tiềm năng, lợi thế, đạt hiệu quả kinh tế, xã hội mong muốn.

3.2.1.7. Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch bao gồm việc xây dựng thương hiệu điểm đến và tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Đây là hoạt động rất quan trọng, giúp kết nối cầu - cung trong du lịch, vì vậy cần phải có các chính sách từ cấp TW đến địa phương để triển khai các hoạt động này.

Tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, việc ban hành và triển khai các chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch nói chung và quảng bá về các KDLQG nói riêng của Vùng thời gian qua đã được quan tâm đáng kể.

Ở cấp TW, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch: “Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài”,... Cùng với đó, Quyết định số 4829/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 12 năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam, trong đó xác định các nội dung chính: “Tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng tập trung vào các điểm đến, sản phẩm có thế mạnh và thị trường khách du lịch trọng điểm;…”.

Những chính sách trên là cơ sở và định hướng giải pháp để xúc tiến, quảng bá mang lại hiệu quả tích cực mong muốn, nhanh chóng và khả thi đạt được các mục tiêu đã đề ra, phát triển ngành Du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ở cấp địa phương, theo quan điểm của Nghị quyết trên, các địa phương có KDLQG thuộc Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB đã xây dựng và triển khai các chính sách phát triển du lịch của địa phương có lồng ghép các nhóm giải pháp, nhiệm vụ về xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương. Ví dụ như: thành phố Hải phòng ban hành


Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2017 về Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; Thành phố Ninh Bình ban hành Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định 1335/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030,…

Bên cạnh đó, một số các địa phương đã xây dựng và ban hành các chính sách xúc tiến, quảng bá riêng về du lịch với mục tiêu, nhiệm vụ rất cụ thể và dành khoản ngân sách khá lớn để triển khai. Chẳng hạn như UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 1770/QĐ-UBND về việc phê duyệt Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Ninh năm 2018. Tại KDLQG Trà Cổ, UBND Thành phố Móng Cái đã Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 27/5/2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá về Móng Cái là nơi đáng sống và là nơi đáng đến gắn với hình ảnh “Người Móng Cái thân thiện” – điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn đối với du khách. UBND tỉnh Hà Nam cũng ban hành Quyết định số 1877/QD-UBND về việc Phê duyệt Đề án Xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016- 2020. UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 3147/QD-UBND về việc Phê duyệt Đề án Tuyên truyền quảng bá. xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016- 2020,…với mục tiêu: Giới thiệu quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và các giá trị văn hóa, các danh lam thắng cảnh, những SPDL của địa phương.

3.2.1.8. Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Trong các chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG, chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch là một trong số những chính sách cần được quan tâm triển khai thực hiện. Việc ban hành các chính sách này thường được lồng ghép trong các chính sách phát triển du lịch của quốc gia và của địa phương. Trong đó, nó được coi là nhóm giải pháp, nhiệm vụ quan trọng để cụ thể hóa các mục tiêu, kế hoạch trong phát triển du lịch nói chung.

Ở cấp TW, Quyết định số 147/QĐ-TTg ban hành ngày 22/01/2020 về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong nhóm giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế đã xác định, cần “tích cực, chủ động hợp tác song phương và đa phương về du lịch; Ưu tiên hợp tác, liên kết khu vực để phát triển sản phẩm, quảng bá điểm đến chung; Thực hiện hiệu quả Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch”, “đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để trao đổi kinh


nghiệm, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực du lịch,…”.

Trên cơ sở đó, các địa phương vùng ĐBSH&DHĐB cũng ban hành những chính sách riêng về đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch. Lấy ví dụ như: Chương trình hợp tác phát triển giữa tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng theo Thông báo số 01-TB/TU/LT ngày 3/9/2013 và Thông báo số 194-TB/TU/LT ngày 30/5/2014 giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hải Phòng. Trong đó, hai bên đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch Quảng Ninh - Hải Phòng, tập trung vào các lĩnh vực: QLNN về du lịch; phát triển SPDL; quảng bá xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường kinh doanh du lịch; xây dựng Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng) và Hạ Long (Quảng Ninh) trở thành trung tâm du lịch quốc tế. Hai bên thống nhất giao các cơ quan chức năng xây dựng Quy chế phối hợp QLNN đối với hoạt động vận chuyển khách du lịch trên khu vực Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) thống nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn; cùng tạo ra hành lang pháp lý giải quyết các vấn đề chung có liên quan, nhằm đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phối hợp với thành phố Hải Phòng lập hồ sơ “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà” trình cấp có thẩm quyền và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc công nhận “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà” là Di sản thế giới,…

Các định hướng và bước đi cụ thể trong liên kết, hợp tác phát triển du lịch được các cơ quan QLNN các cấp xác định rõ ràng và xây dựng thành các quyết sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc Vùng.

3.2.2. Thực trạng quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

3.2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chính sách

Để phát triển du lịch tại các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB cần có rất nhiều chính sách khác nhau, bao gồm cả các chính sách của TW và chính sách của các địa phương trong vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Tuy nhiên trong phạm vi của luận án, NCS chỉ tập trung tìm hiểu và nghiên cứu chính sách du lịch và quy trình chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, bao gồm cả các chính sách của TW và chính sách của địa phương. Trong đó, với các chính sách của TW, các địa phương của Vùng chỉ thực hiện. Vì thế, nội dung xây dựng và ban hành chính sách được nghiên cứu với các chính sách của địa phương trong Vùng.

a. Về mục tiêu: Các chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB hiện nay đều có mục tiêu nhằm cụ thể hóa các định hướng của Chiến


lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia và địa phương, khai thác tính đặc thù về TNDL để phát triển SPDL đặc trưng và mang thương hiệu du lịch vùng.

b. Về nguyên tắc: Các chính sách phát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB được ban hành tại địa phương đã căn cứ điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường thực tế địa phương, có sự hài hòa và thống nhất với các chính sách của TW. Nhìn chung, trong quy trình xây dựng và ban hành chính sách, đối với các chính sách của các địa phương, thông qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia là những người quản lý trong các BQL KDLQG của địa phương cho thấy các địa phương đã có sự xác định và đã lựa chọn mục tiêu phù hợp và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chính sách.

c. Về quy trình: Việc xây dựng và ban hành chính sách phát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB được tiến hành theo các bước: Xác định, lựa chọn vấn đề; Xây dựng các phương án; Lựa chọn phương án tối ưu và Quyết định ban hành.

- Xác định, lựa chọn vấn đề: Căn cứ thực trạng phát triển du lịch của từng địa phương trong Vùng, các vấn đề sẽ được xem xét và xác định ở các mức độ khác nhau. Trong bối cảnh ngành Du lịch đang được coi trọng và tập trung phát triển ở Việt Nam nói chung và vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB nói riêng, phần lớn các địa phương trong Vùng đều quan tâm đến các điều kiện để phát triển du lịch như nâng cao trình độ lao động du lịch, thu hút đầu tư, xúc tiến, quảng bá, phát triển CSHT kinh tế xã hội đồng bộ và hiện đại,… Đây là những nội dung khá phổ biến trong các chính sách phát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB.

Hiện nay ở các KDLQG của Vùng đều đã ban hành và thực hiện các chính sách phát triển du lịch nói chung. Tuy nhiên hiệu quả của các chính sách đó đối với địa phương không đồng đều. Ví dụ như chính sách phát triển SPDL còn chưa thực sự phát huy, các KDLQG như điểm tham quan Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội), khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc),… SPDL còn khá đơn điệu, chưa có tính đặc trưng và chưa thật hấp dẫn.

- Xây dựng phương án: Trên cơ sở xác định vấn đề trọng tâm cần ưu tiên trong phát triển du lịch, các địa phương trong quá trình xây dựng chính sách sẽ giao nhiệm vụ cho các CQQL trực tiếp về du lịch thực hiện. Trong số 9 KDLQG được quy hoạch theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg, theo điều tra của VNCPTDL, hiện nay mới chỉ có 5 KDLQG có BQL, đó là BQL khu kinh tế Vân Đồn, Ban quản lý KDL quốc gia Trà Cổ, Ban quản lý khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An và Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (trực thuộc Bộ VHTTDL), còn lại chưa có BQL du lịch (Bảng 3.1).


Bảng 3.1. Ban Quản lý tại các khu du lịch quốc gia

thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hông và Duyên hải Đông Bắc

TT

Loại mô hình BQL

Khu du lịch quốc gia

Ban Quản lý

1

BQL KDL trực thuộc UBND cấp tỉnh

KDLQG Vân Đồn

BQL khu kinh tế Vân Đồn

2

KDLQG Trà Cổ

BQL KDLQG Trà Cổ

3

Ban Quản lý khu

du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch (Sở Du lịch)

KDLQG Côn Sơn - Kiếp Bạc

BQL khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

4

KDLQG Tràng An

BQL quần thể danh thắng Tràng An


5


Loại hình BQL khác

KDLQG Làng Văn hóa -

Du lịch các dân tộc Việt Nam

BQL Làng Văn hóa - Du

lịch các dân tộc Việt Nam (thuộc Bộ VHTTDL)

6


Chưa có BQL du lịch

KDLQG Ba Vì - Suối Hai


7

KDLQG Tam Chúc


8

KDLQG Tam Đảo


9

KDLQG Hạ Long - Cát Bà


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 12

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch )

Như vậy, có thể thấy mô hình quản lý các KDLQG thuộc Vùng hiện nay rất đa dạng, nhưng chủ yếu là trực thuộc UBND cấp tỉnh như KDL Vân Đồn, KDL Trà Cổ. Bên cạnh đó, có một số khu du lịch trực thuộc Sở VHTTDL/Sở Du lịch như khu du lịch Tràng An, Côn Sơn - Kiếp Bạc; Ngoài ra, một số KDL lại có mô hình đặc biệt như KDL Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trực thuộc Bộ VHTTDL; KDL Hạ Long – Cát Bà trực thuộc 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau…Và có một số KDL còn chưa có ban quản lý du lịch riêng. Nhiều KDLQG chưa thành lập BQL chuyên ngành riêng, hoạt động theo (một hoặc một vài) mô hình quản lý chung; công tác quản lý được giao cho nhiều cấp khác nhau như UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Sở chuyên ngành (Sở Du lịch, Sở VHTTDL), BQL Vườn quốc gia, BQL di tích…

Mỗi mô hình đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Một số mô hình đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động du lịch. Như vậy, các chính sách phần lớn được xây dựng bởi các BQL là các cơ quan chức năng có chuyên môn về du lịch nên chính sách bám khá sát với thực tiễn của KDL đó, phù hợp với mục tiêu phát triển của KDLQG.

Tuy nhiên, theo đánh giá của DNDL, việc xác định và lựa chọn vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong phát triển du lịch địa phương chỉ đạt ở mức Trung bình. Nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển du lịch nói chung chưa thực sự gắn với thực trạng phát triển du lịch địa phương. Ngoài ra việc xây dựng các phương án thường được cơ quan QLNN về du lịch thực hiện, DNDL thường bị hạn chế trong tham gia, nên cũng


ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai chính sách của doanh nghiệp.

ĐVT: Mức điểm trung bình


4.00

3.00

2.00

1.00

0.00


3.56

2.87

3.38

3.40

2.95

3.30

3.02

3.08

3.30

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)


Hình 3.1. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch

về nội dung xác định, lựa chọn vấn đề và xây dựng phương án

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

Trong đó:


(1) Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội);

(2) Điểm tham quan Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội);

(3) KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc);

(4) KDL Tam Chúc (Hà Nam);

(5) Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương);

(6) Điểm du lịch Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng);

(7) KDL Vân Đồn (Quảng Ninh);

(8) KDL Trà Cổ (Quảng Ninh);

(9) Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) .

Với nội dung này, các địa phương như Hà Nội, Hà Nam được đánh giá cao hơn, cụ thể là KDLQG Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), KDLQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và KDLQG Tam Chúc (Hà Nam). Các địa phương, nội dung này bị đánh giá tương đối thấp, là KDLQG Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội) và KDLQG Côn Sơn

– Kiếp Bạc (Hải Dương) với mức đánh giá chỉ ở khoảng Kém, cho thấy DNDL chưa hài lòng nội dung này trong quy trình chính sách địa phương (Hình 3.1).

Lựa chọn phương án tối ưu: Trong quá trình lựa chọn phương án tối ưu, các địa phương đã tổ chức mời đại diện một số doanh nghiệp lớn của địa phương tham gia góp ý cho các dự án du lịch của địa phương, đặc biệt là ở thành phố và trung tâm lớn như Hà Nội, Quảng Ninh và Ninh Bình, đây là cơ sở giúp các địa phương lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra các địa phương còn rất chủ động trong việc trưng cầu ý kiến của các đối tượng thụ hưởng chính sách của địa phương. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, người dùng internet tăng cao, trong đó có cả các DNDL và người dân. Việc

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí