đặc sắc. Tiêu biểu trong các hình thức văn hóa dân gian là các vũ điệu. Dân tộc Mường, dân tộc Thái có điệu múa xòe, múa lượn, múa sạp… Dân tộc Tây Nguyên có các điệu múa cồng chiêng, những điệu múa này kèm theo bộ nhạc cụ cồng chiêng và tre nứa đã làm tăng thêm mức độ độc đáo và hấp dẫn của chúng.
Lễ hội của các dân tộc cũng khá độc đáo, tiêu biểu là các lễ hội mùa Xuân của các dân tộc Thái, Mường với các trò chơi dân gian như: Ném còn, hát đối, múa xòe… Vùng đồng bằng Bắc bộ có các lễ hội chọi Trâu. Vùng Tây Nguyên có lễ hội đâm trâu, đua voi. Đồng bào người Chăm có lễ hội Kate … rất sôi động và hấp dẫn.
Ngoài ra đồng bào các dân tộc Việt Nam còn có các sản phẩm thủ công độc đáo. Tiêu biểu nhất là các đồ mây tre, đan lát, hàng dệt thổ cẩm với các đường nét hoa văn phong phú đặc sắc rất được du khách ưa chuộng.
Một trong những nét hấp dẫn và quyến rũ du khách chính là các kiến trúc dân gian của các dân tộc. Những kiểu nhà sàn của dân tộc Thái, dân tộc Mường ở phía Bắc, nhà Dài, nhà Rông của các Dân Tộc Bana, Êđê… ở Tây Nguyên luôn gây ấn tượng sâu sắc với du khách giữa một phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Đặc biệt lối kiến trúc và điêu khắc nhà mồ ở Tây Nguyên thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo.
Sản vật và văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc là một trong những yếu tố văn hóa được du khách quan tâm. Đặc biệt là quây quần bên đống lửa nhà sàn thưởng thức rượu cần với các món ăn chế biến từ lâm thổ sản là một trong những nét văn hoá phổ biến chung đối với các dân tộc thiểu số trong cả nước. Hiện nay các chương trình thưởng thức rượu cần và thưởng thức các chương trình văn nghệ của các dân tộc thiểu số đã được đưa vào các chương trình du lịch ở Hoà Bình và Tây Nguyên rất được du khách ưa thích.
2.2 Các di tích lịch sử, văn hoaù.
Du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng có vai trò quan trọng trong việc quy hoạch và phát triển các khu du lịch sinh thái. Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia ngoài các giá trị về nguồn gien quí hiếm, còn chứa đựng các di tích
lịch sử văn hoá có giá trị. Trong số 105 khu rừng đặc dụng ở Việt Nam: Nhà nước đã phân loại và công nhận 34 khu rừng văn hoá lịch sử như: Pắc Bó, Tân Trào, Thần Sa, Ngọc Trạo… Có những khu rừng văn hóa lịch sử rất nổi tiếng và được du khách biết đến như: Đền Hùng, Hương Sơn, Pắc Bó, Côn Sơn, Bà Nà, rừng thông Đà Lạt, Núi Bà…
Ngoài 34 khu rừng văn hóa lịch sử thì trong số các rừng đặc dụng đặc biệt là một trong số 10 vườn Quốc gia cũng có những di tích lịch sử quan trọng có giá trị phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là vườn Quốc gia Cúc Phương với di tích thời tiền sử ở Việt Nam, vườn Quốc gia Nam Cát Tiên với di chỉ văn hoá Phù Nam khá quan trọng của Vương Quốc cổ Phù Nam, vườn Quốc gia Côn Đảo với khu nghĩa trang Hàng Dương…
Như vậy, trong số 105 khu rừng đặc dụng ở Việt Nam đã có tới 40% trong số đó là tài nguyên lịch sử , văn hoá. Một điều kiện khá thuận lợi trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển du lịch sinh thái văn hoá lịch sử là các khu rừng này nằm ở các khu vực thuận lợi rất dễ tiếp cận.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Kết Hợp Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương Vào Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái.
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 4
- Tiềm Năng Về Du Lịch Sinh Thái Nhân Văn (Tại Các Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên)
- Sự Phân Bổ Các Tài Nguyên Sinh Thái Trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 8
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long - 9
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
3 Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
3.1 Tổ chức không gian du lịch sinh thái.
Căn cứ vào sự phân bố về mặt không gian của các vùng sinh thái đặc thù có hệ sinh thái cao với sự có mặt của của các loài sinh vật đặc hữu, cũng như căn cứ vào các điều kiện về kinh tế và xã hội, cơ sở hạ tầng… Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái Việt Nam bao gồm các vùng chủ yếu:
Vùng núi và ven biển Đông Bắc:
Không gian du lịch sinh thái vùng núi Đông Bắc chủ yếu bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái. Các hệ sinh thái điển hình có giá trị du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng tại khu vực này là hệ sinh thái trên núi đá vôi, hệ sinh thái đất ngập nước mà tiêu biểu là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên (Lạng Sơn), rừng văn hóa - lịch sử Pắc Bó, Trùng Khánh (Cao Bằng), vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn), hồ núi Cốc (Bắc Thái).
Không gian du lịch sinh thái vùng ven biển Đông Bắc chủ yếu bao gồm vùng ven biển 2 tỉnh Quảng Nam và Hải Phòng với các hệ sinh thái trên núi đá vôi, sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái san hô. Vịnh Hạ Long với vườn Quốc gia Cát Bà là không gian có tính hấp dẫn đặc biệt về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tính đa dạng sinh học ở không gian du lịch sinh thái này tương đối cao với khoảng 3,500 loài thực vật, 109 loài thú, 179 loài chim, trong đó có các loài thú quý hiếm đặc hữu như: Voọc mũi hếch (Trachypithecus Avunculus), voọc đầu trắng (Trachypithecus Fracoici Polyocephalus)…
Các đặc điểm có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở vùng này là vườn Quốc gia Cát Bà và vườn Quốc gia Ba Bể. Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được bao gồm: Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù, du lịch mạo hiểm, du lịch lặn biển…
Vùng Tây Bắc Hoàng Liên Sơn:
Không gian hoạt động du lịch sinh thái ở vùng này chủ yếu bao gồm phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinh thái núi cao Sapa- Phanxipăng có nhiều loài sinh vật ôn đới và khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nơi có tới 38 loài động vật thuộc loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Voi (Elephasmaximus), bò tót (Bos ganrus), gấu chó (Helarctos malayanus), hổ (Panthea tigirs), sói đỏ (Cuon alpinus)…
Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được ở khu vực này bao gồm: Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái vùng núi cao, du lịch mạo hiểm…
Vùng đồng bằng Sông Hồng:
Với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hóa. Hệ sinh thái ở vùng mang đặc tính của khu hệ sinh thái Hoa Nam và khu hệ trung gian giữa bản địa và Malaysia - Indonesia. Ngoài ra ở vùng còn có hệ sinh thái đất ngập nước tương đối điển hình. Trên phạm vi không gian vùng du lịch sinh thái này có 3 vườn Quốc gia: Tam Đảo, Ba Vì và rừng Cúc
Phương. Đặc biệt ở đây có khu bảo vệ đất ngập nước (Ramasa) đầu tiên của Việt Nam và khu vực ở Xuân Thủy.
Mặc dù tính đa dạng sinh học ở vùng này chưa phải là cao nhất và số lượng các loài động thực vật đặc hữu, quí hiếm còn hạn chế, tuy nhiên điều kiện để khai thác các tiềm năng du lịch của vùng là tương đối thuận lợi bởi các điểm tiềm năng lớn của vùng nằm gần thủ đô Hà Nội. Trung tâm du lịch quan trọng vào loại bậc nhất của cả nước. Với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển.
Căn cứ vào các điểm sinh thái tự nhiên và điều kiện có liên quan đến hoạt động sinh thái ở vùng này chủ yếu là tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù kết hợp với thắng cảnh và du lịch văn hóa.
Vùng Bắc Trung Bộ:
Bao gồm phần phía Tây Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, phía tây tỉnh Quảng Bình và khu vực đông nam Thừa Thiên Huế, phần phía tây Đà Nẵng và Quảng Nam.
Địa bàn được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao với nhiều khu rừng nguyên sinh rộng lớn. Đây cũng là vùng mà trong thời gian qua đã phát hiện 3 loài thú mới là Sao La (Pseudoryx nghelinhesis), Mang Lớn (Megamuntincus Vuquangensis) và Voọc Hà Tĩnh (Trachypitheus francoisihatinhensis). Ngoài ra ở khu vực này có tới 26 loài thú, 25 loài chim, 16 loài bò sát và 9 loài cá thuộc diện đặc hữu đẹp, quý hiếm. Ngoài tính đa dạng sinh học ở vùng này còn có khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng với động Phong Nha được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Chính vì vậy tiềm năng du lịch sinh thái ở vùng này rất lớn.
Tuy nhiên căn cứ vào các điều kiện có liên quan ở vùng này không gian ưu tiên đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái là Bà Nà - Bạch Mã - Bán đảo Sơn Trà - Cù Lao Chàm.
Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được ở khu vực này bao gồm: Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái; Du lịch mạo hiểm; Du lịch lặn biển.
Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
Có không gian dọc phần phía Tây của Tây Nguyên, một phần phía Bắc Lâm Đồng xuống Khánh Hòa. Các hệ sinh thái điển hình của vùng bao gồm hệ sinh thái rừng khộp mà tiêu biểu ở YorDon, hệ sinh thái đất ngập nước ở hồ Lak, hệ sinh thái vùng núi cao ở Ngọc Linh, Bidoup - Núi Bà, hệ sinh thái san hô ở Nha Trang.
Có thể nói đây là vùng tập trung nhiều hệ sinh thái điển hình và cũng là nơi được thế giới công nhận có tính đa dạng sinh học cao, là nơi duy nhất ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á có đủ 4 loài bò xám (Bos Sauveli) và bò sừng xoắn (Novovibos spiralis) và cũng là nơi có nhiều loài chim, thú bò sát, cá, các loài thực vật thuộc diện quí hiếm, đặc hữu ở Việt Nam và trên thế giới.
Ngoài ra ở khu vực các Vườn Quốc Gia và khu bảo tồn tự nhiên, đặc biệt ở Tây Nguyên còn bảo tồn được các sinh hoạt truyền thống của cộng đồng dân tộc, tạo tính hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái của vùng.
Các loại hình du lịch sinh thái có thể tổ chức được ở khu vực này bao gồm: Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái; Du lịch mạo hiểm; Du lịch lặn biển.
Vùng Đông Nam Bộ:
Đây là vùng chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Tây Nguyên - cực Nam Trung Bộ xuống đồng bằng Nam Bộ với không gian chủ yếu bao gồm khu vực vườn quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng - Bình Dương - Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Tính đa dạng sinh học của vùng được đánh giá khá cao với nhiều hệ sinh thái điển hình trong đó đáng chú ý là hệ sinh thái nhiệt đới Nam Cát Tiên còn tồn tại loài tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) hiện chỉ còn quần thể rất ít ở vùng Cát Lộc, hệ sinh thái san hô và vườn quốc gia Côn Đảo và hệ sinh thái ngập mặn Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh.
Các loại hình sinh thái chủ yếu có thể tổ chức được ở vùng này bao gồm: Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình; Du lịch lặn biển.
Vùng đồng bằng sông Mê Kông:
Với hệ sinh thái điển hình là đất ngập nước và rừng ngập mặn, không gian hoạt động du lịch sinh thái ở vùng này chủ yếu tập trung ở các tỉnh dọc sông Mekong và các tỉnh Bạc Liêu; Cà Mau và Kiên Giang. Rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm Chim (Đồng Tháp) nơi bảo tồn loài sếu cổ trụi (Grus antigone) là những nơi có giá trị đặc biệt cho hoạt động du lịch sinh thái.
Ngoài ra, các miệt vườn, đặc biệt trên các cù lao dọc sông Tiền, sông Hậu, khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của vùng. Tính độc đáo của hoạt động du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sông nước.
3.2 Tổ chức quản lyù:
Các khu rừng đặc dụng của Việt Nam hiện nay được chia làm 3 loại: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn hoá, lịch sử môi trường. Ba loại có những hình thức tổ chức quản lý và đặc trưng khác nhau về quyền sử dụng, sở hữu tài nguyên đất đai.
10 vườn quốc gia phần lớn do trung ương quản lý còn một số do tỉnh quản lý, nhưng đều có ban quản lý thống nhất vào một đầu mối thuộc hệ thống quản lý ngành dọc, mục tiêu cơ bản là bảo tồn thiên nhiên.
61 khu bảo tồn thiên nhiên hầu hết do tỉnh, thành phố quản lý, mục đích vừa bảo tồn thiên nhiên, vừa gắn với phát triển kinh tế thông qua các dự án với sự quản lý và điều hành của ban điều hành.
34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, đều có ban quản lý thuộc hệ thống quản lý ngành dọc thuộc Bộ Văn hoá Thông tin.
Với đặc điểm trên để bảo đảm việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái, mô hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái ở các khu rừng nên định hướng như sau:
3.2.1 Vườn quốc gia.
- Công tác tổ chức quản lý được thực hiện dưới sự điều hành thống nhất của ban quản lý vườn quốc gia theo hệ thống quản lý chung của ngành chủ quản. Ngành du lịch chỉ tham gia theo chức năng quản lý nhà nước về du lịch.
- Cơ chế chính sách tài chính có quy định riêng cho loại hình hoạt động du lịch ở các vườn quốc gia trong khuôn khổ thống nhất giữa 3 bộ: Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Du lịch trên nguyên tắc không bao cấp, tự hạch toán và cân đối, cân bằng lợi ích kinh tế xã hội giữa khai thác du lịch với bảo tồn phát triển tiềm năng thiên nhiên, cộng đồng nhân dân địa phương.
3.2.2 Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên hầu hết do tỉnh, thành phố quản lý; mục đích vừa bảo tồn thiên nhiên, vừa gắn với phát triển kinh tế. Cho nên để phát triển du lịch sinh thái cần xúc tiến thành lập Hội đồng Xúc tiến Phát triển Du lịch hay Ban Quản lý Khai thác Du lịch do Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo
- Vai trò của Hội đồng Xúc tiến Phát triển Du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng và phù hợp với đặc điểm của một vùng thiên nhiên có nhiều chủ sử dụng, sở hữu đất đai, tài nguyên với nhiều ngành nghề khác nhau như: Nông trường, Lâm trường, Thủy sản, Thủy lợi, Du lịch và đan xen giữa bảo tồn vốn sinh thái rừng đi đôi với khai thác phục vụ lợi ích kinh tế. Hội đồng Xúc tiến Phát triển Du lịch có chức năng nhiệm vụ:
+ Tư vấn cho chính quyền địa phương về các vấn đề cơ chế, chính sách, quy hoạch, đầu tư, cấp cho thuê quyền sử dụng đất để phát triển du lịch trong phạm vi khu bảo tồn.
+ Giúp cho ban điều hành quản lý thống nhất quản lý các hoạt động du lịch trong phạm vi khu bảo tồn theo đúng dự án và quy hoạch.
+ Điều hòa các mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị cá nhân khai thác kinh doanh du lịch với các đơn vị cá nhân có quyền sở hữu sử dụng tài nguyên sinh thái và cộng đồng nhân dân địa phương.
+ Tham gia thẩm định các dự án du lịch trong khu bảo tồn thiên nhiên.
3.2.3 Khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường.
Phần lớn các khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường đều có Ban quản lý khu di tích thuộc ngành chủ quản Bộ văn hóa - Thông tin. Tuy nhiên những vùng phụ cận vành đai có tài nguyên môi trường có thể phát triển du lịch lại thuộc quyền sử dụng, sở hữu của nhiều đơn vị thuộc các ngành khác. Do đặc điểm thực tế, nên định hướng mô hình tổ chức thành hai loại.
Loại thứ nhất: Các khu văn hóa lịch sử - môi trường mà vùng phụ cận không có hoặc có nhưng không đáng kể các chủ sở hữu sử dụng tài nguyên sinh thái, đất thì nên tổ chức như các khu vườn quốc gia.
Loại thứ hai: Các khu vườn văn hóa, lịch sử - môi trường mà vùng phụ cận có nhiều các chủ sở hữu tài nguyên, đất có ý nghĩa khai thác, phát triển du lịch thì nên vận dụng mô hình tổ chức của các khu bảo tồn thiên nhiên với tổ chức Hội đồng Xúc tiến Phát triển Du lịch hay ban quản lý khai thác du lịch do Ủy ban Nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo.
4 Mục tiêu của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam.
Mục tiêu của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam đã được xác định như sau:
Để Việt Nam trở thành điểm du lịch sinh thái có chất lượng và được công nhận trên thế giới.
Đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Góp phần bảo tồn thiên nhiên và văn hóa.
Góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường hợp tác vì sự phát triển của du lịch sinh thái.