Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Một Số Địa Phương

Ẩm thực: Dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía nam ĐBSH rất coi trọng cách thức ăn uống và đã chăm chút nâng lên đến tầm nghệ thuật. Ngoài các món ăn ở hàng vương giả cầu kỳ, tinh tế còn có hàng trăm món ăn dân dã hấp dẫn, rẻ. Có những món ăn dân gian đã nổi tiếng trong và ngoài nước như bánh nhã Hải Hậu, bánh cáy làng Nguyễn, canh cá Quỳnh Côi, phở Nam Định v.v… Những món ăn đã tạo nên thương hiệu mỗi khi nhắc đến du lịch Việt Nam, được du khách yêu thích và được các trang ẩm thực uy tín trên thế giới xếp hạng.

Làng nghề thủ. công truyền thống: Nghề thủ công truyền thống ở các tỉnh phía nam ĐBSH có lịch sử phát triển từ lâu đời. Nhiều phường nghề, làng nghề nổi tiếng từ xưa trải qua thăng trầm của thời gian vẫn còn phát triển cho tới ngày nay như đúc đồng, khảm trai, chạm bạc, sơn mài... Các làng nghề tiêu biểu có giá trị khai thác du lịch như dệt cói Kim Sơn (Ninh Bình), đúc đồng La Xuyên (Nam Định), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình) ... Có thể nói, các sản phẩm thủ công truyền thống ở các tỉnh phía nam ĐBSH là một loại hình sản phẩm du lịch rất độc đáo và có tính riêng biệt.

Bảng 3. 1 Tiềm năng phát triển du lịch của một số địa phương


STT

Tiêu chí

Ninh

Bình

Nam

Định

Thái

Bình

Nam

Hưng

Yên

Thanh

Hóa

1

Có ít nhất 3 loại địa hình đa dạng

x

x




x

2

Vườn quốc gia

x

x




x

3

Khu nghĩ dưỡng, chữa bệnh

x

x

x



x

4

Cảnh quan thiên nhiên đẹp

x

x

x

x

x

x

5

Di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc

x

x

x

x

x

x

6

Lễ hội, làng nghề truyền thống

x

x

x

x

x

x

7

Văn hóa dân tộc đa dạng

x

x

x

x

x

x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 10

Nguồn: Tác giả tổng hợp của tác giả

Sau khi phân tích và tổng hợp trên có thể thấy 3 tỉnh phía nam ĐBSH là điểm du lịch hấp dẫn, có nhiều lợi thế du lịch hơn các địa phương lân cận nhờ sự đa dạng của các nguồn tài nguyên, điều này sẽ giúp Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình có thể phát triển nhiều loại hình, sản phẩm du lịch hơn các địa phương lân cận khác.

Bảng 3. 2 Đánh giá về tiềm năng du lịch của các tỉnh nam ĐBSH


STT

Đặc điểm

Ninh Bình

Nam Định

Thái Bình

1

Địa hình, khí hậu

Hấp dẫn

Hấp dẫn

Hấp dẫn

2

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đa dạng, đặc sắc

Đa dạng, đặc sắc

Khá đa dạng

3

Tài nguyên du lịch văn hóa

Riêng biệt, độc đáo

Riêng biệt, độc đáo

Riêng biệt, độc đáo

Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ bảng điều tra

Tổng hợp từ kết quả khảo sát cho thấy (bảng 3.2), doanh nghiệp, khách du lịch đều đánh giá rất cao (trên 90% ý kiến được hỏi) tiềm năng du lịch của ba tỉnh. Tài nguyên du lịch thực sự là một lợi thế nổi bật, phục vụ tích cực cho du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH. Có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng, độc đáo: du lịch tham quan (tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh…); du lịch văn hóa (du lịch lễ hội, du lịch hoa…); du lịch ẩm thực; du lịch xanh (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh…); du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề…); teambuilding…

3.1.2.3 Nhận xét chung về khai thác lợi thế phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng

Tuy được xác định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung, song đóng góp của du lịch cho tăng trưởng kinh tế địa phương còn nhiều hạn chế. Ngoại trừ Ninh Bình hiện nay là có chiến lược, chính sách để khai thác, phát triển du lịch bài bản và có hệ thống, cũng như đóng góp của du lịch vào kinh tế tỉnh rất đáng kể, hai tỉnh còn lại là Thái Bình, Nam Định, du lịch vẫn còn chưa phát triển và chưa có gì nổi bật về chính sách, quy hoạch, đầu tư phát triển cho du lịch. Chưa phát huy lợi thế để có đóng góp đáng kể hơn cho phát triển kinh tế, chưa thực sự là nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; chưa phát huy được giá trị DTSQ, di sản bị tàn phá, đóng góp cho ngân sách và tạo việc làm cho lao động chưa tương xứng. Du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH vẫn thiếu liên kết trong phát triển, phát triển thiếu đồng bộ, mối liên kết vùng chưa chặt chẽ để phát triển nhằm hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

3.2 Thực trạng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

3.2.1 Dưới góc độ kinh tế

3.2.1.1 Vị thế, quy mô của ngành du lịch

a) Du lịch trong định hướng, chính sách phát triển kinh tế của địa phương

Trong chiến lược phát triển KT – XH của các tỉnh ở phía nam ĐBSH, du lịch đều xác định đóng góp vai trò quan trọng trở lên với kinh tế của các địa phương. Cả 3 tỉnh đều đã có quy hoạch tổng thể du lịch phát triển du lịch định hướng đến năm 2025 và 2030.

(1) Du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH ngày càng được khẳng định về tiềm năng, vị trí, hình ảnh, và chất lượng trên bản đồ du lịch của Việt Nam.

(2) Các điểm du lịch đều nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, nhiều nơi giáp ranh giữa các tỉnh lân cận, thuận tiện cho việc tham quan, di chuyển, liên kết.

(3) Các điểm du lịch đều nằm xen kẽ với khu dân cư, cách trung tâm thành phố không xa, nên có cả các dịch vụ tiện ích, giải trí xung quanh.


500

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0


422


346


450


199


230


320.7

Đơn vị tính: tỷ đồng


350

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017


Hình 3. 1 Tổng vốn đầu tư các dự án du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2011- 2017

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh

Theo kết quả khảo sát ý kiến của những người có chuyên môn về du lịch ở các tỉnh, trên 90% ý kiến được hỏi đều đồng ý rằng ngành du lịch các tỉnh ở nam ĐBSH đã và đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, được các cấp lãnh đạo ưu tiên trong kế hoạch đầu tư phát triển. Các điểm du lịch được đầu tư mở rộng, quy mô ngày một lớn về cả con người và cơ sở vật chất. Các ý kiến cũng cho rằng bản thân ngành du lịch ở các tỉnh cũng đang tự khẳng định chỗ đứng và tầm quan trọng của mình thông qua các hình thức liên kết, hợp tác rộng rãi. Du lịch được đánh giá là có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế các tỉnh như vậy nhưng tổng số vốn đầu tư cho dự án du lịch hằng năm ở các tỉnh phía nam ĐBSH còn khiêm tốn chỉ chiếm khoảng hơn 1% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Tăng trưởng ngành du lịch trong hệ thống các ngành kinh tế địa phương

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2005 – 2018 của các tỉnh phía nam ĐBSH đạt trung bình khoảng gần 8%/năm; trong đó khu vực nông - lâm - thủy sản 3%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12%/năm; dịch vụ tăng xấp xỉ 8%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và liên tục, trung bình đạt 18,78% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng GRDP nói chung và tốc độ tăng ngành dịch vụ nói riêng. Du lịch đã khẳng định được tầm quan trọng trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Bảng 3. 3 So sánh tốc độ tăng trưởng trung bình các ngành kinh tế ở các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2010-2018


Các tỉnh

Tốc độ

tăng GRDP

Tốc độ tăng

nông-lâm- thủy sản

Tốc độ tăng

công nghiệp- xây dựng

Tốc độ tăng dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng du lịch

Ninh Bình

6,5%

1,55%

9,9%

7,8%

24,3%

Các tỉnh

Tốc độ tăng

GRDP

Tốc độ tăng nông-lâm-

thủy sản

Tốc độ tăng công nghiệp-

xây dựng

Tốc độ tăng dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng du lịch

Nam Định

8%

3,8%

12,8

8%

22%

Thái Bình

9,2%

4,5%

15,2%

6,8%

16%


Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh

c) Chuyển dịch trong cơ cấu ngành du lịch

- Thứ nhất, trong cơ cấu doanh thu

Khách du lịch đến các tỉnh phía các tỉnh phía nam ĐBSH (cả quốc tế và nội địa) phân bổ chi tiêu như sau: phần lớn chi tiêu cho hai dịch vụ là ăn uống và lưu trú. Vì vậy, đóng góp của hai dịch vụ này lớn nhất trong cơ cấu của du lịch (chiếm khoảng 50% tổng doanh thu). Trong khi đó, cơ cấu trong doanh thu từ dịch vụ mua sắm, giải trí chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có tín hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2018 ở các tỉnh: Ninh Bình với lưu trú chiếm 15% tổng doanh thu thuần túy; ăn uống chiếm 39%; vận chuyển lữ hành chiếm 14%; mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí và dịch vụ khác chiếm 25%. Thái Bình: lưu trú chiếm 20% tổng doanh thu thuần túy; ăn uống chiếm 30%; vận chuyển lữ hành chiếm 16%; mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí và dịch vụ khác chiếm 11%. Phần tỷ trọng cơ cấu trong ngành du lịch đã phản ánh đúng về ngành du lịch của các tỉnh phía các tỉnh phía nam ĐBSH, dịch vụ phụ trợ du lịch thiếu và yếu; sản phẩm đặc thù ít, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung cần phong phú, cần thêm nguồn bổ sung cho những sản phẩm này.

Bảng 3. 4 Cơ cấu trong nội bộ du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH

Đơn vị tính: %

Cơ cấu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Lưu trú

20,39

19,72

19,67

19,73

18,5

18,43

18,58

19,23

19,56

Ăn uống

33,35

33,34

29,96

33,23

32,16

30,85

29,26

30,08

30,56

Lữ hành, vận chuyển


14,34


11,43


11,27


12,21


15,13


15,92


17,07


17,22


17,45

Mua sắm, giải trí

15,28

15,91

17,09

16,1

16,9

19,24

20,035

20,11

20,15

Dịch vụ khác

16,64

19,6

22,01

18,73

17,31

15,56

15,055

13,36

12,28

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh

- Thứ hai, trong cơ cấu đầu tư

+ Đầu tư nước ngoài

Trên địa bàn các tỉnh thuộc nam ĐBSH hiện chưa có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, đây cũng là tình trạng chung của một số tỉnh lân cận. Nguyên nhân chủ yếu là các điểm du lịch văn hóa chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các điểm du lịch sinh thái tự nhiên của các tỉnh, trong đó có biển chưa thực sự nổi bật và hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở hạ

tầng đặc biệt là giao thông tới các điểm du lịch còn yếu, chất lượng các dịch vụ phục vụ du khách chưa đảm bảo.

+ Đầu tư trong nước

Phần lớn vốn đầu tư phát triển dành cho du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH là từ vốn nhà nước. Việc thu hút các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch còn gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư còn ít quan tâm đến việc bỏ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, vì tâm lý chung đều cho rằng Nhà nước phải đảm nhiệm các công việc trên, còn các nhà đầu tư chỉ chú trọng những lĩnh vực đầu tư hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng... để khai thác ngay. Do đó, nguồn vốn khác đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch trong giai đoạn này còn thấp. Để giải quyết vấn đề này, các tỉnh phía nam ĐBSH đã vận dụng một số chính sách, cơ chế nhằm thu hút các nguồn đầu tư như: chính sách đổi đất lấy hạ tầng; chính sách thu hút đầu tư; chính sách khuyến khích phát triển du lịch; quy định thủ tục, trình tự, thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa... Các chính sách này được ban hành, từng bước sẽ phát huy hiệu quả trong giai đoạn tới.


28%

37%

35%

Ninh Bình Nam Định Thái Bình


Hình 3. 2 Tỷ lệ vốn đầu tư cho du lịch trong tổng vốn của các tỉnh phía nam ĐBSH

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh

Bên cạnh đó, căn cứ nội dung quy hoạch, các tỉnh đã có nhiều hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư nhưng môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nên thực tế công tác đầu tư không theo đúng quy hoạch, một phần do nguồn vốn quá nhỏ so với nhu cầu, một phần do định hướng quy hoạch không phù hợp, thiếu tính khả thi.

Bảng 3. 5 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư phát triển du lịch

Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu

Rất tốt (5)


Tốt (4)

Trung bình

(3)

Kém (2)

Rất kém

(1)

Môi trường đầu tư

12,14

46,4

38,57

2,86

0

Thực hiện các dự án đầu tư trong nước

9,22

42,55

43,97

4,25

0

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

7,09

39,71

48,23

4,96

0

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

5,71

48,57

42,14

3,57

0

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Theo ý kiến, của các cán bộ quản lý nhà nước thì nội dung đầu tư phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH nhìn chung là tốt nhưng riêng đầu tư phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh cần phải có chính sách phù hợp hơn trong việc phân bổ vốn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá phát triển năng lực du lịch của các tỉnh và duy trì sự PTBV cho du lịch.

3.2.1.2 Lợi ích kinh tế từ du lịch

a) Đóng góp vào GRDP và các ngành khác

Năm 2010, giá trị tăng thêm ngành du lịch chiếm 0,57% tổng GRDP, đến năm 2018 chiếm khoảng 1,5% tổng GRDP của các tỉnh phía nam ĐBSH. Sự đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GRDP còn nhỏ bé, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của du lịch của các tỉnh (tính chung cả nước du lịch đóng góp khoảng 5,9% vào GDP). Tuy nhiên, nếu tính thu nhập xã hội từ du lịch thì con số trên có thể sẽ lớn hơn nhiều. Nguyên nhân cơ bản là số lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú chưa nhiều (chỉ chiếm khoảng từ 10-20%), thời gian lưu trú ít; mức chi tiêu của khách du lịch (nội địa và quốc tế) thấp; cơ cấu khách không hợp lý (khách đi lễ hội chiếm phần lớn trong cơ cấu khách nhưng mức chi tiêu trong ngày của nhóm khách này rất thấp).

Bên cạnh đó, khi du lịch của các tỉnh phát triển đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác như công nghiệp (đầu tư cho hạ tầng giao thông, dịch vụ công cộng…), dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, y tế…) phát triển. Theo kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu của tác giả về thu hút khách du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH: thứ nhất, cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút khách du lịch, khi đầu tư thêm 1 đơn vị buồng dịch vụ thì hệ số khách du lịch tăng lên 1,01 đơn vị. Thứ hai, dịch vụ phụ trợ có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thu hút khách du lịch, điều này được biểu hiện thông qua hệ số hồi quy (coef = 156,78). Hệ số này cho biết khi dịch vụ phụ trợ của tỉnh bao gồm tác động của y tế, ngân hàng …, sự đầu tư cho y tế, ngân hàng… Chứng tỏ du lịch phát triển có thể thúc đẩy các dịch vụ khác phát triển, là động lực để thu hút được khách du lịch đến địa phương.

b) Số lượng khách du lịch

Lượng khách du lịch đến ba tỉnh nam ĐBSH liên tục tăng trong vòng hơn 10 năm qua: Ninh Bình từ 3 triệu lượt khách năm 2010 đạt 7,3 triệu lượt khách năm 2018; Nam Định từ hơn 1 triệu lượt khách năm 2005 đạt 2,8 triệu lượt khách năm 2018; Thái Bình từ hơn 200 nghìn lượt khách năm 2005 đạt 650 nghìn lượt khách năm 2018. Các tỉnh phía nam ĐBSH đã chú trọng tập trung cho phát triển du lịch và thương hiệu du lịch của các tỉnh đang dần được khẳng định trên bàn đồ du lịch Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH & DHĐB nói riêng. Đặc biệt, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút khách du lịch hàng đầu cả nước, là trung tâm du lịch của tiểu vùng phía nam ĐBSH tỏa ra các tỉnh vệ tinh lân cận.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%


83% 84% 85%

90% 90% 91% 90% 91% 91%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018


Khách nội địa Khách quốc tế


Hình 3. 3 Cơ cấu khách du lịch theo nguồn khách nội địa và quốc tế

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh

Lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh phía nam ĐBSH trong 14 năm qua (2005 -2018) có tốc độ tăng trưởng không ổn định, lúc tăng lúc giảm có những năm tăng gần 20% (2017) nhưng có năm giảm 20% (2013). Đa số khách du lịch quốc tế đến vùng này là đến Ninh Bình (chiếm 95%) nơi có danh lam thắng cảnh Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của phía nam ĐBSH. Khách quốc tế phần đông đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Philipin, Singapore...Với mục đích du lịch thuần túy chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp. Khách từ các thị trường khác đến với mục đích công vụ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm việc theo các dự án tài trợ. và phát triển kinh tế, hoạt động nhân đạo hoặc ngoại giao.

Bảng 3. 6: Cơ cấu khách quốc tế đến các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2007 – 2018

Đơn vị tính: %


TT

Quốc gia

2007-2009

2010-2012

2013 -2015

2016-2017

2018

1

Đông Bắc Á

15

22

20

24

25

2

Đông Nam Á

8

14

14

15

17

3

Tây Âu

25

21

17

16

16

4

Châu Úc

20

17

14

18

16

5

Đông Âu

10

11

16

13

13

6

Bắc Mỹ

7

8

6

5

5

7

Trung Đông

5

3

5

4

4

8

Quốc tịch khác

10

4

8

5

4

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh

Khách du lịch nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH thời gian qua chiếm tới trên 90% (hình 3.3). Khách du lịch nội địa tăng liên tục từ năm 2005 đến nay, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 12%. Tuy nhiên cũng như khách quốc tế, phần đông khách nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH là đến Ninh Bình (chiếm trên 70% khách cả vùng phía nam). Đến Ninh Bình là đến với cả du lịch thiên nhiên lẫn du lịch tâm linh, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể Danh thắng Tràng An, rừng Cúc Phương, Tam Cốc - Bích Động; chùa Địch Lộng, chùa Hang, núi chùa Bái Đính,... Khách nội địa đến Thái Bình, Nam Định chủ yếu là từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mục đích chính là tham quan các di tích lịch sử văn hóa, đi lễ hội Chùa Keo, Đền Đồng Bằng, Tiên La, khu Nhà Trần...; chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh, cầu Ngói chùa Lương, Đền Trần Thương, khách đi công vụ, buôn bán cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể.

Bảng 3. 7: Cơ cấu khách nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2007 – 2018

Đơn vị tính: %


TT

Các tỉnh

2007-2009

2010-2012

2013 -2015

2016-2017

2018

1

Hà Nội

15

19

20,4

21,3

21,2

2

Bắc Bộ

25

24

21,8

22,1

22,7

3

Huế - Đà Nẵng

16

12

13,8

12,5

11

4

Bắc Trung Bộ

27

22

20,1

21,3

23,5

5

Thành phố HCM

13

15

18,9

17,8

16,8

6

Nam Bộ

4

7

5

5

4,8

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh

Trong hệ thống tổng thể du lịch quốc gia và vùng ĐBSH & DHĐB, Ninh Bình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống không gian, tuyến, điểm du lịch quốc gia và vùng. Về các chỉ tiêu du lịch chủ yếu, Ninh Bình luôn nằm trong số các địa phương đón nhiều khách du lịch của cả nước, nhưng nếu so sánh với các tiểu vùng du lịch ở ĐBSH & DHĐB thì lượng khách đến nam ĐBSH còn khá khiêm tốn (các tỉnh phía nam ĐBSH khách du lịch chỉ bằng 1/3 tiểu vùng trung tâm và hơn ½ tiểu vùng duyên hải Đông Bắc), nhưng sẽ là động lực để các tỉnh tăng cường liên kết du lịch tạo thế mạnh cho các tỉnh phía nam ĐBSH (bảng 3.8).

Bảng 3. 8 Chỉ tiêu du lịch các thành phố, vùng ĐBSH & DHĐB năm 2018

Đơn vị tính: Lượt khách



TT


Các chỉ tiêu du lịch

Hà Nội (tiểu vùng trung tâm)

Tiểu vùng nam

ĐBSH

Tiểu vùng duyên hải Đông Bắc (Hải Phòng,

Quảng Ninh)

1

Khách du lịch quốc tế

5.740.000

889.500

6.057.000

2

Khách du lịch nội địa

20.260.000

9.075.000

13.935.000

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023