Những hạn chế nêu trên trong kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB xuất phát từ một số nguyên nhân được phân tích dưới đây, trong đó có thể chia làm 2 nhóm, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
4.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, hiểu biết về chuỗi cung ứng của một số thành viên còn chưa đầy đủ và hạn chế, họ chưa thấy được lợi ích cụ thể và rõ ràng của việc tham gia chuỗi cung ứng. Tham gia vào chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB có nhiều thành viên khác nhau với trình độ và mức độ nhận thức khác nhau. Trong đó, phần lớn các nhà cung cấp DVDL còn manh mún, nhỏ lẻ. Còn lại các DNLH và ĐLLH thì chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.
Thứ hai, một số doanh nghiệp công tác quản trị kinh doanh còn tồn tại bất cập, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, bài bản khi tham gia chuỗi cung ứng, khiến cho hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp chưa cao. Việc đầu tư nghiên cứu thị trường và thực hiện các hoạt động marketing để cung ứng sản phẩm DVDL chưa được nhận thức đầu tư đúng đắn cả về ngân sách, con người và công nghệ…Việc khai thác và sử dụng thông tin tại nhiều doanh nghiệp chưa thực sự đầy đủ, cập nhật và hiệu quả.
Thứ ba, một số DNLH chưa nhận thức đúng về vai trò chủ đạo và tâm điểm của mình trong chuỗi cung ứng DVDL. Họ chưa có sự đầu tư thích đáng vào hoạt động liên kết chuỗi, chưa có sự hỗ trợ và chia sẻ đầy đủ, tích cực đến các nhà cấp DVDL nhỏ lẻ về khía cạnh kỹ thuật cũng như các yếu tố đầu vào.
Thứ tư, việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng DVDL còn hạn chế. Vai trò của các thành viên không rõ ràng, tính chuyên môn hóa thấp, dẫn đến tình trạng chồng chéo và hiệu quả kém trong các khâu của chuỗi cung ứng. Các thành viên trong trong chuỗi mới chỉ quan tâm đến công việc và lợi ích của riêng mình mà chưa nhìn thấy lợi ích tổng thể của toàn bộ chuỗi.
b. Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, nhiều TNDL đặc thù nổi bật, có ý nghĩa quốc tế, quốc gia, vùng nhưng lại tập trung với mật độ dày ở một số trung tâm du lịch của vùng như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình. Điều này khiến cho việc khai thác hoạt động chuỗi cung ứng DVDL gặp khó khăn bởi nguy cơ vượt quá sức chứa vào mùa cao điểm. Các DNLH
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Bằng Phân Tích Sem
- Bảng Số Lượng Các Dnlh Tại Đbsh&dhđb Năm 2018-2019
- Bảng Giá Trị Trung Bình Của Quan Hệ Chuỗi Cung Ứng Do Mỗi Nhóm Đối Tượng Đánh Giá
- Hoàn Thiện Cấu Hình Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Đẩy Mạnh Điều Phối Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ Du Lịch
- Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
khó có điều kiện thuận lợi để ký kết hợp đồng liên kết với hàng chục nhà cung cấp DVDL với quy mô, trình độ khác nhau để phục vụ cho hoạt động của mình, chưa kể đến phải có được nguồn vốn tương xứng với quy mô ký kết trong tình trạng tín dụng đang bị thắt chặt như hiện nay. Mặt khác, hoạt động cung ứng DVDL nhỏ lẻ cũng làm hạn chế khả năng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đồng bộ. Điều này cũng là một cản trở cho việc xúc tiến đầu tư, liên kết với các nhà cung cấp DVDL nhỏ lẻ trong chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.
Thứ hai, hoạt động cung ứng DVDL còn phân tán với sự tham gia của nhiều thành phần, với nhiều phương thức khác nhau. Hoạt động cung ứng DVDL hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều và kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm DVDL chưa có nhiều sự khác biệt, mới mẻ.
Thứ ba, chưa có một ban điều phối hoạt động du lịch của vùng để thực hiện chức năng QLNN về du lịch, từ đó có thể quản lý phát triển chuỗi cung ứng DVDL có hiệu quả cho toàn vùng,
Nhận thức được những yếu kém hạn chế nêu của chuỗi cung ứng DVDL sẽ là căn cứ cơ bản để các doanh nghiệp địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB đưa ra các định hướng và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hơn, ổn định hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển lĩnh vực du lịch vùng trong thời gian tới và thúc đẩy tốt hơn hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB.
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, luận án đã tập trung làm rõ 4 nội dung lớn để đưa ra một bức tranh thực tế về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB, đó là:
Luận án đã phân tích khái quát tình hình về vùng ĐBSH&DHĐB và tổng quan du lịch vùng ĐBSH&DHĐB.
Luận án đã phân tích thực trạng kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB, trên các mặt thực trạng: Thực trạng các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp lữ hành và các đại lý lữ hành vùng ĐBSH&DHĐB; Cấu hình chuỗi cung ứng tại vùng ĐBSH&DHĐB; Quan hệ chuỗi cung ứng tại vùng ĐBSH&DHĐB; Điều phối chuỗi cung ứng tại vùng ĐBSH&DHĐB; Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng ĐBSH&DHĐB
Luận án đã trình bày chi tiết các kết quả phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể, tác giả đã kiểm định hệ số cronbach’s alpha, phân tích EFA nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích CFA nhằm chuẩn hóa lại các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu để đảm bảo độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và sự phù hợp của mô hình. Mô hình nghiên cứu được đánh giá phù hợp với bộ dữ liệu thông qua phân tích SEM. Kết quả kiểm định cũng cho phép chấp nhận các giả thuyết đặt ra, cụ thể có 3 yếu tố (cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng, điều phối chuỗi cung ứng) có tác động thuận chiều đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL. Hơn nữa, tác giả cũng rút ra kết luận về sự ảnh hưởng thuận chiều của từng yếu tố (cấu hình chuỗi cung ứng, quan hệ chuỗi cung ứng, điều phối chuỗi cung ứng) đến từng thành phần kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL (gồm sự hài lòng, tài chính).
Trên cơ sở những phân tích nêu trên, luận án đã đánh giá và nêu bật những thành công đạt được và nguyên nhân của những thành công đó, những yếu kém cần khắc phục và nguyên nhân làm hạn chế về kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBDH&DHĐB thời gian qua.
CHƯƠNG 5.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
5.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
5.1.1. Phương hướng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Phương hướng PTDL vùng ĐBSH&DHĐB đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, cụ thể:
Về thị trường KDL: đẩy mạnh phát triển thị trường KDL trong và ngoài nước, Trong đó:
- Đối với thị trường KDL nội địa: Phát triển mạnh thị trường KDL nội vùng và các vùng phụ cận, chú trọng hướng tới đối tượng khách có mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội, tâm linh, mua sắm; Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường KDL chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ,
- Đối với thị trường KDL quốc tế: Thu hút và phát triển mạnh các thị trường khách quốc tế gần như: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan) và ASEAN; Duy trì khai thác thị trường khách truyền thống cao cấp như: Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu; Mở rộng thị trường khách mới: Trung Đông, Ấn Độ,
Về phát triển SPDL:
- Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính, gắn với các giá trị của nền văn minh sông Hồng; gắn với tự nhiên (du lịch biển, đảo; DLST); gắn với đô thị (du lịch MICE, tham quan, mua sắm); phát triển SPDL đặc thù theo các tiểu vùng;…
- Đa dạng hóa SPDL nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách như: Du lịch giáo dục, du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch du thuyền, du lịch làm đẹp…
Về PTDL theo lãnh thổ: Tổ chức PTDL theo không gian lãnh thổ, khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch, Cụ thể:
- Tổ chức PTDL theo các tiểu vùng: Tiểu vùng Trung tâm (gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam); Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc (gồm Hải Phòng và Quảng Ninh); Tiểu vùng Nam sông Hồng (gồm Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình).
- Phát triển các khu, điểm du lịch quốc gia; đô thị du lịch; tuyến du lịch:
+ Phát triển các loại hình du lịch phù hợp tại 9 khu du lịch quốc gia: Khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội); Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội); Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam); Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng); Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh); Khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh); Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình);
+ Phát triển các loại hình du lịch phù hợp tại 8 điểm du lịch quốc gia: Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); Điểm du lịch Thành phố Bắc Ninh và phụ cận (tỉnh Bắc Ninh); Điểm du lịch Chùa Hương (Hà Nội); Điểm du lịch Phố Hiến (Hưng Yên); Điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh); Điểm du lịch Cúc Phương (Ninh Bình); Điểm du lịch Vân Long (Ninh Bình); Điểm du lịch Đền Trần - Phủ Giầy (Nam Định), Đền Trần - Chùa Keo (Thái Bình);
+ Phát triển các loại hình du lịch phù hợp tại 2 Đô thị du lịch: Đô thị du lịch Hạ Long (Quảng Ninh); Đô thị du lịch Đồ Sơn (Hải Phòng),
- Tuyến du lịch quốc gia:
+ Phát triển các tuyến du lịch chính: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Hà Nam
- Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình; Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng
- Quảng Ninh; Hà Nội - Bắc Ninh - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình.
+ Phát triển các tuyến du lịch chuyên đề: Lễ hội, tâm linh; Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa theo các triều đại của lịch sử Việt Nam; Tham quan các làng nghề, làng Việt cổ; Du khảo đồng quê các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng; Tham quan phố cổ: Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định; Tuyến khám phá biển, đảo ở các tỉnh ven biển; Khám phá, nghiên cứu hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, khu dự trữ sinh quyển; Tham quan hang động; Du lịch đường sông;
Về đầu tư PTDL:
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 605,000 tỷ đồng (tương đương 29,5 tỷ USD), bao gồm vốn đầu tư từ NSNN (gồm cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
- Các chương trình và dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 9 khu du lịch quốc gia, 8 điểm du lịch quốc gia, 2 đô thị du lịch, Đầu tư 4 chương trình: (1) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (2) Xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch
Vùng; (3) Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên; (4) Phát triển hạ tầng du lịch then chốt.
5.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Mục tiêu chung: Đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết giữa các địa phương PTDL Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được SPDL đặc trưng của Vùng nhằm hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng ĐBSH&DHĐB; Phấn đấu đến năm 2030, vùng ĐBSH&DHĐB trở thành địa bàn thu hút và phân phối KDL hàng đầu của cả nước.
Mục tiêu cụ thể
- Về tổ chức lãnh thổ: PTDL theo 3 tiểu vùng với những sản phẩm đặc trưng theo từng tiểu vùng, 9 khu du lịch quốc gia, 8 điểm du lịch quốc gia, 2 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch địa phương làm hạt nhân liên kết PTDL toàn Vùng.
- Về các chỉ tiêu phát triển ngành: Mục tiêu PTDL vùng ĐBSH&DHĐB được xác định thông qua các chỉ tiêu về KDL, tổng thu từ KDL, đóng góp của du lịch trong GDP, CSLT du lịch và việc làm giai đoạn 2020 – 2030.
+ Về KDL:
Năm 2025 đón 8,91 triệu lượt KDL quốc tế, 30,9 triệu lượt KDL nội địa; tăng trưởng KDL quốc tế 4,6%/năm và KDL nội địa 3,2%/năm. Năm 2030 đón 10,59 triệu lượt KDL quốc tế, 36 triệu lượt KDL nội địa; tăng trưởng KDL quốc tế 3,2%/năm và KDL nội địa 3,1%/năm.
+ Về tổng thu từ KDL và đóng góp của du lịch trong GDP: Về tổng thu: Năm 2025 đạt 169,330 tỷ đồng; năm 2030 đạt 217,300 tỷ đồng. Đóng góp của du lịch trong GDP: đạt 84,700 tỷ đồng năm 2020; đạt 118,500 tỷ đồng năm 2025 và đạt 152,100 tỷ đồng năm 2030.
+ Về CSLT du lịch: Năm 2025 có 201. 000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 20%; năm 2030 có 233.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 30%.
+ Về chỉ tiêu việc làm: Năm 2025 là 998.000 lao động (trong đó 298.000 lao động trực tiếp); năm 2030 là 1.330.000 lao động (trong đó 392.000 lao động trực tiếp).
5.2. Phương hướng và quan điểm nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
5.2.1. Phương hướng nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Trong Quy hoạch phát triển du lịch ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã định hướng rõ tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
Bên cạnh đó, phát triển du lịch ĐBSH &DHĐB đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng đã đưa ra phương hướng phát triển các nội dung về về du lịch, cơ chế chính sách phát triển du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến quảng bá du lịch và phát triển thương hiệu du lịch. Đây là những nội dung cần thiết và hữu ích đối với nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại ĐBSH &DHĐB.
5.2.2. Quan điểm nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Thứ nhất, nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB phải phù hợp với phương hướng và mục tiêu PTDL vùng ĐBSH&DHĐB.
Nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL là giải pháp quan trọng để PTDL của vùng, nên nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL được xây dựng và khai thác phục vụ KDL không được trái với định hướng PTDL chung của vùng mà phải hướng đến thực hiện phương hướng và mục tiêu PTDL chung của toàn vùng. Mặt khác, phương hướng phát du lịch của vùng cũng đã được nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn, dựa trên điều kiện thực tế TNDL đặc thù và các điều kiện hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng DVDL của địa phương, cho nên khi xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng DVDL trong thời gian tới cũng cần tuân thủ phương hướng đã xác định này.
Thứ hai, nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tạo ra được sự liên kết mạnh mẽ.
Nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng tạo sự ràng buộc cả về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên, đảm bảo các thành viên có sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng các cam kết chung đặt ra liên quan đến chất lượng, giá cả, thời gian cung ứng... nhằm duy trì và phát triển mối liên kết trong chuỗi. Từ thực tế nghiên cứu tại địa phương tại vùng ĐBSH&DHĐB, vấn đề quan trọng được nhận ra để có thể tổ chức chuỗi cung ứng hợp lý cho khu vực này là cần xác định chủ tể lãnh đạo chuỗi là các DNLH và nâng tầm họ trong hoạt động điều hành chuỗi.
Thứ ba, nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng phải đảm bảo đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia chuỗi.
Nâng cao kết quả chuỗi cung ứng đem lại lợi ích và giúp các thành viên có sự hỗ trợ, chia sẻ lợi ích và rủi ro, thuận lợi và khó khăn trong quá trình cung ứng DVDL; từ đó đảm bảo tính bền vững cho chuỗi cung ứng DVDL. Đây là mẫu chốt của vấn đề. Khi
quyền lợi không được đảm bảo thì chuỗi sẽ tự đào thải. Vấn đề quan trọng là xác định được mức độ tham gia của các thành viên trong chuỗi và ràng buộc trách nhiệm cũng như đề xuất quyền lợi bằng các hợp đồng kinh tế chứ không đơn thuần là dựa theo các liên kết dạng hiệp hội hay chỉ định có tính áp đặt từ địa phương.
Thứ tư, nâng cao kết quả hoạt động chuỗi phải đảm bảo phát huy hết các thế mạnh, khai thác hết các tiềm năng và lợi thế so sánh của các địa phương trong khu vực.
Nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng giúp phát huy các thế mạnh từ các yếu tố tài nguyên du lịch, đến hệ thống hạ tầng giao thông, các trung tâm kinh tế. Hệ thống chính sách thông thoáng và mở để thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia được phát triển hoạt động cung ứng DVDL theo hướng hiện đại và bền vững là điểm mấu chốt cần có. Việc đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cho các cá nhân và tổ chức tham gia chuỗi là không thể thiếu.
Thứ năm, nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu và xu thế.
Nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB phải đáp ứng được nhu cầu và xu thế phát triển của các nhu cầu KDL trong và ngoài nước, phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL của vùng cần định hướng vào thị trường khách hàng mục tiêu, phải có tư duy đón đầu xu hướng nhu cầu thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút khách
Thứ sáu, nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng theo hướng bền vững.
Nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL vùng ĐBSH&DHĐB phải đảm bảo tính bền vững. Nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL có ý nghĩa rất lớn trong cạnh tranh thu hút khách du lịch cho vùng. Tuy nhiên, việc nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng DVDL cần có tính toán bài bản, không bằng mọi giá để đáp ứng nhu cầu thị trường trước mắt mà cần phải thỏa mãn nhu cầu thị trường lâu dài, phải bền vững về kinh tế, về VH-XH và môi trường cho điểm đến, cho địa phương và cho vùng. Chính vì vậy, việc thiết kế các điều kiện phát triển chuỗi cung ứng DVDL của vùng cũng cần trên tinh thần bền vững, đảm bảo cả lợi ích trước mắt và lâu dài cho toàn vùng, cho mỗi địa phương.
5.3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao kết quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức hợp có liên quan đến các ngành và các bên tham gia như các nhà cung cấp DVDL, các DNLH, các ĐLLH, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh, vai trò điều tiết của chính phủ và các doanh nghiệp cung cấp dịch