Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 22


Kinh nghiệm cho thấy nguyên nhân chính đưa đến sự thất bại của các DNNVV là không lập kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch dự phòng.

Do đó, việc xem xét kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng.

Cuối cùng là, Tư vấn doanh nghiệp trong việc vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng, và định hướng khách hàng đầu tư có hiệu quả. Đồng thời hướng dẫn về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp.

+ Yếu tố thứ ba là phân tích tín dụng:

. Thứ nhất, bộ phận phân tích tín dụng tiến hành thu thập thông tin và hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Tiến hành chấm điểm và xếp loại khách hàng theo 02 tiêu chí tài chính và phi tài chính để căn cứ xem xét về lãi suất tiền vay (định giá), xem xét về việc bảo đảm bằng tài sản theo mức độ rủi ro của khách hàng. Theo quy định của Agribank thì khách hàng xếp loại A được hưởng lãi suất ưu đãi hơn loại B, khách hàng xếp loại C có mức lãi suất cao nhất. Đồng thời khách hàng xếp loại A có thể được xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản toàn bộ hoặc một phần khoản vay, và hạn chế cho vay đối với khách hàng xếp loại C vì mức rộ rủi ro quá cao.

. Thứ hai, tiến hành phân tích tín dụng.

Theo quy định về cho vay đối với khách hàng được ban hành kèm theo quyết định số 666/QĐ -HĐQT-TDHo, ngày 15/6/2010 của Agribank, thì Agribank xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ 05 điều kiện sau đây:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Có khả năng tài chính đảm bả o trả nợ trong thời hạn cam kết.

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 22

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy đị nh của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Agribank.

Theo quan điểm của tác giả thì ngoài việc chấm điểm rủi ro và xếp loại khách hàng thì Agribank nên sử dụng mô hình 5 ”C” trong phân tích tín dụng, cho phép phân tích khá hiệu quả hoạt động của doan h nghiệp - để đi đến quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:


. Tư cách (Character): Các phẩm chất, uy tín, tính trung thực, và ý thức trả nợ của khách hàng.

. Năng lực (Capacity): Hiệu quả hoạt động, khả năng trả nợ, cơ cấu tài chính và

chiến lược đầu tư c ủa khách hàng đối với khoản vay.

. Vốn (Capital): Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác; khả năng và mong muốn đối với dự án, phư ơng án đầu tư.

. Tài sản đảm bảo (Collateral): Sở hữu, giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp.

. Điều kiện khác (Cycle or Conditions): Các điều kiện kinh tế, khả năng khoản vay bảnh hưởng bởi sự thay đổi về luật và các quy chế khác; khnăng ứng phó của khách hàng trước các thách thức; cách phòng vệ.

Theo mô hình thông thường thì chỉ có 5 ”C” trong phân tích tín dụng, tuy nhiên còn 01 yếu tố hiện đại và rất hiệu quả mà tác giả đề nghị bổ sung vào mô hình, đó là một “C” thứ 06 “Lưu chuyển tiền tệ - luồng tiền” (Cash Flow) đó chính là luồng tiền thực sự thu vào từ hoạt động kinh doanh dùng để trả nợ ngân hàng, chứ không phải là luồng tiền trên sổ sách, trên công nợ có thể có thanh khoản kém, hoặc trên hàng tồn kho có thể khó tiêu thụ…

Trong 6 yếu tố nêu trên, theo tác giả thì 02 yếu tố “Năng lực và Luồng tiền” (Capacity & Cash flow) được coi là quan trọng nhất. Năng lực đề cập đến khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, được coi là cảnh báo cho khả năng chi trả trong tương lai.

Như vậy, có 06 yếu tố trong mô hình 6 “C” nhất thiết phải vận dụng vào phân tích tín dụng để nâng cao tối đa hiệu quả của công tác phân tích, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Đồng thời, việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Là cơ sở để


ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng phải xem xét cơ cấu khoản vay (ngắn hạn, trung hạn,

dài hạn) phù hợp với cân đối vốn của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu, tình hình hoạt động, dòng tiền và nguồn trả nợ của khách hàng. Ở đây, ngân hàng đặc biệt lưu ý nguồn trả nợ của khách hàng phải là nguồn từ hoạt động kinh doanh chính của khách hàng, điều này rất quan trọng vì hầu hết các khoản vay mà nguồn trả nợ chủ yếu dựa vào nguồn trả nợ phụ luôn trở thành các khoản vay khó đòi.

. Cuối cùng là ra quyết định cho vay (cho vay hoặc từ chối cho vay). Trong trường hợp đồng ý cho vay thì tiến hàng các thủ tục cần thiết theo quy định để cho vay.

+ Yếu tố thứ tư là hoạt động nội bộ và quản lý khách hàng:

Đây là hoạt động luân chuyển trong nội bộ của ngân hàng và quản lý, chăm sóc khách hàng.

Trong hoạt động này, ngân hàng sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra l ại về mặt hồ sơ vay vốn và các điều kiện vay vốn có đảm bảo theo đúng quy định hay không trước khi đăng ký hồ sơ và chuẩn bị nguồn vốn để tiến hành giải ngân. Đồng thời, lưu trữ hồ sơ và các thông tin về khách hàng.

Bên cạnh đó là quản lý khách hàng về mặt hồ sơ vay, đôn đốc nhắc nhở khách

hàng vay chấp hành đúng nghĩa vụ trả nợ và các cam kết với ngân hàng, theo dõi quản lý tài khoản, công nợ, tình hình hoạt động kinh doanh, cập nhật thông tin và thay đổi của khách hàng. Đồng thời, chăm sóc sau bán hàng và giải quyết các phát sinh, vướng mắc của khách hàng.

+ Yếu tố thứ năm là bán chéo sản phẩm:

Bên cạnh việc cấp tín dụng, ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng để tiếp thị, và bán thêm các sản phẩm khác cho khách hàng. Đa phần khách hàng không có nhiều sự am hiểu về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, và có thể có rất nhiều SPDV rất hữu ích cho hoạt động kinh doanh và quản lý của khách hàng. Do đó ngân hàng cần giới thiệu, tư vấn thêm cho khách hàng. Một mặt, ngân hàng có thể cung cấp thêm được sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, góp phần quảng bá thương hiệu, quảng bá SPDV đến khách hàng, tăng thu dịch vụ cho ngân hàng, quản lý được hoạt động và việc sử dụng vốn vay của khách hàng, mặt khác khách hàng dễ dàng tiếp cận được nhiều SPDV của ngân hàng, và có rất nhiều SPDV cần thiết giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm chi phí cho khách hàng.


Ngoài ra, ngân hàng nên cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Thông qua nghiệp vụ này, ngân hàng có thể bán sản phẩm trọn gói cho khách hàng, đồng thời thông qua khách hàng để cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho đối tác của khách hàng nghĩa là bên cạnh việc cho vay, ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng và đối tác của khách hàng dịch vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, tiền gửi, chuyển tiền trong và ngoài nước, trả lương nhân công qua tài khoản, dịch vụ ngân quỹ, quản lý tài khoản của khách hàng, ngân hàng điện tử…qua đó ngân hàng có thể kiểm soát được vốn vay, dòng tiền và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tăng thu dịch vụ cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng có thể cung cấp tín dụng theo quy trình khép kín cho khách hàng, nghĩa là cho khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh để cung ứng cho đối tác, sau đó đối tác thanh toán tiền hàng, dịch vụ qua ngân hàng cho khách hàng, và ngân hàng tiến hành thu nợ. Trường hợp này có thể ký hợp đồng ba bên giữa ngân hàng, khách hàng và đối tác của khách hàng, điều này đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, giúp ngân hàng quản lý được vốn vay đã giải ngân và đảm bảo nguồn trả nợ vay của khách hàng, giảm thiểu tối ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Cuối cùng, giữa ngân hàng và khách hàng có thể thông qua cơ sở khách hàng hiện có của nhau để tiến hành l iên kết bán chéo sản phẩm và dịch vụ.

+ Yếu tố thứ sáu là giám sát và quản lý rủi ro:

Tín dụng là hoạt động đặc trưng và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, nhưng cũng là hoạt động gây nhiều tổn thất nhất cho ngân hàng nếu rủi ro xảy ra. Do đó, việc giám sát và quản lý rủi ro là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả và ổn đị nh.

Việc giám sát và quản lý rủi ro được thực hiện làm 02 công đoạn, như sau:

Thứ nhất là, trong nội bộ ngân hàng:

. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình tín dụng, các quy định, quy chế về tín dụng, công tác chỉ đạo điề u hành về hoạt động cấp tín dụng, đạo đức nghề nghiệp.

. Tái lập thẩm tra về phân tích tín dụng.

. Kiểm tra công tác quản lý và chăm sóc khách hàng.

. Quản lý và kiểm tra tài sản thế chấp, thực hiện các thủ tục bảo đảm.

. Giám sát và quản lý các thông số về an toàn tín dụng, cảnh báo nguy cơ xảy ra rủi ro, phát hiện các dấu hiệu bất thường trong nội bộ.

Thứ hai là, đối với khách hàng:



dụng.

. Việc chấp hành nghĩa vụ và các cam kết với ngân hàng trong hợp đồng tín


. Tiến hành kiểm tra trước, trong và sau kh i vay vốn.

. Theo dõi các biểu hiện bất thường, bất ổn từ khách hàng.

. Thu hồi vốn vay.

So với quy trình tín dụng hiện tại của Agribank đang áp dụng, thì quy trình tín

dụng của tác giả có một số nội dung mới bổ sung hoàn chỉnh, như sau:

Một là, tách bạch 2 bộ phận độc lập để thực hiện quy trình tín dụng là bộ phận khách hàng và bộ phận phân tích tín dụng, bên cạnh đó có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Hai là, Hoạt động marketing đây là điều rất cần thiết trong hoạt độn g kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng, nhất là trong nền kinh tế hiện đại. Đây là khâu khởi đầu đặc biệt quan trọng ban đầu khi hoạch định chiến lược, phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng, và chọn lọc khách hàng… Thực hiện tốt khâu này, sẽ giúp giảm áp lực rất nhiều cho các khâu tiếp theo của quy trình tín dụng, có thể xem đây là lá chắn đầu tiên của việc phòng ngừa rủi ro tín dụng,

đồng thời cũng là mũi tiến công đến khách hàng tốt, khách hàng chiến lược không chỉ giúp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng mà còn giúp nâng cao chất lượng hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Ba là, Nghiệp vụ bán chéo sản phẩm - Đây là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu. Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp đều có mối quan hệ mật thiết, gắn kết với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa. Các doanh nghiệp trong đó có ngân hàng cần tận dụng nguồn lực về sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất, thương hiệu và khách hàng lẫn nhau để cùng phát triển. Điều này không chỉ có lợi cho các đơn vị hợp tác bán chéo sản phẩm với nhau mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng và tiếp cận thuận lợi, nhanh chóng sản phẩm dịch vụ đa dạng và thiết thực cùng nhiều lợi íc h khác cho khách hàng.

- Hoàn thiện nội dung phân tích doanh nghiệp, đánh giá phương án kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp chặt chẽ hơn

Nội dung phân tích ở đây bao gồm việc xem xét, đánh giá tình hình doanh nghiệp, khả năng tài chính và phương án vay vốn. Vì mục tiêu đơn giản hóa quy trình thẩm định hoặc do ý thức trách nhiệm chưa cao mà cán bộ tín dụng đã bỏ qua nhiều chỉ tiêu đánh giá, dẫn đến phân tích lỏng lẽo, qua loa, làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.


Để nâng cao hiệu quả phân tích tín dụng doanh nghiệp. Agribank cần bổ sung một số yếu tố vào nội dung phân tích, cụ thể là:

+ Khi đánh giá chung về doanh nghiệp, Agribank cần phân tích chiến lược

SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để có một cái nhìn tổng thể và chính xác hơn về doanh nghiệp.

+ Về phân tích phương án kinh doanh/dự án đầu tư : về cơ bản hướng dẫn kỹ năng và phương pháp thẩm định dự án đối với doanh nghiệp của Agribank đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn, chúng tôi đề xuất cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Khi đánh giá năng lực tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt những mục tiêu tổng quát sau:

. Cần đ ánh giá xem chủ dự án/phương án hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không và từ đó có nhận xét toàn bộ về khả năng tổ chức, quàn lý của chủ dự án/phương án.

. Phân tích kỹ năng quản lý của chủ dự án/phương án trong việc nắm bắt cơ hội để lập dự án và xác minh xem kế hoạch của dự án/phương án có được suy xét cận thận không?.

. Xác định xem chủ dự án/phương án có năng lực thực hiện dự án, đạt mức

doanh thu và sản lượng dự trù, và tính khả thi toàn diện của dự án/phương án hay không?.

. Xác định khả năng ứng phó với những khó khăn không lường trước có thể tác động đến các hoạt động dự kiến của phương án/dự án.

Thứ hai, Cần xác định khả năng hoạch định và thực hiện của dự án/phương án

. Khảo sát xem chủ dự án/phương án luận chứng dự án như thế nào. Trong mỗi trường hợp, các lập luận phải được chứng minh có cơ sở và xác định rõ r àng. Các lý lẽ mơ hồ hoặc không rõ ràng về việc luận chứng dự án/phương án là những triệu chứng không thuận lợi cho dự án/phương án.

. Khảo sát xem dự án/phương án được hoạch định như thế nào. Xem xét các dự án/phương án đã qua được thực hiện ra sao, kết quả như th ế nào, có vần đề gì cần lưu ý. Tiếp theo là và việc xem xét đối chiếu với các dự án/phương án cùng ngành nghề, bên cạnh đó là xác định quyết tâm đi đến cùng cuả chủ dự án/phương án. Việc xác định quyết tâm đi đến cùng của dự án/phương án đặc biệt quan trọng vì nhiều dự án/phương án đã thất bại do thiếu sự quyết tâm.


Thứ ba, Xác minh trình độ quản lý tài chính của chủ dự án/phương án. Mục tiêu là xác định chủ dự án/phương án có đủ khả năng để quản lý các hoạt động tài chính của dự án/phương án hay không

. Cách thức kết hợp tương xứng nguồn vốn có được với việc sử dụng vốn. Một dấu hiệu nguy cơ rõ r àng của việc quản lý tài chính yếu kém là việc vay vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn hoặc đầu tư tài sản cố định.

. Việc thực hiện hoặc có khuynh hướng có được tài sản cố định mà không có luận chứng rõ ràng. Việc sử dụng ngân sách mà không được hoạch định trước cho thấy dấu hiệu của việc hoạch định tài chính yếu kém. Việc đầu tư vào các tài sản không sinh lời và sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu cơ cho thấy tình trạng thiếu kỷ luật trong quản lý tài chính.

. Cách thức lưu trữ các báo cáo tài chính cũng cần được quan tâm. Các báo cáo về dữ liệu tài chính được lưu trữ một cách rối loạn là một dấu hiệu của nguy cơ rõ ràng.

Thứ tư, Xem xét vòng đời của doanh nghiệp để có cách đánh giá và xem xét đầu tư thích hợp. Cá c giai đoạn của vòng đời một doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông thường như sau:

. Giai đoạn “khởi nghiệp”

. Giai đoạn “phát triển”

. Giai đoạn “trưởng thành”

Về chi tiết của vòng đời DNNVV đã trình bày bên trên. Trong mỗi giai đoạn vòng đời của doanh nghiệp có những đặc trưng khác nhau mà ngân hàng cần phải quan tâm trong việc phân tích và quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Từ trước đến nay, gần như ngân hàng không quan tâm đến vòng đời của doanh nghiệp và mô hình SWOT khi phân tích về doanh nghiệp dẫn đến những đánh giá, nhận xét chưa chuẩn xác về doanh nghiệp.

+ Về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Agribank chủ yếu sử dụng các tỷ số trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, điều này không giúp ngân hàng thấy hết toàn diện các vần đề về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất Agribank cần kết hợp các công cụ phân tích sau:


Một là, Phân tích theo chiều dọc

Công cụ này tập trung vào việc phân bổ các loại tài sản trong báo cáo tài chính hoặc các nhóm tài khoản. Phương pháp này bắt đầu bằng cách chuyển đổi các báo cáo tài chính thành các báo cáo trong đó giá trị từng hạng mục được biểu hiện theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá trị tổng cộng. Do đó, khi phân tích bảng tổng kết tài sản (TKTS) của một năm nhất định, tất cả các hạng mục của tài sản có, cũng như các hạng mục của tài sản nợ và vốn chủ sở hữu đều được biểu hiện theo tỷ lệ % đối với tổng giá trị tài sản.

Điều này cho phép người phân tích có cái nhìn rõ nét hơn về việc tài sản có và tài sản nợ của doanh nghiệp được phân bổ như thế nào, liệu doanh nghiệp có đủ vốn lưu động để hổ trợ các khoản đầu tư cho tài sản cố định không, hoặc doanh nghiệp có khả năng tối ưu hóa khả năng vay mượn của doanh nghiệp ha y không. Công cụ này được dùng để phân tích việc phân bổ vốn lưu động của doanh nghiệp, để xem các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho chiếm tỷ lệ bao nhiêu %, hoặc xem có biểu hiện vốn nhàn rỗi dôi thừa nhiều hay không.

Việc phân tích theo chiều dọc các báo cáo về thu nhập được tiến hành bằng cách trình bày các hạng mục khác nhau trong báo cáo thu nhập dưới dạng tỷ lệ % của doanh thu thuần. Bằng cách này, người phân tích có được nhận xét rõ ràng hơn là trong 01 đồng doanh thu thì giá thành và chi phí bán hàng, chi phí quản lý chiếm bao nhiêu %, và mức lời có tỷ lệ bao nhiêu % trong giá bán. Việc trình bày theo chiều dọc báo cáo thu nhập còn cho thấy rõ các hạng mục nào có biểu hiện là gánh nặng vượt mức bình thường cho hoạt động của doanh nghiệp. Công việc này có thể được sử dụng trong việc phân tích các hạng mục tạo thành chi phí sản xuất hoặc chi phí điều hành.

Hai là, Phân tích theo chiều ngang

Phân tích theo chiều ngang chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu hơn trong việc so sánh các BCTC của các thời điểm khác nhau. Cách này có giá trị khi phân tích những biến động nă m này so với năm khác của các hạng mục khác nhau và tỷ lệ % tăng lên hoặc giảm đi trong kỳ báo cáo này so với kỳ báo cáo khác. Việc phân tích theo chiều ngang các báo cáo được chuyển đổi theo tỷ lệ % giúp người phân tích khi phân tích những biến đổi trong việc phân bổ các tài sản, và các kiểu thay đổi trong việc phân bổ chi phí. Phân tích theo chiều ngang là công cụ đắc lực trong việc phát hiện khuynh hướng và tính nhất quán trong các hoạt động về do anh thu và thu nhập, sự việc này có thể ảnh hưởng đến mức tăng trưởng tài sản và các điều kiện kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022