Kết Quả Phân Tích Thực Trạng Về Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc


các làng dân tộc II gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 18 dân tộc vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cụm các làng dân tộc III là cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc cư trú ở vùng bán sơn địa, cao nguyên, đồi núi, triền sông. Cụm các làng dân tộc IV thể hiện cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc cư trú ở vùng bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ. Tại Khu các làng dân tộc, những lễ hội văn hóa truyền thống như: chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)... được tái hiện, là dịp để du khách tận hưởng không khí hội hè sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền đất nước.

Hiện nay, CQQL Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là BQL của Làng. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ VHTTDL, tương đương TCDL, thực hiện chức năng QLNN trực tiếp đối với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

(7) KDLQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc): KDLQG nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, thuộc thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. KDLQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km. Do nằm ở độ cao lớn nên KDLQG có khí hậu mát mẻ dễ chịu, nhiệt độ trung bình luôn thấp hơn khoảng 5oC so với thành phố Vĩnh Yên. Đến tham quan KDLQG, du khách có thể nghỉ ngơi, thăm Vườn quốc gia Tam Đảo, Suối Bạc, hoặc lên Tháp truyền hình Tam Đảo. Theo định hướng quy hoạch, KDLQG này sẽ khai thác và phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần, sinh thái, hội nghị hội thảo. Hiện tại, KDLQG thuộc quyền hạn quản lý của BQL KDL Tam Đảo. Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Tam Đảo, có chức năng tham mưu, giúp UBND quản lý việc thực hiện quy hoạch chi tiết thị trấn Tam Đảo; quản lý hoạt động du lịch; quản lý TNDL và hoạt động du lịch trên địa bàn KDL Tam Đảo.

(8) KDLQG Tràng An (Ninh Bình): Là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận. Trước đó, nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như KDL sinh thái Tràng An, KDL Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư,... Liên kết giữa các khu vực này là hệ sinh thái rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi, đất ngập nước và hệ thống sông, hồ, đầm với diện tích 12.252 ha. Quần thể di sản thế giới Tràng An mang trong mình những khung cảnh thiên nhiên độc đáo từ đá núi, hệ sinh thái tự nhiên và những tuyến du thuyền trên sông Ngô Đồng, suối Tiên,.... Nơi đây sở hữu những hang động đẹp như động Thiên Hà, hang


Tam Cốc, hang động Tràng An, …; những di chỉ khảo cổ học có giá trị như hang Mòi, hang Bói, thung Bình, thành Hoa Lư,…; những di tích lịch sử nổi tiếng gắn với 4 vương triều Đinh - Lê - Lý - Trần như cung điện Hoa Lư, đền Vua Đinh-Vua Lê, chùa Bái Đính,… hay những thắng cảnh khác như vườn chim thung Nham, thung Nắng, hang Múa, rừng đặc dụng Hoa Lư,...

Hiện nay, đứng đầu và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động du lịch tại đây là BQL Quần thể danh thắng Tràng An. Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình, được thành lập theo Quyết định 150/QĐ-UBND ngày 15/3/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình và Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND Ngày 10/4/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của BQL Quần thể danh thắng Tràng An. Theo đó BQL Quần thể danh thắng Tràng An là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý, bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị văn hóa – du lịch.

(9) KDL Tam Chúc (Hà Nam): Cách Hà Nội khoảng 55 km, KDLQG Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao và 3 thôn Vồng, Khuyến Công và Khả Phong thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Theo Quyết định số 526/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 05 năm 2018, về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030, KDL này sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động KDL tại Thị trấn Ba Sao. Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi, trong khu vực và lân cận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Vòng, chùa Bà Đanh,... KDL hồ Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa KDL Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các KDL sinh thái vùng ngập nước. Về công tác quản lý, UBND tỉnh Hà Nam sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp các Sở, Ban, ngành có liên quan trong việc quản lý và phát triển KDLQG này.

Tuy nhiên, đến thời điểm NCS thực hiện Luận án, trừ KDLQG Trà Cổ (Quảng Ninh) đã được công nhận chính thức và KDL Tam Chúc (Hà Nam) đã được phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG, các KDLQG còn lại mới chỉ tồn tại dưới hình thức các điểm tham quan hoặc các KDL cấp địa phương, chưa xác định được phạm vi giới hạn không gian cụ thể. quy mô và hoạt động du lịch còn khá hạn chế, chưa có chính sách riêng cho từng khu mà chủ yếu vẫn là các chính sách du lịch chung cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.


cả địa phương có KDLQG đó. Do đó, các địa phương này rất cần xây dựng và thực thi các chính sách du lịch hợp lý để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, mang lại lợi ích cho địa phương và quốc gia.

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 11

3.2. Kết quả phân tích thực trạng về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

3.2.1. Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Qua kết quả khảo sát của NCS, tại các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, các chính sách được ban hành và triển khai khá đầy đủ. Tuy nhiên mức độ thể hiện của các chính sách ở từng địa phương là khác nhau. Ngoài ra, trong các chính sách được triển khai thời gian qua, thông qua các văn bản, quyết định, thông tư, nghị định,… có những chính sách được ban hành độc lập (riêng về một nội dung như: bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch… nhưng cũng có những chính sách tổng hợp, bao gồm nhiều nội dung như các nghị quyết, đề án về phát triển du lịch địa phương,… Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của NCS, hiện nay, các chính sách du lịch được ban hành là các chính sách để phát triển du lịch nói chung tại địa phương, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tại địa phương, trong đó có phát triển du lịch tại các KDLQG, chưa có chính sách chuyên biệt nào dành riêng cho phát triển du lịch tại các KDLQG.

Cụ thể, thực trạng các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB được ban hành bao gồm:

3.2.1.1. Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch

Môi trường du lịch có vai trò quan trọng trong việc khai thác và phát triển các hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, tại các địa phương có KDLQG hiện nay thuộc vùng ĐBSH&DHĐB, các chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch được triển khai khá đầy đủ, được thể hiện thông qua các chủ trương, định hướng và các hoạt động xuyên suốt, nhất quán.

Môi trường là vấn đề vĩ mô nên các chính sách về môi trường chủ yếu do cấp TW ban hành. Cụ thể, ở cấp TW, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội khoá IX của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ IV ngày 17/12/1993 đã thông qua, gồm 7 Chương với 55 Điều. Trong đó thể hiện những nội dung QLNN về bảo vệ môi trường, lập quy hoạch, xây dựng tiềm lực cho hoạt động dịch vụ môi trường ở TW và địa phương. Bên cạnh đó, để hưởng ứng phong trào nói không với rác thải nhựa, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1857/BVHTTDL-TCDL về


bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, cốc nhựa dùng một lần. Bộ đề nghị các Sở VHTTDL, Sở Du lịch thực hiện và chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, KDL, điểm du lịch triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có KDLQG xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp và chiến lược nhằm đảm bảo khai thác TNDL hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ở cấp địa phương, các địa phương thuộc Vùng cũng đã ban hành và triển khai các chính sách riêng của mình về bảo vệ môi trường. Tiêu biểu phải kể đến một số địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB như:

Tại Ninh Bình, Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình xác định một trong những định hướng quan trọng trong phát triển du lịch là cần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như: tổ chức phân loại và đánh giá TNDL, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần làm gia tăng giá trị TNDL và phát triển bền vững.

Tại Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã ban hành Văn bản số 435/SDL- QLCSLT về việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút và cốc nhựa dùng một lần tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn.

3.2.1.2. Chính sách tài chính

Chính sách tài chính liên quan đến các ưu đãi về tín dụng, bố trí ngân sách địa phương và xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tại các KDLQG. Cụ thể:

- Về bố trí ngân sách địa phương, thực hiện các các ưu đãi về tài chính, tín dụng cho các doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển du lịch tại địa phương. Có thể kể đến một vài chính sách tiêu biểu ở một số địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB như:

Tại Vĩnh Phúc, UBND Tỉnh đã phê duyệt Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2017 về việc hỗ trợ chi phí lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại các KDL trọng điểm của Tỉnh.

Tại Hà Nam, để tạo điều kiện phát triển du lịch địa phương cũng như phát triển KDL Tam Chúc, thời gian vừa qua (ngày 7/9/2018), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1606 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xác định cơ chế đầu tư vào phân khu chức năng thuộc KDL Tam Chúc được quy định cụ thể, rõ ràng như hỗ trợ kinh


phí giải phóng mặt bằng, quy định thời hạn thuê đất và các chính sách ưu đãi về thuế khác. Với các nhà đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh, bảo tồn sinh thái trong các khu chức năng được hưởng các ưu đãi về đất theo Nghị định 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các ưu đãi về thuế,…

- Về xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: Thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định 49/2018/QĐ-TTg về thành lập, phê duyệt Điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Chức năng, nhiệm vụ của quỹ là xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến du lịch, hỗ trợ các hoạt động phát triển du lịch phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam.

Còn tại các địa phương vùng ĐBSH&DHĐB, việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chưa được triển khai cụ thể. Cho đến nay, chưa có địa phương nào trong Vùng xây dựng và thành lập được quỹ riêng để hỗ trợ phát triển du lịch của địa phương cũng như của KDLQG tại địa phương đó.

3.2.1.3. Chính sách kích cầu du lịch

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động, như: Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở tỉnh Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, diễn biến mưa bão, xói lở, lũ lụt nghiêm trọng ở các tỉnh Miền Trung,… và đặc biệt nhất là tình hình dịch bệnh COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay, đã làm nhiều ngành kinh tế bị khủng hoảng, tổn thất cực kì nghiêm trọng. Trong đó, ngành Du lịch được đánh giá là một trong số những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước bối cảnh đó, các chính sách kích cầu của Chính phủ trong thời gian vừa qua đã hỗ trợ rất lớn cho ngành du lịch như: cho phép gia hạn thời gian nộp thuế, hoặc miễn thuế đối với một số dịch vụ; hỗ trợ giảm giá điện, giảm lãi suất cho vay đối với DNDL; hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch,...

Còn tại các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, việc nhận định tình hình và kịp thời ban hành các chính sách kích cầu đi kèm với các gói kích cầu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Có thể kể đến một số địa phương tiêu biểu như:

Tại Quảng Ninh, ngay sau khi đợt dịch đầu tiên được không chế, Quảng Ninh đã lập tức thông qua gói kích cầu du lịch trị giá gần 200 tỷ đồng (Nghị quyết số 256/2020/NQ-HĐND ngày 14/5/2020 của HĐND tỉnh). Với gói kích cầu này, du khách được miễn phí tham quan Vịnh Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích và danh thắng Yên Tử trong thời gian từ ngày 14/5 đến 1/6/2020 và các ngày lễ trong năm 2020,… Tiếp theo, khi đợt dịch COVID-19 lần 2 lắng xuống, tỉnh đã thông qua nghị


quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 256/2020/NQ- HĐND ngày 14/5/2020 về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020 với gói kích cầu khoảng 100 tỷ đồng. Theo đó, tiếp tục giảm giá vé thu phí vào điểm tham quan và tham quan lưu trú,… Không dừng lại ở đó, để kích cầu du lịch nghỉ đêm trên vịnh, Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 266/2020/NQ-HĐND ngày 9/7/2020 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 256/2020/NQ-HĐND ngày 14/5/2020 về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020.

Các gói kích cầu mà Quảng Ninh tung ra ngay lập tức phát huy hiệu quả, du khách về với các điểm đến ngày một tăng, trong đó có KDLQG Trà Cổ. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao nhằm kích cầu du lịch nội địa gắn với việc thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của TW, của tỉnh, đảm bảo tốt an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào kích cầu “Người Việt Nam đi du lịch tại Việt Nam”, đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của người dân và du khách khi đến với KDLQG Trà Cổ.

Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số những hoạt động trong gói kích cầu du lịch của TP Móng Cái. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Thành phố Móng Cái đã ban hành trên 20 văn bản chỉ đạo, điều hành về quản lý và phát triển hoạt động du lịch. Nhờ vậy, ngay sau khi dừng việc thực hiện giãn cách xã hội, phòng, chống dịch Covid-19, KDLQG Trà Cổ – Móng Cái đã thu hút được rất đông khách du lịch tới đây.

Tại Ninh Bình, ngay sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được bước đầu kiểm soát, Sở Du lịch Ninh Bình, Thường trực Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch, chi hội Khách sạn, chi hội Lữ hành đã cùng nhau họp bàn giải pháp phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể, Tỉnh đã ban hành Thông báo số 19/TB-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 22/4/2020 về các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tháo gỡ khó khăn trong phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo như: kết hợp công bố các chương trình kích cầu của hàng không và du lịch, các giải pháp được đề cập trong đó bao gồm: miễn, giảm thuế TNDN, giảm thuế đất, áp dụng giảm giá điện,…

Những chính sách kích cầu liên quan đến giảm thuế và chi các gói hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền các địa phương được ban hành kịp thời đã hỗ trợ rất lớn cho các DNDL trong thời điểm khó khăn. Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển du lịch nói chung tại Vùng và tại các địa phương có KDLQG.

3.2.1.4. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nhân lực có vai trò quan trọng trong việc thực hiện và triển khai các hoạt động


du lịch ở bất cứ địa phương nào, trong đó có các KDLQG. Cùng với các chính sách đào tạo và phát triển NNL nói chung, thời gian qua tại các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB đã triển khai thực hiện một số chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch. Trong đó, có những chính sách vĩ mô được ban hành từ TW và cũng có những chính sách do địa phương xây dựng, ban hành và triển khai, cụ thể là:

Ở cấp TW đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định nhiệm vụ, giải pháp về đào tạo và phát triển NNL du lịch như: thu hút đầu tư cho đào tạo NNL du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về CSVCKT, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNL du lịch,...

Cùng với đó, thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW; thực hiện Thông báo kết luận số 469/TB-VPCP ngày 06/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về tình hình đào tạo nhân lực du lịch, theo đó, Bộ GDĐT ban hành Công văn số 4929/BGDĐT-GDĐH ngày 20/10/2017 hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ ĐH giai đoạn 2017-2020 theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Ở cấp địa phương, các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB cũng xây dựng, ban hành và triển khai hàng loạt các văn bản, Nghị quyết, thông tư, Quy định, Quyết định,… trong đó có các nội dung về đào tạo và phát triển nhân lực du lịch trong kế hoạch, nhiệm vụ phát triển du lịch nói chung. Chẳng hạn như, thành phố Hải phòng ban hành Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2017 về Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”; Tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định 1606/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,…

Nội dung cơ bản của những chính sách trên đều đề cập đến các định hướng, hướng dẫn và các nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển NNL du lịch trên cơ sở lồng ghép du lịch vào trong các chương trình đào tạo, tăng cường liên kết nhà trường và doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo và phát triển


NNL du lịch, nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động cả kể kĩ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp, nhanh chóng tạo ra sự hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động trong khu vực, áp dụng tiêu chuẩn chung đánh giá năng lực lao động du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, du lịch cung ứng tại địa phương.

Về cơ bản, việc ban hành và triển khai những chính sách nhằm khuyến khích đào tạo và phát triển NNL du lịch địa phương đã giúp đội ngũ lao động du lịch tại các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB bước đầu đáp ứng được yêu cầu số lượng và dần từng bước đảm bảo yêu cầu về chất lượng trong bối hiện nay.

3.2.1.5. Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

CSHT và CSVCKTDL là yếu tố không thể thiếu trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng. Các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB hiện nay đều có các chính sách từ cấp TW đến cấp địa phương nhằm xác định, kêu gọi và khuyến khích đầu tư từ các tổ chức khác nhau ở cả trong và ngoài nước, trong đó thường ưu tiên các dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án phát triển công trình dịch vụ, giao thông, nông nghiệp nông thôn,... có liên quan đến phát triển du lịch của địa phương. Cụ thể:

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 7317/UBND-KGVX về thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND Thành phố về thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành phố và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 06/6/2016 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển du lịch Hà Nội như: cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ tiếp cận, cải cách hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin,...

Tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư CSHT và CSVCKTDL như: Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh về ban hành Quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 07, ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 12-NQ/BCSĐ UBND tỉnh, Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh về tăng cường QLNN về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhờ

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí