Thực Trạng Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Các Tỉnh Phía Nam Đbsh

TT

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Có 17/25 chỉ tiêu chưa đạt tiêu chí bền vững, cùng với kết quả khảo sát đánh giá của các đối tượng về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở địa phương (đa số câu trả lời đạt điểm trung bình 3-3,4/5) cho thấy phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH những năm qua chưa bền vững.

3.3 Thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH

3.3.1 Môi trường thể chế và chính sách

3.3.1.1 Hệ thống quy hoạch, chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương

Ba tỉnh nam ĐBSH, đều đã có quy hoạch phát triển du lịch còn hiệu lực. Cụ thể là “Quyết định số 3562/QĐ-UBND, ngày l9/12/2017 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tinh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và “Quyết định số 1501/QĐ-UBND, ngày 01/09/2011 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 30/8/2018, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành “Quyết định số 1124/QĐ-UBND, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững của ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình trên 4 nội dung: mô hình du lịch, phân khu dịch vụ du lịch, phân khu dịch vụ hỗ trợ và tuyến điểm du lịch được thể hiện ở bảng 3.15. Theo đó, các chỉ tiêu đều được đánh giá tốt trở lên chiếm tỷ lệ cao (trên 58%), đặc biệt là nội dung phân khu dịch vụ du lịch (64,54% đánh giá rất tốt và tốt).

Hộp 3.1. Ý kiến của 30 cán bộ quản lý nhà nước ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình về quy hoạch phát triển du lịch địa phương

“Cần có cơ chế chính sách phù hợp, định hướng, chiến lược phù hợp với đặc điểm đia phương, sản phẩm du lịch đặc thù, đào tạo nguồn nhân lực, giữ gìn bảo tồn bản sắc, xã hội hoá sản phầm du lịch”.

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả


Hộp 3.2. Ý kiến bổ sung của 35/191 người dân về quy hoạch phát triển du lịch địa phương

“Công tác quy hoạch phát triển du lịch địa phương là phù hợp. Đã có quy hoạch phát triển du lịch. Cần đầu tư hơn nữa, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch”.

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Bảng 3. 15 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển du lịch

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Rất tốt (5)

Tốt (4)

Trung bình (3)

Kém (2)

Rất kém (1)

Xây dựng. mô hình du lịch

13,57

50,71

31,43

4,29

0,00

Phân khu dịch vụ du lịch

12,77

51,77

31,20

4,26

0,00

Phân khu dịch. vụ hỗ trợ

9,93

48,23

36,88

4,96

0,00

Tuyến, điểm du lịch

11,35

51,77

32,62

4,26

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 13

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Các doanh nghiệp du lịch cũng đánh giá cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong quy hoạch chiến lược phát triển du lịch theo hướng bền vững của địa phương với trên 90% rất tốt và tốt. Trong khi đó, 61,8% người dân địa phương khi được hỏi, đều thể hiện sự đồng tình về quy hoạch phát triển du lịch địa phương.

Về chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của địa phương, bảng

3.16 cho biết, đánh giá của doanh nghiệp đối với quản lý phát triển du lịch, tạo môi trường thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát triển loại hình và sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch... đều rất tốt, đặc biệt là chính sách về quản lý phát triển du lịch (72,63% đánh giá tốt trở lên) và đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội (93,19% đánh giá tốt trở lên).

Bảng 3. 16 Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách phát triển du lịch

Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu

Rất tốt (5)

Tốt (4)

Trung bình (3)

Kém (2)

Rất kém (1)

Chính sách quản lý. phát triển du lịch

9,42

83,25

7,33

0,0

0,0

Chỉ tiêu

Rất tốt (5)

Tốt (4)

Trung bình (3)

Kém (2)

Rất kém (1)

Chính sách tạo môi trường thu hút đầu tư

8,47

60,31

31,22

0,0

0,0

Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch

8,42

60,53

31,05

0,0

0,0

Chính sách phát triển loại hình, sản phẩm

7,37

57,37

35,26

0,0

0,0

Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch

8,42

56,32

35,26

0,0

0,0

Chính sách quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch

7,37

65,26

27,37

0,0

0,0

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và du khách

9,09

57,75

33,16

0,0

0,0

Việc đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

9,42

83,77

6,81

0,0

0,0


Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Người dân địa phương cũng khá đồng thuận với chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của địa phương khi 62,8% số người được hỏi đồng ý với chủ trương, chính sách về du lịch của tỉnh.

3.3.1.2 Sự phối hợp giữa các ban ngành trong quản lý du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã đi vào hệ thống, có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và dân cư vào các hoạt động du lịch. Có sự phối hợp, tham gia của lực lượng an ninh đảm bảo an toàn, văn minh các khu, điểm du lịch. Năm 2018, tình hình an. ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh du lịch và các điều kiện phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch cơ bản được đảm bảo; hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch được niêm yết công khai và bán đúng giá. Phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các hoạt động du lịch tại địa phương, tại điểm du lịch. Trong năm 2017 các tỉnh đã thực hiện hàng chục cuộc kiểm tra đối với hơn 300 cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch, lưu trú du lịch.

Công tác thẩm định, tái thẩm định, công nhận loại hạng cơ sở lưu trú du lịch được tiến hành đúng trình tự, quy định của nhà nước. Năm 2017, đã công nhận xếp loại, hạng cho hơn 400 cơ sở lưu trú du lịch; thẩm định và cấp, đổi hàng trăm thẻ hướng dẫn viên, trong đó có hơn 100 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

3.3.1.3 Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý du lịch

Khi được hỏi ý kiến, các chuyên gia cho rằng, hiện nay các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đã có sự tham gia tích cực của cộng đồng trong vào quy hoạch và quản lý du lịch. Tuy nhiên, vai trò của cộng đồng còn hạn chế, tỉnh Ninh Bình sự tham gia của cộng đồng còn rõ nét, 2 tỉnh còn lại sự tham gia của cộng đồng nhỏ lẻ. Nhà nước đã có cơ sở pháp lý cho việc tham gia giám sát của cộng đồng trong quản lý du lịch tại luật du lịch 2017 [33]. Trên thực tế, sự đóng góp ý kiến của người dân về

công tác lập quy hoạch và quản lý du lịch còn rất ít và hầu như không có. Các dự án về du lịch người dân thiếu thông tin nên chưa thực sự tham gia vào quá trình triển khai và giám sát dự án.

Tổ chức, đoàn thể, hiệp hội được lập tại các xã, phường nhằm phát hiện, ngăn chặn những tiêu cực, tham mưu cho đơn vị quản lý cấp cao. Khi đi vào hoạt động thì chỉ những điểm du lịch lớn như Tràng An, Bái Đính, Cố đô Hoa Lư, đền Trần… phát huy được hiệu quả nhất định. Còn ở các điểm khác bộc lộ rõ sự hạn chế cả về chất và lượng.

3.3.1.4 Môi trường kinh doanh của địa phương

Nhiều năm qua, các tỉnh ở phía nam ĐBSH đã có nhiều thay đổi và nỗ lực để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh nhằm thu hút đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia vào kinh doanh và phát triển du lịch địa phương.

Bảng 3. 17 Bảng xếp hạng PCI năm 2017 các tỉnh nam ĐBSH


Địa phương

Chỉ số PCI

Xếp hạng PCI

Nhóm xếp hạng

Ninh Bình

61,86

36

Trung bình

Nam Định

61,43

41

Trung bình

Thái Bình

61,97

34

Trung bình

Nguồn: http://www.pcivietnam.org(2018)

Trong ba tỉnh phía nam ĐBSH, Thái Bình có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao nhất. Nếu xem xét các tỉnh ĐBSH & DHĐB (11 tỉnh), Thái Bình nằm trong năm tỉnh thành có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao, tuy nhiên cả ba tỉnh ở nam ĐBSH đều được xếp ở mức trung bình về năng lực cạnh tranh, PCI kém Thanh Hóa 1 điểm – tỉnh có chỉ số PCI xếp cuối cùng ở mức khá, kém tỉnh đứng đầu Quảng Ninh gần 10 điểm. Điều này đã khiến các doanh nghiệp đầu tư vào các tỉnh này nói chung và ngành du lịch trên địa bàn nói riêng e ngại do chưa tin tưởng vào sự thành công trong công việc kinh doanh của mình, dẫn tới không mặn mà với việc khai thác tiềm năng du lịch địa phương.

Bảng 3. 18 Tình hình kinh tế và thu ngân sách các tỉnh nam ĐBSH



Năm

Ninh Bình

Nam Định

Thái Bình

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế

Thu ngân sách (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế

Thu ngân sách (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế

Thu ngân sách (tỷ đồng)

2001 - 2005

11,9 %

639

7,3%

985

7,8%

691,2

2006 - 2010

15,6%

3.066

10,4%

1.150

12,05%

2,768

2011-2015

11,7%

4.379

14,66%

3.000

8,04%

4,824

2018

9,27%

12.777

8,1%

4.915

10,58%

17.000

Nguồn: Cục thống kê các tỉnh

Các tỉnh phía nam ĐBSH kinh tế phát triển khá, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng; tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 đạt trung bình trên 9%. Thu ngân sách tăng mạnh và có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu nguồn thu; tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt gần 35.000 tỷ đồng. Với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điểm cộng cho các tỉnh phía nam ĐBSH, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục thu hút đầu tư, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn bộ máy, tạo môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư để tổ chức phục vụ phát triển du lịch. Đây chính là một trong những nhân tố nhằm thúc đẩy chính sách phát triển và thu hút đầu tư cho mục tiêu du lịch bền vững.

3.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ có liên quan

3.3.2.1 Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

- Mạng lưới giao thông đường bộ: Hệ thống quốc lộ giữ vai trò hết sức quan trọng cho phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH. Quốc lộ 10, kết nối Thái Bình với Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa về phía nam, với Hải Phòng và Quảng Ninh về phía Bắc; Quốc lộ 39 kết nối Thái Bình với Hưng Yên và các tỉnh vùng ĐBSH; Quốc lộ 37 nối Thái Bình với Hải Dương, Hải Phòng,.. và các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Quốc lộ 37B nối Thái Bình với Nam Định và Hà Nam. Đường cao tốc Hà Nội

– Ninh Bình có điểm đầu tại Pháp Vân, nối tiếp với đường vành đai 3 (tuyến đường trên cao) của Hà Nội, điểm cuối kết nối với quốc lộ 10 tại Cao Bồ. Đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình có chiều dài toàn tuyến khoảng 90 km; mặt cắt ngang cho 6 làn xe. Đường Hồ Chí Minh chạy qua vườn quốc gia Cúc Phương đây là tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam, có ý nghĩa quan trọng trong kết nối với du lịch tỉnh Ninh Bình. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Đến nay, giai đoạn 1 của đường Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành và thông tuyến. Dự kiến, sau năm 2030, đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp trở thành cao tốc Bắc Nam nhánh Tây, với quy mô nhỏ hơn nhánh Đông. Một huyết mạch quan trọng nối từ phía Nam đến các tỉnh nam ĐBSH.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19km với 4 nhà ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Gềnh và Đồng Giao). Chạy qua địa bàn tỉnh Nam Định có chiều dài 42 km, với 6 nhà ga (Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, Vụ Bản, Ý Yên). Tuy nhiên, trong vận chuyển hành khách chỉ có nhà ga Ninh Bình và ga Nam Định là có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đón nhận hành khách; các nhà ga khác chủ yếu vận chuyển hàng hóa và là nơi để tránh tàu. Đây là tuyến đường sắt đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của Ninh Bình và Nam Định, kết nối với các địa phương khác trong vùng và cả nước. Trong vận chuyển du lịch bằng đường sắt hiện nay ở nước ta nói chung còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: thời gian chạy tàu chậm; tiện nghi, vệ sinh kém; các dịch vụ trên tàu còn thiếu…

- Mạng lưới giao thông đường thủy: Ninh Bình có 16 tuyến sông, kênh có thể

khai thác vận tải thủy nội địa với tổng chiều dài 298,8km; trong đó có 4 tuyến do Trung ương quản lý với chiều dài 155,5km (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh Yên Mô), và 12 tuyến do địa phương quản lý với chiều dài 143,3km (sông Mới, sông Ân, sông Hoành Trực, sông Cà Mau, sông Lồng, sông Càn, sông Bôi, song Lạng, sông Rịa, sông Chanh, sông Vân, sông Hệ Dưỡng). Hệ thống sông, kênh ở đây phần lớn là sông cấp III, V và VI mang đặc điểm chung của sông, kênh khu vực ĐBSH. Đây là điều kiện thuận lợi để Ninh Bình phát triển giao thông đường thủy nội địa và kết nối với hệ thống thủy nội địa trong vùng ĐBSH, và xa hơn là toàn vùng Bắc Bộ. Với hệ thống sông, kênh đa dạng, Ninh Bình có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển cảng sông với công suất hàng hóa thông quan lớn (khoảng 2 triệu tấn/năm). Trong phát triển du lịch, giao thông đường thủy còn rất hạn chế, chưa được khai thác phát huy tiềm năng. Hiện nay, việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy chủ yếu được khai thác ở các tuyến trong khu du lịch Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân Long, Thung Nham. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là thuyền chèo tay.

Nam Định: Tổng chiều dài sông kênh của tỉnh Nam Định là 519km và 1.130km kênh nội đồng, trong đó trung ương quản lý 240 km và địa phương quản lý 279 km. Nam Định có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng khai thác, vận chuyển đường thủy - một loại hình vận tải giá rẻ và hiện đang hấp dẫn du khách. Trước kia có tuyến vận chuyển hành khách bằng tàu thuỷ từ Hà Nội về Thái Bình và Nam Định. Tuy nhiên hiện nay tuyến giao thông này hầu như không còn, phương tiện vận chuyển thiếu. Vì vậy tỉnh Nam Định cần quan tâm đến loại hình giao thông này, nhất là khi dự án du lịch sông Hồng thực hiện.

Thái Bình: Đường biển thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (từ cửa sông Thái Bình đến cửa Ba Lạt) dài 56 km và có 5 cửa sông. Đường sông: Sông Hồng dài 90 km chạy dọc theo ranh giới giữa Thái Bình và Nam Định. Đường sông nội tỉnh có mật độ cao, nhưng dòng sông hẹp, mặt nước nông. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 bến phà, 84 bến khách ngang sông, trong đó có một số bến sử dụng phà một lưỡi có thể chuyên chở xe con và xe tải dưới 2,5 tấn như các bến: An Khê, An Đồng, Thái Phú 2 (Hồng Phong), bến Vực. Nhìn chung các bến, bãi này được hình thành mang tính tự phát, chưa được quy hoạch đầu tư xây dựng đầy đủ nên còn có nhiều hạn chế về quy mô, năng lực khai thác. Với hệ thống giao thông Thái Bình, đặc biệt là với các cửa sông, cảng biển nếu đầu tư xây dựng, khai thác tốt sẽ tạo điều kiện mở rộng, đẩy mạnh thông thương, giao lưu hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong đó có du lịch.

Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp phát triển, nhưng hệ thống giao thông vận tải nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH và du lịch (đặc biệt là các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã). Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông chậm tiến độ rất nhiều do giải ngân vốn nhỏ. Bàn giao mặt bằng đề thi công khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng chậm. Nhiều công trình giao thông đang sử dụng xuống cấp nhưng nguồn kinh phí bảo trì, bảo dưỡng thiếu nên việc sửa chữa chưa kịp thời. Các phương tiện tăng nhanh cả về số lượng và tải trọng, nhiều xe quá tải thường xuyên

hoạt động, cùng với thời tiết khắc nghiệt đã làm gia tăng hư hỏng của các tuyến đường. Nhận thức của dân cư và cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương về công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý đường bộ theo quy định chưa đầy đủ.

b) Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống điện ở các tỉnh phía nam ĐBSH rất phát triển, đã phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt của người dân, kinh doanh của của doanh nghiệp. Tỉnh Ninh Bình được cấp điện từ lưới quốc gia thông qua 1 trạm biến áp 500KV, 2 trạm biến áp 220KV và 7 trạm biến áp 110KV. Lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh với 26 trạm trung gian, 2.115 trạm biến áp phân phối, 1.407,6km đường dây trung áp và 2.723,6km đường dây hạ áp. Hiện nay, tỉnh có 2 nguồn phát điện: nhà máy nhiệt điện Ninh Bình với công suất 4 x 25MW và tổ máy phát điện của nhà máy đạm công suất 36MW. Nhìn chung, hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu sinh hoạt và đặc biệt cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nam Định có hệ thống cấp điện khá hoàn thiện với mạng lưới điện cao thế, hạ thế: 220KV, 100 KV, 35 KV, 10 KV. Hiện nay, tỉnh Nam Định được cấp điện chủ yếu từ trạm nguồn 220/110 KV Nam Định - E3.7 (công suất 2x125 MVA) nằm trên địa bàn huyện Mỹ Lộc thông qua các đường dây 220KV Ninh Bình - Nam Định dây dẫn 2xACSR-300 dài 31,5 km; Đường dây 220 KV Ninh Bình - Nam Định nối mạch vòng với lưới điện 220 KV quốc gia qua trạm 220/110KV Thái Bình (dây dẫn ACK-500 dài 25,5km) và Đồng Hoà (dây dẫn ACSR-500 đoạn Thái Bình - Đồng Hoà dài 53,4 km). Ngoài ra, Nam Định còn được nhận nguồn từ trạm 220/110KV Ninh Bình (công suất 2x125 MVA), trao đổi công suất với Thái Bình và Hà Nam. Toàn tỉnh có 10 trạm biến áp 110 KV với 14 máy với tổng công suất là 410 MVA; 20 trạm trung gian với 38 máy với tổng công suất 131,5 MVA; 2416 trạm phân phối bao gồm 2465 máy với tổng công suất 721,673 MVA. Nói chung, hệ thống điện ở Nam Định đã được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng tiêu chí của đô thị loại I và trung tâm vùng nam ĐBSH. Chất lượng điện năng được nâng cao, sự cố điện giảm. Nhờ vậy các khu, điểm du lịch trên địa bàn đều đã có điện lưới quốc gia phục vụ hoạt động du lịch và khách du lịch được tốt hơn.

Thái Bình là tỉnh có mạng lưới điện phát triển tương đối hoàn chỉnh theo quy hoạch nằm trong hệ thống điện miền Bắc. Mật độ lưới điện Thái Bình lớn nhất toàn quốc, bình quân mỗi xã có 3 - 4 trạm biến áp, 15-20 km đường dây trục chính và đường phân nhánh. Hiện tại toàn tỉnh có 100% số xã, phường, thị trấn có điện, 99,9% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

- Hệ thống cấp nước: Hiện nay, nhà máy nước Ninh Bình với công suất 20.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Tam Điệp với công suất 12.000 m3/ngày đêm; và một số nhà máy nước công suất nhỏ khoảng 2.000 - 2.200 m3/ngày đêm ở các thị trấn đủ để cung cấp nước sạch cho người dân đô thị. Ở khu vực nông thôn, các khu vực tập trung dân cư… chưa có điều kiện sử dụng nước sạch từ các nhà máy, người dân chủ

yếu dùng nước từ các giếng khoan, bể chứa nước mưa, nước tự chảy.

Nguồn nước khai thác và sử dụng chủ yếu hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định là nguồn nước mặt của các sông và một số ao hồ, tại một số nơi có sử dụng nước ngầm. Nhìn chung, hệ thống cung cấp nước ở Nam Định đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và khách du lịch.

Tỉnh Thái Bình đang từng bước hoàn thiện việc xây dựng, mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành phố Thái Bình, các thị trấn, các khu công nghiệp. Nhìn chung hệ thống cấp, thoát nước cơ bản đều đảm bảo cung cấp nước sạch và môi trường cho nhu cầu sinh hoạt nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

- Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

Hiện nay, mạng lưới thoát nước thải tại các đô thị ở nam ĐBSH sử dụng hệ thống thoát nước chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt) mà chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt riêng. Các loại nước thải chưa được xử lý theo đúng quy định và thường được xả trực tiếp ra sông suối. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải ở các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, các khu du lịch… mặc dù đã được xử lý sơ bộ ban đầu, nhưng phần lớn đều vượt giới hạn cho phép theo quy định đối với nước thải đô thị. Nhìn chung các tuyến thoát nước đều hoạt động tốt, nhưng do mật độ còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu, nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị.

Năng lực thu gom rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung cũng như ở các khu du lịch mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn hạn chế, chi phí còn cao. Hiện nay, ở các thị trấn trong tỉnh đã thực hiện việc thu gom rác thải và có Trung tâm môi trường của địa phương vận chuyển đến nơi quy định. Tuy nhiên, việc bố trí hệ thống thùng rác, túi thu gom rác thải ở các đô thị, các khu du lịch, các khu dân cư tập trung còn thiếu và chưa phù hợp cho việc phân loại rác. Ngay ở Quần thể danh thắng Tràng An cũng chưa được bố trí hệ thống thùng rác phù hợp để thu gom và phân loại rác; năng lực thu gom rác ở đây còn hạn chế, chi phí cao…, nên nhiều khi rác thải còn tồn đọng, ảnh hưởng đến môi trường khu du lịch. Các loại rác thải công nghiệp, rác thải bệnh viện phần lớn đã được thu gom và xử lý theo đúng quy định, nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

d) Mạng lưới thông tin

Đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 2 bưu điện trung tâm; 7 bưu điện cấp huyện, thành phố; và 30 trạm bưu điện khu vực. Tổng số thuê bao điện thoại là

1.144.391 máy, trong đó cố định là 41.375 máy, di động là 1.103.016 máy; số thuê bao internet là 95.755. Số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân là 120,14 máy. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng hầu hết lãnh thổ Ninh Bình, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc của người dân và khách du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023