Làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề thủ công truyền thống không những tạo ra những sản phẩm nhằm phục vụ đời sống mà còn có sức hấp dẫn là sự quan tâm tìm hiểu, trải nghiệm của khách du lịch. Các tỉnh phía nam ĐBSH có tổng 457 làng nghề truyền thống. Ninh Bình có 81 làng nghề, nhiều làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch (chiếm 18%) với các nghề như thêu ren Văn Lâm, Chạm khắc đá Ninh Vân, Cói mỹ nghệ Kim Sơn, Gốm Gia Thủy... Trong khi đó Nam Định có 129 làng nghề (chiếm 28%) như Làng hoa Mỹ Tân, Làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê, Làng nghề Sơn mài Cát Đằng, Đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, trồng hoa cây cảnh Vị Khê, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa, ươm tơ Cổ Chất, Cự Trữ, cây cảnh Vị Khê, làng nghề làm muối ven biển... là những điểm du lịch văn hóa tiềm năng của tỉnh. Nhiều làng nghề truyền thống của Thái Bình có nguồn gốc từ nhiều nghề truyền thống Hà Nội. Với nhiều sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước mà nhiều du khách quốc tế giữ làm kỷ vật lưu niệm. Hiện nay, ở Thái Bình có tất cả 229 làng nghề, trong đó ngoài những nghề truyền thống còn du nhập thêm nghề đan, móc sợi, làm hương, đan hạt cườm, chế tác đá mỹ nghệ… Như Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, Làng nghề mây tre đan Thượng Hiền, Làng nghề bánh cáy Nguyên Xá, Làng nghề đúc đồng An Lộng Làng nghề dệt chiếu Hới…
3.2.2.3 Sự tham gia của người dân
a) Hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch
Sự tham gia của người dân phản ánh số lượng và chất lượng cơ cấu tổ chức phát triển du lịch. Kết quả điều tra tại ba tỉnh cho thấy có 51,6% số người được hỏi trả lời thường xuyên tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương, 45,3% chỉ tham gia vào mùa lễ hội (tập trung vào 3 tháng đầu năm), còn lại 3,1% là không tham gia bao giờ. Sự tham gia của dân cư vào hoạt động du lịch như: cho thuê nhà trọ, hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm, chụp ảnh, tham gia quản lý xung quanh điểm du lịch (trông giữ xe, tham gia họp dân phố đóng góp cho quy hoạch, phát triển du lịch địa phương…). Dân cư địa phương thành lập các tổ hỗ trợ, tư vấn cho khách du lịch; tổ chèo thuyền (Tam Cốc có hơn 1.300 thuyền, Tràng An có hơn 500 thuyền…), tổ hợp đưa đón ăn ở, tại chỗ…tham gia tích cực vào hoạt động phục vụ cho du khách. Những người tham gia các hội phục vụ khách đều là dân địa phương, được hướng dẫn rất kỹ về hệ thống hang động, lịch sử của các di tích để có thể kiêm nhiệm vai trò hướng dẫn viên du lịch cho khách tại chỗ.
b) Mức độ hài lòng và hợp tác của người dân với vai trò đóng góp cho cộng đồng
Ủy ban nhân dân (UBND) xã phường nơi có điểm du lịch cũng đã thành lập các tổ chức quản lý có sự tham gia của cộng đồng dân cư nhằm phát hiện, ngăn chặn và tham mưu cho đơn vị quản lý trong hoạt động du lịch. Đây là bước đi đứng đắn, đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho khách du lịch và người dân. Điều tra ba tỉnh phía
nam ĐBSH cho thấy, trên 50% số người dân được hỏi đã hài lòng với vai trò của cộng đồng trong quá trình quy hoạch và quản lý du lịch. Dân cư địa phương đã tích cực tham gi đóng góp ý kiến khi được hỏi, tham gia họp và đánh giá trong các cuộc họp tổ dân phố về các vấn đề liên quan đến du lịch của địa phương như chính sách, quy hoạch, dự án du lịch... Ngoài ra, nhiều cá nhân ở địa phương trực tiếp tham gia vào quản lý du lịch bằng việc ứng cử vào vị trí giữ gìn trật tự, an ninh tại các điểm như bến bãi, cầu phà, an ninh trật tự. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức đoàn thể ở các xã, điểm du lịch được hình thành để hưởng ứng, tham gia vào công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư sở tại, khách du lịch trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị thiên nhiên, văn hóa như ở khu di sản Tràng An, chùa Bãi Đính, đền Tiên La, đền Trần…
3.2.3 Dưới góc độ môi trường
3.2.3.1 Bảo tồn tài nguyên du lịch
a) Mật độ điểm du lịch
Nhìn chung, mật độ điểm du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH tương đối dầy với đầy đủ các công trình văn hóa, lịch sử, di tích xen lẫn cảnh quan tự nhiên. Từ thành phố Ninh Bình là tâm điểm, rừng Cúc Phương cách xa nhất 43km, Tràng An gần nhất cách 7km, mật độ điểm du lịch tương đối nhiều và giống nhau về sản phẩm du lịch. Sự phân bố di tích được xếp hạng của các huyện ở Thái Bình tương đối đồng đều. Những huyện có mật độ di tích dày là Đông Hưng (> 50 di tích /100km2), nơi có mật độ di tích tương đối dày là huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ, thành phố Thái Bình (từ 41 - 48 di tích/100km2), huyện có mật độ di tích trung bình là Tiền Hải, Vũ Thư, Kiến Xương và Thái thụy (<40 di tích/ 100km2). Nam Định là trên địa bàn có hai quần thể di tích với mật độ di tích lịch sử văn hóa khá dầy là quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần gắn với lịch sử Vương Triều Trần (45 di tích) và quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy (21 di tích) gắn với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ Mẫu của cộng đồng dân cư phía Bắc.
b) Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch, đầu tư
Các tỉnh phía nam ĐBSH có quy hoạch tổng thể, chi tiết nhiều các khu và điểm du lịch trên toàn tỉnh. Ninh Bình có quy hoạch khu, điểm du lịch Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, Vân Long, Kênh Gà-Vân Trình, chùa Bái Đính… Thái Bình có khu, điểm quy hoạch biển Cồn Vành, chùa Keo... Nam Định có quy hoạch khu du lịch Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần…
Quy hoạch tổng thể và chi tiết là căn cứ để các tỉnh triển khai các dự án đầu tư như sau:
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Các tỉnh phía nam ĐBSH
Ninh Bình Nam Định Thái Bình
Số lượng dự án du lịch thời gian tới
32
8
55
33
9
15
15
13
Số lượng dự án du lịch trong 5 năm qua
Hình 3. 8: Số lượng các dự án được triển khai theo quy hoạch
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh
c) Mức đóng góp cho công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường
Công tác bảo tồn tôn tạo, định kỳ hằng năm, các đơn vị quản lý di tích, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo kiểm kê hiện vật thuộc di tích đã được xếp hạng và báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về Sở Du lịch tỉnh, UBND các tỉnh có kế hoạch đầu tư tôn tạo cho công tác bảo tồn. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ phục hồi di tích điều chỉnh quy hoạch tu bổ di tích thực hiện theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và của các tỉnh phía nam DDBSH. Theo quy định hiện nay về chi phí cho công tác bảo tồn phát triển của Ninh Bình, ngoài một số di tích danh lam thắng cảnh được chính quyền giao cho doanh nghiệp quản lý, những danh lam thắng cảnh còn lại đang áp dụng mức phí được thực hiện theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định, Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Thái Bỉnh, về mức phí được thu và chi tại địa phương cũng như mức trích nộp vào ngân sách, hầu hết mức được giữ lại từ 70 – 80% của giá trị mức phí, 20% đóng góp vào ngân sách.
3.2.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm
Phía nam ĐBSH có vườn quốc gia, khu Ramsar, khu DTSQ thế giới, di sản thế giới, vì vậy có sự đa dạng về tài nguyên, sự đa dạng sinh học hàng đầu cả nước. Việc phát triển “nóng” du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm làm vượt quá sức chứa, sức chịu tải môi trường gây ảnh hưởng đến các loài thực vật và tập tính của các loài động vật tại các khu, điểm du lịch.
Hoạt động du lịch phát sinh các chất thải rắn, nước thải chưa được thu gom và
xử lý kịp thời gây ô nhiễm môi trường sống của các hệ sinh thái. Rác thải nhựa, túi nilon từ khách du lịch đe dọa các loại động vật biển. Nước thải tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không được xử lý đổ thẳng ra môi trường, là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học. Phát triển du lịch nhanh chóng đã tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái tự nhiên như phá hủy rạn san hô, thay đổi mục đích sử dụng đất gây suy giảm diện tích rừng, chia cắt sinh cảnh…, ảnh hưởng đến các loài thực vật, làm mất nơi sinh sống, kiếm ăn cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của các loài động vật.
a) Ô nhiễm môi trường nước
* Môi trường nước: môi trường nước đã có biểu hiện ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực như cầu Non Nước (Ninh Bình); sông Đáy đoạn đò Độc Bộ, huyện Yên Khánh...; thành phố Nam Định, thành phố Thái Bình; nước mặt khu vực làng nghề chế biến bánh đa, bún, bánh cáy; khu công nghiệp... Do nhận thức của người dân, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng quy định, chất thải công nghiệp, sinh hoạt… là nguyên nhân làm cho nguồn nước mặt có biểu hiện bị ô nhiễm.
Chất lượng môi trường nước biển ven bờ: Chất lượng môi trường nước biển ven bờ chịu tác động mạnh của nguồn nước sông Đáy, nguy cơ bị ô nhiễm do nước sông Đáy rất lớn do tiếp nhận toàn bộ lưu lượng nước thải của các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy: Thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình và đổ ra biển qua cửa Đáy. Độ mặn cũng biến đổi mạnh theo lưu lượng nước sông Đáy: độ mặn cao về mùa khô và thấp về mùa mưa. Theo kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ cho thấy: hàm lượng Fe tại tất cả các điểm đo đều cao hơn quy chuẩn kỹ thuật cho phép từ 1,1- 6,4 lần. Còn chỉ tiêu pH, TSS,.. độ đục nằm trong quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
* Nước thải: Tổng lượng nước thải công nghiệp trung bình của 3 tỉnh ước tính khoảng 7.000m3/ngày. Nước thải tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, phân đạm, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, nước giải khát… và có nồng độ các chất gây ô nhiễm khác nhau. Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ước tính khoảng 90.000m3/ngày. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt của các cơ sở dịch vụ và hộ gia đình mới được xử lý sơ bộ thông qua bể tự hoại và đổ ra môi trường. Nước thải bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải còn hạn chế, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nước thải y tế trước khi được xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung. Nước thải từ các khu du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch, các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch khác chỉ được xử lý cơ học bằng các bể lắng, sau đó xả thẳng ra môi trường bên ngoài và thẩm thấu xuống lòng đất. Điều này sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn.
b) Thu gom và xử lý chất thải rắn
Năng lực thu gom rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung cũng như ở các khu du lịch mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn hạn chế, chi phí còn cao. Hiện nay, ở các thị trấn, huyện, tỉnh đã thực hiện việc thu gom rác thải và có trung tâm
môi trường của địa phương vận chuyển đến nơi quy định. Tuy nhiên, việc bố trí hệ thống thùng rác, túi thu gom rác thải ở các đô thị, các khu du lịch, các khu dân cư tập trung còn thiếu và chưa phù hợp cho việc phân loại rác. Hệ thống xử lý thu gom rác thải chỉ có ít doanh nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định. Ngay ở Quần thể danh thắng Tràng An cũng chưa được bố trí hệ thống thùng rác phù hợp để thu gom và phân loại rác; năng lực thu gom rác ở đây còn hạn chế, chi phí cao…, nên nhiều khi rác thải còn tồn đọng, ảnh hưởng đến môi trường khu du lịch. Các loại rác thải công nghiệp, rác thải bệnh viện phần lớn đã được thu gom và xử lý theo đúng quy định, nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.”
c) Môi trường không khí
Chất lượng môi trường không khí ở các tỉnh thời gian quan đã được cải thiện đán kể. Khi thực hiện hoạt động phát triển dù ít hay nhiều cũng sẽ tác động đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của dân cư địa phương như tiếng ồn, mức độ ánh sáng, ô nhiễm bụi, vật thể lơ lửng trong không khí… Và đặc biệt, ô nhiễm môi trường tại làng nghề đang được báo động tại các tỉnh đặc biệt là Thái Bình, Nam Định. Một số nguồn thải có tiềm ẩn gây ô nhiễm không khí như: các hoạt động xây dựng công trình nhà ở, đường xá; các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe chở đất đá, vật liệu xây dựng; hoạt động của các làng nghề; khí thải từ hệ thống điều hòa… với nồng độ khí và bụi vượt quá chỉ tiêu cho phép như CO2, CO, NO2, NO...
“+ Tại các khu công nghiệp. như khu công nghiệp ở các huyện, thành phố có nồng độ. bụi vượt chỉ tiêu cho phép. từ 7.2-8 lần so với TCVN 5937-1995
+ Các khu vực làng nghề và. vùng nông thôn hàm lượng bụi khá cao. từ 1.15 - 1.4 lần so với TCVN 5937 -1995. Tiếng ồn cũng. vượt 1.03 lần so với tiêu chuẩn 5949-1998.”
04%
09%
22%
66%
Tốt hơn Không đổi Xấu đi Không ý kiến
Hình 3. 9 Tỷ lệ ý kiến trả lời của các hộ điều tra về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường xung quanh ở các tỉnh nam ĐBSH
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Từ điều tra khảo sát, 65,6% số người được hỏi cho rằng hoạt động phục vụ phát triển du lịch tác động tốt tới môi trường của địa phương, 21,7% cho rằng không thay
đổi, 12,7% cho rằng tác động xấu hơn và không ý kiến.
Bảng 3. 13: Bảng mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố
Ô nhiễm bụi | Nguyên nhân | |||
Ninh Bình | ||||
Phía Đông Bắc | Có | - Hoạt động của cơ sở sản xuất - Hoạt động giao thông vận tải | ||
Phía Đông Nam | Có | - Hoạt động vận chuyển hàng hóa của cảng | ||
Phía Tây | không | |||
phía Tây Bắc | Có | - Họat động giao thông vận tải, công trình xây dựng | ||
Nam Định | ||||
Phía bắc đông bắc | và | phía | Có | - Hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp - Hoạt động giao thông vận tải |
Phía tây bắc | Có | - Hoạt động của cơ sở sản xuất làng nghề | ||
Phía tây nam | không | |||
Phía đông nam | Có | - Họat động giao thông vận tải, công trình xây dựng | ||
Thái Bình | ||||
Phía đông bắc và tây bắc | Có | - Hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp - Hoạt động của cơ sở sản xuất làng nghề | ||
Phía Tây Nam | và | Tây | Có | - Hoạt động vận chuyển hàng hóa của cảng - Hoạt động giao thông vận tải - Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm |
Phía đông | không |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Các Tỉnh Phía Nam Đồng Bằng Sông Hồng Theo Hướng Bền Vững
- Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Một Số Địa Phương
- Thu Nhập Từ Du Lịch Của Các Tỉnh Phía Nam Đbsh Giai Đoạn 2010-2018
- Thực Trạng Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Các Tỉnh Phía Nam Đbsh
- Tỷ Lệ Khách Du Lịch Đánh Giá Về Chất Lượng Cơ Sở Hạ Tầng Ở Nam Đbsh
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Một Số Dịch Vụ Công Cộng
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả
d) Sức chứa của điểm du lịch
Du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH có tính thời vụ rất cao đặc biệt là tập trung vào 3 tháng đầu năm (mùa lễ hội), chùa Bái Đính, đền Trần, Tràng An thường xuyên phải đón lượng khách vượt quá sức chứa, ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường, sự quá tải của hạ tầng. Phần lớn thời gian còn lại trong năm, khách ít hơn nên áp lực về sức chứa không nhiều.
3.2.3.2 Bảo tồn sự đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan
a) Mức độ xuống cấp những cảnh quan du lịch
Các tỉnh phía nam ĐBSH đều thúc đẩy quá trình tăng tốc cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã có phần tác động không nhỏ, lấn át cảnh quan du lịch, tự nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến không gian và môi trường du lịch. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số di tích không đúng chức năng, vai trò và mục đích ở một số điểm du lịch đã dẫn đến
tình trạng bị hư hỏng, xuống cấp, ô nhiễm như Đền Tiên La, khu di tích Hoa Lư, khu du lịch Cồn Vành, Quất Lâm… Tại các điểm du lịch nổi tiếng thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải do lượng khách đông như Đền Trần, chùa Bái Đính, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Quần thể danh thắng Tràng An (dựng lại phim trường “Kong: Skull Island”) ở các điểm chính, bến thuyền đặc biệt vào các ngày nghỉ, ngày lễ gây áp lực trong công tác quản lý cũng như sức chịu đựng của các công trình, bình quân mỗi ngày có từ. 10.000 đến 14.000 lượt du khách tới tham quan, dẫn đến môi trường và cảnh quan ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự gia tăng quá mức du khách vào các ngày nghỉ, những ngày bình thường thì vắng khách, đầu tư cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, mức độ gia tăng xuống cấp của cảnh quan, cơ sở vật chất phục vụ du lịch khi cần thì thiếu, khi thiếu khách thì thừa đang là vấn đề nan giải hiện nay. Hiện nay, để bảo tồn và gìn giữ Quần thể danh thắng Tràng An, ban quản lý di tích đã quyết định gỡ bỏ phim trường “Kong: Skull Island” theo khuyến cáo của UNESCO – một động thái tích cực của UBND tỉnh Ninh Bình nhằm gìn giữ, bảo tồn điểm du lịch nói chung, di tích cảnh quan nói riêng.
b) Mức độ tiêu thụ sản phẩm động vật quý hiếm
Các tỉnh phía nam ĐBSH tiêu thu động vật khá đa dạng, tập trung vào các loài: động vật có vú (11 loài), bò sát (9 loài), chim và bò cạp (9 loài). Phổ biến trong tiêu thụ động vật là dê núi (ghi nhận tại Ninh Bình 30 nhà hàng, Nam Định 20 nhà hàng, Thái Bình 10 nhà hàng ), lợn mán, lợn rừng (ghi nhận tại Ninh Bình 20 nhà hàng, Nam Định 20 nhà hàng, Thái Bình 10 nhà hàng), nhím (ghi nhận tại Ninh Bình 25 nhà hàng, Nam Định 15 nhà hàng, Thái Bình 5 nhà hàng), rắn (ghi nhận tại Ninh Bình 23 nhà hàng, Nam Định 05 nhà hàng, Thái Bình 3 nhà hàng), nai (ghi nhận tại Ninh Bình 12 nhà hàng, Nam Định 3 nhà hàng, Thái Bình 2 nhà hàng). Một số loài trong sách đỏ được bảo vệ nghiêm ngặt, như vooc quần đùi trắng, loài dơi tại Cúc Phương, Xuân Thủy ghi nhận tại một số nhà hàng không có. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy không có cửa hàng nào bán sản phẩm động vật hoang dã làm đồ lưu niệm và đồ trang trí (như sử dụng da thú, sừng, răng và vuốt).
* Đánh giá mức độ đạt được theo các tiêu chí phát triển du lịch theo hướng bền vững
Sau khi phân tích thực trạng phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH theo các nội dung, tiêu chí theo hướng bền vững, luận án đã tổng hợp lại mức độ đánh giá như sau:
Bảng 3. 14 Bảng đánh giá mức độ phát triển du lịch theo hướng bền vững
Chỉ tiêu | Mức độ đạt được | Đánh giá | |
1 | Du lịch trong định hướng, chính sách phát triển của địa phương | Có vai trò quan trọng | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
2 | Tốc độ tăng trưởng du lịch | Trên 7%/năm | Đạt tiêu chí bền vững |
3 | Chuyển dịch trong cơ cấu du lịch | Chậm | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
Chỉ tiêu | Mức độ đạt được | Đánh giá | |
4 | Đóng góp của du lịch vào GRDP | Nhỏ | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
5 | Số lượng khách du lịch và tốc độ tăng trưởng lượt khách | Trên 7%/năm | Đạt tiêu chí bền vững |
6 | Thu nhập (doanh thu) từ du lịch | Trên 7%/năm | Đạt tiêu chí bền vững |
7 | Giá cả dịch vụ du lịch | Cạnh tranh | Đạt tiêu chí bền vững |
8 | Mức chi tiêu của khách du lịch tại địa phương | Thấp hơn bình quân của cả nước | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
9 | Tạo việc làm trong ngành du lịch | Trên 7%/năm | Đạt tiêu chí bền vững |
10 | Tỷ lệ lao động địa phương | Thấp | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
11 | Thu nhập của dân địa phương | Thấp hơn bình quân của cả nước | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
12 | Công tác bảo tồn di tích lịch sử | Hằng năm hoàn thiện hồ sơ di sản và bảo vệ | Đạt tiêu chí bền vững |
13 | Lễ hội truyền thống được gìn giữ tổ chức | Hằng năm hoàn thiện hồ sơ di sản và bảo vệ | Đạt tiêu chí bền vững |
14 | Làng nghề thủ công truyền thống được gìn giữ | Hằng năm hoàn thiện hồ sơ di sản và bảo vệ | Đạt tiêu chí bền vững |
15 | Hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch | 50% người dân ghi nhận được tham gia ý kiến ở các mức độ | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
16 | Mức độ hài lòng và hợp tác của người dân với vai trò đóng góp cho cộng đồng | 50% người dân ghi nhận được tham gia ý kiến ở các mức độ | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
17 | Mật độ điểm du lịch | Dày | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
18 | Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch, đầu tư | 100% các khu, điểm tài nguyên du lịch được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư trước khi triển khai dự án | Đạt tiêu chí bền vững |
19 | Mức đóng góp cho công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường | Thấp, tốc độ tăng chi cho bảo vệ tài nguyên, môi trường thấp hơn tốc độ tăng. trưởng giá trị tăng thêm ngành du lịch | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
20 | Môi trường không khí | Chưa đảm bảo theo các quy chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể về môi trường. của cơ quan chức năng ở từng thời kỳ | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
21 | Sử dụng năng lượng nước | Chưa đảm bảo theo các quy chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu cụ | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
TT
Chỉ tiêu | Mức độ đạt được | Đánh giá | |
thể về môi trường. của cơ quan chức năng ở từng thời kỳ | |||
22 | Chất thải được thu gom xử lý | Chưa đảm bảo theo các quy chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể về môi trường của cơ quan chức năng ở từng thời kỳ | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
23 | Mức độ hài lòng của người dân về biện pháp giảm ô nhiễm tại điểm du lịch | 65,6% người dân đánh giá là hài lòng | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
24 | Sức chứa của điểm du lịch | thời điểm kì cao điểm vượt quá sức chứa | Chưa đạt tiêu chí bền vững |
25 | Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm | Vẫn còn một số nơi tiêu thụ | Chưa đạt tiêu chí bền vững |