Nam Định: có 1 trung tâm bưu điện tỉnh, 11 bưu cục huyện, 46 bưu cục khu vực, 172 nhà bưu điện văn hóa xã. Sóng điện thoại đã được phủ trên toàn tỉnh là điểm cộng cho hạ tầng cơ sở trong phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đa dạng các loại hình dịch vụ như: Điện hoa, chuyển tiền nhanh, dịch vụ Internet…đã bổ sung thêm sự đa dạng trong việc phục vụ nhu cầu của khách khi lưu trú,tham quan ở tỉnh.
Thái Bình: Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh. Số trạm thu phát sóng di động, trạm chuyển mạch, điểm truy nhập tăng nhanh. Số thuê bao điện thoại, thuê bao internet tăng trưởng cao. Các lĩnh vực truyền dẫn phát sóng và tần số vô tuyến điện tăng về số lượng và chất lượng, chuyển biến theo hướng đa dịch vụ, ứng dụng kỹ thuật cao, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Năm 2017, số thuê bao internet đạt khoảng 40.500 thuê bao; số thuê bao điện thoại đạt gần 1,5 triệu máy, trong đó mạng di động đạt hơn 1,4 triệu. Hạ tầng mạng viễn thông và mạng bưu chính phát triển khá rộng khắp; 97% xã, phường có điểm phục vụ bưu chính.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông ở các tỉnh phía nam ĐBSH về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân: dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ công ích... Tuy mạng thông tin di động đã được phủ sóng tương đối rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng vẫn còn khu vực sóng yếu, chưa đáp ứng lưu thoại thực tế. Mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là intertnet phát triển đáp ứng nhu cầu về tìm hiểu, trao đổi, khai thác thông tin trong, ngoài tỉnh và quốc tế phục vụ cho cá nhân và công tác quản lý điều hành của các cơ quan, tổ chức. Song bên cạnh đó cũng đặt ra vấn đề quản lý để hạn chế những mặt trái của hoạt động internet tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá và chính trị.
e) Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh nam ĐBSH
Theo đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở hạ tầng tại các tỉnh nam ĐBSH, đường giao thông, Internet và thông tin liên lạc và điện, nước đạt mức tốt tuy nhiên điểm dành cho chất lượng hệ thống đường giao thông là cao nhất. Kết quả (bảng 3.19) cho thấy, đánh giá tốt và rất tốt 69,2% du khách dành cho chất lượng đường giao thông; 58,8% dành cho chất lượng thông tin; 59,28% dành cho chất lượng điện; 59,8% khách du lịch dành cho chất lượng nước. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh mạng lưới thông tin như hiện nay, khi phỏng vấn thêm khách du lịch, họ cũng muốn các tỉnh nâng cao chất lượng của mạng Internet và thông tin liên lạc hơn để kết nối trong nước và quốc tế dễ dàng và nhanh chóng.
Bảng 3. 19 Tỷ lệ khách du lịch đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng ở nam ĐBSH
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Rất kém | Kém (2) | Bình thường | Tốt (4) | Rất tốt | GTTB (điểm) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thu Nhập Từ Du Lịch Của Các Tỉnh Phía Nam Đbsh Giai Đoạn 2010-2018
- Số Lượng Các Dự Án Được Triển Khai Theo Quy Hoạch
- Thực Trạng Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Các Tỉnh Phía Nam Đbsh
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Một Số Dịch Vụ Công Cộng
- Đánh Giá Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Tới Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Các Tỉnh Phía Nam Đbsh
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Các Tỉnh Phía Nam Đồng Bằng Sông Hồng Theo Hướng Bền Vững
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
(1) | (3) | (5) | ||||
Hệ thống đường giao thông | 0 | 1,62 | 29,19 | 67,03 | 2,16 | 3,697 |
Mạng Internet và thông tin liên lạc | 0 | 2,22 | 40,00 | 56,11 | 1,67 | 3,57 |
Điện | 0 | 0,00 | 40,64 | 58,29 | 1,07 | 3,60 |
Nước | 0 | 1,07 | 39,04 | 58,29 | 1,60 | 3,60 |
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
3.3.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ liên quan
a) Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
* Cơ sở lưu trú
Tổng hợp số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2005 - 2018 từ số liệu của sở Du lịch các tỉnh (2018), hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại các tỉnh này có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2005 toàn vùng chỉ có 305 cơ sở. Sau 13 năm, số khách sạn, nhà nghỉ ở các tỉnh phía nam ĐBSH đã tăng lên 1.049 cơ sở. Về mức độ tăng trưởng, cơ sở lưu trú và số phòng tăng không đều, có năm cơ sở lưu trú tăng 36% (năm 2015) nhưng có năm tăng 4%, số phòng tăng trung bình khoảng 8% những năm gần đây. Nhìn chung, khu vực phía nam ĐBSH, đặc biệt là Ninh Bình có thể đáp ứng nhu cầu lượng khách lớn trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, công suất sử dụng phòng khách sạn của Ninh Bình còn rất thấp (khoảng 50%).
Bảng 3. 20 Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2005-2018
Chỉ tiêu
Năm 2005 | Năm 2012 | Năm 2018 | Tốc độ tăng bình quân (%) | ||
2005- 2012 | 2012- 2018 | ||||
Nhà nghỉ, khách sạn | 305 | 681 | 1.049 | 18,7% | 9.0% |
Ninh Bình | 235 | 81 | 439 | 27,2% | 14,5% |
Nam Định | 306 | 162 | 340 | 12,7% | 1,9% |
Thái Bình | 140 | 62 | 270 | 18,0% | 15,5% |
Buồng dịch vụ | 5.293 | 9.637 | 14.396 | 13,2% | 8,2% |
Ninh Bình | 3628 | 5751 | 5959 | 23% | 10,7% |
Nam Định | 3989 | 4645 | 4977 | 17% | 4,1% |
Chỉ tiêu
Năm 2005 | Năm 2012 | Năm 2018 | Tốc độ tăng bình quân (%) | ||
2005- 2012 | 2012- 2018 | ||||
Thái Bình | 2020 | 3500 | 3460 | 8% | 11,9% |
Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh
Trên địa bàn các tỉnh phía nam ĐBSH hiện có 1.049 cơ sở lưu trú, với 14.396 buồng phục vụ, trong đó có 03 khách sạn 4 sao (tại Ninh Bình); 09 khách sạn 3 sao (tại Ninh Bình và Nam Định), còn lại là khách sạn 2 sao, 1 sao và không xếp loại.
Bảng 3. 21 Phân loại khách sạn tiêu chuẩn sao ở các tỉnh phía nam ĐBSH năm 2018
Nội dung
Đơn vị | Tổng | 4 sao | 3 sao | 2 sao | 1 sao | |
Số lượng khách sạn | khách sạn | 93 | 3 | 9 | 53 | 28 |
Tỷ lệ | 100 | 3,23% | 9,68% | 56,99% | 30,11% | |
Ninh Bình | 45 | 3 | 7 | 33 | 14 | |
Nam Định | 26 | 0 | 2 | 14 | 10 | |
Thái Bình | 10 | 0 | 0 | 6 | 4 | |
Số phòng | phòng | 2.888 | 417 | 393 | 1525 | 553 |
Ninh Bình | 1730 | 417 | 333 | 720 | 260 | |
Nam Định | 810 | 0 | 60 | 560 | 190 | |
Thái Bình | 348 | 0 | 0 | 245 | 103 |
Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh
Năm 2005, Thái Bình mới chỉ có 1.430 buồng lưu trú, nhưng đến năm 2015 có
3.017 buồng (gấp gần 3 lần) và đến hết năm 2017 đã có 260 cơ sở lưu trú với 3.500 buồng, trong đó có 1 khách sạn xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao, 6 cơ sở đạt 2 sao, còn lại là cơ sở lưu trú 1 sao và đạt chuẩn. Năm 2017, Nam Định có 328 cơ sở lưu trú với 02 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao và 4.645 buồng dịch vụ. Công suất sử dụng buồng của Nam Định và Thái Bình khoảng 50% - 55%, đạt mức trung bình thấp so với mặt bằng chung của các tỉnh ven biển phía Bắc, một phần do ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú của 2 tỉnh này phần lớn có quy mô nhỏ, tiện nghi, trang thiết bị còn đơn giản. Điều này ảnh hưởng lớn. đến chất lượng dịch vụ, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Vị trí của các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại thành phố (chiếm hơn 80%), số ít còn lại rải rác tại các thị trấn, các khu du lịch như Cồn Đen, Cồn Vành, Quất Lâm... Ninh Bình là tỉnh dẫn đầu các tỉnh phía nam ĐBSH về đầu tư vào du lịch và hệ thống cơ sở vật chất cho du lịch, với hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh hiện có 439 cơ sở lưu trú với
5.595 phòng nghỉ, trong đó có 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao, 47 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao với 1.730 buồng phục vụ. Ngoài ra, còn có 378 các cơ sở phục vụ khác như nhà nghỉ, làng du lịch… với 4.021 buồng phục vụ. Tỉnh đã quan tâm đến việc phát triển các loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay), hiện có 102 cơ sở là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê bước đầu nhận được sự chú ý, quan tâm của du khách.
Hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn các tỉnh bước đầu đã phát triển cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở này cũng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách, còn các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, mát xa,... vẫn chưa tương xứng và chưa mang lại sự hài lòng cho khách du lịch khi đến địa phương.
* Cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí và hàng lưu niệm
Tiện nghi ăn uống ở các tỉnh phía nam ĐBSH khá phong phú, đa dạng về loại hình và cấp hạng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách. Các tiện nghi ăn uống bao gồm các loại nhà hàng, quán ăn nhẹ, quán ăn nhanh, các loại Bar, Coffee-shop.... Tuy nhiên, phát triển mạnh nhất dịch vụ này là Ninh Bình, nếu năm 2005 Ninh Bình có khoảng 2.796 khách sạn, nhà hàng, năm 2010 Ninh Bình có 4.720 dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí thì đến năm 2017 là 5.537 (tăng gần gấp đôi so với 2005). Thái Bình, Nam Định dịch vụ ăn uống cũng tương đối đa dạng tuy nhiên hầu hết quy mô nhỏ. Do đối tượng khách đến Thái Bình và Nam Định chủ yếu là khách nội địa, số đông là đối tượng khách đi với mục đích tham quan lễ hội, đặc biệt là khách đến từ các địa phương lân cận có nhu cầu không cao nên hệ thống nhà hàng, các tiện nghi ăn uống bên trong, ngoài khách sạn và ở các điểm tham quan chưa phát triển, chủ yếu là các quán ăn bình dân phục vụ các món ăn địa phương, giá cả thấp và chất lượng vệ sinh cũng như trình độ phục vụ của nhân viên chưa được chú trọng. Các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí của Thái Bình và Nam Định còn khiêm tốn. Hiện tại, các tỉnh mới chỉ có khu công viên nước và các công trình thể thao dưới nước được đưa vào sử dụng tại thành phố trung tâm; một số phòng massage ở một vài khách sạn và chủ yếu phục vụ khách nội địa. Các tiện nghi khác như bể bơi, sân tennis, câu lạc bộ ban đêm và các hoạt động tiêu khiển khác cho du khách hầu như chưa có. Gần đây, khu du lịch sinh thái và ven biển đã đầu tư xây dựng một số khu vui chơi giải trí, khu tham quan nhưng mới ở mức độ còn khiêm tốn, nhỏ lẻ. Việc gia tăng đầu tư phát triển các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí thời gian tới sẽ làm phong phú thêm các hoạt động. và khuyến khích mức chi tiêu của du khách.
* Dịch vụ lữ hành
Dịch vụ lữ hành các tỉnh phía nam ĐBSH tăng nhanh chóng giai đoạn 2005-2012 (nếu như năm 2005 mới có 7 doanh nghiệp lữ hành thì đến năm 2012 đã tăng gấp hơn 5 lần), và đến năm 2018 có 60 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành và vận chuyển du lịch, trong đó có 01 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Hoạt động lữ hành quốc tế đã tổ chức các tour đi du lịch các nước Đông Nam Á, châu Âu, châu Mỹ… Hoạt động lữ
hành nội địa phát triển mạnh, đã và đang kết nối tour đi các tỉnh phía nam ĐBSH: như Hà Nội – Ninh Bình – Nam Định, Chùa Keo - Đền Trần Thái Bình - Đền Trần Nam Định, Nam Định – Ninh Bình – Hà Nam … Các hãng lữ hành nội địa đã và đang tìm cách khai thác mạnh thị trường Thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng … để kết nối với du lịch của tỉnh.
Bảng 3. 22 Doanh nghiệp lữ hành các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2005 - 2018
Chỉ tiêu
Năm 2005 | Năm 2012 | Năm 2018 | Tốc độ tăng bình quân (%) | ||
2005- 2012 | 2012- 2018 | ||||
Doanh nghiệp lữ hành | 7 | 39 | 60 | 65,3% | 8,97% |
Ninh Bình | 1 | 14 | 22 | ||
Nam Định | 1 | 17 | 20 | ||
Thái Bình | 5 | 8 | 18 |
Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, phương tiện chính khách du lịch sử dụng trong chuyến đi là ô tô với đặc điểm chuyến đi là đi theo đoàn (53,6%) và theo gia đình (42%) là chủ yếu. Chỉ có 29,6% du khách thực hiện chuyến đi do doanh nghiệp lữ hành tổ chức, còn tới 70,4% là du khách tự tổ chức chuyến đi của họ (Hình 3.10).
4%
42%
54%
một mình gia đình theo đoàn
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Hình 3. 10 Cơ cấu khách du lịch đến nam ĐBSH theo hình thức tổ chức
Số liệu điều tra chứng tỏ, doanh nghiệp lữ hành chưa có vai trò cao trong quyết định lựa chọn cách thức tổ chức chuyến đi của du khách. Bên cạnh đó, khả năng liên kết
du lịch của các tỉnh nhằm kết nối các tour tạo điều kiện cho thu hút khách chỉ ở mức trung bình.
030%
070%
Hãng lữ hành tổ chức Tự tổ chức
Hình 3. 11 Cơ cấu khách du lịch đến nam ĐBSH theo cách thức tổ chức
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Các tỉnh phía nam ĐBSH có hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh vận tải với hàng nghìn xe vận chuyển khách. Trên lĩnh vực vận chuyển, tuyến Hà Nội – Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng được uy tín thương hiệu, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách bằng đường bộ. Để đến được các tỉnh phía nam ĐBSH khách có nhiều lựa chọn về phương tiện, ngoài đi theo tuyến đường bộ, còn có thể đi theo đường thủy và đường sắt (riêng đường sắt chỉ đến được Ninh Bình và Nam Định). Thực tế, khách đến các tỉnh phía nam ĐBSH chủ yếu lựa chọn đi bằng ô tô, taxi, hoặc xe chạy đường dài giữa các tỉnh. Du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH chưa có hệ thống tàu thuyền du lịch riêng. Các xe chạy đường dài và tàu thuỷ đường sông thường kết hợp chở khách và hàng hoá của người đi buôn, vì vậy điều kiện vệ sinh không đảm bảo, lái xe chưa chú ý đến sự an toàn và thoải mái của khách.
Bảng 3. 23 Thống kê dịch vụ hỗ trợ du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH 2005 - 2018
Chỉ tiêu
2005 | 2010 | 2018 | Tốc độ tăng bình quân (%) | ||
2005- 2010 | 2010- 2018 | ||||
Số lượt khách vận chuyển trên địa bàn (triệu lượt người) | 16,1 | 28,4 | 54,73 | 15,3% | 11,6% |
Số giường bệnh | 9.381 | 10.713 | 11.150 | 2,8% | 0,5% |
Số thuê bao điện thoại | 2.406.244 | 2.615.369 | 2.823.430 | 1,7% | 1,0% |
Chỉ tiêu
2005 | 2010 | 2018 | Tốc độ tăng bình quân (%) | ||
2005- 2010 | 2010- 2018 | ||||
Số thuê bao Internet | 97.292 | 124.950 | 124.957 | 5,7% | 0,1% |
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh
* Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Kết quả điều tra khảo sát khách du lịch đến các tỉnh phía nam ĐBSH về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại điểm đến được tổng hợp trong bảng 3.24. Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở các tỉnh đều ở mức trung bình và tốt. Trong đó, chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ tham quan và vận chuyển được khách du lịch đánh giá cao nhất, đạt 3,62 điểm. Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại điểm đến nam ĐBSH được du khách đánh giá ở mức bình thường và tốt. Trong các nội dung đánh giá về chất lượng cơ sở vật chât – kỹ thuật du lịch thì dịch vụ giải trí được đánh giá với tỉ lệ kém là lớn nhất (gần 5%) thuộc về 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình.
Bảng 3. 24 Tỷ lệ khách du lịch đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại các tỉnh phía nam ĐBSH
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Rất kém (1) | Kém (2) | Bình thường (3) | Tốt (4) | Rất tốt (5) | GTTB (điểm) | |
Dịch vụ vận chuyển | 0 | 0,55 | 37,70 | 60,66 | 1,09 | 3,62 |
Dịch vụ tham quan | 0 | 0,54 | 38,92 | 58,92 | 1,62 | 3,62 |
Dịch vụ lưu trú | 0 | 2,19 | 49,73 | 46,99 | 1,09 | 3,47 |
Dịch vụ ăn uống | 0 | 2,70 | 44,86 | 51,35 | 1,08 | 3,51 |
Dịch vụ giải trí | 0 | 4,92 | 62,84 | 30,60 | 1,64 | 3,29 |
Dịch vụ khác | 0 | 1,70 | 64,20 | 32,39 | 1,70 | 3,34 |
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Với dịch vụ bán hàng lưu niệm, một trong những nguồn tạo thu nhập lớn cho dân địa phương, cho ngành cũng có những đánh giá, nhận xét quan trọng từ khách du lịch. 76,5% khách du lịch được hỏi họ luôn mua quà lưu niệm khi đến thăm các địa điểm du lịch để làm quà cho bạn bè người thân và làm kỉ niệm (bảng 3.25).
Bảng 3. 25 Tỷ lệ khách du lịch đánh giá về hoạt động bán hàng lưu niệm tại các tỉnh phía nam ĐBSH
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Rất không đổng ý (1) | Không đồng ý (2) | Không ý kiến | Đồng ý (4) | Rất đồng ý (5) | GTTB (điểm) | |
Đánh giá về hoạt động bán hàng lưu niệm | 0 | 3,74 | 17,65 | 72,73 | 5,88 | 3,81 |
Chủng loại các sản phẩm lưu niệm phù hợp với văn hóa địa phương | 0,541 | 5,41 | 21,62 | 65,95 | 6,49 | 3,72 |
Kiểu dáng, mẫu mã hàng lưu niệm đẹp mắt, hấp dẫn | 0,535 | 5,35 | 42,78 | 44,39 | 6,95 | 3,52 |
Giá cả sản phẩm lưu niệm hợp lý | 0,532 | 4,79 | 43,62 | 45,74 | 5,32 | 3,51 |
Sản phẩm lưu niệm thân thiện với môi trường | 0,532 | 4,79 | 37,77 | 48,40 | 8,51 | 3,60 |
Người bán hàng lưu niệm có nghiệp vụ bán hàng tốt | 0,541 | 3,24 | 43,78 | 46,49 | 5,95 | 3,54 |
Trang phục của người bán hàng lưu niệm rất phù hợp | 0,543 | 2,72 | 49,46 | 40,76 | 6,52 | 3,50 |
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Khảo sát riêng về hoạt động bán hàng lưu niệm, kết quả đánh giá đều trung bình (trong khoảng từ 3,5 đến 3,8 theo thang điểm Likert). Điều đó chứng tỏ hoạt động bán hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch cần phải có nhiều đầu tư và tập trung hơn nữa để tạo thu nhập cho người dân cũng như tạo hình ảnh cho du lịch địa phương. Đặc biệt phải chú trọng đến kiểu dáng, mẫu mã hàng lưu niệm để đẹp mắt phong phú, hấp dẫn hơn; giá cả sản phẩm lưu niệm hợp lý; và trang phục của người bán hàng lưu niệm phù hợp với phong tục và văn hóa địa phương và đặc biệt sản phẩm lưu niệm thân thiện với môi trường hơn nữa.
b) Hệ thống dịch vụ phụ trợ
* Dịch vụ công cộng
Các điểm du lịch đều được trang bị hệ thống bãi đỗ xe, công trình vệ sinh công cộng, biến chỉ dẫn, tổ vệ sinh, cán bộ quản lý và cán bộ an ninh đầy đủ. Bước đầu đã được bố trí phù hợp với quy hoạch của địa phương. Khảo sát khách du lịch khi đến thăm các tỉnh phía nam ĐBSH về công tác tổ chức hoạt động du lịch hiện nay, kết quả (hình 3.8) cho thấy, phần lớn khách du lịch đồng ý với công tác tổ chức ở đây. Nhưng các vấn đề như hệ thống các công trình vệ sinh công cộng, cảnh quan xung quanh (cây xanh, vệ sinh, an ninh) thì cần phải làm tốt và cải thiện hơn, hiện nay mới chỉ dừng ở mức đủ (số lượng), chất lượng của các dịch vụ giai đoạn tới phải hướng theo những hình mẫu quốc tế.