c) Thu nhập từ du lịch
Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2010- 2018 trung bình trên 15% và du lịch Ninh Bình vẫn dẫn đầu bỏ xa các tỉnh còn lại (hơn Nam Định 4 lần, hơn Thái Bình 5 lần). Thu nhập từ du lịch mang lại cho các tỉnh rất lớn trong vòng 10 năm qua. Tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách du lịch như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ lữ hành, hướng dẫn, mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác... Năm 2010, tổng thu từ du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH đạt được 979.927 triệu đồng đến năm 2018 đã lên tới 4.486.000 triệu đồng; tăng gấp 4,5 lần. Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng không ngừng của số lượng khách, chắc chắn trong những năm tới tổng thu từ du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH sẽ gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của các địa phương.
5000000.0
4500000.0
4000000.0
3500000.0
3000000.0
2500000.0
2000000.0
1500000.0
1000000.0
500000.0
-
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Các tỉnh nam ĐBSH
Ninh Bình Nam Định Thái Bình
Hình 3. 4 Thu nhập từ du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2010-2018
Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh
Tuy nhiên, trong những năm qua, ở các tỉnh phía nam ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung, nguồn thu từ du lịch thống kê chưa đầy đủ và chính xác bởi nhiều nguyên nhân như: hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, không tập trung; phần lớn kinh doanh du lịch theo mùa; và những ngành phụ trợ cho du lịch như bảo hiểm, vận tải, viễn thông… Do vậy, tổng thu từ du lịch đã thống kê chưa phản ánh đầy đủ và đúng bản chất, mức độ của sự phát triển ở các tỉnh nam ĐBSH.
d) Giá dịch vụ du lịch
Giá dịch vụ du lịch tại các tỉnh phía nam ĐBSH ở mức thấp so với các tỉnh thành lân cận. Thái Bình, Nam Định khách sạn 3 sao có giá từ 550.000 – 1.100.000 đồng; Ninh Bình giá khách sạn 3 sao cao hơn từ 700.000 – 1.250.000 đồng; các khách sạn ít sao hơn dao động thấp hơn từ 300.000 - 400.000 đồng. Trong khi đó, ở các tỉnh khác như Hải Phòng, giá phòng khách sạn 3 sao từ 900.000 - 1.200.000 đồng; Thanh Hóa, giá phòng khách sạn 3 sao Thanh Hóa 750.000 – 1.300.000 đồng. Trong khi đó
chi phí ăn uống trung bình ở các tỉnh phía nam ĐBSH khoảng 100.000 -150.000 đồng/người/bữa thấp hơn các tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh (200.000- 250.000đ/người/bữa). Giá vé tại các điểm du lịch cũng không cao dao động từ 20.000-
200.000 đồng tùy từng địa điểm như đền Đinh Lê, rừng Cúc Phương, Tràng An… So sánh với một số điểm du lịch của Hà Nội: Vé vào Đền Ngọc Sơn: 30.000 đồng/ khách; thăm hoàng thành Thăng Long 30.000 đồng/người. Bảo tàng Mỹ Thuật:
40.000 đồng/ người lớn, 10.000 đồng/trẻ em từ 6-10 tuổi; thuyết minh cho khách tham quan: 150.000 đồng/khách. Tham quan bảo tàng Dân tộc Học: 40.000 đồng/ người lớn. Xem múa rối nước 90.000 đồng/người lớn, 70.000 đồng/trẻ em. Vườn quốc gia Ba Vì: 60.000 đồng/ người lớn; vé chụp hình dịch vụ: 600.000 đồng, phí thuê hướng dẫn viên: 300-500.000 đồng/hướng dẫn viên. Vui chơi ở khu du lịch Ao Vua: 150.000 đồng/người lớn, 70.000 đồng/trẻ em dưới 1m2. Du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà: 150.000 đồng/ người. Khu du lịch Đầm Long: 100.000 đồng/người. Tắm suối. khoáng nóng Tản Đà Resort: người lớn 120.000 - 150.000 đồng, trẻ em 70.000 -
100.000 đồng tùy theo các ngày trong tuần. Theo khảo sát hơn 70% khách được hỏi về giá vé tại các điểm du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH, cho rằng giá vé là hợp lý so với các tỉnh lận cận.
Công tác quản lý giá dịch vụ du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH ngoại trừ Ninh Bình khá chặt chẽ, 2 tỉnh còn lại do có sự kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp quản lý chưa được chặt chẽ, dẫn tới có hiện tượng giá tăng bất hợp lý, tại một số điểm và tăng bất thường vào mùa hoặc dịp du lịch.
Có thể thấy trong thực tế, việc đi lại, chi tiêu của du khách, phụ thuộc vào loại hình du lịch hầu như du khách không quan tâm nhiều tới giá cả, nên các tỉnh phía nam ĐBSH cần đa dạng thêm các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của du khách góp phần vào phát triển bền vững du lịch và tăng trưởng kinh tế cho địa phương.
e) Mức chi tiêu của khách du lịch
Theo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý, tổng thu từ du lịch nói chung còn hạn chế hơn so với tổng lượng khách đến các tỉnh rất nhiều do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp. Kết quả điều tra của Tổng cục du lịch Việt Nam mức chi tiêu trung bình hiện nay du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lưu trú, ăn uống và vận chuyển khách. Dịch vụ lữ hành, hướng dẫn đưa các đoàn đi tham quan danh lam thắng cảnh, hang động; lễ chùa... còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu từ du lịch. Do lượng khách này thường đi trong ngày, thời gian lưu lại không lâu, ảnh hưởng không nhỏ tới tổng thu của ngành du lịch (hình 3.5).
051%
006%
034%
007%
002%
1 ngày
1,5 ngày
2 ngày
3 ngày
4 ngày
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Hình 3. 5 Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về thời gian lưu trú ở nam ĐBSH
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Năm 2017, trung bình một khách du lịch quốc tế đến tỉnh Ninh Bình chi tiêu mỗi ngày khoảng 770.000 đồng (tương đương 35 USD) đối với khách lưu trú và
400.000 đồng (tương đương 18 USD) đối với khách không lưu trú; còn đối với khách nội địa, các chỉ tiêu tương ứng là 550.000 đồng (tương đương 25 USD) và 210.000 đồng (tương đương 9,5 USD). Phần lớn khách du lịch chi tiêu vào dịch vụ lưu trú và ăn uống; mua sắm hàng hóa, một số đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm... Khách đến Thái Bình chi tiêu khoảng 1.000.000 đến 1.200.000 VNĐ/1ngày đối với khách quốc tế và 700.000 - 800.000 VNĐ/1 ngày đối với khách nội địa. Đây là con số tương đối thấp so với các tỉnh, thành phố du lịch khác ven biển cũng như so với mặt bằng chung của vùng ĐBSH (Khách du lịch quốc tế là khoảng 1.500.000 – 1.800.000 đồng và
1.000.000 - 1.200.000 VNĐ/1 ngày đối với khách nội địa). Điều đó cho thấy, du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH chưa khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch hiện có. Điểm đến đã được khai thác nhiều hơn, sản phẩm du lịch có đa dạng hơn nhưng mới chủ yếu dừng lại ở đón khách tự phát, tự túc đến tham quan, hành hương trong dịp đầu xuân, lễ hội và không chọn ở lại qua đêm, vì thế không thuyết phục được họ kéo dài thời gian lưu trú chi tiêu giúp kinh tế các tỉnh phía nam ĐBSH tăng trưởng.
3.2.2 Dưới góc độ xã hội - văn hóa
3.2.2.1 Sinh kế của dân địa phương
a) Việc làm trong ngành du lịch
Theo kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu của tác giả về thu hút khách du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH, du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH còn giải quyết tốt công ăn việc làm cho lao động kết quả ước lượng trong mô hình cho thấy, điều này được biểu hiện thông qua hệ số hồi quy (coef = 1,46), khi lao động trực tiếp tham gia vào du lịch tăng lên 1 đơn vị, thì hệ số khách du lịch tăng lên 1.46 đơn vị.
Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê các tỉnh năm (2018) và Sở Du lịch các tỉnh
(2018), giai đoạn 2005 - 2017 (bảng 3.5), số lượng lao động cho du lịch nam ĐBSH tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 lực lượng này có 2.143 người, đến năm 2017 đã tăng lên 10.658 người, trung bình mỗi năm tăng hơn 10% lao động. Số lượng lao động tăng nhanh cũng đã phản ánh phần nào sự phát triển của du lịch các tỉnh. Du lịch đã thu hút được lao động từ các ngành nghề khác, từ dân cư địa phương đến lao động từ các tỉnh lân cận.
Bảng 3. 9 Lao động du lịch trực tiếp ở các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2005-2017
Năm 2005 (người) | Năm 2011 (người) | Năm 2017 (người) | Tốc độ tăng bình quân (%) | ||
2005-2011 | 2011-2017 | ||||
Tổng | 3.263 | 6.558 | 10.658 | 34,9 | 10,4 |
Ninh Bình | 1.120 | 2.172 | 4.150 | 15,7 | 15,2 |
Nam Định | 1.279 | 2.790 | 3.260 | 19,7 | 2,8 |
Thái Bình | 864 | 1.596 | 3.248 | 15,1 | 17,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Tác Động Của Các Nhân Tố Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Các Tỉnh Phía Nam Đồng Bằng Sông Hồng Theo Hướng Bền Vững
- Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Một Số Địa Phương
- Số Lượng Các Dự Án Được Triển Khai Theo Quy Hoạch
- Thực Trạng Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Các Tỉnh Phía Nam Đbsh
- Tỷ Lệ Khách Du Lịch Đánh Giá Về Chất Lượng Cơ Sở Hạ Tầng Ở Nam Đbsh
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh
Cùng với sự gia tăng của ngành du lịch là sự gia tăng của lao động trong ngành. Các địa phương, điểm du lịch đã thu hút và giải quyết nhu cầu lao động cho cộng đồng dân cư, đồng thời là địa chỉ hấp dẫn cho lao động từ các địa phương khác tới, từ các ngành khác sang. Tuy nhiên, tính riêng năm 2018 tổng số lao động tham gia (cả trực tiếp và gián tiếp) vào du lịch trên tổng số lao động ở các tỉnh phía nam ĐBSH chiếm từ 1% - 3% - con số rất khiêm tốn so với tiềm năng du lịch.
b) Tỷ lệ lao động địa phương tham gia vào du lịch
Kết quả điều tra khảo sát ở địa phương cho thấy, có 73,3% số người được hỏi cho biết cơ hội tìm việc làm tăng lên, 22,5% cơ hội tìm việc làm không thay đổi và 1,0% cảm thấy khó hơn khi tìm việc. Đối với cư dân địa phương, khi phát triển du lịch nghề nghiệp của họ đã thay đổi đáng kể, nhiều gia đình bỏ nghề truyền thống (chủ yếu là nông nghiệp) chuyển sang làm dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà nghỉ lưu trú, hàng ăn, tham gia hướng dẫn du lịch. Với những hộ làm nghề thủ công mỹ nghệ, du lịch phát triển tạo thêm động lực để phát triển sản xuất, đặc biệt là sản phẩm độc đáo mang hơi thở truyền thống địa phương. Gần đây các tuyến du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển ở Ninh Bình cũng đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Dự kiến trong thời gian tới các tour du lịch cộng đồng tiếp tục được đầu tư khai thác sẽ là cơ hội lớn tăng thu nhập cho dân cư trong thời gian tới.
c) Thu nhập của dân địa phương
Thu nhập của dân cư tại ba tỉnh phía nam ĐBSH nhìn chung đã được nâng lên rất nhiều thời gian qua. Nếu năm 2005, thu nhập bình quân của các hộ dân tại các điểm du lịch là 1.500.000 đồng/tháng, thì đến năm 2018 thu nhập trung bình của họ đã tăng gấp ba. Qua điều tra phỏng vấn, những hộ trả lời thu nhập tốt hơn đều là những hộ thường xuyên tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn các tỉnh. Nhưng trong đó
vẫn còn một số hộ có thu nhập giảm, cơ hội tìm việc làm khó khăn hơn.
Bảng 3. 10 Tỷ lệ dân địa phương đánh giá về tác động của du lịch đến cuộc sống ở các tỉnh phía nam ĐBSH
Đơn vị tính: %
Tốt hơn | Không đổi | Xấu đi | Không ý kiến | |
Thu nhập của gia đình | 70,5 | 24,7 | 4,7 | 0 |
Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần | 68,6 | 24,6 | 6,8 | 0 |
Cơ hội tìm việc làm đối với lao động trong gia đình | 73,3 | 22,5 | 1 | 3,1 |
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Tuy nhiên, với tài nguyên du lịch hiện có ở các tỉnh phía nam ĐBSH, phát triển du lịch sẽ có thể ngày càng tăng lợi ích cho dân cư địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống và xóa đói giảm nghèo.
3.2.2.2 Bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử tại điểm du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn như di tích lịch sử, lễ hội đều đã được hệ thống hóa, lập hồ sơ khoa học tổng thể và theo nhóm (các di sản có giá trị cao đã được lập hồ sơ khoa học riêng, tất cả các di tích được xếp hạng đều đã có hồ sơ khoa học), xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo tồn gắn với phát huy giá trị sử dụng cả ở góc độ văn hóa cũng như du lịch và đã từng bước phát huy hiệu quả sử dụng.
a) Công tác bảo tồn các di tích
Di tích kiến trúc lịch sử, các danh thắng thiên nhiên, cảnh quan nhân văn là nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vô cùng giá trị của các tỉnh nam ĐBSH. Những tài sản đó vừa có giá trị về đời sống tinh thần, vừa có giá trị về du lịch.
Bảng 3. 11 Số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn các tỉnh phía nam ĐBSH năm 2017
Các tỉnh | Số lượng | Tỷ lệ | |
Di tích lịch sử | Tổng của các tỉnh phía nam ĐBSH | 1320 | |
Ninh Bình | 355 | 27% | |
Nam Định | 327 | 25% | |
Thái Bình | 638 | 48% |
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
Di tích lịch sử văn hóa: năm 2018, các tỉnh phía nam ĐBSH có 1.320 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó Ninh Bình có 01 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 273 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 81 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (chiếm 27% số lượng di tích của nam ĐBSH). Các di vật, cổ vật còn lại là nguồn tư liệu quý giá, phản ánh bức tranh nhiều sắc màu và giàu sức sống văn hóa của các tỉnh nam ĐBSH: trống đồng, thư tịch Hán Nôm, di vật gốm sứ thời Đinh – Lê, Lý, Trần… Tiêu
biểu trong hệ thống di vật cổ vật đó là cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được dựng từ thế kỷ X, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015, Long sàng trước Bái đường và Long sàng trước nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017. Các di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của Ninh Bình cũng rất đa dạng vừa có giá trị về lịch sử văn hóa, vừa có giá trị về kiến trúc nghệ thuật (chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian thế kỷ XVII –
XIX) đã tồn tại hàng trăm năm như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Nguyễn Minh Không, nhà thờ đá Phát Diệm… Ninh Bình còn lưu giữ rất nhiều ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ thế kỷ X và được nhân dân trùng tu, tôn tạo, giữ gìn đến ngày nay như: chùa Bà Ngô, chùa Cổ Am, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn Long, chùa và động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh), chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ, chùa Đẩu Long (nhà Tiền Lê)…. Khối lượng các di sản văn hóa phi vật thể ở Ninh Bình cũng rất phong phú với trên 300 di sản với đầy đủ các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Nam Định có trên 4.000 di tích lịch sử văn hoá, với 1 di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (khu di tích Đền Trần- chùa Phổ Minh), 81 di tích lịch sử cấp Quốc gia và 245 di tích lịch sử cấp tỉnh (chiếm 25% số lượng di tích của nam ĐBSH). Ngoài ra còn có những di tích nổi tiếng khác Đền Thiên Trường (còn gọi là Đền Thượng), đền thờ bài vị của 14 vị Vua nhà Trần. Đền được xây dựng trên nền Cung Trùng Quang (xưa từng là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần, sau khi nhường ngôi cho Vua trẻ, lui về ngự). Chùa Phổ Minh còn gọi là chùa Tháp cách đền Trần khoảng 300m là công trình kiến trúc duy nhất thuộc Hành cung Thiên Trường còn tồn tại, được xây dựng từ thời nhà Lý nhưng đã được vương triều Trần mở rộng năm 1262. Trong chùa có Tháp Phổ Minh được xây dựng từ năm 1305, tương truyền để chứa xá lị vua Trần Nhân Tông. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ vết tích của Vạc Đồng nặng hơn 7 tấn được liệt vào hàng “An Nam tứ đại khí”…
Tỉnh Thái Bình có hàng nghìn di tích lịch sử văn hoá với 02 di tích quốc gia đặc biệt, 113 di tích được xếp hạng bằng công nhận di tích quốc gia và 523 di tích cấp tỉnh (chiếm 48% số lượng di tích của nam ĐBSH). Nổi bật nhất phải kể đến chùa Keo; khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần; đình, đền, bến tượng A Sào; đền Đồng Bằng; đền Tiên La; đình An Cố; đền Đồng Xâm và một số di tích khác cũng thu hút khách du lịch bốn phương.
.076%
20.682%
79.242%
Thế giới Quốc gia Tỉnh
Hình 3. 6 Cơ cấu di tích lịch sử được xếp hạng theo cấp
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
Các tỉnh phía nam ĐBSH vẫn đang tiếp tục khai thác, nghiên cứu để trùng tu, khôi phục, bảo tồn các di tích. Song song đó các tỉnh là hồ sơ gửi Bộ văn hóa thẩm tra, đánh giá, xếp hạng các di tích theo các cấp độ khác nhau để thuận tiện cho việc lên phương án huy động, phân bổ vốn cho việc bảo tồn các di tích cũng như kêu gọi bà con chung tay gìn giữ. Tuy nhiên, công tác quản lý tu bổ di tích ở một số địa phương tại các tỉnh chưa được coi trọng, chưa triển khai và thực hiện các giải pháp quản lý cụ thể. Nhiều di tích đang bị kiến trúc hiện đại xâm lấn hoặc bị biến đổi cảnh quan. Việc tu bổ và sử dụng nguồn vốn tu bổ di tích không đúng quy định ảnh hưởng tới kiến trúc truyền thống, mỹ quan của di tích. Điển hình là trường hợp Công ty cổ phần du lịch Tràng An (Ninh Bình) có hành vi xây dựng công trình trái phép trên núi Cái Hạ, thuộc Quần thể danh thắng Tràng An ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đây là hành động xâm phạm di tích rất nguy hiểm, gây ra những hệ lụy xấu cũng như tạo dư luận không tốt trong xã hội.
b) Số lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống được giữ gìn
Về lễ hội truyền thống, ba tỉnh phía nam ĐBSH có tổng 943 lễ hội chủ yếu tập trung chủ yếu vào đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hằng năm).
Bảng 3. 12 Số lượng làng nghề, lễ hội trên địa bàn các tỉnh phía nam ĐBSH năm 2017
Các tỉnh | Tổng | Tỷ lệ | |
Làng nghề | Tổng của các tỉnh phía nam ĐBSH | 457 | |
Ninh Bình | 81 | 18% | |
Nam Định | 129 | 28% | |
Thái Bình | 247 | 54% | |
Lễ hội | Tổng các tỉnh phía nam ĐBSH | 943 | |
Ninh Bình | 443 | 47% | |
Nam Định | 100 | 11% | |
Thái Bình | 400 | 42% |
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
Ninh Bình có 443 lễ hội (chiếm 47%); 24 loại hình di sản tri thức dân gian; di sản làng nghề truyền thống phong phú như nghề thêu ren Văn Lâm, nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, nghề cói Kiến Thái, nghề mộc Phúc Lộc, nghề nấu rượu Lai Thành…; di sản lễ hội truyền thống đa dạng: lễ hội Hoa Lư được ghi nhận là Di sản phi vật thể quốc gia, được tổ chức hằng năm thu hút hàng triệu lượt người dân và du khách đến tham dự, các lễ hội khác cũng có sức ảnh hưởng rộng khắp trong tỉnh, trong nước và quốc tế như hội đền Thái Vi, chùa Bái Đính, Báo bản Nộn Khê, đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn… Ninh Bình là vùng đất có 2 dân tộc sinh sống gồm người Kinh (Việt) và người Mường, di sản ngôn ngữ gồm tiếng Kinh và tiếng Mường. Đặc biệt, người Mường Kỳ Lão (xã Kỳ Phú) còn duy trì tiếng “Mường cổ” với nhiều âm tiết, ngữ điệu, giọng nói khác so với tiếng “Mường chung” ở các nơi
khác trên địa bàn tỉnh và trong nước. Nghệ thuật trình diễn dân gian (còn gọi là nghệ thuật diễn xướng), có 91 loại hình bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu với cái nôi của nghệ thuật chèo truyền thống và các hình thức trình diễn dân gian khác. Bên cạnh đó, nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật diễn xướng dân gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu… cũng được tỉnh quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị, được đông đảo nhân dân hưởng ứng, lưu giữ, truyền dạy, phổ biến. Nam Định có hơn 100 lễ hội (chiếm 11%) với các lễ hội nổi tiếng khắp cả nước, tạo được dấu ấn riêng cho tỉnh như Lễ khai ấn đền Trần, Lễ hội đền Trần, Lễ hội Phủ Dầy, Lễ hội đền Bảo Lộc, Lễ hội chùa Keo Hành Thiện… Thái Bình có trên 400 lễ hội (chiếm 42%), trong đó có 6 lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội đền Trần, đền A Sào, Tiên La, đền Đồng Bằng, lễ hội làng Quang Lang, lễ hội Chùa Keo. Tất cả tạo nên nguồn tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh quý giá cho ba tỉnh phía nam ĐBSH mà không phải bất kỳ địa phương cũng có.
98.834%
.00% 1.166%
Thế giới Quốc gia Tỉnh
Hình 3. 7 Cơ cấu lễ hội được xếp hạng theo cấp
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
Số lượng lễ hội ở các tỉnh phía nam ĐBSH là rất lớn, hiện nay các tỉnh đã khai thác đưa vào các tour du lịch phục vụ khách. Các lễ hội thể hiện sự phong phú trong đời sống tinh thần của bà con ở các tỉnh, và cũng là nguồn lực lớn để các nhà quản lý thấy được những lợi thế trong quá trình hoạch định chính sách phát triển cho địa phương. Nhưng đồng thời cũng đặt ra trọng trách là phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa. Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý và tổ chức lễ hội cũng còn nhiều vấn đề bất cập. Tổ chức lễ hội vẫn riêng lẻ từng địa phương và từng lễ hội chưa có sự kết hợp, liên kết nên chủ đề lễ hội còn rời rạc chưa có sự thống nhất, xuyên suốt mang âm hưởng, hơi thở riêng của văn hóa các tỉnh nam ĐBSH. Số lượng lễ hội được đưa vào khai thác phục vụ chưa thực sự có tính bền vững (Lễ hội Hội chùa Keo, Lễ hội Phủ Dầy...), mức độ khai thác chưa cao. Trong khi đó một số cán bộ, người dân lại coi tổ chức lễ hội chỉ vì lợi ích kinh tế mà không coi trọng những giá trị truyền thống văn hóa cần giữ gìn. Do vậy, nhiều lễ hội bị giảm giá trị và mất đi phần nào bản sắc riêng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, dịch vụ xung quanh lễ hội chưa phục vụ kịp với số lượng khách du lịch tham gia,...