Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Một Số Dịch Vụ Công Cộng


Phát triển công nghệ thông tin 004

Hệ thống các bản chỉ dẫn lối đi, ngôn ngữ phù hợp

004

Giá vé vào cửa hợp lý 004

Hệ thống các công trình vệ sinh công cộng đầy đủ, phù hợp

Địa điểm du lịch có hệ thống bãi đỗ xe phù hợp

004


004


3.35030.4030.45030.5030.55030.6030.65030.7030.75030.8030.8500


Hình 3. 12 Đánh giá của khách du lịch về một số dịch vụ công cộng

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Với hoạt động du lịch của các địa phương diễn ra sôi nổi và đa dạng bao gồm cả du lịch thiên nhiên và nhân văn, lượng du khách đổ về đông nên sẽ tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của dân cư địa phương, đặc biệt là đến tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông. Vai trò của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý du lịch, của dân cư trong việc gìn giữ trật tự an toàn xã hội là vô cùng cần thiết. Khi khảo sát dân cư sinh sống trên địa bàn gần điểm du lịch về tác động của du lịch đến môi trường xung quanh (Bảng 3.26) như an ninh, giao thông, 66,1% ý kiến cho rằng hoạt động du lịch ở địa phương đã làm cho giao thông địa phương tốt hơn nhưng 14% cho rằng tác động xấu hơn và không ý kiến.

Bảng 3. 26 Tỷ lệ ý kiến trả lời của các hộ điều tra về tác động của du lịch đến đời sống

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Tốt hơn

Không

đổi

Xấu đi

Không ý

kiến

Tình hình an ninh tại các điểm du lịch

ở địa phương

73,7

22,1

1,6

2,6

Ảnh hưởng thế nào tới giao thông ở

địa phương

66,1

19

7,9

6,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 15

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Về tình hình an ninh tại các điểm du lịch ở địa phương 73,7% người được hỏi cho rằng an ninh ở địa phương tốt hơn, 22,1% cho rằng không thay đổi và 4,2% cho rằng xấu đi và không ý kiến.

* Các dịch vụ khác

Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ở các tỉnh phía nam ĐBSH thường xuyên được tăng cường trang bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý và thanh toán; cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn, phong cách phục vụ, chăm sóc khách hàng..., ngày càng tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng tốt nhu cầu cho

khách hàng.

Y tế: các tỉnh phía nam ĐBSH có Thái Bình là tỉnh có chỉ số phát triển về y tế luôn đứng trong top 10 của toàn quốc. Hệ thống y tế Thái Bình phủ rộng khắp toàn tỉnh, được kiện toàn về bộ máy từ tỉnh đến các thôn, có nhiều đơn vị chuyên khoa sâu mà các tỉnh lân cận chưa có như Mắt, Nhi, Sản...Với lợi thế trên địa bàn tỉnh có 01 trường Đại học và 01 trường Cao đẳng chuyên ngành Y, nguồn cung lao động luôn được đảm bảo, y tế sẽ là một ngành có thế mạnh của Thái Bình trong những năm tới. Hệ thống y tế trên địa bàn 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định về cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Song, chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số bệnh viện còn hạn chế.

Kết quả điều tra khách du lịch đánh giá về chất lượng dịch vụ phụ trợ tại các tỉnh phía nam ĐBSH được tổng hợp trong bảng 3.27. Trong đó, hệ thống y tế đạt 3,38 điểm, ngân hàng đạt 3,37 điểm, tức là chất lượng dịch vụ phụ trợ đạt mức trung bình. Khi xem xét theo tỷ lệ du khách, cho thấy có trên 56% du khách đánh giá chất lượng hệ thống y tế là trung bình, dịch vụ ngân hàng được khách đánh giá ở mức bình thường là hơn 60%. Do đó, trong thời gian tới các tỉnh cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ y tế và ngân hàng để góp phần làm tăng sự hài lòng cho khách du lịch khi đến nam ĐBSH.

Bảng 3. 27 Tỷ lệ khách du lịch đánh giá dịch vụ phụ trợ tại các tỉnh phía nam ĐBSH

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Rất

kém (1)

Kém

(2)

Bình

thường (3)

Tốt (4)

Rất tốt

(5)

GTTB

(điểm)

Y tế

0

3,28

56,83

38,25

1,64

3,38

Dịch vụ Ngân hàng

0

1,65

60,44

37,36

0,55

3,37

Dịch vụ khác

0

2,25

63,48

33,71

0,56

3,33

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả


3.3.3 Nguồn nhân lực

Số liệu từ Cục Thống kê các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình (2018) và Sở Du lịch các tỉnh (2018) thể hiện ở bảng 3.28, số lượng lao động du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH tăng mạnh qua các năm, năm 2005 lực lượng này có 2.143 người, đến năm 2017 đã tăng lên 10.658 người. Nhưng theo đánh giá của Sở Du lịch các tỉnh (2017) thì tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất lượng phục vụ và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch (trong đó, 12,5% có bằng thạc sĩ và đại học; 26,2% tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp; số lao động được chưa qua đào tạo lên tới 41,7%). Trong số lao động đã qua đào tạo trên nhiều người chưa được đào tạo đúng các chuyên ngành du lịch mà chủ yếu được đào tạo từ các chuyên ngành khác như kinh tế, tài chính, ngân

hàng và ngoại ngữ. Số lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp các tỉnh đang thiếu rất nhiều như Thái Bình năm 2016 có 34 hướng dẫn viên trên tổng 3.148 lao động với

570.000 lượt khách, Nam Định có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp khoảng 40 người. Số lượng hướng dẫn viên mỏng như vậy cũng là khó khăn rất lớn về lực lượng nếu muốn liên kết du lịch các tỉnh, địa phương với nhau.

Bảng 3. 28 Tình hình lao động tham gia du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2005 - 2017


Chỉ tiêu


Năm 2005


Năm 2011


Năm 2017

Tốc độ tăng bình quân (%)


Cơ cấu

(%)


Cơ cấu

(%)


Cơ cấu

(%)

2005-

2011

2011-

2017

Tổng số lao động trực tiếp (người)

2.143

100

6.558

100

10.658

100

34,3

10,4

Đại học và trên ĐH

192

9,0

594

9,1

1.332

12,5

34,9

20,7

Cao đẳng, trung cấp

457

21,3

1.679

25,6

2.793

26,2

44,6

11,1

Đào tạo khác

492

23,0

1.098

16,7

2.090

19,6

20,5

15,1

Chưa qua đào tạo

1.002

46,8

3.187

48,6

4.443

41,7

36,3

6,6

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh

Các tỉnh phía nam ĐBSH đều có chung tình trạng là cấp quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp về du lịch chủ yếu nằm ở thành phố trung tâm với phòng ban trực tiếp quản lý du lịch: phòng nghiệp vụ du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch là thuộc sở Du lịch. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH chiếm 3,0% trong tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch - lực lượng này quá mỏng để có thể tham gia công tác quản lý cũng như tham mưu cho lãnh đạo. Nhân lực này vẫn cần phải được đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ du lịch mới có thể đáp ứng được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động kinh doanh du lịch ở cơ sở. Ở cấp độ địa bàn huyện (tỉnh Ninh Bình có 6 huyện, Thái Bình có 7 huyện, Nam Định có 9 huyện) không có tổ chức chuyên trách quản lý du lịch mà chỉ có các cán bộ kiêm nghiệm thuộc biên chế của phòng văn hóa huyện. Vì vậy, phòng Văn hóa thông tin huyện không đủ năng lực tham mưu quản lý phát triển du lịch trên phạm vi địa bàn.

* Đánh giá của du khách về sự phục vụ của lao động du lịch

Kết quả điểm bình quân về đánh giá của khách du lịch đối với sự phục vụ của lao động du lịch cho thấy (bảng 3.29): sự phục vụ của nhân viên khách sạn/nhà nghỉ đạt 3,56 điểm và ăn uống đạt 3,47 điểm; các lao động khác đạt điểm từ 3,25 đến 3,39 điểm nghĩa là phần lớn du khách có đánh giá về sự phục vụ của các lao động này ở mức độ trung bình. Tỷ trọng khách du lịch có đánh giá tốt đối với lao động là tương đối cao, đặc biệt là dịch vụ lưu trú và ăn uống, trong khi đó hơn 70% du khách nhận

định sự phục vụ của nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí là kém và bình thường, sự phục vụ của một bộ phận lao động du lịch vẫn cần phải chấn chỉnh và tăng cường nghiệp vụ hơn nữa.

Bảng 3. 29 Tỷ lệ khách du lịch đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch

Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu

Rất kém (1)

Kém (2)

Bình thường (3)

Tốt (4)

Rất tốt (5)

GTTB

(điểm)

Khách sạn/nhà nghỉ

0

0,55

44,81

53,01

1,64

3,56

Nhà hàng ăn uống

0

1,07

51,87

45,99

1,07

3,47

Khu vui chơi, giải trí

0

3,28

67,21

26,23

1,09

3,19

Dịch vụ vận chuyển

0

0,00

63,13

34,64

2,23

3,39

Bảo vệ

0

0,56

62,01

36,31

1,12

3,38

Dịch vụ khác

0

1,47

72,06

26,47

0,00

3,25

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do tỷ lệ lao động được đào tạo về du lịch còn thấp lại thiếu những lao động có kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, áp lực hoạt động theo mùa vụ quá lớn đặc biệt ngày 01 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch lượng khách quá đông không thể cung cấp đủ các dịch vụ đảm bảo chất lượng tốt nhất.

3.3.4 Liên kết và hợp tác du lịch của các tỉnh

Phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH trong hoạt động liên kết du lịch giữa các tỉnh với nhau cũng như mức độ đóng góp của Hiệp hội du lịch các tỉnh còn rất hạn chế. Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình được thành lập ngày 16/10/2009, hiện nay có khoảng 100 hội viên thuộc nhiều ngành nghề hoạt động lữ hành, lưu trú, nhà hàng, điểm đến. Hiệp hội có nhiều hoạt động phối hợp với sở Du lịch, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện các chương trình xúc tiến quảng bá, tham gia các chương trình kích cầu, vận động các doanh nghiệp thành viên tham gia các sự kiện du lịch. Thái Bình: Xác định được vị trí quan trọng của du lịch và vai trò của liên kết du lịch, du lịch Thái Bình đã tăng cường công tác phối hợp, liên kết vùng để tạo ra những bước chuyển đáng kể trong hoạt động xúc tiến du lịch. Hội Du lịch Thái Bình được thành lập từ năm 2004, tuy nhiên đến năm 2016 mới tổ chức Đại hội nhiệm kì 2 năm 2016- 2021 và hoạt động thực sự chưa có thành tựu nổi bật. Các hoạt động của Hiệp hội mới chỉ là tổ chức tọa đàm; ký kết các văn bản hợp tác; khảo sát các hoạt động du lịch ở tỉnh bạn để giao lưu học hỏi kinh nghiệm; và vận động các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch trong tỉnh gia nhập Hội. Nam Định: Hiệp hội du lịch tỉnh Nam Định thành lập năm 2010, đến nay Hiệp hội đang có 95 thành viên với 2 chi hội ở các khu du lịch biển: Quất Lâm (Giao Thủy) và Thịnh Long (Hải Hậu). Từ khi thành lập hoạt động của Hiệp hội chủ yếu tập trung vào việc kiện toàn bộ máy tổ chức, liên kết tương

trợ nhau giữa các hội viên trong tỉnh như: quảng bá giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp hội viên trên các ấn phẩm, trên trang thông tin điện tử; các doanh nghiệp hội viên hỗ trợ nhau tổ chức các sự kiện như khai trương mùa du lịch biển hằng năm tại các khu du lịch biển, tổ chức hội thi diều sáo… chưa có liên kết nổi bật nào với các tỉnh lận cận. Liên kết giữa sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Nam Định với các tỉnh trong vùng ĐBSH và các tỉnh phía Bắc với vai trò là điểm nhấn trên hành trình tour, tuyến còn hạn chế, rời rạc.

3.3.5 Nhu cầu của khách du lịch

Như đã phân tích trong phần trên, khách du lịch đến các tỉnh phía nam ĐBSH liên tục tăng trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, khi xác định cơ cấu khách du lịch theo nguồn khách nội địa và quốc tế, có thể thấy khách đến 3 tỉnh chủ yếu là khách nội địa (trên 90%) và phần lớn đến Ninh Bình (74%).

Theo khảo sát, điều tra của nghiên cứu sinh, khách du lịch đến các tỉnh có đặc điểm sau:

Thứ nhất, phần lớn khách du lịch độ tuổi từ 31- 45 chiếm (48,7%)


03%


05%

20%

24%

49%

Dưới 18

18-30

31-45

46-60

Trên 60



Hình 3. 13 Cơ cấu độ tuổi khách du lịch

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Thứ hai, nghề nghiệp khách đa dạng từ nhân viên văn phòng, nhà nghiên cứu, công nhân, học sinh - sinh viên, trong đó khách là nhân viên văn phòng chiếm tỷ trọng cao nhất (37%).


020%

019%

014%

011%

37%

Khác


Học sinh, sinh viên


Công nhân


Giáo dục, nhà nghiên cứu


Nhân viên văn phòng


0% 10% 20% 30% 40%

Hình 3. 14 Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Thứ ba, khách đến tham quan đa phần đến lần đầu (42,2%). Tuy nhiên số lượng khách quay lại lần 2 là 36,9% là con số báo hiệu tín hiệu khả quan trên thị trường khách du lịch của các tỉnh ở nam ĐBSH.


05%

16%

42%

37%

Lần đầu tiên Lần thứ hai Lần thứ ba Nhiều hơn..


Hình 3. 15 Số lần tham quan tại địa phương của khách du lịch

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Thứ tư, mục đích đến địa phương chủ yếu là tham quan (55,9%), còn mục đích nghiên cứu học tập; vui chơi giải trí kết hợp tham quan là 44,1%.

Từ kết quả trên cho thấy, có nhiều tín hiệu khả quan trong việc chiến lược xây dựng và phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh ở các tỉnh nam ĐBSH, các tỉnh cần phát huy lợi thế trong phát triển du lịch của tỉnh mình hơn nữa. Kết hợp chặt chẽ với nhu cầu của khách du lịch để đưa ra các phương án, giải pháp phù hợp thu hút từng đối tượng khách.

3.3.6 Quảng bá và xúc tiến du lịch

Các tỉnh phía nam ĐBSH đã quan tâm và đa dạng các hình thức quảng bá, xúc

tiến du lịch. Quảng bá trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên website bằng 4 ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Việt; thu hút 4.870.000 lượt khách truy cập, tăng 75,18% (năm 2017). Quảng bá trên các kênh truyền hình, báo, tạp chí trong nước và quốc tế như: tạp chí Du lịch Việt Nam, VTV2, VTC1, VTC2, VTC4, VTC9 của Đài truyền hình Việt Nam, kênh truyền hình Nhật Bản TBS, NHK, CNN… Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Ninh Bình có chuyên mục “Du lịch Ninh Bình” và “Du lịch qua Radio”; đài truyền thanh huyện Hoa Lư có chuyên mục “Du lịch Hoa Lư”; đài truyền thanh huyện Yên Mô có chuyên mục “Tìm hiểu về du lịch quê hương”; đài truyền thanh huyện Kim Sơn có chuyên mục “Tìm hiểu về phong cảnh và con người Ninh Bình”… nhằm giới thiệu cho khách du lịch về tiềm năng, các điểm tham quan du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du lịch của mỗi địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Tổ chức đón các đoàn làm phim nổi tiếng trên thế giới (đoàn làm phim thuộc hãng Legendary Pictures - Hoa Kỳ; đoàn làm phim Game show - Bỉ; hãng sản xuất chương trình truyền hình World Race Produtions; đoàn làm phim đến ghi hình tại Ninh Bình, đã đưa những hình ảnh về mảnh đất, con người Ninh Bình thân thiện, mến khách đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư và du khách trong việc giữ gìn và bảo vệ phát huy giá trị tài nguyên du lịch. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An được chú trọng đầu tư cả về kinh phí, phương thức tổ chức, đạt nhiều hiệu quả tích cực.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh, với Hiệp hội Du lịch các tỉnh lân cận… trong việc đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại chương trình các năm Du lịch quốc gia; hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế: Hội chợ quốc tế tại Berlin (Đức), hội chợ du lịch quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội, Hội chợ du lịch Quốc tế Đà Nẵng, Hội chợ thương mại Festival Huế, Lễ hội Hoa Lư...; tổ chức các chương trình famtrip mời các hãng lữ hành, cơ quan báo chí đến Ninh Bình nghiên cứu, khảo sát, tọa đàm, xây dựng sản phẩm du lịch mới giới thiệu cho khách du lịch như Chương trình famtrip “Về với Cố Đô Ngàn Lau”, hội nghị “Đẩy mạnh liên kết xúc tiến quảng bá Du lịch Ninh Bình với các tỉnh khu vực ĐBSH và phụ cận năm 2016” với sự tham dự của 17 đơn vị làm xúc tiến du lịch các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH và phụ cận… Trong năm 2017 đã xuất bản trên 20.000 ấn phẩm, tài liệu; cung cấp trên 30.000 tài liệu ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH tại các lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo, các sự kiện du lịch lớn trong và ngoài tỉnh; tư vấn trực tuyến và cung cấp thông tin du lịch tỉnh cho 6.300 lượt du khách và các công ty lữ hành xin tư vấn du lịch thông qua điện thoại và hộp thư điện tử; thay mới nhiều cụm panô quảng cáo du lịch tấm lớn, đặt tại các điểm trung tâm để tuyên truyền quảng bá du lịch của từng tỉnh, tạo ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân và du khách đến tham quan.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao do kinh phí đầu tư thấp; các ấn phẩm quảng bá còn ít, nội dung và hình thức đơn giản, chưa phù hợp với thị hiếu của khách; việc tiếp cận các thị trường khách quốc tế còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu, lồng ghép giữa phát triển sản phẩm với các hoạt động xúc tiến, quảng bá còn chưa nhịp nhàng; mặt khác ngành du lịch Ninh Bình chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch để từ đó có những chương trình hành động cụ thể cho các bên tham gia hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch một cách hiệu quả.

Về xúc tiến du lịch, quảng bá cho du lịch địa phương, theo kết quả điều tra, cán bộ quản lý nhà nước đánh giá các nội dung hiệu quả quảng bá vào phân đoạn thị trường mới, hiệu quả khai thác cơ hội thì trường mới, xúc tiến thị trường mới ở mức trung bình và kém (gần 53%, 55% và 53%). Chứng tỏ, các doanh nghiệp lữ hành và cơ quan quản lý nhà nước thấy chưa phát huy được vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin về du lịch của địa phương đến với du khách.



- Xúc tiến thị trường mới


- Khai thác cơ hội thị trường mới


- Hiệu quả quảng bá vào phân đoạn thị trường mới

7,75%


10,56%


9,86%


4,93%


9,15%


6,34%


44,37%

37,32%


45,77%

38,73%


43,66%

40,85%


Rất kém (1)

Kém (2)

Trung bình (3)

Tốt (4)

Rất tốt (5)


0 10 20 30 40 50


Hình 3. 16 Tỷ lệ ý kiến trả lời của cán bộ ở cơ quan quản lý đánh giá về hoạt động xúc tiến du lịch ở nam ĐBSH

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

3.3.7 Các nhân tố khác

3.3.7.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu nên hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp hơn, tầm ảnh hưởng cũng rộng hơn… gây khó khăn cho công tác dự báo. Các tỉnh phía nam ĐBSH là một trong những nơi chịu tác động lớn của thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, những diễn biến thất thường của khí hậu, những hiện tượng thời tiết bất lợi… Theo số nghiên cứu, nếu mực nước biển dâng 1m thì trên 10 % diện tích ĐBSH có nguy cơ bị ngập. (Bộ tài nguyên và môi trường, 2012). Một vài nghiên cứu chỉ ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm tăng cường độ và tần suất của nhiều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023