Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Probionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ - 2

TỪ VIẾT TẮT


BHI

Brain Heart Infusion Broth

B. fragilis

Bacteroides fragilis

C. perfringens

Clostridium perfringens

C. trachomatis

Chlamydia trachomatis

E. coli

Escherichia coli

DNA

Acid Deoxyribo Nucleic

H. influenzae

Haemophilus influenzae

K. pneumoniae

Klebsiella pneumoniae

MHA

Mueller- Hinton agar

M. Avium- intracellulare

Mycobacterium aviumintracellulareinfection

M. fortuitum

Mycobacterium fortuitum

M. kansasii

Mycobacterium kansasii

M. pneumoniae

Mycoplasma pneumoniae

M. scrofulaceum

Mycobacterium scrofulaceum

N. gonorrrhoeae

Neisseria gonorrrhoeae

N. meningitides

Neisseria meningitides

P. acnes

Propionibacterium acnes

S. aureus

Staphylococcus aureus

S. pyogenes

Streptococcus pyogenes

TYEG

Trypticase-Yeast Extract-Heart extract-Glycerol

WHO

World Health Ỏrganization

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

Bệnh mụn trứng cá còn gọi là bệnh viêm nang lông tuyến bã. Đây là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến ở cả hai giới nam và nữ. Bệnh xuất hiện trên da mặt, da vùng cằm, da vùng ngực và da vùng lưng. Bệnh mụn trứng cá phổ biến ở các bạn trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên và kéo dài trong nhiều năm. Nữ sinh phát triển trứng cá sớm hơn nam sinh từ 2–3 năm, nhưng nam sinh lại có triệu chứng bệnh kéo dài hơn. Ngày nay, bệnh mụn trứng cá ngày càng tăng ở các bệnh nhân nhiều tuổi hơn. Phụ nữ trong độ tuổi 30, có trứng cá nhẹ nhưng gây phiền toái, tồn tại kéo dài hơn 10 năm. Theo Phạm Thu Hiền và ctv (2012) có tới 80 % thanh thiếu niên Việt Nam bị mụn trứng cá. Tỷ lệ mắc bệnh mụn trứng cá thường khá cao. Biểu hiện lâm sàng có thể nhẹ, có một số nhân trứng cá như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, đến mức độ nặng trứng cá cục, viêm tấy, nang bọc, tạo sẹo lồi, sẹo lõm to. Một số những nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá: thể địa da dầu, tăng tiết chất bã, dày sừng cổ nang lông, nồng độ dihydrotestosteron tăng cao ở mô, yếu tố nội tiết, nhiễm khuẩn, yếu tố xúc động thần kinh, thực phẩm, mỹ phẩm, nghề nghiệp và một số loại thuốc. Vi khuẩnProbionibacterium acnes cũng có thể kể đến là một trong các nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá (Lê Đình Sáng, 2010). Mặc dù bệnh mụn trứng cá không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó thường tái phát liên tục và để lại các vết sẹo, vết thâm trên da người bệnh trong thời gian dài làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, tâm lý người bệnh, gây cho người bệnh cảm giác bối rối, mất tự tin khi tiếp xúc với người khác làm giảm hiệu quả công việc, học tập giảm sút. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung và Lê Ngọc Diệp (2014) bệnh mụn trứng cá ảnh hưởng ở mức độ nhiều đến chất lượng cuộc sống nguời bệnh.

Vi khuẩn Probionibacterium acnes được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mụn trứng cá và kháng sinh được chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá đã có cách đây nhiều năm. Kháng sinh được sử dụng thời gian dài trong phác đồ điều trị bệnh mụn trứng cá và dẫn đến tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân. Sự thất bại trong điều trị có liên quan đến sự chọn lọc và phát triển của các Propionibacterium kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và cảnh báo nhiều năm qua. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Tất Thắng tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh trên gần 100 bệnh nhân mụn trứng cá cho kết quả có hơn 48 % người bị bệnh do vi khuẩn Probionibacterium acnes gây ra. Sự đề kháng với kháng sinh đã gia tăng do đơn thuốc sử dụng kết hợp kháng sinh đường uống và đường thoa, nhiều loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong các bệnh nhiễm trùng da, niệu, hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác nên gây đề kháng chéo.

Ngoài ra, sự kháng thuốc còn do cách quản lý kháng sinh không chặt chẽ, có đến 78 % các loại kháng sinh được mua ở nhà thuốc không cần đơn thuốc. Người bệnh bị kháng thuốc còn do lây nhiễm khi tiếp xúc với người bị bệnh mụn trứng cá mang chủng vi khuẩn kháng thuốc (http://www.baomoi.com). Theo kết quả điều tra xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới, rất nhiều bệnh nhân đã được kê thuốc kháng sinh để điều trị bệnh mụn trứng cá trong thời gian dài. Mặc dù kháng sinh được dùng thường xuyên nhưng những nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Probionibacterium acnes tại Cần Thơ còn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy đề tài “Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Probionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu cụ thể sau:

Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá

Probionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ.


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH MỤN TRỨNG CÁ

2.1.1. Tổng quan về bệnh mụn trứng cá

Bệnh mụn trứng cá còn gọi là bệnh viêm nang lông tuyến bã, do tích tụ chất bã

nhờn bài tiết từ tuyến bã nhờn chưa được thoát ra ngoài, từ đó hình thành nhân trứng cá (Nguyễn Thanh Tân, 2013). Vi khuẩn gây mụn Propionibacerium acnes không chỉ hiện diện trên da người bị bệnh mụn trứng cá mà còn trên da người khỏe mạnh. Để gây ra bệnh lý Propionibacerium acnes cần môi trường thuận lợi trên da và lượng khuẩn lạc nhất định. Cơ địa da dầu tuyến bã to ra, tăng chế tiết chất bã, chất bã tiết ra nhiều mà không thoát ra được do cổ nang lông bị dày sừng hẹp lại tạo thành nhân trứng cá (comedomes), vi khuẩn Propionibacerium acnes phân hủy chất bã tạo thành các acid béo tự do ngấm ra tổ chức xung quanh tạo ra các sẩn viêm, nếu bội nhiễm thêm những vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu sẽ tạo nên sẩn mủ, mụn mủ. Hầu hết mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Bệnh mụn trứng cá không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo một thời gian hay vĩnh viễn tùy theo mức độ và cách xử trí các sẩn, mụn mủ (Lê Đình Sáng, 2010). Bệnh mụn trứng cá là một loại bệnh về da phổ biến. Mọi người ở mọi chủng tộc và lứa tuổi đều bị bệnh mụn trứng cá nhưng bệnh mụn trứng cá xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Bệnh mụn trứng cá xuất hiện ở nữ 10–17 tuổi, nam 14–19 tuổi, có thể khởi phát 25 tuổi hoặc già hơn. Một số trường hợp nhẹ có thể xảy ra ở trẻ mới sanh, thường biến mất trong vài ngày hay vài tuần (Nguyễn Văn Út, 2002).

2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá

Bệnh mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 4 yếu tố chính là: tăng tiết chất bã, sừng hóa cổ nang lông, sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes trên da, sự rối loạn thành phần chất bã (Nguyễn Thanh Tân, 2013). Theo Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Tất Thắng (2013) có thêm một số yếu tố khác liên quan đến bệnh mụn trứng cá như yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường làm việc, khí hậu.

- Tăng tiết chất bã

Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, vùng trên cánh tay. Bình thường, tuyến bã nhờn một loại tuyến tiết trong cơ thể tiết ra chất bã nhờn (sebum) đổ vào phần trên nang lông, bài tiết ra da có tác dụng làm trơn bề mặt da; làm lông, tóc ẩm, mềm mại, mượt mà, chống ngấm nước và có tác dụng phần nào chống vi khuẩn, nấm. Những bệnh nhân mụn trứng cá thường có tuyến bã nhờn tiết ra chất bã nhờn nhiều hơn mức cần thiết. Sự tăng tiết bã nhờn gây tích tụ chất bã nhờn trong lòng tuyến bã và nang lông, tuy nhiên sự tăng tiết bã nhờn chịu sự

kiểm soát một phần của hormon kích thích là androgen.( Nguyễn Thanh Tân, 2013; Lê Đình Sáng, 2010).

Hình 2 1 Cấu trúc nang lông tuyến bã da bình thường Nguyễn Thị Huyền 2013 Sừng 1

Hình 2.1 Cấu trúc nang lông tuyến bã da bình thường (Nguyễn Thị Huyền, 2013)

- Sừng hóa cổ nang lông

Bình thường các tế bào của tuyến bã và cổ nang lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua cổ nang lông. Do có thể địa da dầu tuyến bã to ra, tăng tiết chất bã, chất bã tiết nhiều mà không thoát ra được do cổ nang lông bị dày sừng hẹp lại tạo thành nhân trứng cá (comedomes).

- Sự rối loạn thành phần chất bã

Chất bã nhờn, được cấu tạo bởi ba thành phần: squalene 15 %, triglycerid 60 %, cires 25 %. Tại các tuyến bã nhờn P. acnes tiết ra lipase phân giải triglycerid thành các acid béo tự do. Lượng acid béo tự do của chất bã càng cao thì nguy cơ bị trứng cá càng lớn. Acid béo tự do làm tăng sừng hóa cổ tuyến bã, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn

P. acnes phát triển (Nguyễn Thanh Tân, 2013).

Hình 2 2 Cấu trúc của nang lông tuyến bã ở da bị bệnh mụn trứng cá Nguyễn 2

Hình 2.2 Cấu trúc của nang lông tuyến bã ở da bị bệnh mụn trứng cá (Nguyễn Thị Huyền, 2013)

- Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes

P. acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân mụn trứng cá. P. acnes có vai trò chính trong cơ chế làm tăng sừng hóa cổ tuyến bã nhờ nó tiết ra các men lipase, protease, phosphatase, hyaluronidase, do đó làm tăng trứng cá (Nguyễn Thanh Tân, 2013).

2.1.3. Phân loại bệnh mụn trứng cá

Theo Lê Đình Sáng (2010) vị trí thường gặp bệnh mụn trứng cá là ở vùng mặt, ngực, lưng nhất là vùng liên bả, phần trên cánh tay. Tùy theo tổn thương cơ bản và mức độ bệnh ta có thể quan sát thấy: mụn đầu trắng trên da mặt thấy các điểm trắng 1– 2 mm ở dưới da, đó chính là nhân trứng cá; mụn đầu đen mọc lên bề mặt da và trông có màu đen, đó là chất bã phần trên bị oxy hóa; trứng cá sẩn viêm có các sẩn viêm đường kính 1–3 mm, nặn ra nhân trứng cá là một sợi chất bã ngả vàng; trứng cá sẩn mủ, mụn mủ có sẩn mủ, trung tâm là mủ và nhân trứng cá, có quầng viêm đỏ bao quanh; trứng cá viêm tấy bao quanh nhân trứng cá là khối viêm tấy, viêm đỏ sưng cứng, ấn đau, sau đó hóa mủ; trứng cá nang bọc có các nang bọc chìm dưới da, có vỏ xơ bao quanh, trong chứa chất bã, mủ.

Bệnh mụn trứng cá rất dễ nhận biết và chẩn đoán qua lâm sàng vị trí mặt, ngực, lưng nhưng không thể đánh giá mức độ nghiêm trọng và những tổn thương do mụn gây ra. Theo Hayashi et al. (2008) đã sử dụng hình thái và số lượng tổn thương để phân loại mụn. Nhóm nghiên cứu đã dựa vào số lượng viêm ban đỏ ở nửa khuôn mặt và chia mụn thành bốn cấp độ:

Nhẹ: từ 0–5 nốt viêm.

Trung bình: từ 6–20 nốt viêm. Nặng: từ 21–50 nốt viêm.

Rất nặng: trên 50 nốt viêm.

2.1.4. Tác hại của bệnh mụn trứng cá

Bệnh mụn trứng cá thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh mụn trứng cá không chữa kịp thời hoặc chữa không đúng cách sẽ dễ phát triển thành các dạng nặng hơn như: mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc. Bệnh có xu hướng tồn tại dai dẳng, hay tái phát, với biến chứng thường gặp là sẹo lõm, hoặc sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng khá lớn đến diện mạo, tâm lý, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bối rối, bất an, mất tự tin khi tiếp xúc với người khác, từ đó làm ảnh hưởng đến học tập, công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Có sự liên hệ khá rõ ràng giữa bệnh mụn trứng cá và xu hướng trầm cảm (depression), đặc biệt là ở người trẻ (http://www.quyhoandh.org.vn).

2.1.5 Điều trị và ngăn ngừa bệnh mụn trứng cá

Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc bôi, thuốc uống hay phương pháp

khác.


- Thuốc bôi tại chỗ

Clindamycin: dung dịch 1 % có hiệu quả nhất trong việc làm giảm vi khuẩn P.

acnes (thường gặp ở vùng da nhờn), có tác dụng tốt đối với mụn mủ, sẩn mủ, nhưng đối với nang mụn và nhân mụn thì thuốc ít có hiệu quả.

Erythromycin: dung dịch 4 % có tác dụng giống clindamycin. Sau khi dùng khoảng 12 tuần, khoảng 2/3 bệnh nhân có kết quả tốt.

Lưu huỳnh: là loại thuốc cổ điển, nhưng vẫn còn được một số người dùng vì giá rẻ. Thuốc có tác dụng sát trùng, giảm nhờn, thường được pha trong cồn và long não, hoặc pha dưới dạng kem với resorcine có tác dụng tiêu mụn nhẹ.

Benzoyl peroxyd: benzoyl peroxyd có tác dụng chống vi khuẩn gây mụn, làm giảm axít béo tự do trong nang tuyến bã, làm tiêu nhân mụn, kháng viêm. Thuốc này thường gây kích thích da và lột da. Cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc vì ánh nắng làm da cháy đỏ, đen sạm đi.

Tretinoin: đây là loại thuốc có tác dụng trên nhân mụn, làm trồi nhân mụn ra ngoài. Thuốc ít hiệu quả với mụn mủ và mụn nang. Thuốc thường gây kích thích da mạnh, gây đỏ da lúc mới bắt đầu điều trị. Khi chưa quen có thể bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần cho đến khi quen với thuốc. Ban đầu để thuốc trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch, sau đó thời gian để thuốc tăng dần. Thông thường nên dùng loại nồng độ 0,05 %. Phải dùng trong 6–12 tuần mới có kết quả tốt. Có thể phối hợp với kháng sinh tại chỗ làm tăng tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn.

Adapalene: có tác dụng giống tretinoin nhưng ít gây kích ứng.

Acid acelaic (Azelin): có tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn, tiêu mụn, hiệu quả đối với tất cả các loại mụn, ít tác dụng phụ.

Acid salicylic: tẩy tế bào chết, giảm sự sừng hóa phểu nang lông.

- Điều trị toàn thân

Tetracyclin: tác dụng giảm vi khuẩn gây mụn, giảm sự tập trung của axít béo tự do trong nang tuyến bã. Tuy vậy, có một số tác dụng phụ như phát triển nấm ở vùng kín, làm da nhạy cảm với ánh nắng.

Minocyclin: là loại kháng sinh rất tốt. Hấp thụ tốt hơn tetracyclin, ít chịu tác động của thức ăn và sữa. Nhưng nó làm tăng sắc tố da, da mặt có thể sạm đi tạm thời trong thời gian dùng thuốc.

Clindamycin: loại kháng sinh tốt trong điều trị mụn, tuy nhiên có thể gây viêm đại tràng giả mạc.

Erythromycin: có thể dùng thay thế đối với những người không dùng được tetracyclin. Tác dụng phụ là gây khó chịu dạ dày, buồn nôn. Tuyệt đối không dùng erythromycin estolat để điều trị mụn vì thuốc gây vàng da, tắc mật.

Sulfonamid: thường hay dùng phối hợp giữa trimethoprim và sulfamethoxazol (bactrim, cotrim v.v…). Tuy nhiên thuốc này ít được dùng vì dễ gây dị ứng.

Nội tiết tố: thuốc ngừa thai chứa 50 mcg mestranol hoặc ethinyllestranol có hiệu quả trong việc giảm mụn trứng cá. Ngược lại, thuốc ngừa thai chứa progesterone lại gây nổi mụn.

Corticosteroid: cũng có hiệu quả chống viêm trong trường hợp bị mụn nặng, khó chữa. Tuy vậy, vì có một số tác dụng phụ nên cũng không được dùng rộng rãi trong trị mụn.

Isotretinoin: có tác dụng làm giảm tuyến bã, được dùng trong các trường hợp bị mụn nặng, chống chỉ định với những người suy gan, suy thận, dư vitamin A, dư lipid máu. Thuốc có một số phản ứng phụ, đặc biệt gây dị dạng thai nhi, vì vậy những người muốn có thai nên ngừng dùng thuốc 3 tháng trước đó.

- Một số phương pháp điều trị khác

Tiểu phẫu hay nặn mụn: giải pháp nhanh chóng đối với nhân mụn, mụn nang.

Tay và dụng cụ tiến hành phải được tiệt trùng.

Tiêm corticosteroid trong vùng thương tổn: mục đích làm giảm viêm.

Điều trị bằng sức lạnh (cryotherapy): chấm cacbon dioxid hoặc nitrogen lỏng, giảm nhờn, làm lột da.

Chiếu tia tử ngoại: dùng trong bệnh mụn ở sâu kèm theo sẩn và cục. Phương pháp này làm đỏ da, lột da.

Diệt vi khuẩn gây mụn bằng ánh sáng xanh (tia plasma): đối với mụn không bị viêm do vi khuẩn thì không có tác dụng.

Điều trị bằng laser Nd.YAG xung dài, có bước sóng 1320 nm. Tia này sẽ xuyên qua da (mà không phá hủy lớp da bên trên), tác động trực tiếp vào tuyến bã, ngăn chặn phát sinh nhiều chất bã nhờn.

(http://nld.com.vn)

Tác dụng của các chất sử dụng trong điều trị bệnh trứng được trình bày ở bảng

sau:

Bảng 2.1 Tác dụng của các chất sử dụng trong điều trị bệnh mụn trứng cá (Hywel. C. W et al., 2011)

Bài tiết chất

nhờn

Sừng hóa phểu

nang lông

Vi khuẩn

P.acnes

Phản ứng viêm

Benzoyl peroxid

-

+

+++

+

Retinoid

-

++

+

+

Clindamycin

-

+

++

-

Antiandrogen

++

+

-

-

Azelaic acid

-

++

++

+

Tetracyclin

-

-

++

+

Erythromycin

-

-

++

-

Isotretinoin

+++

++

++

++

Ghi chú: (+++) tác dụng rất mạnh, (+) tác dụng mạnh, (+) tác dụng vừa, (+) tác dụng yếu, (–) không tác dụng.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/09/2024