Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 2

2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của dịch vụ du lịch 25

2.1.1.2 Chức năng của du lịch 29

2.1.1.3 Sản phẩm du lịch, điểm du lịch 30

2.1.1.4 Khách du lịch và loại hình du lịch 32

2.1.2 Thị trường du lịch 36

2.1.2.1 Khái niệm thị trường du lịch 36

2.1.2.2 Phân loại thị trường du lịch 37

2.2 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế 38

2.2.1 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của ngành dịch vụ du lịch 38

2.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

2.3 Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội 46

2.3.1 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế 46

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 2

2.3.2 Vai trò của ngành du lịch trong lĩnh vực văn hóa – xã hội 49

2.4 Phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế 52

2.4.1 Thuận lợi 52

2.4.2 Khó khăn và thách thức 55

Tóm tắt chương 2 56

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN 58

3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 58

3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 58

3.1.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 59

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành 60

3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 60

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn 60

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả 61

3.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp 61

3.2.4 Phương pháp so sánh và đối chiếu 61

3.2.5 Phương pháp khảo sát, điều tra hiện trường 61

3.2.6 Phương pháp mô hình hóa 68

3.3 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 72

Tóm tắt chương 3 75

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 76

4.1 Tổng quan du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 76

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du

lịch vùng ĐBSCL 76

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và hệ sinh thái vùng ĐBSCL 76

4.1.1.2 Điều kiện văn hoá - xã hội của vùng ĐBSCL 79

4.1.1.3 Cơ sở hạ tầng về kinh tế, kỹ thuật vùng ĐBSCL 82

4.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000-2015 86

4.1.2.1 Về lượng khách du lịch 86

4.1.2.2 Thu nhập từ du lịch 89

4.1.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch 91

4.2 Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 93

4.2.1 Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của Vùng 93

4.2.2 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng 97

4.2.3 Hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL 98

4.2.4 Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển lịch vùng ĐBSCL 102

4.2.5 Tác động của hội nhập quốc tế với sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL 107

4.2.6 Thực trạng đảm bảo môi trường cho du lịch vùng ĐBSCL 113

4.2.7 Thực trạng an ninh, an toàn trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL 114

4.2.8 Thực trạng quản lý nhà nước cho phát triển lịch vùng ĐBSCL 116

4.3 Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 117

4.3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 117

4.3.2 Những hạn chế, yếu kém của du lịch ĐBSCL và nguyên nhân 120

Tóm tắt chương 4 122

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐBSCL TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 124

5.1 Xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam tác động đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 124

5.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và khu vực 124

5.1.2 Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam trong hội nhập quốc tế 126

5.2 Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ...128

5.2.1 Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 128

5.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập kinh tế quốc tế 131

5.3 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 134

5.3.1 Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Vùng 134

5.3.2 Chính sách và giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu cho phát triển du lịch ĐBSCL 138

5.3.3 Chính sách và giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL 142

5.3.4 Chính sách và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL 147

5.3.5 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 150

5.3.6 Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, sinh thái trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL 152

5.3.7 Chính sách và giải pháp về đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL 154

5.3.8 Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 156

5.4 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương trong Vùng về chính sách phát triển du lịch ĐBSCL 159

5.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan 159

5.4.2 Kiến nghị đối với các địa phương trong vùng ĐBSCL 161

Tóm tắt chương 5 161

KẾT LUẬN 163

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi mở cửa và hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, sự phát triển của ngành du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế còn góp phần làm gia tăng sự hiểu biết, sự thân thiện và quảng bá nền văn hóa, danh lam, thắng cảnh và con người Việt Nam với thế giới.

Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Cụ thể hoá “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong “Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020” được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phê duyệt tại Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010, mục tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSCL được xác định là: Phát triển du lịch vùng ĐBSCL dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong Vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến hấp dẫn của quốc gia và khu vực để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong Vùng đã hình thành các điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia như điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái của vùng Tây Đô, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cà


Mau, Du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, du lịch trên đảo Phú Quốc…Thời gian qua, du lịch vùng ĐBSCL với những thế mạnh đặc trưng của vùng như hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước với kết quả đáng ghi nhận như: trong giai đoạn 2006-2015 lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng trung bình 11%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng gần 8,5%/năm, khách du lịch nội địa tăng gần 12%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình 23,6%/năm. Năm 2015 vùng ĐBSCL đã đón hơn 12 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế chiếm 8,27% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đứng thứ 4 sau vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và 10,63 triệu lượt khách nội địa (Nguồn Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015).

Tuy nhiên, du lịch vùng ĐBSCL vẫn đang có nhiều bất cập bởi sự trùng lặp trong phát triển các tour, tuyến du lịch trong Vùng, các tour du lịch kém hấp dẫn, các sản phẩm du lịch của Vùng, còn đơn điệu, trùng lắp và chồng chéo, nguồn nhân lực cho du lịch còn yếu và thiếu, công tác quảng bá, tiếp thị du lịch chưa đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng của Vùng, nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch của Vùng chưa đáp ứng được yêu cầu, thị trường du lịch chậm được mở rộng, chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kém, bất cập, du lịch ĐBSCL thiếu sự phát triển đồng bộ, còn khép kín, chưa tạo ra quá trình liên kết trong Vùng để phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Các địa phương trong Vùng khi khai thác, phát triển du lịch chưa nhìn nhận được các giá trị đặc thù, khác biệt của từng địa phương, giá trị và tính hấp dẫn trong tương quan du lịch của Vùng với các địa phương trong cả nước, chính vì vậy chưa phát huy có hiệu quả lợi thế về tài nguyên du lịch của Vùng.

Để khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh của du lịch ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải có những nghiên cứu


chuyên sâu, có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết các câu hỏi như:

- Tiềm năng và thế mạnh về du lịch vùng ĐBSCL? Thế mạnh về sản phẩm du lịch của từng địa phương trong Vùng?

- Làm sao xây dựng, phát triển và khai thác sản phẩm du lịch của các địa phương trong Vùng tránh sự trùng lắp?

- Giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá cho du lịch của Vùng trong hội nhập quốc tế?

- Biện pháp nào làm sao thu hút vốn đầu tư; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo môi trường, sinh thái cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL?

- Làm sao để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước? Giải pháp đẩy mạnh liên kết trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL, gắn với mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch của Vùng?

Nhằm góp phần giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp có hiệu quả để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu: tác giả xây dựng khung phân tích cho phát triển du lịch ĐBSCL làm cơ sở cho việc phân tích và đưa giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập.

- Dựa vào khung phân tích để phân tích thực trạng những nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế. Từ đó tác giả rút ra những điểm đạt được và những tồn tại trong phát triển du lịch của Vùng, làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

- Đề xuất những chính sách và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đánh giá nhu cầu du lịch của du khách trong nước và nước ngoài đến ĐBSCL bao gồm lượng khách, điểm đến và đánh giá những nhân tố làm hài lòng của du khách khi đến du lịch Vùng.

- Khảo sát du khách trong nước và nước ngoài đến ĐBSCL bao gồm lượng khách, điểm đến và đánh giá những nhân tố làm hài lòng của du khách khi đến du lịch Vùng ĐBSCL.

- Phân tích các đối tượng tác động đến việc cung cấp dịch vụ du lịch cho vùng ĐBSCL bao gồm: cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến phát triển du lịch của Vùng, chính sách của các địa phương trong Vùng về phát triển du lịch, tác động của hội nhập quốc tế, hoạt động của các công ty du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, tài nguyên du lịch trong Vùng tác động đến phát triển du lịch của Vùng ĐBSCL.

3.1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động của du lịch vùng ĐBSCL gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc Trung ương.

Về lý luận: luận án hệ thống hóa các lý luận cơ bản về du lịch bao gồm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hoá dịch vụ, du lịch trong nền kinh tế thị trường; quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch; lý luận về du lịch bao gồm sản phẩm du lịch, thị trường và tiêu thức phân loại thị trường du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, sự phát triển của du lịch trong hội nhập quốc tế, dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

Về mặt thực tiễn: luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch ĐBSCL gắn với điều kiện về tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá – xã hội của Vùng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế của du lịch vùng ĐBSCL,

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí