Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài


“Văn hóa sinh thái sông, biển & Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2011) – tạp chí khoa học Xã hội và “Góp thêm ý tưởng về chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ĐBSCL” (2009) - Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL, Tp Cần Thơ, “Phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL” của Phạm Trung Lương (2012), “Thời cơ và định hướng liên kết phát triển du lịch ĐBSCL trên nền sông nước” của Nguyễn Trần Dương (2010) hay “ Một số suy nghĩ về liên kết phát triển du lịch biển, đảo, sông vùng ĐBSCL” của Nguyễn Thanh Tuyền (2010). Đồng thời, các công trình nghiên cứu tại các hội thảo du lịch này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động cả ngành mà nhấn mạnh là giải pháp liên kết, hợp tác và đầu tư phát triển hoạt động du lịch qua đó học hỏi kinh nghiệm của bạn bè thế giới trong công tác quản lý du lịch.

Hiện tại các tài liệu nghiên cứu dưới dạng các giáo trình, tài liệu tham khảo về du lịch ĐBSCL còn ít, chủ yếu là các sách mang tính tham khảo, sổ tay hướng dẫn du lịch, báo cáo kinh tế,…có rất ít những giáo trình tài liệu tham khảo chính thức về thực trạng phát triển du lịch của vùng. Có thể tìm thấy thông tin trong các sách viết về Nam Bộ nhưng cũng chỉ riêng lẻ từng tỉnh chứ không phải là tổng thể cho cả Vùng, ví dụ như:

- Tài liệu “Du lịch ba miền” (Bửu Ngôn, 2012), khi viết về miền Nam tác giả có đề cập đến các tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về vị trí địa lí, các địa danh thắng cảnh du lịch ở mỗi tỉnh, cung cấp những thông tin về chỗ ở, các quán ăn, thông tin về điểm và các tuyến điểm du lịch,…Chính vì vậy tài liệu mang tính chất như là một quyển sổ tay du lịch.

- Trong “Nam Bộ Xưa & Nay” (nhiều tác giả, 2013) các tác giả đề cập đến vùng “Đất lành chim đậu” dưới góc độ lịch sử của vùng ĐBSCL từ lúc hình thành, trải qua các thời kì lịch sử cho đến nay cũng như nêu lên sự gắn kết giữa cộng đồng dân cư trong vùng.

- Còn với “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” (Trần Ngọc Thêm và cộng sự, 2013) đã trình bày một cách khái quát nhất con người và mảnh đất vùng ĐBSCL và cho rằng Tây Nam Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, với


vị trí địa lí, cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như có nền văn hóa đa dạng và đặc biệt có thể đóng góp cho phát triển kinh tế của cả nước. Để phát huy được tính đặc biệt này thì cần “một chất liệu tinh thần là văn hóa” vì “Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” (Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII, 1998), “phát triển văn hóa là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế xã hội” (Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa IX, 2004). Quyển sách cung cấp một cái nhìn tổng thể về các thành tố của Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, tìm hiểu hệ tính cách văn hóa đặc trưng để trên cơ sở đó nhận diện bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ cùng các hệ quả và hậu quả, các điểm mạnh và điểm yếu của nó trong quá trình đi sâu vào toàn cầu hóa và hội nhập. Từ việc hiểu rõ văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ sẽ giúp giải thích các vấn đề khúc mắc nảy sinh trong mọi mặt đời sống văn hóa xã hội hiện tại. Điều đó sẽ góp phần vào phát triển du lịch. Chính vì vậy, việc hiểu được vấn đề này sẽ giúp được nhiều trong việc nhìn nhận, đánh giá khả năng phát triển du lịch của vùng ở góc độ văn hóa.

Một số công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu khác liên quan đến phát triển du lịch mà tác giả được tiếp cận như:

- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập” (Hoàng Tuấn Anh, 2016) đã cho thấy được tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế của đất nước. Chỉ rõ sự quan tâm và đổi mới của nhà nước đến sự phát triển du lịch thông qua các Nghị quyết miễn thị thực có thời hạn đối với công dân một số quốc gia. Bên cạnh đó còn có rất nhiều chính sách mới nhằm cải thiện những yếu kém hiện tại, thúc đẩy du lịch phát triển đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Du lịch phát triển thành công sẽ tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đưa hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

- Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại Lào Cai” (Phan Ngọc Thắng, 2008) phân tích mô hình phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại miền núi, nhiều đề xuất phát triển du lịch có tính thuyết phục. Tuy vậy, công


Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 4

trình nghiên cứu phát triển du lịch Lào Cai vẫn chưa được đặt trong tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Bắc.

- Công trình nghiên cứu “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” (Trần Tiến Dũng, 2007), tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê điều tra chọn mẫu để phân tích du lịch bền vững và hệ thống đánh giá du lịch bền vững từ đó đưa ra một số giải pháp cho phát triển du lịch bền vững Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn chưa nhấn mạnh đến tính liên vùng trong phát triển du lịch.

- Công trình nghiên cứu “Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020” (Mai Thị Ánh Tuyết, 2007) đã đưa ra mô hình pháp triển du lịch của vùng đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long, nhấn mạnh tính liên vùng với những đề xuất có tính thực tiễn cao. Với đề tài này tác giả tập trung phân tích và nghiên cứu ở một địa phương.

- Đề tài luận án tiến sĩ “nghiên cứu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (Nguyễn Cao Trí, 2011) đã phân tích hệ thống đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp du lịch tại TP HCM trong mối liên hệ với ngành du lịch của các địa phương khác, bài nghiên cứu đã vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu và lý thuyết cạnh tranh để xác định và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp du lịch.

- Đề tài “Nghiên cứu Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013) đã đánh giá một cách tương đối đầy đủ và chi tiết về thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, phân tích những thành tựu và hạn chế, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến các kết quả trên. Từ cơ sở những điểm còn hạn chế bài nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ từ phát triển sản phẩm du lịch, giải pháp về đầu tư, liên kết du lịch đến giải pháp phát triển bền vững…đối với kinh tế du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Bài nghiên cứu trên rất gần gũi với đề tài nghiên cứu của tác giả tuy nhiên được nghiên cứu ở một vùng khác.


Ngoài ra còn một số hội thảo khoa học về du lịch được tổ chức ở Việt Nam cũng được tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu như:

- Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (Cộng Hòa Liên Bang Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997;

- Hội thảo “Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998;

- Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội, do Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương.

- Tại Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 9/2008.

- Ngày 12/5/2010, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện MêKông (Thái Lan) và Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế về “Quản trị du lịch sinh thái cộng đồng”.

- Tháng 6/2012, Tổng cục Du lịch đã phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha tổ chức tập huấn, hội thảo với chủ đề “Hướng dẫn phát triển du lịch có trách nhiệm”, hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cho ngành Du lịch Việt Nam trong thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”.

- Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo “Hoàn thiện nội dung sổ tay hướng dẫn du lịch sinh thái ở Việt Nam” tháng 5/2012.

- Tháng 4/2013, dự án MEET-BIS đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền vững”, trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày về cơ sở lí luận và những kinh nghiệm thực tiễn phát triển Du lịch của Việt Nam theo hướng bền vững và gắn với hội nhập quốc tế.


- Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh, thành phía nam” tháng 10/2016 của tỉnh ủy Bình Phước, các bài viết tập trung nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững ở từng địa phương ở khu vực phía nam trong đó có các tỉnh thuộc ĐBSCL, tuy nhiên mỗi địa phương được nghiên cứu một cách riêng lẻ theo thực tiễn ở mỗi nơi, chưa được nghiên cứu trên phương diện tổng thể của toàn vùng.

- Ngày 16/4/2016, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo xây dựng Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hội thảo đề cập đến Việt Nam sẽ phát triển hệ thống sản phẩm du lịch bền vững, có tính cạnh tranh cao với 4 sản phẩm chủ đạo là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị, theo đó sẽ phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng tạo sự độc đáo, khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm dựa trên hệ thống sản phẩm du lịch của 7 vùng gồm: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Đông Nam bộ với các sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch chính, du lịch bổ trợ và thị trường thu hút khách cụ thể. Hội thảo nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa hàng không và du lịch, vai trò của doanh nghiệp và tầm quan trọng của việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, đề xuất sáng kiến phát triển du lịch có trách nhiệm và phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường…

- Hội thảo khoa học cấp Trường về “Quy hoạch du lịch hướng đến phát triển bền vững” của Viện Du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế TP. HCM ngày 25/11/2016 có các bài viết về quy hoạch phát triển du lịch dưới các góc độ khác nhau. Tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cùng với Trần Việt Khoa và Hà Đức Sơn viết về “du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam” – bài viết đã làm rõ được bản chất, đặc điểm và vai trò của du lịch tâm linh, tìm ra được những nguyên nhân làm cho du lịch tâm linh chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Cũng trong hội thảo, nổi bật có bài viết của tác giả Nguyễn Đức Trí về “Phát huy giá trị văn hóa cội nguồn để phát triển sản phẩm du lịch tại Đồng Bằng Sông


Cửu Long” cụ thể lấy Tiền Giang - là một trong những điểm đến tiêu biểu của du lịch ĐBSCL, có nhiều nét văn hóa tương đồng với các tỉnh còn lại - làm địa bàn nghiên cứu. Trong bài viết tác giả đã trình bày và phân tích rõ các khái niệm về văn hóa, giá trị văn hóa cội nguồn và khuynh hướng phát triển du lịch văn hóa cội nguồn, giải thích rõ thế nào là sản phẩm du lịch và tầm quan trọng của phát triển sản phẩm du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cội nguồn nói riêng, mang đến cho người đọc những góc nhìn khác nhau về văn hóa cội nguồn.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, luận án tiến sĩ, giáo trình giảng dạy về du lịch… đã đề cập đến vấn đề Du lịch với những góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác giả: Lê Văn Lanh, Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Hải, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Sơn…

- “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Phạm Trung Lương, 2010).

- “Du lịch sinh thái – Ecotourism” (Lê Huy Bá, 2006); Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001).

- “Phát triển du lịch bền vững - quan điểm chiến lược của phát triển du lịch Việt Nam” kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững tháng 12/2004 (Vũ Tuấn Cảnh và Phạm Trung Lương, 2004).

Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về một lĩnh vực, sản phẩm cụ thể của ngành du lịch ở riêng lẻ từng địa phương, chưa có cái nhìn tổng thể cho hệ thống phát triển du lịch chung của vùng, sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: hội nhập quốc tế, quản lí nhà nước,…cũng như yếu tố bên trong như: các loại hình du lịch trong vùng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, tầm quan trọng của nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của vùng,…

Xuất phát từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có và phát hiện vẫn tồn tại các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch của vùng nhưng còn bị bỏ ngõ, tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu riêng: để phát triển du lịch ĐBSCL thì các địa phương trong vùng không thể riêng lẻ tách rời mà luôn có mối liên kết chặt chẽ với


nhau thành một khối tổng thể và quá trình phát triển du lịch của vùng cần được đặt trong xu thế hội nhập quốc tế.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Một số công trình nghiên cứu của các học giả và nhà nghiên cứu của nước ngoài được tác giả tiếp cận, chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vùng sinh thái đặc trưng của ĐBSCL, tiêu biểu như:

Một số ấn phẩm của các tác giả nước ngoài đã được tác giả tham khảo như:

- Commonweath of Autralia (1991) cho rằng du lịch là một động lực to lớn cho tăng trưởng kinh tế và đem lại những lợi ích văn hoá, xã hội cho cộng đồng dân cư, tuy nhiên nó cũng có những tác động tiêu cực đối với chất lượng sống như môi trường, văn hoá, việc làm, thu nhập…vì vậy cần có sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả. Báo cáo cũng chỉ ra 5 vấn đề cơ bản cần phải quản lý như: đầu tư - liên kết – việc làm – văn hoá – nghệ thuật và ngành nghề thủ công.

- Nghiên cứu của Clemmer (1991) cho rằng sự hiếu khách thể hiện ở sự chào đón của người làm du lịch và người dân bản xứ sẽ làm cho du khách vui theo một cách “riêng biệt, độc đáo”, là nhân tố để thu hút khách du lịch.

- Nghiên cứu của Smith (1994) chỉ ra rằng hoạt động dịch vụ trong du lịch như: ngắm nhìn khung cảnh, chỗ nghỉ, chỗ ngồi khi đi thăm quan, thưởng thức các loại hình văn hoá dân tộc… sẽ giúp cho phần “vật lý cốt lõi của sản phẩm du lịch” trở nên hữu ích và hấp dẫn đối với du khách.

- WorldFish Center (2003) với cuốn “Wetlands Management in Vietnam Issues and Perspectives” đã có những nghiên cứu khá chi tiết các vấn đề liên quan đến vùng đất ngập nước tại Đồng bằng Sông Cửu Long và hệ sinh thái của Vùng nhằm khai thác tiềm năng của Vùng cho phát triển du lịch.

- Theo Diabo (2003) Du lịch có quan hệ chặt chẽ với các “giá trị thương mại”, cộng đồng dân cư bản xứ cần được tham gia vào “hoạch định, phát triển, khai thác và quản lý” hoạt động du lịch trên chính vùng đất của họ.

- Nghiên cứu của Altman và Finlayson (2003) cho rằng sự phát triển của du lịch đòi hỏi những kỹ năng, trình độ mà không phải người dân bản xứ nào cũng có


thể đáp ứng được như: trình độ ngoại ngữ, kỷ luật, theo học các khoá huấn luyện, kỹ năng giao tiếp với du khách.

- Đại học Sydney và Trung tâm tài nguyên Mekong Úc (2004) đã xuất bản “Working paper số 10 Ecotourism and Community based Ecotourism in the Mekong region” đã phân tích về du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại vùng Mekong, đánh giá tiềm năng và thế mạnh về du lịch sinh thái của Vùng và đề xuất những giải pháp phát triển du lịch sinh thái của Vùng.

- Phát triển du lịch văn hoá cội nguồn cũng được một số học giả nước ngoài nghiên cứu. Sự hấp dẫn của văn hoá cội nguồn trong du lịch đã được một số học giả nghiên cứu như: Urry, 1990; Crang, 2004; Salazar, 2009. Thoe Reiner (2015) sự hấp dẫn của du lịch văn hoá cội nguồn nằm ở chỗ thấu hiểu về nơi chốn và văn hoá. Theo Hager (2003) và Mather – Simard (2003) hoạt động văn hoá cội nguồn cần được kiểm soát, chỉ đạo và phối hợp giữa “chính quyền địa phương với các thành viên có uy tín trong cộng đồng và người dân bản xứ”.

- IUCN (2008) xuất bản cuốn “The Ecosystem Approach – Learning from experience” trong đó đã nghiên cứu trực tiếp đến hệ thống sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim vùng Đồng Tháp Mười, từ đó đưa ra những chính sách bảo tồn và phát triển Tràm Chim Đồng Tháp Mười.

1.3 Đánh giá về các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến luận án

1.3.1 Những nghiên cứu liên quan được tác giả kế thừa và phát triển trong luận án

- Các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã chỉ rõ tiềm năng lớn về du lịch của Vùng đặc biệt là những tiềm năng về tự nhiên.

- Các nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng phát triển đa dạng phong phú các sản phẩm du lịch của Vùng, đặc biệt là du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu về du lịch ĐBSCL cũng chỉ ra cần phải có quy hoạch phát triển, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng để khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về du

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí