Cơ Sở Lý Luận Về Du Lịch Và Phát Triển Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


đánh giá khách quan mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan làm hạn chế quá trình phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở lý luận chung về du lịch và sự phân tích, đánh giá thực trạng về du lịch vùng ĐBSCL, tác giả đã xác định những tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế, yếu kém về du lịch của Vùng, để từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL.

4. Đóng góp mới của luận án

- Một là: Phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch và quan điểm của luận án để xây dựng được các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập.

- Hai là: Luận án phân tích rõ các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập như: phát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch Vùng, đầu tư và thu hút đầu tư để phát triển du lịch của Vùng, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của Vùng, hợp tác quốc tế về du lịch, đảm bảo môi trường sinh thái trong phát triển du lịch Vùng, đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch, vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển du lịch của Vùng. Từ đó đánh giá những điểm mạnh - điểm yếu và tiềm năng cho phát triển du lịch của vùng ĐBSCL.

- Ba là: Luận án phân tích rõ tác động của hội nhập quốc tế đối với phát triển du lịch vùng ĐBSCL, mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch với việc phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở lợi thế của Vùng để phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế.

- Bốn là: Luận án đề xuất các chính sách và giải pháp có căn cứ khoa học, có tính khả thi và hiệu quả để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.


5. Kết cấu của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 3

Giới thiệu sơ lược các công trình nghiên cứu về du lịch vùng ĐBSCL và các công trình nghiên cứu về du lịch của các tác giả trong và ngoài nước, liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó xác định những nội dung nghiên cứu được kế thừa và phát triển trong luận án, đồng thời xác định những khoảng trống cần nghiên cứu liên quan đến luận án để giải thích vì sao tác giả lại chọn đề tài nghiên cứu này.

Chương 2: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

Đây là chương lý thuyết nền, nêu lên một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch, mối liên hệ giữa các yếu tố trong phát triển du lịch, cũng như nêu lên tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Việc phát triển du lịch vùng ĐBSCL phải vừa đảm bảo lợi ích kinh tế cho đất nước vừa phải đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích của luận án

Ở chương này tác giả đã xác định các phương pháp luận nghiên cứu và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu luận án, đồng thời xác định khung phân tích của luận án. Để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất những chính sách, giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

Chương 4: Thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế

Chương này tác giả đi sâu vào việc phân tích thực trạng phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong thời gian vừa qua thông qua việc phân tích các số liệu thu thập được qua các mốc thời gian từ 2000 - 2010 và 2011 – 2015, từ kết quả phân tích này tác giả rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém của du lịch vùng


ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách và giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

Chương 5: Định hướng, chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ở chương 4 tác giả đã xác định những định hướng cho phát triển du lịch ĐBSCL trong thời gian tới, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp để phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh về du lịch của Vùng.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận

án

Ngày nay du lịch là hoạt động kinh tế không thể thiếu của một quốc gia.

Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, thì du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu. Những năm gần đây tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng ngành du lịch đã thu hút được nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn trong nước nghiên cứu trong đó tiêu biểu là:

- Công trình nghiên cứu của Hà Văn Siêu và Hoàng Đạo Cầm (2010) về “Một số định hướng và giải pháp chung phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020” đã chỉ ra những khó khăn, thách thức chủ yếu đối với phát triển du lịch trong Vùng cũng như xác định những định hướng chủ yếu và những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ĐBSCL. Những khó khăn mà công trình nghiên cứu đề cập như hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, hạn chế về nhận thức và mức sống, nguồn nhân lực du lịch số lượng chưa đủ đáp ứng và chất lượng cũng chưa cao, hạn chế về công tác xúc tiến và sự ổn định trong công tác quản lí nhà nước. Một vấn đề nổi cộm nữa là tình trạng trùng lắp trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch. Việc thành lập Hiệp hội du lịch ĐBSCL là một nổ lực lớn cho phát triển du lịch của Vùng, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế nên Hiệp hội vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Công trình nghiên cứu đã đưa ra quan điểm và định hướng chủ đạo để phát triển du lịch ĐBSCL, nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng cho Vùng mà vẫn bảo đảm được tính bền vững của môi trường tài nguyên của Vùng. Nghiên cứu chỉ ra định hướng phát triển chủ yếu của vùng ĐBSCL là phát triển du lịch sinh thái miệt vườn; cảnh quan sông nước; phát triển du lịch văn hóa lễ hội – làng nghề truyền thống và phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao. Công trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp cho từng loại hình du lịch để tránh trường hợp sản phẩm du lịch bị trùng lắp quá nhiều.


Giải pháp về định hướng thị trường khách du lịch cũng như các giải pháp về nhân lực, đầu tư, xúc tiến quảng bá và giải pháp hợp tác liên kết cũng được trình bày trong công trình nghiên cứu. Những ý kiến đưa ra trong công trình nghiên cứu thật sự là nguồn tham khảo hữu ích cho sự phát triển du lịch nói chung của vùng ĐBSCL nói riêng

- Phú Văn Hẳn (2011) nghiên cứu về: “Phát triển du lịch văn hóa dân tộc ở ĐBSCL” tác giả đã nêu lên thực trạng yếu kém về chất lượng cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, giao thông công cộng chưa phát triển, môi trường tự nhiên và nhân văn bị ô nhiễm ở nhiều mặt và sự phát triển dịch vụ “hỗn loạn” gây khó chịu cho cả du khách và người dân địa phương. Tác giả còn gợi ý ĐBSCL có thể lựa chọn loại hình du lịch cứng hay du lịch mềm nhưng không nên sao chép các loại hình phát triển du lịch hiện có tại các quốc gia khác mà nên tận dụng nguồn tài nguyên hiện có và cân nhắc đến các khía cạnh địa phương để có kế hoạch và chính sách về lâu dài phù hợp. Để thu hút du khách thì cần có nguồn kinh phí thích đáng để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng ĐBSCL, tăng cường giữ gìn các sản phẩm văn hóa, các sinh hoạt truyền thống, văn hóa nghệ thuật dân tộc như nhạc Ngũ Âm, sân khấu Dù Kê, lễ hội Ok Om Bok – đua ghe ngo, biểu diễn trống Bana, đờn ca tài tử...

- Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan, (2012) về “phát triển du lịch lễ hội tại ĐBSCL” đã nêu lên rất nhiều lễ hội đặc trưng trong tổng số 1237 lễ hội của vùng ĐBSCL. Thời gian diễn ra lễ hội thường không kéo dài và phạm vi ảnh hưởng không quá lớn nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là các lễ hội dân gian và lễ hội tôn giáo thu hút đông đảo du khách thập phương tham dự (Có đến 854 lễ hội dân gian và 262 lễ hội tôn giáo diễn ra hàng năm). Công trình nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển cũng như những điều còn tồn tại vướng mắc trong công tác tổ chức du lịch lễ hội ở vùng ĐBSCL, đóng góp đáng kể nhất của công trình nghiên cứu này là một số hướng mà tác giả đề ra với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề đang “níu chân” sự phát triển du lịch văn hóa của vùng ĐBSCL là nội dung của lễ hội và công tác tổ chức bên cạnh


hai vấn đề “muôn thuở” là liên kết và nguồn nhân lực. Nội dung chính của công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, giữ vững nét đặc trưng văn hóa; Phát triển các hoạt động trong phần hội, khôi phục các trò chơi dân gian đặc trưng, các môn thể thao truyền thống, các hoạt động văn nghệ dân gian chứa đựng giá trị riêng của từng vùng miền, khác biệt hóa sản phẩm của từng địa phương; Kết hợp giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giới thiệu đặc sản ẩm thực địa phương; Tạo điều kiện cho du khách đi lại và ăn ở thuận lợi, an toàn, đảm bảo an ninh trật tự và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, di tích liên quan đến lễ hội và xây dựng các công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm của du khách; Cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài, tránh việc chỉ đáp ứng ngắn hạn trong thời gian lễ hội; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách; Tham khảo ý kiến của các cơ quan địa phương để phân loại, lựa chọn các lễ hội có thể biến thành sản phẩm phục vụ cho từng đối tượng du khách, tạo nên sự nhất quán trong việc tổ chức lễ hội, tìm hiểu văn hóa ẩm thực cũng như tham quan các danh lam thắng cảnh; Đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội nhằm giúp cho họ có đủ kiến thức và kĩ năng truyền tải được nội dung, ý nghĩa của các lễ hội cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

- Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010) trong nghiên cứu về “Giải pháp phát triển tuyến du lịch biển liên kết Việt Nam – Campuchia – Thái Lan” đã đưa ra những hướng để xây dựng và củng cố sự liên kết nhằm đẩy mạnh hoạt động lữ hành quốc tế trong khu vực tam giác du lịch tiểu vùng sông Mêkong. Nói đến du lịch biển thì đây vốn là thế mạnh của khu vực miền Trung, tuy nhiên Kiên Giang với Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương,… đã mở ra hướng phát triển loại hình này cho vùng ĐBSCL. Nếu có sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực thì loại hình du lịch này sẽ được khai thác được hiệu quả hơn.


- Nguyễn Phước Quý Quang (2013) nghiên cứu về “Du lịch làng nghề ở ĐBSCL – một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch” đã cho thấy du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế, giải quyết vấn đề lao động cho địa phương mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa đặc sắc bản địa. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của loại hình này vẫn chưa thực sự phát triển, chưa đóng vai trò quan trọng trong các tour du lịch về vùng ĐBSCL. Công trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp đề xuất trước mắt cũng như lâu dài để “chấp cánh” cho loại hình du lịch còn nhiều tiềm năng này. ĐBSCL hiện có rất nhiều làng nghề đang hoạt động và được công nhận như: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, đan giỏ xách nhựa ở Đồng Tháp, nghề chiếu Long Định, hủ tiếu Mỹ Tho, hay làng nghề tủ thờ Gò Công đã có hàng trăm năm, làng đan lưới Thơm Rơm,…Tuy nhiên thực tế các làng nghề vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả do thiếu vốn, không chủ động được nguồn nguyên liệu, đầu ra yếu kém hơn nữa do chậm đổi mới, thiết bị lạc hậu không giữ chân được nguồn lao động địa phương tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề. Từ những thực tế trên, tác giả đã đề ra giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn bao gồm:

+ Giải pháp trong ngắn hạn: Trước mắt là phải có một ban ngành riêng biệt cụ thể quản lí hệ thống các làng nghề trên cả hai phương diện kinh tế và du lịch. Quảng bá rộng rãi các làng nghề đang hoạt động ở vùng, tổ chức hoạt động “ngày hội làng nghề” để tăng sức hút với du khách, tuyên truyền và phổ biến cho người dân về cách cư xử văn minh với khách du lịch cũng như cập nhật những công nghệ thông tin mới nhất để phục vụ cho phát triển các làng nghề. Ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch để tái đầu tư. Kinh doanh sản phẩm lưu niệm là sản phẩm của làng nghề và đưa vào khai thác loại hình tour: một ngày làm nghệ nhân”.

+ Giải pháp trong dài hạn: Thành lập phòng giới thiệu sản phẩm chung để tạo hệ thống dịch vụ trưng bày và bán sản phẩm. Quy hoạch chi tiết ở từng làng nghề như: khu đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh,…Tăng cường đầu tư để dần hoàn thiện các sản phẩm du lịch bên cạnh đó giữ gìn các sản phẩm du lịch đặc thù. Đẩy mạnh


các kênh tuyên truyền như website, báo, tạp chí, truyền hình... Cần chú trọng đến việc liên kết với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính quyền địa phương cần có kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ phân chia thu nhập cho cộng đồng làng nghề cách hợp lí để giữ chân được những lao động lành nghề.

- Tăng Thị Duyên Hồng (2010) nghiên cứu về “Du lịch bền vững dựa vào cộng đồng – một giải pháp phát huy lợi thế sông và biển, đảo trong phát triển du lịch tại ĐBSCL” đề cập đến yếu tố bền vững trong phát triển du lịch ở ĐBSCL cần dựa vào cộng đồng và cũng đề ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chủ đề du lịch cộng đồng ở ĐBSCL. Du lịch bền vững dựa vào cộng đồng cũng đang trên đà trở thành “thương hiệu” du lịch của ĐBSCL. Loại hình này đặc biệt có đóng góp thiết thực vào sự phát triển của cộng đồng dân cư địa phương và đang rất được quan tâm hiện nay.

Năm 2007 Tổ chức phát triển Hà Lan đã tài trợ thực hiện “nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, dự án này được thực hiện bởi Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương của trường Đại học Hà Nội. Dự án này nghiên cứu về các mô hình Du lịch cộng đồng tại Việt Nam, đưa ra những đặc điểm cơ bản, việc triển khai thực hiện, những thách thức gặp phải, từ đó rút ra bài học cho việc quy hoạch và tổ chức thực hiện cho loại hình này. Bài nghiên cứu đề cập cụ thể đến trường hợp của Tiền Giang – Đảo Kỳ Lân và An Giang – Mỹ Hòa Hưng tuy nhiên cũng có phần mở rộng cho các địa phương trong vùng. Đây là một công trình bài bản và có giá trị cho các nhà hoạch định để quy hoạch phát triển loại hình này cho vùng ĐBSCL.

- Một loại hình du lịch nữa mà không thể không nhắc đến khi bàn về du lịch vùng ĐBSCL chính là du lịch sinh thái. Tuy nhiên, cũng giống như các loại hình khác, khoảng cách giữa tiềm năng và sự phát triển hiện tại của du lịch ĐBSCL vẫn là vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân cho vấn đề này được rất nhiều nhà nghiên cứu mổ xẻ phân tích như loạt công trình nghiên cứu của Huỳnh Quốc Thắng (2011)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023