gồm những cuộc du ngoạn tới ngọn nguồn sông - suối, tới các đỉnh núi, vào sâu trong rừng già, hang động và hoang mạc”, ngoài ra sẽ có nhu cầu du lịch vào vũ trụ, du lịch khám phá đáy đại dương.
Mặc dù tình hình thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn như suy thoái về kinh tế, xung đột quân sự, chạy đua vũ trang, dịch bệnh, môi trường sinh thái ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước sạch bị ô nhiễm, tệ nạn phá rừng, sự mất cân bằng về tài nguyên và dân số, tình trạng chạy đua vũ trang…nhưng sự phát triển của du lịch thế giới vẫn đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ.
Nền kinh tế thế giới những năm đầu của thế kỉ 21 là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mà trọng tâm là cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Sự xâm nhập nhanh của kinh tế tri thức và công nghệ cao. Toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội giao lưu kinh tế thúc đẩy quan hệ thương mại, du lịch và đầu tư, xu thế này đang lan rộng và tác động đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch sinh thái và du lịch xanh của cư dân các nước phát triển đã gia tăng nhanh chóng. Du khách tìm đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, là nơi còn những vùng thiên nhiên hoang sơ nhờ vậy ngành du lịch ở các nước này có điều kiện phát triển góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương. Với mức tăng trưởng 30%/năm tùy theo khu vực, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có mức tăng trưởng hàng năm là 10-25, ngành du lịch thế giới được đánh giá cơ mức tăng trưởng cao so với các ngành kinh tế khác. Lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xem đây là ngành kinh tế quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia.
Theo nhận định của các chuyên gia du lịch quốc tế “Vòng xoáy có lực hướng tâm mạnh nhất của du lịch thế giới thu hút luồng du khách đông nhất sẽ là khu vực Đông Nam Á (ASEAN) - nơi có môi trường sinh thái tốt, có nhiều khu rừng nguyên sinh rộng lớn”, gần đây các nước ASEAN luôn là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhờ có nền văn hóa đa dạng và chính sách bảo vệ môi trường khá tốt, đã làm tăng vẻ hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo nền tảng để phát triển du lịch trong khu vực. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Quốc tế
đến năm 2020 lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á sẽ chiếm 27,3% thị phần của du lịch thế giới.
Nền kinh tế thế giới đang diễn ra với xu thế chính là hòa bình, đa phương hóa và toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, giao thông vận tải,…Về mặt xã hội, đời sống tinh thần của con người được nâng cao, thế giới đang thay đổi theo xu hướng thời gian lao động xã hội sẽ giảm xuống và thời gian nghỉ ngơi tăng lên. Đô thị hóa bùng nổ là cơ hội để phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí từ đó đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế và góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Du lịch xanh đang là xu thế được nhiều du khách lựa chọn, dự đoán giai đoạn 2015 – 2020 sẽ có khoảng 7% tổng số khách du lịch lựa chọn du lịch xanh. Trong thời gian tới sẽ có nhiều quốc gia trên thế giới tận dụng những ưu thế của mình để phát triển loại hình du lịch xanh, trong đó có Việt Nam. Xu thế phát triển du lịch xanh trong thế kỷ XXI hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá ngoạn mục.
Phát triển du lịch ĐBSCL không tách rời với sự phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc dự báo một cách tương đối chính xác xu hướng phát triển của du lịch khu vực và thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra những phương hướng, giải pháp một cách khoa học và phù hợp cho phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Lịch Vùng Đbscl
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Du Lịch Các Địa Phương Vùng Đbscl Giai Đoạn 2005 - 2014
- Đánh Giá Về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Chính Sách Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Chính Sách Và Giải Pháp Đầu Tư Và Thu Hút Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl.
- Chính Sách Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường, Sinh Thái Trong Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
5.1.2 Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Du lịch Việt Nam hiện nay cũng đang hòa mình vào dòng chảy của du lịch thế giới, là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lí, kinh tế, chính trị và tài nguyên du lịch. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới. Mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009 đã tạo tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới về nhiều mặt, trong đó có du lịch, từ đó đòi hỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu thế mới trong đó có Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam vẫn thu hút mạnh mẽ du khách quốc tế ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu do Việt Nam đã duy trì được sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã
hội, đã tìm kiếm các giải pháp khôn khéo như dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo được niềm tin, sự thân thiện đối với du khách… để phát triển du lịch.
Phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào các loại hình chủ yếu như: du lịch nghỉ ngơi kết hợp với tín ngưỡng, tham quan, thăm thân nhân, bạn bè, du lịch lễ hội, nghỉ hè theo hình thức tập thể phát triển mạnh, du lịch giáo dục cho thanh thiếu niên, học sinh, du lịch cả gia đình bằng phương tiện ô tô riêng bắt đầu phát triển, du lịch công tác ra nước ngoài kết hợp với cổ động màu cờ sắc áo Việt Nam trong các cuộc tranh tài quốc tế sẽ phát triển mạnh.
Xu hướng phát triển của du lịch của Việt Nam trong thế kỷ XXI được xác định là: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp du lịch hội nghị (MICE), du lịch khám phá, du lịch lễ hội; du lịch kết hợp nghỉ ngơi với tham quan, thăm thân nhân, bạn bè hoặc kết hợp với đi hành hương sẽ có chiều hướng tăng; hình thức du lịch nghỉ ngơi giải trí cuối tuần cũng sẽ tăng; du lịch tham quan kết hợp với giáo dục sẽ phổ biến, hình thức du lịch tham quan kết hợp với cổ động trong các cuộc thể thao tranh cúp quốc tế hoặc du lịch kết hợp với công tác ở nước ngoài cũng tăng; du lịch kết hợp mua sắm, chữa bệnh, du lịch xanh, về các miền sông nước.
Du lịch Việt Nam là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực, được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của các nước trong khu vực. Phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới cần tổ chức du lịch có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản chất văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Là một trong những thành viên của khối ASEAN, do đó Việt Nam cũng đang hội nhập vào xu thế phát triển du lịch của khu vực. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn
nhiều hạn chế như: điểm xuất phát còn thấp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái còn nhiều hạn chế, bất cập, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch còn hạn chế do giá cả sản phẩm du lịch còn cao, đã làm cản trở sự phát triển của du lịch Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
ĐBSCL là một trong những khu vực kinh tế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, ngành du lịch của Vùng đã và đang góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc lam trên cơ khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của Vùng…với vị trí nằm ở phía Tây Nam đất nước, có biên giới đất liền với Campuchia và có vùng biển rộng lớn tiếp giáp với các nước ASEAN, vùng ĐBSCL là cầu nối về phát triển du lịch trong hội nhập khu vực ASEAN và giữ vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh của quốc gia.
5.2 Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
5.2.1 Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
Tình hình kinh tế - xã hội của Vùng ĐBSCL trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế, xuất khẩu nông thuỷ sản tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định, đời sống người dân trong vùng từng bước được nâng cao, tất cả đã tác động tích cực và tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch của Vùng.
Dự báo đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL đạt trung bình trên 8%/năm; GRDP tương đương 2.800 – 2.900 USD/người/năm. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng trung bình 11.5%/năm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sản lượng gạo xuất khẩu từ 6-7 triệu tấn/năm. Cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ cụ thể như sau:
Năm 2016
32,9%
36,7%
30,4%
Nông, Lâ m,
Ngư nghi ệp
Công nghi ệp,
xâ y dựng
Dị ch vụ
Năm 2021
33,9%
30,5%
Nông, Lâ m,
Ngư nghi ệp
Công nghi ệp,
35,6% xâ y dựng
Dị ch vụ
Hình 5.1: Biểu đồ dự báo cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL Giai đoạn 2016 - 2021
Nguồn: Bộ Công thương, 2015
Trong giai đoạn tới ĐBSCL sẽ hình thành những trung tâm kinh tế, giao thương lớn của vùng và cả nước gắn với phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó tiếp tục xây dựng, phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, phát triển mạnh kinh tế biển. Là nơi hội tụ, giao thoa các dòng văn hóa của dân tộc Kinh, Khơme, Chăm, ĐBSCL có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa mang nét đặc trưng riêng của vùng. Là cầu nối để hội nhập, giao thương, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời giữ chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước nên trong thời gian tới, ĐBSCL sẽ được tiếp tục đầu tư phát triển trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội để có thể tiến kịp và vượt một số vùng có sự phát triển khá của cả nước. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân trong Vùng tăng, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng gia tăng công nghiệp và dịch vụ, sẽ tạo tiền đề cho du lịch vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Căn cứ vào xu thế phát triển ngành du lịch Việt Nam và thế giới, cùng với những thế mạnh sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn của vùng ĐBSCL và tận dụng những lợi thế của hội nhập quốc tế trong thời gian tới du lịch ĐBSCL cần tập trung phát triển theo những hướng cơ bản sau:
- Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng ĐBSCL, có đóng góp to lớn trong việc góp phần phát triển kinh tế của vùng, cũng như đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế.
- Phát triển du lịch đảm bảo chất lượng, hiệu quả và bền vững. Để làm được điều này trước hết cần chú ý đến việc chuyên nghiệp hóa ngành du lịch, phát triển ngành một cách có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời bảo tồn, bảo dưỡng tôn tạo các tài nguyên có giá trị của Vùng, có như vậy mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như khẳng định thương hiệu du lịch vùng ĐBSCL đối với các vùng khác ở trong nước, cũng như với khu vực và thế giới.
- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế đến vùng ĐBSCL trong đó đặc biệt chú trọng đến khách du lịch quốc tế, đồng thời tăng cường quản lý du lịch của Vùng ra nước ngoài.
- Phát triển du lịch ĐBSCL theo hướng bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng ĐBSCL, đồng thời bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng trong Vùng.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển du lịch. Hiểu rõ và tận dụng tốt những thế mạnh, tiềm năng vốn có của vùng làm cơ sở cho việc liên kết, cùng nhau phát triển với các địa phương khác trong cả nước.
- Tập trung thu hút khách du lịch của thị trường Đông Nam Á vì đây là một thì trường tiềm năng. Duy trì các thị trường đã có trước đây như Tây Âu, Bắc Mỹ,…Thu hút khách du lịch ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có kế hoạch khai thác thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Phát triển sản phẩm du lịch quy hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng đồng bằng sông Cửu Long như du lịch tham quan sông nước, du lịch miệt vườn kết hợp với khám phá những ngành thủ công mỹ nghệ của Vùng,
phát triển khu du lịch trọng điểm Đảo Ngọc Phú Quốc, đây sẽ là điểm nhấn đối với du lịch của vùng.
- Việc đưa ra những định hướng tổ chức không gian du lịch vùng một cách hợp lí và đúng đắn sẽ giúp phát huy hết thế mạnh của từng khu vực trong vùng, các sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các điều kiện tự nhiên và nét đặc trưng của từng địa phương sẽ tạo ra cơ hội cho việc liên kết các vùng.
5.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập kinh tế quốc tế
Căn cứ vào những định hướng và dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trong luận án, tác giả xác định những mục tiêu cụ thể của du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 như sau:
- Về khách du lịch: Năm 2020 đạt trên 4 triệu lượt khách quốc tế và 17 triệu lượt khách nội địa. Năm 2030 đạt khoảng 7 triệu lượt khách quốc tế và 27 triệu lượt khách nội địa
- Về cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2020 có khoảng 52.000 buồng khách sạn. Năm 2030 có khoảng 102.000 buồng khách sạn
- Về nguồn nhân lực du lịch: Năm 2020 có 240.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 85.000 lao động trực tiếp. năm 2030 có khoảng 500.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có khoảng 200.000 lao động trực tiếp
- Về thu nhập du lịch, giá trị GDP du lịch và nhu cầu đầu tư: Năm 2020 thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 1.400 triệu USD, giá trị GRDP du lịch của vùng đạt 860 triệu USD. Năm 2030 thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 3.000 triệu USD, giá trị GRDP du lịch của vùng đạt 1.200 triệu USD.
- Đầu tư cho du lịch: Giai đoạn 2016-2020 khoảng 970 triệu USD. Giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 2.300 triệu USD.
Căn cứ vào tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương trong Vùng đã được phân tích trong luận án, có thể chia du lịch trong Vùng thành các cụm và các tuyến du lịch chính bao gồm:
- Cụm thứ nhất bao gồm: Thành phố Cần Thơ,tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang, cụm này chủ yếu khai thác sản phẩm du lịch với mục đích thương mại, du lịch lễ hội và đặc biệt là sản phẩm du lịch tham quan sông nước.
- Cụm thứ hai là bán đảo Cà Mau gồm: Tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, du lịch lễ hội gắn với lễ hội văn hóa của dân tộc Khmer tại Sóc Trăng.
- Cụm thứ ba là duyên hải phía Đông gồm: Tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo là du lịch khám phá di tích lịch sử cách mạng, du lịch sông nước, du lịch miệt vườn và du lịch thăm quan làng nghề.
- Cụm thứ tư là Đồng Tháp Mười gồm: Tỉnh Long An và Đồng Tháp với sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái khám phá Tràm Chim và sản phẩm tham quan các khu rừng đặc dụng ngập nước.
- Ngoài các cụm du lịch đã nêu trên còn khu du lịch Phú Quốc, sẽ phát triển thành đặc khu kinh tế mở của cả nước kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, kết hợp với các hoạt động giải trí như casino, các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc trưng của Vùng.
- Tuyến du lịch đường bộ bao gồm: Tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ – Cà Mau từ trục này xuất phát các tuyến nhánh đi các địa phương khác trong Vùng đây là tuyến đường trọng yếu nhất, ngoài ra còn các tuyến khác như: tuyến du lịch duyên hải theo quốc lộ 80. Tuyến N1 bám dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia các tuyến đường cũng đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển du lịch ĐBSCL.
- Tuyến du lịch bằng đường hàng không: ĐBSCL tính đến nay có 4 sân bay (Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Giá và Cà Mau) vận chuyển hành khách hàng hóa đến các sân bay khác trong cả nước. Có 2 sân bay là Cần Thơ và Phú Quốc có khả năng bay các chặng bay quốc tế.