vững, an ninh, an toàn, văn minh du lịch còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và trong nhân dân còn thấp, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.
Một trong những hạn chế quan trọng trong quản lý có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch ĐBSCL là việc chưa tạo được sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong Vùng, sản phẩm du lịch đặc thù ở mỗi địa phương chưa được xác định rõ nên xảy ra hiện tượng trùng lắp, tạo nên sự cạnh tranh kém hiệu quả trong nội bộ Vùng. Một vấn đề khác cần được quan tâm đó là tình trạng “chia cắt” trong khai thác tài nguyên du lịch, dẫn đến sự phân tán, manh mún trong du lịch vùng ĐBSCL. Hiện tại, vấn đề liên kết phát triển du lịch chung của Vùng với các vùng khác trên cả nước, đặc biệt là TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ vẫn còn hạn chế. Giữa các điểm đến, các cơ sở du lịch vẫn chưa hình thành được cơ chế hợp tác, điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân gây hạn chế các dòng khách đến ĐBSCL. Các địa phương trong Vùng vẫn còn bị động, phát triển du lịch theo tư duy dàn trải và mang tính cục bộ, chỉ dựa vào những tiềm năng và lợi thế của mình về tài nguyên, nguồn lực hiện có của địa phương,…chưa tạo được sự liên kết giữa các địa phương và đôi khi còn xảy ra cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng. Để du lịch vùng ĐBSCL phát triển có hiệu quả, thì vấn đề liên kết cần được đặt lên hàng đầu và cần phải liên kết một cách toàn diện từ sản phẩm du lịch, tiếp thị, quảng bá, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lực,…đến liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch của Vùng với các vùng và các địa phương khác.
4.3 Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
4.3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân
Những kết quả đạt được
- Trong thời gian qua sự phát triển của du lịch vùng ĐBSCL góp phần cho sự phát triển kinh tế, sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được đảm
bảo, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động trong Vùng. Những ưu đãi từ thiên nhiên tạo ra nét đặc trưng rất riêng cho ĐBSCL phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, khác hẳn với các vùng miền khác trên đất nước. Đồng thời, với nền văn hóa sông nước, cùng với các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống lâu đời, góp phần tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch vùng ĐBSCL, đặc biệt là du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch vùng ĐBSCL đã mang lại hiệu quả tốt. Đưa hình ảnh của du lịch ĐBSCL đến với các vùng miền khác trên đất nước cũng như đến với bạn bè các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc khảo sát các tour, tuyến du lịch ngày càng được chú trọng, nhằm tạo ra các tour thật sự mang lại hiệu quả trong khai thác cũng như mang đến sự hài lòng cho du khách khi đến ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Đbscl Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Lịch Vùng Đbscl
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Du Lịch Các Địa Phương Vùng Đbscl Giai Đoạn 2005 - 2014
- Xu Hướng Phát Triển Du Lịch Của Việt Nam Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Chính Sách Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Chính Sách Và Giải Pháp Đầu Tư Và Thu Hút Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl.
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật vùng ĐBSCL ngày càng phát triển, đã đáp ứng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch trong Vùng. Trình độ quản lí nhà nước và quản lý du lịch của Vùng cũng ngày càng được nâng cao thể hiện qua sự thành công của Vùng trong các lần tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch của vùng, các hội nghị về thu hút đầu tư,…Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã được xây dựng mới và cải tạo nâng cấp, hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng, các cơ sở y tế,…đáp ứng đủ các nhu cầu cho khách du lịch. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cho các thành phần kinh tế phát triển, từ đó du lịch cũng tạo thế cho du lịch phát triển. Các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại được tập trung đầu tư phát triển, cải tạo và nâng cấp cho phù hợp với quá trình phát triển.
- Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trong Vùng cũng được chú trọng đầu tư phát triển, với nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước, từ đó đã nâng dần số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Việc thực hiện tốt các chương trình hành động quốc gia về du lịch, cùng với các sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch của các địa phương trong Vùng đã có tác
động mạnh mẽ đến việc đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển du lịch, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vùng ĐBSCL tạo nền tảng cho sự phát triển du lịch của Vùng trong thời gian tới. Mức sống và thu nhập của người dân trong nước ngày càng được nâng cao, cùng với việc có nhiều thời gian nghỉ trong năm cũng đã tạo thuận lợi cho du lịch ĐBSCL thu hút khách du lịch trong nước.
- Tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội của Vùng tương đối ổn định, tạo sự an toàn và thân thiện đối với du khách. Chính vì thế tạo sự an tâm cho du khách khi đến tham quan du lịch ở ĐBSCL.
- Vùng ĐBSCL đã xác lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, từ đó tạo cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của Vùng cho phát triển du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế. Về công tác quản lí nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn ngày càng được nâng cao, đã tách biệt rõ giữa chức năng quản lí nhà nước và quản lí kinh doanh. Chính quyền và ngành du lịch vùng ĐBSCL đã ban hành các văn bản hướng dẫn kinh doanh lưu trú, lữ hành… phù hợp với từng địa phương trong Vùng, cũng như kịp thời phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vùng ĐBSCL thực hiện.
Nguyên nhân
- Sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng trong Vùng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Những ưu đãi từ thiên nhiên tạo ra nét đặc trưng rất riêng cho ĐBSCL phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, khác hẳn với các vùng miền khác của cả nước như: nền văn hóa sông nước, các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống lâu đời…tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch vùng ĐBSCL đã mang lại hiệu quả tốt, đưa hình ảnh của du lịch ĐBSCL đến với các vùng miền khác trên đất nước cũng như đến với bạn bè các nước trong khu vực và thế giới.
- ĐBSCL đã xác lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, từ đó tạo cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của Vùng cho phát triển du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Công tác quản lí nhà nước về phát triển du lịch vùng ĐBSCL ngày càng được nâng cao và đạt hiệu quả góp phần phát triển du lịch của Vùng.
- Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng đã tạo những điều kiện thu hút du khách và các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL.
4.3.2 Những hạn chế, yếu kém của du lịch ĐBSCL và nguyên nhân
Những hạn chế, yếu kém
- Việc liên kết, hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương trong Vùng còn yếu. Do nét tương đồng về địa hình và điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái nên sản phẩm du lịch của Vùng vẫn chưa mang nét riêng, chưa tạo được sự khác biệt giữa các địa phương vì vậy đôi khi có sự cạnh tranh lẫn nhau trên cùng một loại sản phẩm du lịch, làm giảm sức hấp dẫn về du lịch của Vùng.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, toàn Vùng chưa có kế hoạch, chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch chung nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch ĐBSCL từ đó chưa phát huy được hiệu quả đối với du lịch trong Vùng. Sự trùng lắp trong xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch ở các địa phương trong Vùng, cũng làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch chung của toàn Vùng, làm giảm sức cạnh tranh dẫn tới suy giảm hiệu quả kinh doanh du lịch của Vùng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, khiến cho việc đi lại của du khách không được thuận tiện, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp dẫn tới suy giảm giá trị của sản phẩm du lịch. Hệ thống cơ sở lưu trú tuy nhiều nhưng phần lớn là với quy mô nhỏ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách, nguồn lực tài chính hạn chế là nguyên nhân gây ra khó khăn cho việc mở rộng quy mô và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch của Vùng.
- Số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL tuy đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng so với nhu cầu phát triển của Vùng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được từ đó cùng làm hạn chế sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Thiếu các trường, cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, khách sạn trong Vùng, sự liên kết đào tạo với các trường du lịch tại Tp Hồ Chí Minh chưa mang lại kết quả và lợi ích thật sự cho ĐBSCL, hơn nữa tỉ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp quay về làm việc tại các địa phương vùng ĐBSCL là rất thấp. Nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, yếu kém dẫn đến sự yếu kém trong quản lí điều hành du lịch cũng như trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong Vùng.
- Mặc dù trong những năm vừa qua kinh tế Vùng có phát triển nhưng mức sống người dân vẫn chưa được nâng cao nhiều, thêm vào đó nhận thức về môi trường cũng như văn hóa du lịch của người dân địa phương còn hạn chế, hiện tượng chèo kéo khách du lịch, “làm giá”, “chặt chém”, ăn xin, ăn cắp vặt vẫn còn xảy ra ở một số điểm du lịch làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngành du lịch của Vùng, điều này đã tạo ra sự tác động không tốt đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL.
- Vai trò quản lý nhà nước về phát triển du lịch vùng ĐBSCL còn hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong Vùng để phát triển du lịch, tình trạng quản lý phân tán, mạnh ai nấy làm dẫn đến vai trò quản lý của nhà nước trong vùng kém hiệu quả, vì vậy cần phải được khắc phục trong thời gian tới.
Nguyên nhân
- Công tác quản lý, liên kết, hợp tác cùng phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng ĐBSCL còn yếu, thiếu một nhạc trưởng.
- Do nét tương đồng về địa hình và điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái nên sản phẩm du lịch của vùng ĐBSCL vẫn chưa mang nét riêng, chưa tạo được sự khác biệt giữa các địa phương trong Vùng.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, chưa có kế hoạch, chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch chung cho vùng ĐBSCL.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của vùng ĐBSCL còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế.
- Số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL chưa đáp ứng được yêu cầu, làm hạn chế sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL.
- Ý thức bảo vệ môi trường cũng như văn hóa du lịch của người dân địa phương vùng ĐBSCL còn hạn chế làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngành du lịch của Vùng.
Tóm tắt chương 4
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung Ương với gần 20 triệu dân sinh sống, là vùng đất có khí hậu ấm quanh năm với hai mùa mưa, nắng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có vùng biển rộng lớn, nhiều hòn đảo đẹp, với các khu rừng ngập mặn nguyên sinh, có nhiều danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái đa dạng, trái cây đa dạng 4 mùa… lại nằm liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh – cửa ngõ thuận tiện giao thương với các nước Đông Nam Á và thế giới. Người dân nơi đây nổi tiếng thân thiện, hiền hòa, giàu lòng mến khách, được mệnh danh là “anh hai Nam bộ”, vì vậy, vùng ĐBSCL được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch.
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch của Vùng cho thấy hoạt động du lịch ngày càng phát triển và đóng góp quan trong cho sự phát triển của Vùng. Tuy nhiên, du lịch của vùng ĐBSCL vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh đặc biệt là tiềm năng tự nhiên và sinh thái của Vùng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc du lịch của vùng ĐBSCL còn hạn chế, yếu kém. Qua nghiên cứu cho thấy sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp giữa các địa phương trong Vùng; cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, đội ngũ làm công tác quản lý du lịch còn mỏng, việc phát triển du lịch chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong Vùng tình trạng “mạnh ai nấy làm”, nguồn lực đầu tư
cho phát triển du lịch thiếu tập trung, không tạo được những điểm nhấn trong chuỗi sản phẩm du lịch của toàn Vùng, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó ĐBSCL còn phải đối mặt với vấn đề môi trường du lịch đang xuống cấp do ô nhiễm, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học đang bị suy giảm, quá trình xâm nhập mặn,…và quan trọng nhất là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch nói riêng và môi trường xã hội của vùng nói chung.
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang diễn ra một cách mạnh mẽ, bên cạnh những lợi ích từ hội nhập mang đến thì phát triển du lịch Vùng ĐBSCL cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện tự nhiên tương đồng với Vùng như Thái Lan, Campuchia, Malaysia.
Chính vì vậy, để du lịch vùng ĐBSCL ngày càng phát triển thì việc quan trọng và cần thiết hơn cả là sớm tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém kể trên. Đồng thời, đề ra các chính sách, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL, có như vậy mới đem đến sự phát triển mạnh mẽ du lịch của Vùng trong hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐBSCL TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
5.1 Xu hướng phát triển du lịch của thế giới, khu vực và Việt Nam tác động đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
5.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và khu vực
Ngành du lịch thế giới thật sự bắt đầu phát triển mạnh từ giữa thế kỷ thứ XX. Mặc dù ra đời muộn hơn các ngành khác nhưng du lịch lại phát triển với tốc độ nhanh hơn và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, không chỉ tạo ra GDP thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Ngành du lịch thế giới đã tạo ra hơn 10% GDP và 6-7% tổng số việc làm trên toàn thế giới, tốc độ tăng trưởng trung bình 4% /năm, thống kế năm 2014 số người đi du lịch trên toàn thế giới đạt trên 1 tỷ lượt người.Với những đóng góp lớn của ngành kinh tế du lịch cho thế giới, các quốc gia trên thế giới tham gia nghiên cứu phát triển loại hình kinh tế này. Dự báo trên toàn cầu đến năm 2020 tổng lượng khách du lịch quốc tế có thể lên tới 1,5 tỉ lượt người, đến năm 2030 lượng khách du lịch thế giới dự kiến sẽ đạt khoảng 1,9 tỷ lượt khách. Thị phần toàn cầu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng 30% vào năm 2030. Qua phân tích một tỉ lệ lớn khách du lịch sẽ đến từ các nước Châu Á – Thái Bình Dương sẽ phát triển mạnh, đây là xu hướng khách quốc tế chuyển hướng từ Châu Â, Châu Mỹ sang Châu Á trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới đến năm 2020, ngành du lịch toàn cầu sẽ phát triển mạnh mẽ, số lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng nhanh đạt khoảng 1,602 tỷ lượt người vào năm 2020. Doanh thu từ hoạt động du lịch toàn cầu sẽ đạt khoảng 2.000 tỷ USD.
Thế kỷ XXI sẽ hình thành các trào lưu du lịch mới như du lịch tìm hiểu các nền văn hóa trên thế giới đòi hỏi ngành du lịch của mỗi quốc gia cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương; du lịch khám phá và mạo hiểm cũng là loại hình du lịch được ưa chuộng, du khách sẽ có xu hướng khám phá những nơi hoang sơ như rừng nhiệt đới ở Việt Nam hoặc một số nước Đông Nam Á để chiêm ngưỡng nét hoang sơ của chúng, là ''thế kỷ sôi động của du lịch thám hiểm, bao