Chính Sách Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl Trong Hội Nhập Quốc Tế


- Tuyến du lịch đường sông: Các tuyến dọc sông Hậu và sông Tiền cùng với các tuyến đường sông nối với thành phố Hồ Chí Minh tạo ra các tuyến du lịch quan trong cho việc phát du lịch trong Vùng.

- Tuyến du lịch đường biển: Cảng An Thới ở Phú Quốc là địa điểm kết nối ĐBSCL với các tuyến du lịch đường biển quốc tế, đây là tuyến du lịch đường biển quan trọng không thể thiếu trong thời hội nhập quốc tế của ĐBSCL.

Về đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật đặc biệt là đối với các cơ sở lưu trú, phát triển các khu du lịch tổng hợp, các cơ sở vui chơi giải trí chất lượng cao. Các cảng biển, sân bay du lịch trọng điểm trong nước và quốc tế cũng được mở rộng, nâng cấp đầu tư. Nâng cấp các tuyến quốc lộ quan trọng trong vùng đặc biệt quốc lộ 1A. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới các công trình phục vụ cho du lịch thì việc bảo tồn, phục hồi các giá trị nhân văn và tài nguyên thiên nhiên vốn có của vùng cũng được chú trọng. Đầu tư trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng và nâng cao chất lượng để phục vụ cho phát triển du lịch của vùng trong hội nhập quốc tế.

Hình thành các điểm du lịch với các sản phẩm đặc thù căn cứ vào tiềm năng và thế mạnh của các địa phương trong vùng ĐBSCL, để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Các điểm du lịch với các sản phẩm đặc thù đó là:

- Đảo ngọc Phú Quốc: phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, kết hợp với giải trí, khám phá sinh thái.

- Long An, Đồng Tháp: phát triển du lịch sinh thái khám phá, đặc biệt là Tràm chim.

- An Giang: phát triển du lịch tâm linh – Núi Bà, du lịch khám phá lịch sử.

- Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh: Phát triển du lịch khám phá di tích lịch sử cách mạng, du lịch sông nước, du lịch miệt vườn và du lịch thăm quan làng nghề.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

5.3 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

5.3.1 Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Vùng

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 19

Chính sách phát triển sản phẩm du lịch của Vùng

- Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, văn hóa đặc trưng của từng địa phương trong vùng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong Vùng, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch “xanh”.

- Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của vùng ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

- Phát triển một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng như: du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch văn hóa cội nguồn; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước; du lịch tham quan di tích; du lịch lễ hội, tín ngưỡng; du lịch nghỉ dưỡng biển đảo

Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Vùng

Để du lịch của vùng thật sự trở thành điểm sáng thu hút được du khách trong và ngoài nước đến ĐBSCL trước hết cần duy trì các yếu tố tự nhiên và văn hóa đặc trưng ở mỗi địa phương, từ cơ sở những điều kiện sẵn có ngày càng nâng cao chất lượng cũng như quan tâm đến việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch một cách có hệ thống, đồng bộ. Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch không gây ảnh hưởng đến môi trường mà thế giới đang hướng đến là các sản phẩm du lịch “xanh”.

Các địa phương trong vùng ĐBSCL cần khẩn trương xây dựng những chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” theo Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23-01- 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Trong đó, cần chú trọng 3 nội dung có tính đột phá là: (1) Xây dựng cơ chế, chính sách điều phối liên kết vùng phát triển du lịch (2) Tạo nguồn lực vật chất đầu tư (3) Phát triển nguồn nhân lực du lịch để triển khai thực hiện đề án.

Du lịch vùng ĐBSCL cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức thu hút cao, ấn tượng, đa dạng, phong phú ở từng địa phương, và liên kết cả vùng không trùng lắp. Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Các địa


phương trong Vùng tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp tiềm năng du lịch của từng tỉnh, từng khu vực gắn với những nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử, con người, để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.

Căn cứ vào thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, những nét văn hoá đặc trưng của Vùng và thị hiếu của du khách trong và ngoài nước, ĐBSCL cần tập trung phát triển những dòng sản phẩm du lịch chính là:

- Sản phẩm du lịch sinh thái: Sản phẩm du lịch này bao gồm trong nó những giá trị tiêu biểu nhất của sông nước vùng ĐBSCL mà không thể có được ở bất cứ vùng miền nào trong cả nước, nó gắn liền với các cù lao và vùng đất ven sông, sinh hoạt sông nước truyền thống như chợ nổi gắn với cảnh quan sông nước lồng trong không gian văn hóa đờn ca tài tử đậm “chất” Nam Bộ. Các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù tại ĐBSCL như du lịch sinh thái tại các sân chim, tràm chim, rừng tràm ngập nước nội địa vùng Đồng Tháp Mười tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Các khu vực này kết nối thuận tiện bằng đường thủy, bắt đầu tại huyện Tân Hưng (Long An) và kết thúc tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp); du lịch sinh thái tại các sân chim, rừng tràm, rừng đước ngập mặn bán đảo Cà Mau; Du lịch sinh thái biển đảo tại Phú Quốc như lặn biển, khám phá hệ sinh thái biển đảo san hô, các loài thủy sinh, bò biển... kết hợp với khám phá rừng, núi, suối, thác trên đảo. Hiện nay du lịch trên đảo ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh với đường hàng không quốc tế và nội địa thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhanh, cơ sở lưu trú phát triển mạnh. Chính phủ đã có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc để phát triển toàn diện đảo ngọc Phú Quốc, trong đó mũi nhọn đột phá là phát triển du lịch toàn diện, đa dạng.

- Sản phẩm du lịch văn hóa cội nguồn: do các địa phương trong vùng nhìn chung có những nét văn hóa tương đồng, nên loại hình này chỉ nên được phát triển tại những nơi có những nét văn hoá đặc sắc nhất, và có điều kiện thuận lợi nhất. Các hoạt động gắn liền với loại hình du lịch này là tham quan, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, đời sống người dân trên các cồn như Hưng Phong, Tân Lộc, tham quan làng Việt cổ tại Long Tuyền Cần Thơ - nơi đây còn giữ lại được nhiều ngôi nhà cổ với


các vật dụng quí giá từ đầu thế kỷ 20, tham quan tìm hiểu đời sống, truyền thống văn hóa, sản xuất của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng và Tịnh Biên - An Giang, đồng bào Chăm tại Châu Đốc và Hà Tiên gắn với dòng họ Mạc. Ngoài ra, còn sản phẩm du lịch gắn với tham quan nghiên cứu di tích khảo cổ tại thành cổ Óc Eo (An Giang) là một sản phẩm đặc sắc của An Giang và cả vùng. Bảo tàng Khơ Me tại Sóc Trăng cần được đầu tư thỏa đáng để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của vùng. Viện lúa ĐBSCL hiện là một điểm tham quan của Cần Thơ, nên được đầu tư bổ sung theo hướng phúc vụ du lịch ví dụ xây dựng Bảo tàng lúa nước sẽ hoàn toàn có thể trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch của ĐBSCL.

- Sản phẩm du lịch tham quan miệt vườn, sông nước: Đây chính là sản phẩm đặc thù nhất của ĐBSCL, và cũng là sản phẩm thường gặp nhất ở du lịch vùng ĐBSCL. Hiện nay, khách du lịch của sản phẩm này thường đến các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang. Các đối tượng tham quan chủ yếu là miệt vườn, đi thuyền tham quan chợ nổi và các khu du lịch do người dân tự đầu tư với các hoạt động chủ yếu là thưởng thức cây trái, ẩm thực, tham quan các công đoạn làm bánh tráng, nấu rượu, đan lộp, đan lưới, làm kẹo dừa mang tính trình diễn phục vụ du lịch. Tuy nhiên, những hoạt động du lịch gần tương tự, đặt trong bối cảnh tự nhiên tương đồng, lại mang tính chất thương mại, trình diễn nên sản phẩm du lịch của các địa phương trên bị hiểu nhầm là đơn điệu và nhàm chán. Để khắc phục tình trạng này cần có thiết kế sản phẩm phù hợp từng nhóm đối tượng, từng phân đoạn thị trường riêng biệt.

+ Đối với các đoàn khách lớn, mang tính đại trà thì những sản phẩm này là phù hợp, sản phẩm này dành cho các đoàn khách có thể được cung cấp tại các khu vực: Thới Sơn (Tiền Giang), Cồn Phụng và bảy xã ven sông (Châu Thành, Bến Tre) gắn với chợ nổi Cái Bè, cù lao An Bình, như tại khu vực nhà ông Sáu Giáo và vườn ông Năm (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) và khu vực Phong Điền với làng du lịch Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, Cần Thơ) và cồn Ấu gắn với các chợ nổi Phong Điền, Cái Răng, Phụng Hiệp.


+ Các đoàn khách du lịch nhỏ hoặc các nhóm khách lẻ cần hướng tới các khu vực khác ít mang tính thương mại hơn, tự nhiên hơn, gần gũi với đời sống thực của người dân như tại cồn Ốc (Hưng Phong, Giồng Trôm, Bến Tre), cồn Quy và cồn Tiên (Bến Tre), cồn Tân Lộc (Cần Thơ), làng Chăm Phũm Xoài (An Giang).

- Du lịch tham quan di tích: Loại hình du lịch này tham quan các di tích lịch sử cách mạng gắn liền với lịch sử khai mở, xây dựng và đấu tranh thống nhất đất nước trong thời kì cận đại và hiện đại, có thể chia nhóm tài nguyên du lịch này thành 02 loại chính là thăm quan các di tích gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; thăm quan các di tích lịch sử và di tích gắn với danh nhân trước thời kì Pháp thuộc.

+ Các di tích trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ bao gồm các chiến khu, trong đó nổi trội nhất là căn cứ Năm Căn tại Cà Mau, khu căn cứ Trung ương cục miền Nam (tại Hoa Mai, U Minh Thượng, Kiên Giang), xứ ủy Nam kỳ (tại Bến Tre), các chiến trường nổi tiếng như Ấp Bắc (Tiền Giang), chiến thắng Tầm Vu (Hậu Giang), di tích Đồng Khởi (Bến Tre), các nhà tù nơi địch giam giữ đồng bào, chiến sỹ trong đó nổi tiếng nhất là nhà tù Phú Quốc, nhà tưởng niệm các lãnh tụ (Bác Hồ, Bác Tôn, bà Nguyễn Thị Định...).

+ Các di tích thời kỳ cận hiện đại có thể kể đến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, thành Trương Công Định (Tiền Giang), đền thờ Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), lăng Thoại Ngọc Hầu (An Giang), lăng Cửu Mạc (Kiên Giang)...

- Phát triển sản phẩm du lịch lễ hội, tín ngưỡng: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lễ hội thu hút lượng vô cùng lớn khách du lịch. Nổi bật nhất là Lễ hội vía bà chúa Xứ (An Giang) thu hút hàng triệu khách du lịch nội địa trong năm; Lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang) thu hút hàng chục ngàn khách du lịch; Lễ hội Ok Om Bok và đua ghe ngo Sóc Trăng; Lễ hội nghinh ông Nam Hải (Mỹ Long, Cầu Ngang, Trà Vinh; Lễ Chon Chnam Thmay (lễ đón năm mới của người Khơ Me); Lễ hội trái cây (Bến Tre). Trong đó, lễ hội vía bà chúa xứ là lễ hội thu hút khách nội địa lớn nhất. Các lễ hội Ok Om Bok, đua ghe ngo và đua bò Bảy Núi là những lễ hội có khả năng thu hút khách quốc tế cao.Tuy nhiên để những lễ hội này có thể thu hút được


thị trường khách ngoại vùng, đặc biệt là khách quốc tế thì cần được nghiên cứu tổ chức theo hướng phục vụ du lịch, và đặc biệt là có các nội dung và phương thức quảng bá, xúc tiến phù hợp.

- Du lịch thương mại, công vụ (MICE): Loại hình du lịch MICE phù hợp nhất là tại Cần Thơ và Phú Quốc. Với vị trí là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của một vùng rộng lớn, đông dân, trù phú, Cần Thơ có đầy đủ điều kiện phát triển du lịch gắn với thương mại, Phú Quốc có sự hấp dẫn của hòn đảo biệt lập, có môi trường trong lành, nguyên sơ, với những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao phù hợp với việc tổ chức các sự kiện, hội thảo quốc tế, các chuyến nghỉ mát xây dựng tinh thần tập thể của các doanh nghiệp (incentives, corporate events). Đây chính là thế mạnh đặc biệt của Phú Quốc và thực tế thời gian qua rất nhiều các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài đã tổ chức các hoạt động này tại Phú Quốc.Trong tương lai Phú Quốc hoàn toàn có đủ sức cạnh tranh thị trường này với các điểm đến khác trong khu vực.

- Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo: Đây cũng là thế mạnh của vùng ĐBSCL với các địa danh như Phú Quốc, Cà Mau, Hà Tiên.

Do nhiều khu vực trong vùng ĐBSCL có điều kiện tương đối tương đồng về tự nhiên, văn hoá, xã hội nên những sản phẩm du lịch dễ bị trùng lặp. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch của Vùng, thì các địa phương trong Vùng chỉ nên đầu tư phát triển một số loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với nguồn lực tài nguyên nổi bật nhất và các điều kiện có liên quan thuận lợi nhất, không nên phát triển dàn trải dễ tạo ra sự trùng lắp và nhàm chán cho du khách khi đến du lịch vùng ĐBSCL.

5.3.2 Chính sách và giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu cho phát triển du lịch ĐBSCL

Chính sách

- Mở rộng thị trường khách quốc tế trong đó tập trung vào khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc; thị trường Bắc Mỹ như Mỹ, Canada; thị trường Tây Âu như Anh, Hà Lan, CHLB Đức, Pháp, đặc biệt là thị trường các nước ASEAN


- Phối hợp với các quốc gia trong vùng quảng bá “Du lịch Mekong” trong đó có ĐBSCL như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.

- Đa dạng hóa các loại sách, báo, ấn phẩm tuyên truyền về du lịch của Vùng với nhiều hình thức và nội dung phong phú, cập nhật thông tin mới, dễ nhận biết phát hành rộng rãi trong và ngoài nước.

- Tận dụng những lợi thế của công nghệ thông tin để đẩy mạnh e-marketing cho du lịch ĐBSCL.

- Xây dựng một số tour du lịch đặc sắc của vùng ĐBSCL, qua đó quảng bá cho du lịch của vùng như: du lịch sinh thái khám phá Tràm Chim, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo Phú Quốc, du lịch sinh thái miệt vườn.

Giải pháp thực hiện

Chiến lược phát triển thị trường du lịch vùng ĐBSCL trong thời gian tới cần tập trung đến thị trường du lịch Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, …và khách đến từ Đông Nam Á, Thái Bình Dương, khách đến từ các nước Tây Âu, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các nước khác ở khu vực Trung Đông, Bắc Âu. Đối với thị trường du lịch nội địa, quan tâm đến phân khúc khách nghỉ dưỡng, khách có nhu cầu thời gian du lịch ngắn. Để du lịch ĐBSCL hoạt động tốt trong thời gian tới phải có các giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu cho thị trường quốc tế và thị trường khách du lịch trong nước như sau:

- Thị trường khách du lịch quốc tế: Thị trường khách du lịch quốc tế đến Vùng đồng bằng Sông Cửu Long theo nhiều cách khác nhau. Thành phố Hồ Chí Minh với cảng sân bay Tân Sơn Nhất là nơi phân phối nguồn khách du lịch quốc tế chính cho cả vùng, sân bay Cần Thơ và sân bay Phú Quốc cũng đã từng đi vào khai thác một số chặng bay quốc tế để phục vụ cho du lịch. Bên cạnh đường hàng không thì đường bộ và đường thủy cũng là phương thức di chuyển của một số khách quốc tế khi đến ĐBSCL thông qua cửa khẩu Campuchia. Thị trường khách du lịch quốc tế đến ĐBSCL bao gồm những thị trường then chốt, chiếm tỷ lệ cao trong thời gian tới như các nước Đông Bắc Á – giữ vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách quốc tế đến vùng với nhóm khách “chất lượng cao”, có thời gian lưu


trú dài., tiếp đến là các nước Tây Âu và các nước khu vực Bắc Mỹ. Các nước Đông Âu, Châu Đại Dương như Úc, Niu Zi Lân và các nước ASEAN là những thị trường tiềm năng của tiểu vùng sông Mê Kông trong đó có ĐBSCL.

Thị trường tiếp theo mà du lịch vùng ĐBSCL cần hướng tới là thị trường Đông Nam Á. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng ổn định và dễ thu hút, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực ngày càng cởi mở trong hợp tác và đoàn kết chặt chẽ hơn, cùng với việc thông thương, đi lại ngày càng thuận lợi hơn giữa các nước trong khu vực nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. Việc đánh giá đúng các điểm đến của các nước trong khu vực như Campuchia, Thailand, Myanma là một nhiệm vụ quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh cũng như rút kinh nghiệm và tiếp thu những bài học có giá trị cho việc cải thiện tình hình du lịch vùng ĐBSCL theo hướng tích cực. Với vị trí địa lý đặc thù, Campuchia được coi là thị trường quốc tế rất quan trọng của ĐBSCL, Campuchia không chỉ là thị trường gửi khách mà còn là nơi trung chuyển khách du lịch từ các quốc gia khác, kết nối các tour du lịch nước ngoài theo đường bộ và đường thủy của ĐBSCL.

- Thị trường khách du lịch trong nước: dựa trên thực tế về sản phẩm du lịch và tiềm năng của vùng ĐBSCL, hiện trạng thị trường khách nội địa cần phát triển theo hướng đầu tư theo từng loại sản phẩm du lịch cho từng đối tượng khách cụ thể như:

+ Khách đặt tour kết hợp tham quan, nghiên cứu: quan tâm đến nguồn khách của các công ty lữ hành, những đoàn khách tham gia du lịch tự túc, khách là công nhân viên chức lứa tuổi từ 25-55 tuổi và các tầng lớp học sinh, sinh viên vì các đối tượng khách này thường kết hợp giữa mục đích nghiên cứu, công vụ với mục đích tham quan.

+ Khách đi tour văn hóa lễ hội: ưu tiên những nhóm khách du lịch tự túc có thu nhập trung bình, ở lứa tuổi trung niên và ngoài độ tuổi lao động, tầng lớp lao động tiểu thủ công, buôn bán nhỏ...

+ Khách du lịch nghỉ dưỡng: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là thị trường tiềm năng cho đối tượng khách này, đây là loại hình du lịch có thể thu hút nhiều đối

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023