học kỹ thuật và công nghệ mới trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng ĐBSCL.
Chú trọng phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng địa phương vùng ĐBSCL. Từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch của Vùng phù hợp chuẩn với của khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao trong ngành du lịch.
Cùng với việc đáp ứng số lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch vùng ĐBSCL giai đoạn 2020 – 2030 như mục tiêu đã đề ra. Cần phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân, trang bị đầy đủ về kiến thức, các kĩ năng cần thiết và thái độ phục vụ đáp ứng được từng nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực du lịch của Vùng. Mỗi địa phương phải đảm bảo hợp lý giữa các trình độ đào tạo, loại công việc, giữa các chuyên ngành và lĩnh vực, giữa các nghề, cụ thể để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong thời gian tới, cần tập trung vào những giải pháp chính như:
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo: Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên cũng như khai thác các cơ sở đào tạo trong Vùng để đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi những người có kinh nghiệm thực tiễn được giảng dạy cho nguồn nhân lực hiện có của các địa phương, tập trung phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực du lịch.
- Mời các chuyên gia nước ngoài về tập huấn nghiệp vụ cho người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại ĐBSCL: Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch, đưa nội dung đào tạo phát triển nhân lực du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song phương của địa phương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh viên du lịch. Có chính sách, cơ chế điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài...tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch và cơ sở nghiên cứu du lịch của địa phương mở rộng liên kết hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao năng lực đào tạo.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát hiện và bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực du lịch của Vùng: Tạo môi trường thuận lợi cho người có năng lực phát triển, cũng như có các chính sách đãi ngộ để thu hút lao động có tay nghề cao về làm việc trong ngành du lịch của Vùng. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung – cầu về nhân lực du lịch trong vùng ĐBSCL.
- Chú trọng duy trì và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về du lịch của vùng ĐBSCL: Nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển cho du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập. Kết nối chặt giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành du lịch tại Vùng.
- Huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực ngành Du lịch vùng ĐBSCL: Tập trung phát triển hệ thống dạy nghề du lịch để đáp ứng lực lượng lao động lành nghề cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch trong Vùng. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên bằng các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đào tạo, tái đào tạo tại chỗ. Khuyến khích các doanh nghiệp đưa vào áp dụng hệ thống "tiêu chuẩn nghiệp vụ" đối với nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL. Đổi mới, thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển nhân lực Du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng Phát Triển Du Lịch Của Việt Nam Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Chính Sách Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Chính Sách Và Giải Pháp Đầu Tư Và Thu Hút Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl.
- Kiến Nghị Với Chính Phủ, Các Bộ, Ngành Liên Quan Và Chính Quyền Địa Phương Trong Vùng Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Đbscl.
- Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 23
- Phiếu Khảo Sát Các Yếu Tố Sản Phẩm Du Lịch Và Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Khi Đến Tham Quan Du Lịch Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
5.3.5 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
Chính sách
- Liên kết mở các tour du lịch đến ĐBSCL với các quốc gia khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Bắc Á.
- Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa vùng ĐBSCL với các nước ASEAN và Trung Quốc.
- Xúc tiến, ký kết hợp tác và phối hợp phát triển du lịch giữa ĐBSCL với các tổ chức du lịch quốc tế, các nước trong khu vực và với các quốc gia riêng lẻ.
Giải pháp thực hiện
Đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển du lịch là giải pháp quan trọng nhằm bổ sung những hạn chế, khai thác triệt để những thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương, mỗi khu vực và từng quốc gia. Để phát triển du lịch vùng ĐBSCL cần phải đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch vùng trong mối tương quan với các vùng khác trong nước, với các khu vực lân cận và quốc tế. Để phát triển du lịch vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh liên kết với các tổ chức du lịch tiên tiến, các quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển du lịch và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Singapore, Nhật Bản,.... Tăng cường hợp tác quốc tế, gắn thị trường du lịch vùng ĐBSCL trong tổng thể thị trường du lịch thế giới, từ đó dễ dàng đưa hình ảnh cũng như nâng cao vị thế du lịch vùng ĐBSCL đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Quá trình liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch của vùng ĐBSCL trong thời gian tới, cần tập trung theo hướng:
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng ĐBSCL với các tổ chức du lịch quốc tế và các quốc gia phát triển: Liên kết các quốc gia thuộc khu vực EU, Bắc Mỹ, Nga thông qua việc nâng cấp phát triển để có được những tuyến đường bay quốc tế từ Cần Thơ và Phú Quốc đến các nước EU, Bắc Mỹ để thu hút khách du lịch, Trong thời gian trước mắt cần tập trung nâng cấp phát triển các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không từ Hà Nội, TP.HCM đến vùng ĐBSCL để thuận tiện cho việc liên kết với các Vùng trong nước.
- Liên kết, hợp tác với các quốc gia trong khu vực: Liên này với nội dụng cụ thể như xây dựng các chương trình du lịch (các tour du lịch) chung, quảng bá xúc tiến hình ảnh chung du lịch của Vùng, phối hợp đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Hợp tác dưới các hình thức thông qua sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Hiệp hội du lịch ĐBSCL mà các các doanh nghiệp trong vùng, trong khu vực ký kết các hợp đồng liên doanh liên kết. Đồng thời nâng cao vai trò và tăng cường năng lực của Hiệp hội du lịch ĐBSCL trong liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong Vùng.
- Thúc đẩy việc liên kết hợp tác tiểu vùng sông Mekong du lịch ĐBSCL: Nhằm mở rộng các hoạt động hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho khách đi du lịch của các nước đến Vùng ĐBSCL và tiểu vùng sông Mêkông, một số chính sách cụ thể đã được thực hiện như thống nhất hệ thống tiêu chuẩn cơ sở lưu trú; thống nhất hệ thống tiêu chuẩn nghề; xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Mekong. Hợp tác trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng không chỉ có ý nghĩa trong việc tiếp thị điểm đến, kết nối sản phẩm, mà còn trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ trực tiếp dòng sông Mekong - yếu tố chính khởi tạo nên cả sinh thái Vùng.
- Liên kết sự phát triển du lịch chung của vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ cũng như của du lịch cả nước: Chính vì vậy sự hợp tác phát triển du lịch của Vùng với các địa phương khác là rất quan trọng, vì vậy du lịch vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh liên kết với các địa phương lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Thông qua liên kết để thu hút nguồn lực của các địa phương khác, đồng thời hỗ trợ nhau trong phát triển du lịch Việt Nam nói chung.
Mặc dù có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng ĐBSCL sẽ không thể phát triển nếu tách rời khỏi hệ thống du lịch chung của cả nước. Bên cạnh đó sự hỗ trợ từ các tổ chức du lịch, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay là không thể thiếu. Chính vì vậy việc liên kết để phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng và hết sức cần thiết cho sự phát triển của du lịch của vùng hiện tại và trong tương lai.
5.3.6 Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, sinh thái trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL
Chính sách
- Ban hành chính sách về bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trong Vùng, có cơ chế đặc thù để bảo vệ một số vùng có hệ sinh thái đặc sắc như Tràm Chim, hệ sinh thái sông nước, hệ sinh thái biển Phú Quốc.
- Xử phạt nghiêm những tổ chức và cá nhân xâm hại, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong Vùng.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và huy động người dân trong vùng ĐBSCL tham gia bảo vệ môi trường sinh thái. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của du khách trong việc bảo vệ môi trường, sinh thái của Vùng.
Giải pháp thực hiện
Xuất phát từ chỉ báo ý thức bảo vệ môi trường được đề cao trong các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ĐBSCL. Cùng với các điểm yếu được phấn tích cho thấy rằng bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của du lịch sinh thái, đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL.
Đối với du lịch ĐBSCL bảo vệ môi trường du lịch trước hết cần bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đã hoặc sẽ được thành lập, bảo tồn các mẫu chuẩn hệ sinh thái đất ngập nước thuộc vùng ĐBSCL.
Nâng cao ý thức của người dân tại các địa phương trong Vùng về giữ gìn vệ sinh tại các địa điểm du lịch. Nghiên cứu đánh giá những nhân tố tác động tiêu cực đến môi trường, những tác động của du lịch đến môi trường để từ đó có những biện pháp quản lí môi trường, đặc biệt với khu vực nhạy cảm nhằm giảm thiểu hoặc không xây dựng các dự án ảnh hưởng đến vùng sinh thái đặc thù của vùng ĐBSCL như vùng bảo tồn thiên nhiên (rừng phòng hộ quen biển, hải đảo, rừng ngập mặn, vùng bảo vệ nguồn nước,…)
- Chính quyền các địa phương trong vùng ĐBSCL, các doanh nghiệp du lịch và cư dân địa phương trong Vùng phải cộng đồng trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động du khách thực hiện tốt yêu cầu du lịch xanh: không xả rác, không gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ các loài động thực vật tại điểm đến du lịch. Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch cũng cần phối hợp đào tạo lực lượng lao động du lịch xanh tại chỗ, giúp cư dân địa phương phát triển kinh tế theo hướng xanh, thân thiện với môi trường.
Xây dựng hệ thống các công trình chống lũ và chống xâm nhập mặn. Tại các khu công nghiệp việc xử lí rác và nước thải được ứng dụng các công nghệ mới, Hệ thống thoát nước tại các khu đô thị cũng được nâng cấp đầu tư để giảm thiểu tình trạng ngập nước vào mùa mưa.
Đề xuất các giải pháp phòng chống sạt lở đất tại các khu vực có nguy cơ sạt cao và giải pháp phòng chống thiên tai. Chuẩn bị các phương án ứng biến với biến đổi khí hậu toàn cầu. Quan tâm đến việc bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển, khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển loại hình du lịch xanh, nhất là những sản phẩm du lịch xanh mang tính đặc thù của vùng ĐBSCL. Từ đó làm cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng tích cực tham gia phát triển du lịch xanh. Cần chú trọng giới thiệu, lồng ghép các mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, các mô hình về tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên.
5.3.7 Chính sách và giải pháp về đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL
Chính sách
- Các địa phương trong vùng cần xây dựng lực lượng chuyên trách nhằm bảo vệ an ninh, an toàn tuyệt đối cho du khách khi đến du lịch vùng ĐBSCL.
- Tuyên truyền, vận động, nâng cao trình độ văn hoá cho người dân trong Vùng để từng bước loại bỏ các tệ nạn xã hội, nhằm lành mạnh hoá môi trường du lịch trong Vùng.
- Phát triển du lịch trong Vùng phải gắn với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững biên giới lãnh thổ của quốc gia, ngăn chặn những hoạt động chống phá chính quyền và chế độ.
Giải pháp thực hiện
An toàn cho khách khi đến du lịch ĐBSCL là một trong vấn đề sống còn để phát triển du lịch. Sự an toàn này không những từ phương tiện giao thông thuỷ bộ, mà các dịch vụ trong từng sản phẩm du lịch cũng cần tập trung.
Để xây dựng cho ĐBSCL trở thành điểm đến an toàn, thân thiện cho khách du lịch thì vấn đề về an ninh, trật tự an toàn phải được coi trọng, một điểm đến du lịch an toàn sẽ thu hút được du khách trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho du lịch phát triển. Để làm được điều này trước hết chính quyền các cấp trên địa bàn vùng ĐBSCL phải:
+ Xây dựng được hệ thống an ninh vững mạnh, hiệu quả kịp thời giải quyết những bất ổn xảy ra trên địa bàn.
+ Chủ động và phòng ngừa không để xảy ra những sự cố đáng tiếc cho du khách, giải quyết tốt các tệ nạn xã hội, tình trạng trộm cắp, cướp giật, ăn xin, nạn chèo kéo khách,...tạo môi trường an ninh cho du khách khi đến vùng ĐBSCL.
Ngoài ra, các địa phương trong Vùng cũng cần chủ động đối phó với những bất ổn xảy ra trên biển Đông, đặc biệt là đối với các tỉnh tiếp giáp với biển Đông trong bối cảnh an ninh trên biển vẫn chưa được đảm bảo tốt, do những tranh chấp với Trung Quốc. Các địa phương trong Vùng cần chú trọng xây dựng đường tuần tra biên giới trên đảo, các công trình vừa phục vụ phát triển kinh tế và du lịch đảm bảo an ninh, quốc phòng cho các cảng biển và vùng biển trong vùng ĐBSCL.
- Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch vùng ĐBSCL
Tuyên truyền, vận động người dân trong Vùng tham gia tích cực và việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vừa góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng trong Vùng ĐBSCL vừa thúc đẩy sự phát triển của du lịch trong Vùng. Để đảm bảo an ninh, quốc phòng trong Vùng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và du lịch vùng ĐBSCL, trong thời gian tới đòi hỏi phải kết hợp nhiều giải pháp bao gồm:
- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông trên các tuyến biên giới, xây dựng, nâng cấp các đồn, trạm biên phòng trong Vùng, kết hợp với xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong Vùng, phát triển các khu dân cư và hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ biên giới, hải đảo vùng ĐBSCL.
- Kết hợp phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng: Trong thời gian qua, tình hình kinh tế xã hội có nhiều bất ổn, mặc dù Việt Nam được xem là điểm đến an toàn nhưng không vì vậy mà xem nhẹ vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng. Xem việc kết hợp phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng đối với ĐBSCL đây vừa là nhiệm vụ vừa mang tính cơ bản vừa cấp bách đặc biệt trong quá trình hội nhập. Việc xây dựng thế trận toàn dân cũng cần được thực hiện xuyên suốt, đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống các tệ nạn xã hội,…
- Nâng cao hiểu biết, nhận thức và trách nhiệm của người dân về các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, tảo hôn,…tiến đến xây dựng nếp sống văn minh hiện đại, tạo môi trường du lịch lành mạnh an toàn cho du khách khi đi du lịch tại các địa phương trong vùng.
Là một trong 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi đến du lịch tại ĐBSCL cho thấy môi trường du lịch an toàn là tiêu chí quan trọng mà du khách hướng đến. Trong thời gian qua, đánh giá chung tình hình xã hội ĐBSCL khá ổn định nhưng vẫn chưa tạo được ấn tượng cho khách du lịch. Chính vì vậy Vùng nên tập trung và cải thiện hơn nữa sao cho du khách đã từng đến ĐBSCL sẽ còn trở lại và nhớ mãi về cảnh đẹp thiên nhiên và con người nơi đây.
5.3.8 Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
Chính sách
- Cần có cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, các bộ ngành liên quan với chính quyền các địa phương trong vùng ĐBSCL để phát triển du lịch. Phát huy vai trò của