Một Số Lễ Hội Quan Trọng Vùng Đbscl (Theo Âm Lịch)


Bảng 4.1: Diện tích và dân số các tỉnh ĐBSCL


STT


Đơn vị hành chính

Diện tích (km2)

Dân số

Tổng dân số

(người)

Mật độ (người/km2)

1

An Giang

3.536,700

2.154.000

608

2

Bạc Liêu

2.570,000

881.118

342

3

Bến Tre

2.359,800

1.262.035

535

4

Cà Mau

5.294,870

1.227.329

232

5

Cần Thơ

1.408,960

1.232.260

875

6

Đồng Tháp

3.238,000

1.676.000

495

7

Hậu Giang

1.602,000

777.844

485

8

Kiên Giang

6.348,530

1.738.833

274

9

Long An

4.492,350

1.469.873

327

10

Sóc Trăng

3.311,600

1.308.261

395

11

Tiền Giang

2.509,300

1.705.767

680

12

Trà Vinh

2.341,200

1.027.500

439

13

Vĩnh Long

1.520,170

1.040.500

684

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 12

Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ĐBSCL (2014)

ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo với nắng nóng mưa nhiều, nhiệt độ ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa, độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80

- 82%, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.

Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và được bồi đắp theo thời gian do thay đổi mực nước biển, hình thành nên những vạt đất phù sa dọc những con sông và đất phèn ở vùng trũng như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau, với các loại đất chủ yếu như: Đất phù sa sông (1,2 triệu ha), đất phèn (1,6 triệu ha), đất nhiễm mặn (0.75 triệu ha) cùng với một số loại đất khác.


Với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm, Với lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua đồng bằng hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển lượng phù sa khoảng 150-200 triệu tấn đã tạo nên ĐBSCL ngày nay. Khí hậu ĐBSCL với hai mùa mưa – khô rõ rệt, vào mùa khô thì sông Mê Kông là nguồn cung cấp nước quan trọng, vào mùa mưa với lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400mm đến 1.300mm cũng góp phần trở thành nguồn cung cấp nước cho cả Vùng.

Những vùng đất ngập nước theo mùa hoặc thường xuyên giữ vai trò sinh thái cũng như chức năng kinh tế quan trọng, những vùng này có hệ sinh thái tự nhiên vô cùng phong phú, tuy nhiên chúng dễ bị tác động. ĐBSCL có các hệ sinh thái tiêu biểu như:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở rìa các bãi lầy bao phủ vùng ven biển ĐBSCL. Các khu rừng ngập mặn tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau nổi bật nhất là hệ sinh thái rừng đước U Minh Thượng và U Minh Hạ.

- Hệ sinh thái rừng Tràm: phát triển ở vùng đất phèn một số nơi như Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên, đóng vai trò quan trọng đối với ổn định đất, thủy văn và bảo tồn các loài vật.

- Hệ sinh thái cửa sông: đây là hệ sinh thái được đánh giá là phong phú và năng động nhất thế giới, được hình thành và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt cũng là hệ sinh thái nhạy cảm dễ chịu sự tác động từ ô nhiễm môi trường và sự thay đổi của chế độ nước. Hệ sinh thái này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và tạo nên nguồn lợi thủy hải sản dồi dào cho vùng.

Các khu rừng tràm và rừng ngập mặn là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm tập trung nhiều ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp Mười), rừng U Minh,…gổm các loài có vú, bộ chim, lưỡng cư và cá,…góp phần tạo nên hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú cho vùng, vừa có tính kinh tế vừa tạo nên cảnh quan phục vụ cho du lịch.


Với những ưu thế từ thiên nhiên, ĐBSCL có khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch, từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi đến nghiên cứu khoa học,…có thể trở thành điểm đến lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi muốn khám phá đời sống vùng sông nước.

Ưu thế về tự nhiên với địa hình đồng bằng và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, khí hậu nóng ẩm quanh năm phát triển nhiều hệ sinh thái rừng và các loài sinh vật cho phép ĐBSCL phát triển du lịch với sản phẩm đa dạng, mang tính đặc thù riêng. Bên cạnh đó đây là vùng đồng bằng lớn nhất cả nước với dân số đông (chiếm 20% dân số cả nước) và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao (chiếm 22,3% tỷ trọng so với toàn quốc) đã tạo nên nguồn lực lượng lao động dồi dào. Với vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế đã góp phần mở ra cánh cửa hội nhập cho vùng. Tuy thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình phát triển nhưng nếu tập trung khắc phục thì du lịch của vùng sẽ ngày càng từng bước hoàn thiện khẳng định được vị thế hệ thống du lịch quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

4.1.1.2 Điều kiện văn hoá - xã hội của vùng ĐBSCL

Sự phát triển không ngừng của ĐBSCL trong những năm qua luôn hàm chứa những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao, đó là sự kết tinh từ bao công sức của những người đi khai hoang, mở mang vùng đất mới và của biết bao thế hệ đã góp sức dựng nên. Theo thời gian các giá trị văn hóa của mảnh đất này ngày càng được khẳng định và phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững. Đó là dấu tích của những trận đánh lịch sử như trận Rạch Gầm – Xoài Mút, những trận đánh trên sông Hàm Luông (Bến Tre), trận Ấp Bắc, Bến Tre Đồng Khởi...và các di tích danh nhân như: Thủ Khoa Huân, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định… tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử,

ĐBSCL với hệ thống sông ngòi chằng chit đã góp phần hình thành nền văn hóa sông nước nơi đây. Nét văn hóa miệt vườn đặc trưng như: những vườn cây trái xanh mướt quanh năm trĩu quả với những loại trái cây sầu riêng, nhãn lồng, bình bát, me, vú sữa,…cùng với những bài hát vọng cổ, cải lương…nổi bật của Vùng.


Một nét đẹp và cũng là nét văn hóa đặc thù của miền Tây Nam Bộ chính là chợ nổi. Chợ là nơi mua bán thật sự của người dân địa phương, họ dùng để trao đổi sản vật, nông sản,…Thuyền được trang trí theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương và người ta thường treo tượng trưng các sản vật mà mình muốn bán. Có nhiều chợ nổi ở ĐBSCL được hình thành từ lâu đời như chợ nổi: Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp (Hậu Giang)…

Lễ hội là một trong những bộ phận cấu thành nên nền văn hóa vùng ĐBSCL, nó được xem là hiện tượng văn hóa tổng hợp, quy tụ mọi sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần, lễ hội là nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng và vật chất của con người. Các lễ hội ở ĐBSCL được hình thành do:

- Phương thức canh tác nông nghiệp của Vùng đã thúc đẩy việc hình thành lễ hội dân gian.

- Lễ hội dân gian còn được hình thành trên cơ sở truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, kính nhớ ông bà tổ tiên, cha mẹ và những người có công với đất nước, những người có công khai phá là truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung cũng là truyền thống của người dân vùng ĐBSCL nói riêng. Hàng năm người dân tổ chức các lễ hội để cúng kiến, bày tỏ lòng tri ân.

- Lễ hội còn xuất phát từ nhu cầu vui chơi, giải trí của các tầng lớp nhân dân, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người bởi lẽ sau thời gian làm việc, con người cần có thời gian nghỉ ngơi để “tái tạo sức lao động” và làm việc đạt hiệu quả.

Một số lễ hội tiêu biểu ở ĐBSCL như Lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò (An Giang), Lễ hội Ooc Om Bóc, đua ghe ngo ở Sóc Trăng,…kèm theo một số các lễ hội là các nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo.


Bảng 4.2: Một số lễ hội quan trọng vùng ĐBSCL (theo âm lịch)


TT

Tên lễ hội

Thời gian

Địa điểm

Nội dung

1

Tết nguyên đán

Từ 01 - 03

tháng 1

Chung toàn vùng

Tết năm mới, lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Việt đây là ngày lễ hướng về cội nguồn, gia đình tưởng nhớ đến tổ tiên, mừng năm mới an khang thịnh vượng, trong dịp này khắp nơi tổ

chức trò chơi dân gian.

2

Lệ hội Bà Chúa Xứ

23/4 đến

27/4 âm lịch

Núi Sam, An Giang

Lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Lễ rước bốn bài vị, lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu - Hát Bội, lễ

Chính Tế

3

Lễ hội đua bò

09 - 10/10

An Giang

Lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của

những người đã khuất

4

Oóc-om-bóc

14-15/10

Toàn bộ người dân Khmer

Đây là lễ đưa nước và cúng trăng của đồng bào Khmer mừng mùa vụ thắng lợi và tạ ơn mặt trăng đã tạo thuận lợi cho mưa thuận, gió hòa, mang lại mùa màng tốt tươi, bội thu và cầu phước cho

năm tới cũng sẽ được thắng lợi.

5

Đua ghe ngo

Tối 24/11

Sóc Trăng

Những chiếc ghe ngo là vật dụng sinh hoạt văn hoá được chế tạo, bảo quản ở trong chùa. Các ghe đua tới tự bắt cặp đua từng đôi,

từng đôi ghe ngo lướt bay về đích

6

Lễ hội Nghinh Ông

13,14,15/2

Các tỉnh ven biển

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát

đạt, an khang.


TT

Tên lễ hội

Thời gian

Địa điểm

Nội dung

7

Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang

29/9 - 10/3

Bạc Liêu

Lễ hội tưởng nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển của bản

vọng cổ ngày nay.

8

Lễ hội trái cây ngon an toàn


Bến Tre

Tất cả các chủng loại hoa quả

của khu vực ĐBSCL mang về tham dự

9

Lễ hội Nguyễn Trung Trực

Hạ tuần tháng 8 hàng năm

Kiên Giang

Lễ kỷ niệm ngày hy sinh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - người có công trong đánh đuổi giặc ngoại

xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn: Từ điển lễ hội Việt Nam –Hiệp hội du lịch vùng ĐBSCL, 2014

Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương lễ hội luôn là nét văn hóa đẹp. Nếu biết khai thác tốt, khai thác đi đôi với gìn giữ và phát triển thì đây sẽ là yếu tố thu hút nhiều du khách. ĐBSCL với nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước, tuy nhiên những vấn đề bất cập còn xảy ra như nạn chèo kéo du khách, móc túi, cướp giật… trong các dịp lễ hội tạo nên hình ảnh không tốt trong lòng du khách, là nguyên nhân du khách không quay lại.

4.1.1.3 Cơ sở hạ tầng về kinh tế, kỹ thuật vùng ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là 1 trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước (bao gồm: Vùng Tây Bắc, Vùng Đông Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long), đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16-4-2009.

Vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là Thành phố Cần Thơ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, là trung tâm kinh tế lớn của cả


vùng đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới Chính phủ sẽ tập trung xây dựng TP. Cần Thơ nói riêng, cả Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long trở thành một trung tâm kinh tế, giáo dục– đào tạo, y tế, khoa học–công nghệ, thương mại và du lịch lớn của cả nước. (Nguyễn Minh Sang, 2012). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước, luôn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản đặc biệt là lúa gạo, đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho quốc gia và góp phần vào ổn định lương thực toàn cầu. Tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cũng đã hình thành, phát triển một số cụm ngành quan trọng liên kết công nghiệp – nông nghiệp và thương mại như lúa gạo, tôm, cá, trái cây rau quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu qua việc xuất khẩu.

Vùng ĐBSCL có các phương thức giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường biển và hàng không. Phương thức vận tải đường thủy và đường biển dựa trên lợi thế tự nhiên, có từ lâu đời nên phát triển phổ biến, đặc biệt là đối với giao thông cá nhân. Các tuyến đường đã dần hoàn thiện và đạt được tiêu chuẩn đường cấp III với 2 làn xe. Các tuyến đường qua thị trấn cũng được mở rộng. Tiếp tục mở rộng QL1A tại các đoạn có nhu cầu, trước hết hoàn tất đoạn TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Xây dựng mới hai tuyến N1, N2 để nối liền với đường Hồ Chí Minh và QL 14C.

- Tuyến N1 chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia từ cầu Đức Huệ (Long An) dọc 4 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang có 2 điểm vượt sông lớn là tại Tân Châu và Châu Đốc. Tuyến N2 từ Chơn Thành (Bình Dương) tới Vàm Rầy (Kiên Giang) được coi là tuyến vành đai của miền Tây Nam Bộ.

- Tuyến hành lang ven biển phía Nam: (QL80+63 từ cửa khẩu Xà Xí đến Cà Mau) Bằng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á và vốn EDCF của Hàn Quốc, đang làm công tác chuẩn bị đấu thầu tư vấn.

- Hệ thống đường trên đảo Phú Quốc: Hiện nay đang hoàn chỉnh thủ tục chuẩn bị đầu tư 3 tuyến đường trên đảo.


Giao thông đường hàng không tại khu vực ĐBSCL đã có các sân bay như:

- Sân bay Cần Thơ: Là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Đây là cảng hàng không phục vụ cho bay nội vùng và liên vùng, kết nối với Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với công suất 2 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/năm. Ngoài ra cũng hoạt động trong một số đường bay quốc tế nhưng với tần suất bay thấp.

- Cảng hàng không sân bay quốc tế Phú Quốc: đây là sân bay phục vụ cho hoạt động bay nội và liên vùng và cũng là sân bay quốc tế đang được quan tâm đầu tư để phát triển, là cầu nối kết nối với các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ với đảo Phú Quốc.

- Cảng hàng không sân bay Cà Mau: Là cảng hàng không nội địa phục vụ cho hoạt động bay nội vùng. Cảng hàng không Cà Mau nằm ở phía đông thành phố Cà Mau, cách trung tâm thành phố 2km và gần như song song với quốc lộ 1A. Phía Đông và phía Bắc Cảng hàng không là ruộng lúa, ao hồ, phía Nam giáp vùng dân cư của thành phố.

- Cảng hàng không sân bay Rạch Giá: Nằm ở ven biển phía Tây Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, Cảng hàng không Rạch Giá là cảng hàng không dân dụng trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, được khai thác, sử dụng chung cho hoạt động bay hàng không dân dụng và hoạt động quân sự.

Giao thông đường thủy luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân ĐBSCL. Vì vậy hệ thống cảng Cần Thơ trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng do đây sẽ trở thành cảng đón khách du lịch theo đường sông nối tuyến du lịch quốc tế trong Tiểu vùng sông Mê Kông. Kênh Vĩnh Tế - dọc biên giới Campuchia và kênh Chợ Gạo kết nối Tiền Giang và Tp Hồ Chí Minh là tuyến đường thủy quan trọng trong việc kết nối giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.

Các tuyến giao thông đường sông tại ĐBSCL có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây, khi mạng lưới giao thông đường bộ chưa phát triển thì đây là phương thức vận chuyển được người dân sử dụng rộng rãi, nó không chỉ gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn trở thành giá trị tinh thần của người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023