Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Về Phát Triển Du Lịch Của Vùng Đbscl Giai Đoạn 2000-2015


dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên do chưa có tập trung đầu tư, cải tạo nên hầu hết các tuyến đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Ngoài ra, ĐBSCL đang có kế hoạch cải tạo nâng cấp các cửa sông lớn ra biển, tiếp tục nâng cấp các tuyến vận tải thủy hiện có, đồng thời nghiên cứu xây dựng một cảng mở lớn cho khu vực và đầu tư nâng cấp chiều sâu toàn bộ hệ thống cảng. Về đường sắt đang nghiên cứu, xây dựng tuyến đường sắt Mỹ Tho – Cần Thơ kết nối với tuyến đường sắt Tp Hồ Chí Minh – Mỹ Tho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt được duyệt và khả năng nguồn vốn.

Hiện nay ĐBSCL có 5 nhà máy điện đã đi vào vận hành với tổng công suất khả dụng là 1.989,6 MW (Chiếm 13,65 % tổng công suất khả dụng toàn quốc) bao gồm: Nhà máy điện Trà Nóc – Cần Thơ: có công suất 154,6 MW; Nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 (1x750MW/NM) thuộc trung tâm khí, điện, đạm Cà Mau phát điện lên lưới quốc gia cuối năm 2008; Nhà máy điện Ô Môn 1 (2x300MW), tổ máy 1 của nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 đã hòa vào lưới điện quốc gia tháng 10/2008.

Ngoài ra, các địa phương trong vùng ĐBSCL có sử dụng nguồn điện Diesel tại hầu hết các tỉnh song chỉ là để dự phòng, phải bù công suất phản kháng, phát vào giờ cao điểm, vào mùa khô hoặc khi lưới truyền tải có sự cố. Hiện nay, tổ máy 1 nhiệt điện Ô Môn có công suất 300 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500Kv Cai Lậy – Ô Môn và Ô Môn – Nhà Bè; Lưới điện truyền tải 200kV khu vực ĐBSCL đã có trên 1.500 km chiều dài đường dây 220kV và hiện có 2079,4 km đường dây 110kV. Bên cạnh đó lưới điện trung áp hiện còn tồn tại 3 cấp điện áp 35, 22 và 15 kV.

Hệ thống cấp nước trong Vùng ngày càng được cải thiện do vậy tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch ngày càng được nâng lên. Trong vùng hiện có trên 60 hệ thống cấp nước tập trung, trong đó có 15 hệ thống cấp nước cho thành phố, thị xã, còn lại là cho các thị trấn. Tổng công suất cấp nước cho các đô thị vùng ĐBSCL hiện nay khoảng 700.000m3/ngày, trong đó nguồn cấp nước sử dụng nước mặt

khoảng 50% và nước ngầm là 50%. Dân số đô thị được cấp nước trung bình đạt khoảng 70% (Tp Cần Thơ, Vĩnh Long đạt 70 – 90%) với tiêu chuẩn cấp nước bình


quân từ 80-100 lít/người/ngày. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng kĩ thuật, trong đó chính sách về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, nên công tác phát triển cấp nước đã được quan tâm nhiều hơn. Nhiều dự án cấp nước đã và đang được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn ODA và vốn trong nước, một số nhà máy nước được xây dựng có công nghệ hiện đại.

Mạng lưới viễn thông trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL đã hoạt động khá tốt và có bước phát triển. Nhìn chung các dịch vụ bưu chính của ĐBSCL có sự tăng trưởng rất nhanh, nhiều dịch vụ có tốc độ phát triển cao hơn 2 – 3 lần so với bình quân cả nước. Số lượng thuê bao, điện thoại cố định, di động và internet tiếp tục tăng nhanh. Mạng lưới viễn thông và Internet ở các tỉnh ĐBSCL đang được đầu tư phát triển, độ an toàn mạng ngày càng cao và có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế nói chung du lịch nói riêng.

Trong thời gian vừa qua, hệ thống cơ sở vật chất của vùng đang dần được hoàn thiện. Các tuyến đường giao thông quan trọng đã được nâng cấp và mở rộng thuận lợi cho di chuyển giữa các địa phương, hệ thống cung cấp điện nước và bưu chính viễn thông vẫn luôn được đầu tư nâng cấp hoàn thiện,…phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung của vùng và tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

4.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch của vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-2015

4.1.2.1 Về lượng khách du lịch

Khách du lịch quốc tế

ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực Đông Nam Bộ, tiếp giáp TP Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn của cả nước ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách quốc tế. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 lượng khách quốc tế đến vùng nhìn chung tăng.


Bảng 4.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến các địa phương vùng ĐBSCL Giai đoạn 2000-2015

Đơn vị tính: nghìn lượt người


Tỉnh thành

2000

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Kiên Giang

20,000

60,000

83,000

151,000

163,000

153,000

153,000

161,000

Tiền Giang

144,000

319,000

402,000

414,000

479,000

458,000

459,000

482,000

Vĩnh Long

34,000

85,000

66,000

62,000

61,000

57,000

81,000

86,000

Trà Vinh

0,950

2,480

5,276

3,314

5,970

6,077

6,260

6,573

Long An

0,740

1,120

4,592

5,010

5,556

6,705

7,020

7,371

Cần Thơ

60,580

104,840

163,835

189,150

190,116

210,000

220,021

231,022

Bến Tre

57,060

126,050

86,070

103,602

116,034

130,130

131,500

138,075

Sóc Trăng

2,470

4,380

5,945

7,015

10,890

17,559

17,470

18,344

Bạc Liêu

3,370

6,000

10,714

12,093

15,290

16,231

17,340

18,207

Cà Mau

4,000

9,360

14,600

16,000

17,060

18,150

18,910

19,907

Đồng Tháp

21,730

10,360

3,129

5,814

6,908

6,675

14,729

15,465

An Giang

14,000

30,000

47,400

44,500

51,534

56,885

60,195

63,205

Hậu Giang

0

0

0

0,352

0,530

0,700

0,960

1,320

Tổng

362,900

758,590

892,561

1.013,850

1.122,888

1.137,112

1.187,405

1.248,489

% so với cả

nước

16.95

21.81

17.67

16.86

16.40

15.01

15.08

15.72

Cả nước

2.140,100

3.477,500

5.049,855

6.014,032

6.847,678

7.572,352

7.874,312

7.943,651

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế - 13

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch ĐBSCL 2016


Thị phần khách du lịch quốc tế đến ĐBSCL qua các năm có nhiều biến động. Từ năm 2000-2005 tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến vùng tăng 4.86%, từ năm 2005-2010 giảm 4.17% , nhìn chung trong giai đoạn 2000-2010 tỷ trọng khách quốc tế đến vùng tăng nhẹ (0.72%) . Các năm từ 2011 đến 2015 mặc dù tổng lượng khách đến vùng tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng so với cả nước lại giảm. Đến năm 2015 khách quốc tế đến vùng chiếm tỷ trọng 15.72% lượng khách quốc tế trên cả nước.

Tổng lượng khách quốc tế đến Vùng giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 5- 6%/năm. Khách quốc tế đến ĐBSCL phân bố không đều giữa các tỉnh thành, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Bến Tre, khách quốc tế đến các tỉnh trên chiếm hơn 81% tổng lượng khách quốc tế đến vùng.

Phần lớn khách đến vùng qua đường bộ, đường hàng không còn hạn chế do số lượng sân bay ít và phần lớn đều là sân bay nhỏ, có khai thác đường bay quốc tế nhưng không hiệu quả. Khách quốc tế đến vùng với nhiều mục đích khác nhau như: tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái miệt vườn,…và kết hợp thăm thân với các điểm du lịch chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phụng Hiệp, Cù lao Minh – Bến Tre, vườn cây ăn trái ven sông Tiền, đảo Phú Quốc,…

Khách du lịch nội địa

Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng là một trong những vùng đón nhiều khách du lịch nội địa, trung bình chiếm khoảng 20.28% so với tổng lượng khách nội địa của cả nước.

Giai đoạn 2010-2015 tổng lượng khách nội địa đến vùng tăng khoảng 7,8%/năm. Các tỉnh thành có lượng khách nội địa lớn là Cần Thơ, Kiên Giang và Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre và Cà Mau chiếm gần 73% tổng lượng khách nội địa đến vùng. Các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh và An Giang có nhịp độ tăng trưởng tương đối ổn định.

Khách du lịch nội địa đến vùng thuộc nhiều thành phần và độ tuổi khác nhau với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch hành hương, lễ hội kết hợp thăm thân mua sắm tại các vùng chợ biên và các khu kinh tế cửa khẩu.


Bảng 4.4: Phân bổ lượng khách du lịch nội địa giữa các tỉnh thuộc ĐBSCL Giai đoạn 2000-2015

Đơn vị tính: nghìn lượt người


Tỉnh thành

2000

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Kiên Giang

112,000

229,000

710,000

800,000

904,000

1.027,000

1.045,000

1.097,000

Tiền Giang

179,000

199,000

627,000

766,000

677,000

870,000

869,000

913,000

Vĩnh Long

101,000

265,000

746,000

813,000

864,000

945,000

946,000

993,000

Trà Vinh

28,000

61,000

335,000

357,000

364,000

401,000

402,000

422,000

Long An

6,000

85,000

283,000

365,000

463,000

581,000

499,000

524,000

Cần Thơ

165,000

357,000

716,000

752,000

988,000

1.040,000

1.148,000

1.205,000

Bến Tre

170,000

187,000

583,000

679,000

763,000

853,000

868,000

911,000

Sóc Trăng

35,000

58,000

91,000

99,000

160,000

196,000

197,000

207,000

Bạc Liêu

30,000

54,000

80,000

88,000

118,000

150,000

152,000

158,000

Cà Mau

96,000

344,000

745,000

764,000

786,000

833,000

836,000

878,000

Đồng Tháp

47,000

121,000

615,000

764,000

796,000

696,000

591,000

620,000

An Giang

114,000

172,000

254,000

259,000

277,000

262,000

289,000

304,000

Hậu Giang

000

0,700

0,900

2,100

2,655

2,840

3,850

4,443

Tổng

1.083,000

2.132,700

5.785,900

6.508,100

7.162,655

7.856,840

7.845,850

8,236,443

% so với cả

nước

9.67

13.33

20.66

21.69

22.04

22.45

20.39

14.45

Cả nước

11.200

16.000

28.000

30.000

32.500

35.000

38.500

57.000

Nguồn: Tổng cục thống kê 2016, Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 2016

4.1.2.2 Thu nhập từ du lịch

Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2000- 2015 có sự gia tăng rõ rệt nên doanh thu du lịch cũng tăng lên một cách đáng kể. Giai đoạn 2000-2005 nguồn thu từ du lịch từ 378.46 tỷ đồng tăng lên 969,56 tỷ


đồng tăng gấp 2.56 lần. Giai đoạn 2005-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 71%.

Bảng 4.5: Thu nhập từ hoạt động du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL Giai đoạn 2000 – 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Địa phương

2000

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Kiên Giang

42,900

168,700

248,245

334,908

410,832

490,427

491,346

515,913

Tiền Giang

49,790

78,680

64,922

93,989

109,390

108,765

108,897

114,342

Vĩnh Long

26,870

40,000

66,629

80,368

101,947

116,550

117,658

123,541

Trà Vinh

6,700

25,720

45,748

48,301

68,024

64,833

65,125

68,381

Long An

4,410

24,100

53,494

73,530

105,035

111,083

112,231

117,823

Cần Thơ

79,740

231,260

304,929

435,970

467,428

539,685

537,579

564,458

Bến Tre

32,030

83,270

134,400

151,600

172,700

202,000

201,879

211,973

Sóc Trăng

14,010

37,120

60,746

114,574

155,492

262,953

263,869

277,062

Bạc Liêu

33,900

83,850

109,070

132,765

159,98

192,776

232,295

243,910

Cà Mau

42,000

73,500

192,000

203,500

215,000

230,000

243,342

255,510

Đồng Tháp

15,560

28,930

170,330

147,721

169,582

154,443

115,356

121,124

An Giang

30,550

84,650

163,213

188,594

310,666

255,101

308,776

324,215

Hậu Giang

000

9,780

47,410

67,860

56,250

67,790

64,080

67,284

Tổng

378,460

969,560

1.661,136

2,073,680

2,342,603

2,796,406

2,862,433

3,005,536

% so với cả

nước

3.30

3.23

1,73

1.60

1,46

1.39

1,24

0.89

Cả nước

11.479,3

30.000

96.000

130.000

160.000

200.000

230.000

337.830

Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng cục du lịch, Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 2016

Giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 10.76%/năm, xét trên tổng thể Vùng tình hình thu nhập từ du lịch tăng rõ rệt và liên tục cả về giá trị tuyệt đối lẫn nhịp độ tăng trưởng. Qua đây có thể thấy thu nhập từ du lịch của vùng phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên những năm qua doanh thu từ du lịch của cả nước tăng rất nhanh, tốc độ tăng của vùng ĐBSCL còn thấp so với cả nước, năm 2012 toàn vùng chiếm 1,46% nhưng đến năm 2015 thì toàn vùng chiếm 0,89%, để thu nhập từ du lịch của vùng tăng kịp với cả nước thì cần một số giải pháp phát triển du lịch phù hợp và đột phá.


4.1.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở lưu trú

Để khai thác các loại hình du lịch của Vùng, hệ thống cơ sở vật chất đã và đang được chú trọng đầu tư tại các địa phương. Tại tỉnh Cà Mau, đến cuối năm 2013 có 40 khách sạn với tổng số 1.130 phòng, trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, còn lại là khách sạn 1 sao, đến năm 2015 toàn tỉnh Cà Mau có 74 khách sạn với tổng số 1.809 phòng. Tại thành phố Cần Thơ đến năm 2014 đã có 135 cơ sở lưu trú, trong đó có 25 khách sạn được xếp từ 1 đến 4 sao với 1.110 phòng, còn lại 2.175 phòng cho các loại hình lưu trú khác. Tại đây có rất nhiều địa điểm ăn uống với qui mô khác nhau đặc biệt có 4 nhà hàng với sức chứa 1000 chỗ, năm 2015 số lượng cơ sở lưu trú tăng lên 520 với tổng số 7.537 phòng. (Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL, 2015).

Các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ phân bố không đều trên địa bàn ĐBSCL, theo thống kê năm 2015 tại Kiên Giang có 610 cơ sở, Cần Thơ có 520 cơ sở, Cà Mau có 555 cơ sở. Nếu chỉ tính riêng khách sạn, một số địa phương trong Vùng tập trung nhiều khách sạn như Tp Cần Thơ 184 khách sạn, Kiên Giang 185 khách sạn, trong đó số lượng khách sạn được xếp hạng 3 – 4 sao chỉ chiếm khoảng 2% số cơ sở lưu trú, 5% số phòng và 6% số giường so với tổng số. Các cơ sở ăn uống vùng ĐBSCL rất đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách đều có cơ sở ăn uống phục vụ du khách (Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL, 2016).

Các cơ sở ăn uống – vui chơi – giải trí

Cùng với việc phát triển các cơ sở lưu trú, các khu thể thao vui chơi, giải trí trong Vùng như: bể bơi, sân Tennis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, casino, vũ trường, nhà hát, cinema…cũng được phát triển đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, cũng như khuyến khích sự chi tiêu của du khách.


Phương tiện vận chuyển và các tiện nghi khác

Về giao thông đường bộ, toàn Vùng hiện có khoảng 1.500 km quốc lộ, 3.100 km tỉnh lộ, 55.000 km huyện lộ và khoảng 20.000 km hương lộ. Hệ thống cầu phà qua sông rạch có khoảng 290 cầu và 4 bến phà trên các quốc lộ và liên tỉnh, còn khoảng 300.000 cây cầu nông thôn đang được bê tông hóa. Giao thông đường thủy với 37 con sông chiều dài 1.760 km, 70 kênh rạch dài 3.246 km. Phương tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn chủ yếu là xe ôtô, tàu hỏa và tàu thuyền du lịch. Dịch vụ vận tải đường bộ đã tăng đần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân. (Tổng hợp số liệu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh ĐBSCL, 2015)

Tại vùng ĐBSCL ngoài hệ thống vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ thì hệ thống vận chuyển bằng đường thủy cũng là một trong những thế mạnh của Vùng, với mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc với tổng chiều dài khoảng 5.000km, có thể nói vùng ĐBSCL là khu vực duy nhất trong cả nước có hệ thống giao thông bằng đường thủy nội vùng tương đối phát triển. Hệ thống vận tải đường thủy nội vùng truyền thống hiện vẫn được duy trì và phát triển mạnh, đáp ứng được phần lớn nhu cầu đi lại, vận tải nông sản hàng hóa trong Vùng đặc biệt là các tuyến du lịch nội vùng bằng đường thủy, hiện là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo của Vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do hệ thống luồng lạch được đưa vào khai thác đã lâu, công tác nạo vét khai thông luồng lạch ít được quan tâm thường xuyên, hệ thống các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị tàu thuyền chậm được đầu tư đổi mới, nâng cấp, đội ngũ tài công chưa được đào tạo bài bản nên các vụ tai nạn đường thủy thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Những năm gần đây ngành du lịch cùng như các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có sự phát triển nhanh nhờ cải thiện cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông huyết mạch được Chính phủ đầu tư trong Vùng, như: đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, các cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long đúng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn với quá trình

Ngày đăng: 20/03/2023