hội nhập quốc tế. Giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không trong vùng ĐBSCL đã có sự thay đổi nhanh chóng. Năm 2011, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ khánh thành, mở ra cơ hội mới cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với các sân bay nội địa là Rạch Giá, Cà Mau và đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sau khi đưa vào khai thác, sẽ giúp cho khu vực ĐBSCL gần hơn với các địa phương trong nước đặc biệt là TP. HCM và các quốc gia khác. Vì vậy, số lượng khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long nhờ vậy cũng đã tăng trưởng và đến năm 2015 đạt gần 20 triệu lượt khách/năm, trong đó có gần 1,5 triệu khách quốc tế, điều này đã tạo tiền đề để du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn trong tương lai khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
4.2 Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
4.2.1 Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của Vùng
Hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn vùng ĐBSCL bao gồm: các vùng sinh thái nhiệt đới, sông ngòi, kênh rạch khá phát triển, các vùng sinh thái còn tương đối hoang sơ với sự đa dạng các loài động thực vật, các vùng biển, đảo nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt là Đảo ngọc Phú Quốc. Trong thời gian qua, tiềm năng du lịch tự nhiên của ĐBSCL mới được khai thác một phần để phát triển du lịch, các địa phương vùng ĐBSCL đang từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của mình đặc biệt là những tài nguyên thiên nhiên để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, mang những nét đặc trưng riêng của Vùng. Qua nghiên cứu cho thấy vùng ĐBSCL có thể phát triển các loại hình du lịch đặc trưng căn cứ vào thế mạnh của Vùng như:
- Du lịch sinh thái
- Du lịch khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn.
- Du lịch khám phá
- Du lịch nghỉ dưỡng.
- Du lịch sinh thái biển đảo.
- Du lịch MICE.
Vùng ĐBSCL mang tính chất của đồng bằng tiếp giáp biển, có điều kiện khí hậu ấm áp nên có nhiều tài nguyên tự nhiên có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, khu vực này có hệ sinh thái phong phú mang nhiều tính chất khác nhau như biển, đảo, cửa sông, đất ngập nước, cù lao châu thổ…nên có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Cũng do điều kiện khí hậu ấm áp, thuận lợi nên du lịch ĐBSCL không chịu ảnh hưởng mạnh bởi tính "mùa vụ" do tác động của thời tiết. Các tài nguyên du lịch tự nhiên của Vùng phân bố tương đối đồng đều, dễ tiếp cận nên các địa phương trong khu vực có nhiều thuận lợi khi khai thác tiềm năng phục vụ cho phát triển du lịch. Do ảnh hưởng của tính chất địa hình và khí hậu đồng đều trên khắp vùng lãnh thổ nên các tài nguyên du lịch tự nhiên của mỗi địa phương mang nhiều nét giống nhau, do vậy đây cũng là thách thức đối với từng địa phương khi khai thác tài nguyên tạo các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng địa bàn.
Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng đa dạng, phân bố rộng khắp, mỗi địa bàn có những đặc thù riêng. Tiềm năng về du lịch nhân văn của Vùng cũng đã dạng bao gồm đền, chùa, các lễ hội, các loại hình văn hoá dân gian, các di tích lịch sử…Với lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, ĐBSCL có nhiều di tích lịch sử văn hóa cách mạng có giá trị, cùng với nền văn hóa truyền thống đa dạng, giàu bản sắc, đây là vốn văn hóa quí báu cũng như là tài nguyên du lịch có giá trị.
Trong Thời gian qua, các tuyến điểm du lịch đã được các doanh nghiệp du lịch vùng ĐBSCL tổ chức khai thác một cách triệt để và có hiệu quả, đảm bảo khai thác đúng với tiềm năng du lịch của các tỉnh trong Vùng từ đó đã tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính đặc trưng của Vùng như: tour lễ hội, tour mùa nước nổi, tour văn hóa, tour làng nghề, tour biển đảo, tour sinh thái…một số tour phổ biến ở vùng ĐBSCL thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước như: Tour Phú Quốc, tour Tiền Giang – Bến Tre, tour Vĩnh Long – Chợ nổi Cái Bè, tour Châu Đốc
– Núi Bà Chúa Xứ, tour Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ – Phú Quốc, tour Cần Thơ
– Hậu Giang,…Ngoài ra, vùng ĐBSCL còn có các khu du lịch tổng hợp Quốc gia như Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau. Trong tương lai khu rừng ngập mặn Cà Mau sẽ nằm trong 10 khu du
lịch trọng điểm Quốc gia. Điểm nổi bật nhất là đảo Phú Quốc được xác định là khu du lịch biển đảo lớn của cả nước với các loại hình du lịch đặc trưng là nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá.
Thành phố Cần Thơ hiện được coi là đô thị du lịch của vùng ĐBSCL với nhiều ưu thế để phát triển các loại hình du lịch hỗn hợp như du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sông nước, du lịch sinh thái vườn trái cây,…
Bảng 4.6. Một số điểm du lịch thu hút du khách tại vùng ĐBSCL
Điểm du lịch | Địa chỉ | Nội dung | |
LONG AN | |||
1 | Bảo tàng Long An | Tân An | Thăm quan, nghiên cứu lịch sử |
2 | Trại rắn Mộc Hoá | Huyện Mộc Hoá | Thăm quan, nghiên cứu |
3 | Khu BTTN Láng Sen | Huyện Tân Hưng | Thăm quan, thắng cảnh |
TIỀN GIANG | |||
4 | Chùa Vĩnh Tràng | TP Mỹ Tho | Thăm quan, tâm linh |
5 | Cù lao Thới Sơn | Huyện Gò Công | Thăm quan sinh thái, miệt vườn |
6 | Trại rắn Đồng Tâm | H. Đồng Tâm | Thăm quan, nghiên cứu |
7 | Chợ nổi Cái Bè, cù lao Tân Phong | Huyện Cái Bè | Thăm quan sinh thái, miệt vườn |
VĨNH LONG | |||
8 | Cù lao Bình Hoà Phước | Thăm quan miệt vườn | |
9 | Khu du lịch Trường An | TP Vĩnh Long | Thăm quan, vui chơi giải trí |
BẾN TRE | |||
10 | Di tích Đồng Khởi | Huyện Mỏ Cày | Thăm quan, nghiên cứu |
11 | Sân chim Ba Tri | Huyện Ba Tri | Thăm quan, khám phá |
12 | Làng cây cảnh Cái Mơn | Huyện Chợ Lách | Thăm quan miệt vườn |
13 | Cồn Phụng, Cồn Quy, Cồn Ốc | Thăm quan sinh thái, miệt vườn | |
ĐỒNG THÁP | |||
14 | Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc | Thị xã Sa Đéc | Thăm quan, nghiên cứu |
15 | Vườn cò Tháp Mười | H. Tháp Mười | Tham quan, nghiên cứu, khám phá |
16 | Vườn sếu Tam Nông | Tam Nông | Thăm quan, nghiên cứu, khám phá |
17 | Vườn cây cảnh Sa Đéc | Thị xã Sa Đéc | Thăm quan miệt vườn |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Và Sự Hài Lòng Của Khách Hàng
- Một Số Lễ Hội Quan Trọng Vùng Đbscl (Theo Âm Lịch)
- Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Về Phát Triển Du Lịch Của Vùng Đbscl Giai Đoạn 2000-2015
- Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Lịch Vùng Đbscl
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Du Lịch Các Địa Phương Vùng Đbscl Giai Đoạn 2005 - 2014
- Đánh Giá Về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Vùng Đbscl Trong Hội Nhập Quốc Tế
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
Điểm du lịch | Địa chỉ | Nội dung | |
CẦN THƠ | |||
18 | Bến Ninh Kiều | Tp. Cần Thơ | Thăm quan lịch sử |
19 | Chợ nổi Cái Răng, Phong Điền | Thăm quan sinh thái, miệt vườn | |
20 | Viện lúa ĐBSCL | Tp. Cần Thơ | Thăm quan, nghiên cứu |
21 | Đại học Cần Thơ | Tp. Cần Thơ | Thăm quan |
TT | Điểm du lịch | Địa chỉ | Nội dung |
AN GIANG | |||
22 | Khu di tích đồi Tức Dục | Huyện Tri Tôn | Thăm quan lịch sử |
23 | Nhà lưu niệm Bác Tôn | TP Long Xuyên | Thăm quan di tích lịch sử |
24 | Đình Châu Phú | Thị xã Châu Đốc | Thăm quan di tích |
25 | Làng Chăm | Thị xã Châu Đốc | Thăm quan, nghiên cứu |
KIÊN GIANG | |||
26 | Hòn phụ tử - Chùa Hang | Huyện Hà Tiên | Thăm quan, lễ hội |
27 | Đình Nguyễn Trung Trực | Rạch Giá | Thăm quan lịch sử |
28 | Chùa Sắc Tứ Tam Bảo | Rạch Giá | Thăm quan, tâm linh |
29 | Thạch Động | Thị xã Hà Tiên | Thăm quan, nghiên cứu |
30 | Mũi Nai | Thị xã Hà Tiên | Nghỉ dưỡng tắm biển |
31 | Hòn Đất | Huyện Hòn Đất | Thăm quan, khám phá |
32 | Phú Quốc | Huyện Phú quốc | Nghỉ dưỡng, khám phá, giải trí |
Nguồn: Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL và nghiên cứu, khảo sát của tác giả 2015
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có những tiềm năng du lịch dồi dào và độc đáo, không giống bất kỳ vùng miền nào trên cả nước, du lịch ở đây hấp dẫn không chỉ ở cảnh quan thiên nhiên mà cả tính cách con người đất phương Nam cũng là một “sản phẩm du lịch đặc sắc”.
Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu mỗi tỉnh trong Vùng cũng có những điểm du lịch lý thú mà chưa được khám phá hết như: Đồng Tháp có vườn Quốc gia Tràm Chim, có hệ sinh thái độc đáo; Hậu Giang có Lung Ngọc Hoàng, một sinh cảnh thiên nhiên đặc biệt; Cà Mau có U Minh Hạ, rừng ngập nước ngọt, rừng đước nước mặn, khu Đất Mũi nên thơ và Hòn Khoai lịch sử; Bến Tre có 2 làng nghề nổi tiếng như làng Nghêu Bình Đại, làng mỹ nghệ từ cây dừa; ở huyện Châu Thành, Tiền Giang có Cù lao Phú Sơn; đất Gò Công sản sinh ra 2 Hoàng Hậu; Vĩnh Long có làng gốm, làng
bưởi 5 roi nổi tiếng (Bình Minh); Kiên Giang có chùa Hang, cảnh đẹp Hà Tiên nổi tiếng và đảo Phú Quốc hấp dẫn . Riêng An Giang, địa phương duy nhất ở ĐBSCL có vùng núi nổi tiếng - Thất Sơn, núi Sam, núi Sập, Ba Thê tiềm năng lớn cho thăm quan du lịch và du lịch tâm linh...
Những năm vừa qua du lịch vùng ĐBSCL luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, lượng khách du lịch trong Vùng đều đạt mức tăng ổn định, đây chính là một tín hiệu lạc quan không chỉ đối với du lịch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà của cả ngành du lịch Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và lịch sử tương đối đồng nhất, nên các tài nguyên và sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL có nhiều đặc tính chung, từ đó sản phẩm du lịch của Vùng dễ bị trùng lắp, gây khó khăn trong việc thu hút khách và giữ khách, đồng thời dễ nảy sinh những hiện tượng cạnh tranh trong nội bộ Vùng làm giảm hiệu quả kinh doanh du lịch và ảnh hướng tới hình ảnh, cũng như chất lượng sản phẩm du lịch nói chung của toàn vùng ĐBSCL.
4.2.2 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng
Trong thời gian qua, công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL cũng đã được quan tâm, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các địa phương trong Vùng đã phối hợp cùng với doanh nghiệp du lịch tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch và xúc tiến nghiên cứu nghiên cứu thị trường, từ đó xây dựng một số chương trình phát triển du lịch vùng ĐBSCL để đưa vào khai thác, tiêu biểu như:
- Các chương trình tham quan du lịch tại các địa danh như Vĩnh Thành, Chợ Lách, Tân Thạch, Quới Sơn, Phúc Túc, An Khánh, Mỹ Thạnh An, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Thới Sơn, Phụng Hiệp, Cái Bè…với các sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng nghề.
- Chương trình du lịch nối tour du lịch với các địa phương trong Vùng
- Các chương trình du lịch outbound đến Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia.
Một số hoạt động cụ thể trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của Vùng đã được tổ chức như:
- Liên hoan du lịch vùng ĐBSCL lần thứ nhất được tổ chức tại Cần Thơ, lần thứ hai tại An Giang nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch, nghệ thuật ẩm thực và các làng nghề truyền thống của người dân Nam Bộ.
- Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và các Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang – Bạc Liêu – Cà Mau đã thực hiện một số bộ phim tư liệu nhằm giới thiệu, quảng bá cho du lịch vùng ĐBSCL.
- Trong năm 2013 Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương Mại – Du lịch Tp Cần Thơ tổ chức chương trình quảng bá du lịch ĐBSCL tại Hà Nội – Hải Phòng. Hội thảo diễn ra với chủ đề: “Giới thiệu sản phẩm mới và Chương trình kích cầu du lịch ĐBSCL năm 2013”.
Nhìn chung, các hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch vùng ĐBSCL có hiệu quả nhất định nhưng chưa tạo sức lan tỏa và hiệu ứng lớn đến thị hiếu của du khách. Điều đó một phần xuất phát từ hạn chế của điều kiện tự nhiên, sản phẩm du lịch; một phần khác do cách thức quảng bá còn lạc hậu, chưa có sự đột phá – đổi mới từ đó chưa gây được ấn tượng đến du khách.
4.2.3 Hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL
Để tạo điều kiện cho du lịch phát triển, các dự án quan trọng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhiều hạng mục cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL đã được đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư này đã góp phần quan trọng vào phát triển du lịch vùng ĐBSCL, tiêu biểu như dự án sân bay Dương Tơ, Cảng biển An Thới, Dương Đông và Vịnh Đầm, các đường giao thông chính trên các đảo và một số dự án kết cấu hạ tầng khác đã và đang được chuẩn bị đầu tư, xây dựng, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, đặc biệt là đầu tư xây dựng biển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực.
Trong giai đoạn 2001 - 2014 có 56 dự án đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch với tổng số vốn đầu tư là 2.361,98 tỷ đồng (Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, 2015), trong đó, tỉnh có số dự án đầu tư nhiều nhất là tỉnh Cà Mau với 11 dự án với tổng số
vốn đầu tư lên đến 587,18 tỷ đồng. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang với 7 dự án trong giai đoạn 2006-2014 với tổng số vốn đầu tư gần 382 tỷ đồng. Kế đến là tỉnh Bạc Liêu, tuy chỉ có một dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch nhưng với tổng số vốn lên đến 259 tỷ đồng. Tiếp theo là tỉnh Sóc Trăng với 5 dự án có số vốn đầu tư là 215,2 tỷ đồng; tỉnh Trà Vinh có 6 dự án đầu tư với tổng số vốn là 185 tỷ đồng; tỉnh Bến Tre có 8 dự án đầu tư với số vốn gấn 157 tỷ đồng, tiếp đến là tỉnh Kiên Giang có 5 dự án với số vốn đầu tư là 131,2 tỷ đồng. Kế đến là tỉnh Đồng Tháp có 4 dự án đầu tư với tổng số vốn là 105 tỷ đồng, các tỉnh còn lại với số vốn đầu tư trên dưới 50 tỷ đồng (Tổng hợp số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ĐBSCL, năm 2015). Trong tổng nguồn vố đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL, có gần 70% nguồn vốn đầu tư vào các khu du lịch; 30% đầu tư vào các cơ sở hạ tầng (CSHT) du lịch như: điện, nước, bến cảng phục vụ du lịch, hệ thống xử lý rác thải, tuyến đường phục vụ du lịch thuộc Khu du lịch quốc gia sinh thái Cà Mau (Cà Mau), CSHT du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), CSHT du lịch Tân Lập (Long An), Cảng du lịch Bãi Vòng- Phú Quốc (Kiên Giang),...
Ngoài ra, trong giai đoạn 2002 - 2014 hai tỉnh Tiền Giang và An Giang đã thu hút được 12,2, triệu USD vốn ODA cho đầu tư phát triển CSHT du lịch, bao gồm các công trình: bến tàu thuỷ du lịch TP. Mỹ Tho; Cải thiện môi trường, sinh thái TP. Mỹ Tho; Trạm kiểm soát đường sông cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương; cầu tàu đón khách du lịch thị xã Châu Đốc; Cải tạo môi trường Núi Sam; Công trình xây dựng các Trung tâm Thông tin Du lịch và một số CSHT quy mô nhỏ phục vụ du lịch cộng đồng tại 02 tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang và An Giang, năm 2015)
Bên cạnh kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch từ nguồn ngân sách nhà nước, FDI, các tỉnh vùng ĐBSCL cũng đã huy động được các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để xây dựng hạ tầng cho phát triển du lịch trong Vùng, trong đó có các dự án trọng điểm như:
Bảng 4.7: Một số dự án đầu tư trọng điểm vào phát triển du lịch vùng ĐBSCL Giai đoạn 2005 – 2015
DỰ ÁN ĐẦU TƯ | TỔNG VỐN ĐẦU TƯ | |
1 | Trung tâm du lịch Phú Quốc | 400 triệu USD |
2 | Khu du lịch Cồn Phụng (Bến Tre) | 10 triệu USD |
3 | Khu du lịch làng nổi Tân Lập (Long An) | 10 triệu USD |
4 | Phát triển làng du lịch Cù Lao Thới Sơn (Tiền Giang-An Giang) | 394 tỷ đồng |
5 | Phát triển khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười | 72 tỷ đồng |
STT | DỰ ÁN ĐẦU TƯ | TỔNG VỐN ĐẦU TƯ |
6 | Khu du lịch lễ hội văn hóa du lịch Núi Sam - Thất Sơn (An Giang): | 50 triệu USD |
7 | Phát triển khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng - Cồn Phó Quế (Tiền Giang) | 25,5 tỷ đồng |
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ĐBSCL, 2016
Trong giai đoạn 2000 – 2014 đã có nhiều Nghị định, Thông tư của Chính phủ tác động tích cực đến thu hút đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL cụ thể như :
- Quyết định số 26/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra một số chính sách đặc thù cho việc đầu tư phát triển vùng ĐBSCL như: Nâng mức hỗ trợ vốn ngân sách trung ương tối đa không quá 70 tỷ đồng cho việc đầu tư khu công nghiệp đối với các địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 183/2004/QĐ- TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
- Hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho việc xây dựng hạ tầng khu công nghiệp thứ 2 do địa phương lựa chọn, tối đa không quá 70 tỷ đồng, đối với các địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg;