Đối Với Trường Đại Học Định Hướng Nghiên Cứu

mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ĐH và SĐH… đặt ra đòi hỏi khách quan phải xác định đúng đắn những định hướng khoa học tiên tiến cho phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.

Phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng, khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC. Để công tác này được thực hiện hiệu quả, các trường cần phải tiến hành nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi. Trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng khung năng lực đặc thù của TBM đáp ứng yêu cầu của trường ĐHĐHNC và công tác lập quy hoạch ĐNTBM gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành.

Toàn bộ Chương 3 đã mang lại một cái nhìn tổng quát về hệ thống các giải pháp giúp cho công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam có thể đảm bảo chất lượng một cách hiệu quả. Các giải pháp đều có mối quan hệ thống nhất, biện chứng và cần phải được tiến hành đồng bộ. Đây không chỉ là cơ sở thực hiện hoàn thiện và đổi mới công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC mà còn là những gợi ý có giá trị nhất định cho các trường ĐHĐHNC trong quá trình phát triển để phù hợp bối cảnh hội nhập quốc tế về GDĐH hiện nay của đất nước.

KẾT LUẬN


1. Kết luận

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển vượt bậc và hội nhập quốc tế sâu rộng, nên nhu cầu về đào tạo NNL chất lượng cao, trình độ cao là một đòi hỏi cấp thiết. Trường ĐHĐHNC sẽ là trung tâm đi đầu trong đào tạo NNL chất lượng cao, NCKH, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, góp phần to lớn trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển, triển khai KH&CN, đặc biệt là đi trước, đón đầu việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng và phát triển đất nước.

Trong trường ĐH nói chung, trường ĐHĐHNC nói riêng, bộ môn và đặc biệt ĐNTBM là hạt nhân cấu thành đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng, đảm bảo cho quá trình đào tạo, sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo, cũng như các thành tố cấu thành quá trình đào tạo, NCKH, ứng dụng và chuyển giao KH&CN... đáp ứng nhu cầu là bệ phóng cho phát triển nền kinh tế quốc dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khu vực và ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển đất nước. Trong bối cảnh này, TBM là người quản lý nối dài của hiệu trưởng, hạt nhân gắn kết, tạo sức mạnh chuyển hóa mục tiêu đào tạo của trường ĐH, ngành nghề đào tạo chuyên môn thành mục tiêu, biện pháp phát triển chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu NNL chất lượng cao cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như vũ bão hiện nay. Do đó, công tác phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam là rất cấp bách, có ý nghĩa sống còn trong hoàn cảnh thị trường GDĐH trong nước, khu vực và thế giới đang có sự phát triển, cạnh tranh gay gắt để đáp ứng nhu cầu người học trong bối cảnh toàn cầu hóa GDĐH, thỏa mãn NNL chất lượng cao cho phát triển đất nước và thu hút du học sinh nước ngoài, góp phần tăng trưởng, phát triển doanh thu, lợi nhuận, trình độ năng lực của ĐNGV, người quản lý khoa, bộ môn.

Tuy nhiên, trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu nhất định đã đạt được, công tác phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần nhanh chóng khắc phục, đẩy nhanh tiến độ phát triển đáp ứng nhu cầu của đổi mới GDĐH. Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam góp phần làm rõ hơn xu thế phát

triển NNL chất lượng cao trong trường ĐHĐHNC, đề ra định hướng phát triển ĐNTBM, thông qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHĐHNC trong bối cảnh hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Để làm tốt công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ GDĐH trong giai đoạn hiện nay cần phải có những giải pháp phù hợp phát triển ĐNTBM nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Dựa trên cơ sở khung lý thuyết về phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC, luận án phân tích thực tiễn trong các trường ĐHĐHNC của ĐHQGHN. Thực trạng cho thấy, các trường ĐHĐHNC đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển ĐNTBM như nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TBM trong nhà trường, quy hoạch ĐNTBM, bổ nhiệm, sử dụng TBM, đánh giá, ĐT-BD cũng như thực hiện các giải pháp tạo động lực làm việc cho ĐNTBM, nhưng hiệu quả chưa thật sự cao. Nguyên nhân có từ rất nhiều phía, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan đòi hỏi cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 26

Từ việc nghiên cứu khung lý luận và đánh giá thực trạng phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN thời gian qua; trên cơ sở phân tích nguyên tắc và định hướng phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC, luận án trình bày 06 giải pháp nhằm góp phần giải quyết các hạn chế, bất cập và nâng cao hơn nữa chất lượng ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam trong thời gian tới.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Chính phủ

- Hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý cho các trường ĐHĐHNC hoạt động một cách rõ ràng hơn, chuyển từ quản lý tập trung, điều hành công việc trực tiếp sang quản lý bằng cơ chế giám sát và quản lý chất lượng.

- Xác định rõ mô hình của các trường ĐHĐHNC với cơ cấu tổ chức nhấn mạnh vai trò của các tổ chức cấp bộ môn trong khoa và nhà trường.

- Xem xét phê duyệt dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG để làm rõ về quy chế tổ chức và hoạt động các cơ sở GDĐH cũng như làm rõ vai trò của ĐNTBM, bộ môn trong hoạt động của nhà trường.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về định mức lao động của ĐNTBM, hướng dẫn các trường ĐHĐHNC xây dựng cụ thể quy định trách nhiệm và quyền hạn của ĐNTBM trong nhà trường; cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức cấp bộ môn cũng như ĐNTBM.

- Cho phép các trường ĐHĐHNC bổ nhiệm hoặc thuê làm TBM đối với các CBKH có trình độ cao, đầu ngành đã hết tuổi làm công tác quản lý theo quy định của Nhà nước, nhưng không quá 65 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ.

2.3. Đối với trường đại học định hướng nghiên cứu

- Quy định cụ thể về tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức, nhân sự, trách nhiệm và quyền hạn của bộ môn và các đơn vị tương đương.

- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, người học nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng, quy luật khách quan của việc quản lý ở cấp bộ môn.

- Xây dựng tiêu chuẩn, khung năng lực TBM.

- Chỉ đạo các bộ phận có liên quan tham gia vào quá trình phát triển ĐNTBM.

- Quan tâm phát triển ĐNTBM theo tiêu chuẩn, khung năng lực đã xây dựng.

- Phát triển ĐNTBM đồng bộ ở các bước, khâu và theo hệ thống đã xác định rõ ràng từ trước.

- Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho hoạt động phát triển ĐNTBM.

- Thường xuyên thực hiện đánh giá các bộ môn và ĐNTBM theo các tiêu chuẩn, khung năng lực đã xây dựng và quy định của Bộ GD&ĐT, kết quả đánh giá được sử dụng để thực hiện phát triển ĐNTBM giai đoạn tiếp theo./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN‌


[1] Đoàn Văn Cường (2019), “Một số yêu cầu đối với đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học theo định hướng nghiên cứu”, Tạp chí Giáo dục(đặc biệt, kỳ 2 - 5/2019), tr.84-86, 18.

[2] Đoàn Văn Cường (2019), “Thực trạng phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong các trường đại học theo định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục (455, kỳ 1 - 6/2019), tr.6-11.

[3] Đoàn Văn Cường, Phạm Văn Thuần (2019), “Factors affecting the development of heads of departments in Vietnamese research-oriented universities (a case study at Hanoi, Vietnam National University)”, Vietnam Journal of Education (06, June 2019), pp.8-13.

[4] Đoàn Văn Cường, Lê Quân (2019), “Xây dựng khung năng lực trưởng bộ môn đáp ứng yêu cầu của trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục (467, kỳ 1 - 12/2019), tr.27-30.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Như An (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường đại học”, Kỷ yếu hội nghị “Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn và phát triển ĐNTBM ở trường ĐH, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH”, Khối thi đua các trường ĐH, cao đẳng, Vinh, tr.17-21.

2. Thái Văn An (2017), “Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn ở trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”, Kỷ yếu hội nghị “Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn và phát triển ĐNTBM ở trường ĐH, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH”, Khối thi đua các trường ĐH, cao đẳng, Vinh, tr.22-24.

3. Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ QLGD, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN.

4. Đặng Quốc Bảo (2006), “Peter Drucker bàn về quản lý - tự quản lý và sự vận dụng vào công việc quản lý nhà trường trong bối cảnh hiện nay”, Thông tin QLGD (2), tr.6-7.

5. Bikas C. Sanyal, Micheala Martin và SuSan D’Antoni (Nguyễn Trí Hùng biên dịch) (1996), Quản lý giáo dục đại học cấp cơ sở. Nxb UNESCO/International Institute for educational Planning-Paris, Tp. Hồ Chí Minh.

6. Bộ GD&ĐT (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

8. Brian Fidler (Nguyễn Hữu Thanh Sơn, Nguyễn Đào Quý Châu dịch) (2009), Công tác đổi mới quản lý và phát triển trường học. Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

9. Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Hưng (2014), Xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học. Bài trình bày tại diễn đàn thường niên Đối thoại Giáo dục Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề Cải cách GDĐH ở Việt Nam, diễn ra trong hai ngày 31/7 và 01/8/2014 tại Tp. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Phương Nga (2006), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài NCKH trọng điểm cấp ĐHQGHN, MS: QGTĐ.02.06, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính (2007), Đánh giá và đo lường trong giáo dục. Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

13. Chính phủ (2005), Phê duyệt Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005.

14. Chính phủ (2005), Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Nghị quyết số 14/2005/NĐ-CP.

15. Chính phủ (2013), Nghị định về Đại học quốc gia. Nghị định số 186/2013/NĐ-CP.

16. Chính phủ (2015), Nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Nghị định số 73/2015/NĐ-CP.

17. Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Cảnh Chí Dũng (2012), “Mô hình tạo động lực trong trường đại học công lập”, Tạp chí Cộng sản - http://www.tapchicongsan.org.vn/home/tri-thuc-viet-nam/tri-thuc/ 2012/17378/mo-hinh-tao-dong-luc-trong-cac-truong-dai-hoc-cong-lap.aspx.

20. Cảnh Chí Dũng (2014), “Trường đại học nghiên cứu: tiêu chí nào đánh giá được giảng viên”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (chuyên đề tháng 7/2014), tr.15-18.

21. Cảnh Chí Dũng (2014), “Tiêu chí đại học nghiên cứu theo cách tiếp cận quản trị tổ chức”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (435, 10/2014), tr.48-50.

22. Trần Văn Dũng (2011), “Chuẩn hóa nghề nghiệp: giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (69), tr.15-17.

23. Nguyễn Quốc Dũng (2017), “Vai trò trưởng bộ môn cơ sở cho công tác định hướng đổi mới, phát triển nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay”, Kỷ yếu hội nghị “Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn và phát triển ĐNTBM ở trường ĐH, cao đẳng

đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH”, Khối thi đua các trường ĐH, cao đẳng, Vinh, tr.38-40.

24. ĐHQGHN (2014), Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Quyết định số 4488/QĐ-ĐHQGHN.

25. ĐHQGHN (2014), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Quyết định số 155/QĐ-ĐHQGHN.

26. ĐHQGHN (2014), Quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Quyết định số 934/QĐ-ĐHQGHN.

27. ĐHQGHN (2014), Quy định tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Quyết định số 3568/QĐ-ĐHQGHN.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X.

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực.

Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

32. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Trần Khánh Đức (2011), “Một số vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên đại học trong xã hội hiện đại”, Tạp chí Giáo dục (260), tr.20-21+24.

34. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Chương trình KHCN cấp nhà nước - Đề tài KX-07-14-HN-1996.

35. Gary Hamel bill Breen (2010), Tương lai của quản trị. Tài liệu dịch, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

36. Cao Cự Giác (2017), “Vai trò của trưởng bộ môn ở trường đại học và cao đẳng trong bối cảnh giáo dục cạnh tranh và hội nhập”, Kỷ yếu hội nghị “Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn và phát triển ĐNTBM ở trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH”, Khối thi đua các trường ĐH, cao đẳng, Vinh, tr.44-46.

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí