Tạo Điều Kiện Thúc Đẩy Tự Chủ Học Thuật Cho Trưởng Bộ Môn

3.3.6. Tạo điều kiện thúc đẩy tự chủ học thuật cho trưởng bộ môn

3.3.6.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Thúc đẩy tự chủ học thuật chính là tạo điều kiện tốt cho môi trường tự chủ trong hoạt động đào tạo và NCKH, giúp cho TBM hoàn thành tốt nhiệm vụ; là tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi để phát huy những năng lực, sở trường của TBM. Khi thực hiện giải pháp này, TBM cảm nhận được giá trị của mình và có động lực để tự phát triển bản thân cũng như cố gắng nỗ lực cống hiến cho nhà trường.

3.3.6.2. Nội dung của giải pháp

Môi trường tự chủ học thuật gồm: môi trường pháp lý, môi trường tâm lý và môi trường làm việc. Các yếu tố của môi trường chính là chính sách và phương thức quản lý của nhà nước và trường ĐHĐHNC tạo cho TBM những điều kiện làm việc phát huy được tính tự chủ trong hoạt động đào tạo và NCKH. Đối với ĐNTBM, môi trường tự chủ học thuật về bản chất gồm:

- Tự quyền quyết định mục tiêu đào tạo của học phần;

- Tự quyền quyết định phát triển chương trình đào tạo học phần;

- Tự quyền chủ trì hội nghị bàn luận, khuyến khích tự do tư tưởng, phát triển óc sáng tạo để tìm kiếm chân lý;

- Tự quyền quyết định lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy;

- Tự quyền quyết định nội dung giảng dạy theo những quy định khung (chương trình khung);

- Tự quyền quyết định phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá;

- Tự quyền quyết định lựa chọn, tổ chức nghiên cứu, công bố kết quả NCKH của bộ môn;

- Tự quyền quyết định hợp tác, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn;

- Tự quyền quyết định quy hoạch và phát triển ĐNGV của bộ môn;

- Tự quyền quyết định hợp tác quốc tế về GD&ĐT và NCKH.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện

Quyền tự chủ học thuật của ĐNTBM thể hiện ở sự chủ động về hoạt động đào tạo và NCKH trong khuôn khổ quy định, giúp ĐNTBM có thể tự quyết những vấn đề về chuyên môn trong giới hạn của bộ môn nhằm đạt được mục tiêu phát triển cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ môn. Về bản chất, ĐNTBM được nhà

trường phân cấp, phân quyền để có thể tự quyết định những vấn đề về chuyên môn. Mà các trường thì lại được Nhà nước trao quyền tự chủ trong học thuật và hoạt động chuyên môn (quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH sửa đổi Điều 32 Luật GDĐH và được cụ thể hoá tại Nghị định số 99/2019/NĐ-CP). Do đó, “tự chủ về học thuật là quyền của cơ sở GDĐH được tự quyết định những công việc liên quan đến hoạt động đào tạo, NCKH và những vấn đề liên quan đến hoạt động học thuật, chuyên môn khác”. Đối với cấp bộ môn và cụ thể là ĐNTBM tự chủ trong học thuật là sự tự do của bộ môn trong việc quyết định những vấn đề thuộc về đào tạo và NCKH như là chương trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá thành quả học tập của người học. Đối với trường ĐHĐHNC, tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, đòi hỏi trách nhiệm giải trình của ĐNTBM trước cấp quản lý cao hơn và cộng đồng ĐH trong nước và quốc tế.

* Về tự chủ trong đào tạo:

Tự chủ trong hoạt động đào tạo tại các cơ sở GDĐH được quy định trong Luật GDĐH sửa đổi. Hoạt động đào tạo được xem là nội dung quan trọng bởi lẽ đây là nội dung chính yếu của trường ĐH. Tự chủ trong hoạt động đào tạo bao gồm tự chủ về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo... và các vấn đề có liên quan. Hiện nay, về chương trình đào tạo, các cơ sở GDĐH tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo. Đồng thời, hiệu trưởng tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở GDĐH trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng thành lập. Quyền tự chủ của bộ môn và ĐNTBM cũng có sự khác nhau ở mỗi trường. Để TBM phát huy hơn nữa phẩm chất, năng lực, đề cao tinh thần tự chủ học thuật, kích hoạt tính năng động, sáng tạo, khai mở tiềm năng tiềm ẩn tại mỗi bộ môn trong trường ĐHĐHNC, các Bộ ngành và bản thân trường ĐHĐHNC cần hoàn thiện, bổ sung và xác định rõ cơ chế quản trị ĐH nói chung và vị trí, vai trò của hội đồng trường nói riêng; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường, ban giám hiệu và cấp ủy. Phân cấp, phân quyền cho ĐNTBM gồm các nội dung sau:

- Tự quyền quyết định mục tiêu học phần;

- Tự quyền quyết định hình thức, phương pháp giảng dạy học phần;

- Tự quyền quyết định nội dung và cấu trúc chương trình học phần;

- Tự quyền quyết định chuẩn đầu ra học phần;

- Tự quyền quyết định cách thức kiểm tra, đánh giá học phần;

- Tự quyền quyết định điều kiện thực hiện chương trình, học phần.

* Về tự chủ trong hợp tác quốc tế:

Luật GDĐH quy định: “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định việc khuyến khích cơ sở GDĐH đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ với nước ngoài; quy định việc quản lý hoạt động cơ sở GDĐH nước ngoài tại Việt Nam, việc liên kết của cơ sở GDĐH Việt Nam với cơ sở GDĐH nước ngoài” [101]. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quy định trong Luật, thực tiễn rất nhiều Bộ, ban ngành và bản thân các trường còn nhiều rào cản trong hợp tác quốc tế về đào tạo, trao đổi học thuật, NCKH, chuyển giao công nghệ. Để tạo môi trường tự chủ học thuật cho ĐNTBM trong hợp tác quốc tế, các Bộ ngành và bản thân các trường cần hướng đến trao quyền sâu, thực chất và cụ thể hơn nữa cho ĐNTBM trên một số nội dung sau:

- Tự quyền quyết định xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH, chuyển giao công nghệ;

- Tự quyền quyết định hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, NCKH...

- Tự quyền quyết định nội dung, tự quyết định cử và tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, tham quan, khảo sát ở nước ngoài;

- Tự quyền quyết định, chủ động hợp tác, liên kết với các cơ sở GDĐH nước ngoài để ĐT-BD giảng viên, trao đổi sinh viên;

- Tự quyền quyết định việc mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, NCKH…

* Về tự chủ trong NCKH:

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập thay cho Nghị định số 115/2005/NĐ-CP. Một số trường xem phát triển NCKH, chuyển giao công nghệ là mũi nhọn để tạo ra nguồn thu cho hoạt động của mình như Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường ĐH Ngoại thương. Các trường có số lượng bài báo công bố quốc tế, công trình NCKH tăng lên đáng kể sau khi tự chủ.

Chính phủ, Bộ GD&ĐT cùng các Bộ, ngành liên quan đã trao quyền tự chủ cho các trường ĐH trong quyết định hướng nghiên cứu; khuyến khích thương mại hoá kết quả NCKH; quyết định tham gia các nhiệm vụ, dịch vụ KH&CN, tổ chức hội thảo với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; quyết định việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và giá trị thương hiệu của nhà trường để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động KH&CN, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.

Tuy nhiên, trong trường ĐHĐHNC, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ là hướng phát triển chính, vì vậy cấp bộ môn và ĐNTBM phải được trao quyền quyết định và chịu trách nhiệm cụ thể một số nội dung sau:

- Tự quyền quyết định hướng nghiên cứu;

- Tự quyền quyết định cấp, loại hình tham gia nghiên cứu;

- Tự quyền quyết định thương mại hoá kết quả NCKH;

- Tự quyền quyết định đăng ký, chuyển giao công nghệ sau nghiên cứu;

- Tự quyền quyết định tham gia các nhiệm vụ, dịch vụ KH&CN;

- Tự quyền quyết định tổ chức hội thảo với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

- Tự quyền quyết định sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và giá trị thương hiệu của bộ môn để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động KH&CN;

- Tự quyền quyết định tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên

môn.


3.3.6.4. Điều kiện thực hiện

Việc thực hiện giải pháp trên không thể ngay lập tức, nhưng cần được xem xét,

quyết định trong chính sách quản lý và phát triển ĐNTBM của các trường ĐHĐHNC.

3.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm giải pháp

3.4.1. Khảo nghiệm giải pháp

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá khách quan tính cấp thiết và khả thi của 06 giải pháp đề xuất. Đồng thời lấy ý kiến đóng góp để bổ sung, điều chỉnh giúp hoàn chỉnh hơn các giải pháp của luận án nhằm mang lại hiệu quả thực tế khi triển khai. Trên cơ sở khảo nghiệm này, luận án mới có thể tiến hành thử nghiệm về các giải pháp.

3.4.1.2. Lựa chọn đối tượng và phạm vi khảo nghiệm

Sau khi xem xét các điều kiện, NCS thực hiện trưng cầu ý kiến hướng tới 03 đối tượng:

- Các nhà quản lý tại 06 trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN: 30 phiếu.

- Cán bộ, giảng viên, TBM ở các bộ môn trong 06 trường nêu trên: 250 phiếu.

- Cán bộ quản lý tại Cơ quan ĐHQGHN (tập trung ở Ban TCCB, Ban Đào tạo, Ban KH&CN) và các chuyên gia QLGD: 20 phiếu.

3.4.1.3. Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp đánh giá: NCS phát phiếu điều tra ý kiến của đối tượng tham gia khảo nghiệm. Các ý kiến được đánh giá bằng cách cho điểm và tính theo hệ số:

+ Về mức độ cần thiết có 03 mức điểm là:


Rất cấp thiết: 3 điểm

Cấp thiết: 2 điểm

Không cấp thiết: 1 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 24


+ Về tính khả thi có 03 mức điểm là:


Rất khả thi: 3 điểm

Khả thi: 2 điểm

Không khả thi: 1 điểm


- Phương pháp số hoá kết quả đánh giá: Ứng với mỗi nhóm đối tượng phân tích, NCS sẽ cộng điểm đánh giá và phân tích mức độ theo định lượng. Tổng điểm được xếp theo thứ bậc về mức độ cấp thiết và tính khả thi của từng giải pháp.

3.4.1.4. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét

* Về mức độ cấp thiết của giải pháp:

Qua khảo sát và xử lý tổng hợp, kết quả số điểm và xếp loại như sau:

Ở các giải pháp đều có người trả lời ở cả 03 phương án là rất cấp thiết, cấp thiết và không cấp thiết. Tuy nhiên mức độ trả lời cấp thiết và rất cấp thiết rất cao, đều đạt trên 90% đối với tất cả giải pháp. Trong đó, giải pháp được đánh giá cấp thiết nhất là “Quản lý tuyển chọn và sử dụng ĐNTBM theo khung năng lực TBM”. Những người tham gia khảo sát, phỏng vấn đều cho rằng muốn hoạt động phát triển ĐNTBM có hiệu quả ngay thì phải đảm bảo từ khâu đầu vào (đầu tiên) là tuyển chọn và sử dụng phù hợp. Sau đó mới thực hiện đến những bước giải pháp tiếp theo thì sẽ giúp cho công tác phát triển ĐNTBM dễ dàng thực hiện hơn.

Đứng thứ hai của tính cấp thiết là giải pháp “Đánh giá TBM theo kết quả thực hiện công việc dựa vào năng lực”. Những người được lấy ý kiến cho rằng giải pháp

này giúp các trường ĐHĐHNC có được cơ sở quan trọng để tiến hành các hoạt động phát triển ĐNTBM. Tiếp đến là giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng ĐNTBM dựa vào năng lực”. Đây là giải pháp trực tiếp ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNTBM và mang lại kết quả đảm bảo mục tiêu của công tác này. Giải pháp được cho là ít cấp thiết nhất là “Tạo điều kiện thúc đẩy tự chủ học thuật cho TBM”. Lý do đưa ra là các trường ĐHĐHNC xưa nay luôn tuân thủ theo các chế độ, quy định của Nhà nước và các TBM vẫn hoàn thành đúng trách nhiệm của mình. Vì vậy, giải pháp này được xếp sau về tính cấp thiết đối với các giải pháp khác được luận án nêu ra.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các giải pháp đề xuất



TT


Các giải pháp đề xuất

Tính cấp thiết


Tổng điểm


Xếp thứ

Rất cấp thiết

Cấp thiết

Không cấp thiết

3

2

1


1

Tổ chức xây dựng khung năng lực TBM đặc thù của trường ĐHĐHNC


120


162


18

702


5

2,34


2

Lập quy hoạch ĐNTBM gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành


137


138


25

712


4

2,37


3

Quản lý tuyển chọn và sử dụng ĐNTBM theo khung năng lực TBM


164


122


14

750


1

2,50


4

Tổ chức bồi dưỡng ĐNTBM dựa vào năng lực


131


152


17

714


3

2,38


5

Đánh giá TBM theo kết quả thực hiện công việc dựa vào năng lực


161


124


15

746


2

2,49


6

Tạo điều kiện thúc đẩy tự chủ học thuật cho TBM


105


167


28

677


6

2,26


Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy giải pháp “Tổ chức xây dựng khung năng lực TBM đặc thù của trường ĐHĐHNC” và “Lập quy hoạch ĐNTBM gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành” là cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Như vậy, 06 giải pháp nêu ra của luận án nhằm hoàn thiện công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC đều cấp thiết.

* Về tính khả thi của các giải pháp

Sau khi thực hiện khảo nghiệm, NCS thu nhận được kết quả về tính khả thi của các giải pháp như sau:

Đa số ý kiến cho rằng các giải pháp đề xuất của luận án có tính khả thi với mức đánh giá trên 90% đối với 05 giải pháp. Riêng giải pháp “Tổ chức xây dựng khung năng lực TBM đặc thù của trường ĐHĐHNC” được đánh giá thấp hơn các giải pháp khác (chỉ 85%), nhưng nhìn chung mức độ đánh giá vẫn rất lớn. Lý do giải pháp này bị đánh giá thấp vì việc xây dựng khung năng lực gặp rất nhiều ý kiến trái chiều, các quy định của Nhà nước về yêu cầu đối với TBM của các cơ sở GDDH còn chung chung, chưa đồng bộ. Để xây dựng đồng bộ khung năng lực cho TBM và áp dụng cho trường ĐHĐHNC là vấn đề khó khăn. Vì vậy, những người tham gia lấy ý kiến cho rằng mặc dù giải pháp này cần thiết nhưng tính khả thi lại không cao như các giải pháp khác do thiếu sự sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của các Bộ ngành liên quan trong việc triển khai. Nếu thực hiện giải pháp này, các trường ĐHĐHNC cần phải chuẩn bị khá nhiều về nguồn lực để có thể tiến hành một cách hiệu quả.

Giải pháp được đánh giá khả thi cao nhất là “Tổ chức bồi dưỡng ĐNTBM dựa vào năng lực”, vì được cho là dễ thực hiện nhất. Lý do bởi các trường ĐHĐHNC rất chú trọng công tác ĐT-BD cho tất cả cán bộ, giảng viên. Các trường này cũng dễ dàng nhận được những chương trình ĐT-BD nâng cao trình độ dành cho các cấp lãnh đạo từ các tổ chức trong và ngoài nước. Giải pháp được đánh giá khả thi cao thứ hai là “Lập quy hoạch ĐNTBM gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành”, bởi đây là công việc mà các trường ĐHĐHNC vẫn thường xuyên thực hiện. Nếu có sự định hướng và nội dung cụ thể thì công tác này sẽ đảm bảo được mục tiêu đặt ra không quá khó khăn. Giải pháp “Đánh giá TBM theo kết quả thực hiện công việc dựa vào năng lực” được đánh giá khả thi tiếp theo. Do các trường ĐHĐHNC là những nơi có hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng khá hiệu quả. Việc đánh giá được thực hiện hàng năm và sẽ hiệu quả khi có hệ thống tiêu chuẩn tốt. Tiếp đến là giải pháp “Quản lý tuyển chọn và sử dụng ĐNTBM theo khung năng lực TBM”. Trên thực tế, giải pháp “Tạo điều kiện thúc đẩy tự chủ học thuật cho TBM” được đánh giá tính khả thi không

cao, chỉ xếp trên giải pháp thứ 6 “Tổ chức xây dựng khung năng lực TBM đặc thù của trường ĐHĐHNC”. Lý do vì hiện nay các quy định về tự chủ học thuật của TBM khá chung chung và mờ nhạt. Ở một số cơ sở GDĐH, TBM muốn học tập hay tổ chức NCKH phải qua nhiều cấp xét duyệt.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất



TT


Các giải pháp đề xuất

Tính khả thi


Tổng điểm


Xếp thứ

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

3

2

1


1

Tổ chức xây dựng khung năng lực TBM đặc thù của trường ĐHĐHNC


99


156


45

654


6

2,18


2

Lập quy hoạch ĐNTBM gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành


122


159


19

703


2

2,34


3

Quản lý tuyển chọn và sử dụng ĐNTBM theo khung năng lực TBM


109


171


20

689


4

2,30


4

Tổ chức bồi dưỡng ĐNTBM dựa vào năng lực


126


153


21

705


1

2,35


5

Đánh giá TBM theo kết quả thực hiện công việc dựa vào năng lực


119


164


17

702


3

2,34


6

Tạo điều kiện thúc đẩy tự chủ học thuật cho TBM


87


185


28

659


5

2,20


Tóm lại:

Từ kết quả khảo sát ở trên, phần lớn số người tham gia trưng cầu ý kiến đều tán thành với những giải pháp đã nêu ra ở luận án này. Các ý kiến về mức độ khả thi có phần thấp hơn về tính cấp thiết nhưng tỷ lệ đều rất cao, chứng tỏ những giải pháp được nêu ra ở trên là phù hợp và đáp ứng mong muốn của những người có liên quan trong trường ĐHĐHNC.

Mặc dù vậy, để các giải pháp trên có thể thực hiện được hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, của hệ thống GDĐH và phải được xây dựng thống nhất, đồng bộ trong các trường ĐHĐHNC suốt quá trình thực hiện. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi trường ĐHĐHNC, các bộ phận chức năng cần vận dụng một cách linh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023