Khảo Sát Đánh Giá Tính Hiệu Quả Trước Và Sau Khi Thực Hiện Giải Pháp

hoạt vừa phù hợp với lý thuyết, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tế để phát huy các tiềm năng nguồn lực của nhà trường.

3.4.2. Thử nghiệm giải pháp

3.4.2.1. Mục đích thử nghiệm

Đánh giá kết quả việc tác động vào thực tiễn của một trong số các giải pháp đã nêu tại 06 trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN được chọn để thực hiện thử nghiệm.

3.4.2.2. Giả thuyết thử nghiệm

- Dựa vào việc đánh giá năng lực ĐNTBM của nhà trường, xác định được các kiến thức, kỹ năng còn hạn chế của từng TBM trong Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN và có kế hoạch triển khai thử nghiệm giải pháp.

- Việc thử nghiệm được thực hiện trong thời gian 01 năm nên việc đánh giá tính hiệu quả bằng đo lường định lượng, bằng kiểm đếm sản phẩm và khảo sát lấy ý kiến cá nhân nên mang tính tương đối cao.

3.4.2.3. Đối tượng thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện với những người tham gia quản lý các cấp, ĐNTBM và giảng viên ở Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN. Hiện Trường ĐH Kinh tế có 6 khoa, với 21 bộ môn. Thời gian qua, Trường ĐH Kinh tế quan tâm khá nhiều tới việc phát triển các bộ môn với quan điểm đây là yếu tố lõi tạo ra hoạt động đào tạo và NCKH, cũng như đảm bảo chất lượng của nhà trường.

Luận án trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi đối với các đối tượng cụ thể như sau:

- Các nhà quản lý (cấp khoa và phòng chức năng) của nhà trường: 15 phiếu.

- Các TBM: 21 phiếu.

- Giảng viên: 50 phiếu.

3.4.2.4. Nội dung thử nghiệm

- Chọn nội dung Giải pháp 3 “Tổ chức bồi dưỡng ĐNTBM dựa vào năng lực”, vì đây là nội dung được đánh giá mức khả thi đứng thứ nhất để thử nghiệm. Việc đánh giá tập trung vào các nội dung:

+ Đánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp;

+ Đánh giá mức độ hài lòng đối với giải pháp.

- Kết luận của quá trình thử nghiệm căn cứ vào sự chuyển biến phản ứng của người trực tiếp nhận tác động của giải pháp trước và sau khi thực hiện.

3.4.2.5. Thời gian thử nghiệm

Thời gian thử nghiệm 01 năm bắt đầu triển khai giải pháp và kết quả thử nghiệm được thu thập sau thời gian trên (từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019).

3.4.2.6. Phương pháp và quy trình thử nghiệm

Triển khai trực tiếp các nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực còn thiếu cho ĐNTBM theo khảo sát nhu cầu tại Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.

Quy trình:

(1) Thống nhất chủ trương thử nghiệm với lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế, các khoa và TBM.

(2) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TBM (nội dung chương trình, thời gian, địa điểm, các điều kiện, TBM cần tham gia bồi dưỡng...):

i) Bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình đào tạo: Phối hợp với Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN;

ii) Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức NCKH: Mời các chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN;

iii) Bồi dưỡng lý luận chính trị: Phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

iv) Bồi dưỡng kiến thức QLGD, kỹ năng quản lý: Phối hợp với Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN;

v) Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ: Phối với với Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN;

vi) Bồi dưỡng kỹ năng phát triển hợp tác quốc tế, phát triển mối quan hệ xã hội và hỗ trợ cộng đồng: Mời các chuyên gia hợp tác quốc tế của Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị và Kinh doanh - ĐHQGHN, Câu lạc bộ Nhà khoa học ĐHQGHN.

(3) Tiến hành bồi dưỡng: Triển khai công tác bồi dưỡng theo kế hoạch, phát huy vai trò tự học, tổ chức tọa đàm, trao đổi rút kinh nghiệm...

(4) Áp dụng kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực tế mỗi bộ môn ở trường.

(5) Đánh giá kết quả, hiệu quả công việc của TBM, qua đó đánh giá hiệu quả của giải pháp (đánh giá hiệu quả công việc thông qua hình thức quan sát, ghi chép, so sánh đối chứng kết quả trước và sau khi thử nghiệm và sử dụng bảng hỏi để lấy ý kiến của những người tham gia thử nghiệm về tính phù hợp và hài lòng đối với giải pháp).

(6) Tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng giải pháp và đề xuất với cấp trên các chủ trương về việc xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nhằm góp phần phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.

3.4.2.7. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá thử nghiệm

Đánh giá hiệu quả của giải pháp thử nghiệm được thực hiện theo cách:

- So sánh sự thay đổi của ĐNTBM trước và sau thử nghiệm thông qua khảo sát lấy ý kiến của những người có liên quan như các đồng nghiệp, người quản lý trực tiếp và bản thân TBM được tham gia các khoá ĐT-BD nâng cao năng lực.

- So sánh sự thay đổi của các hoạt động quản lý bộ môn sau khi TBM được ĐT- BD trong quá trình thử nghiệm giải pháp.

Các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo cách thức so sánh, mỗi nội dung sẽ có một số chỉ báo làm rõ vấn đề của các tiêu chí.

Trong nghiên cứu đánh giá về hiệu quả thực hiện giải pháp, loại thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo Likert - thang đo thường được sử dụng để đo mức độ quan điểm. Mỗi điểm trong thang đo sẽ chỉ ra mức độ hiệu quả hay không đối với các hoạt động ĐT-BD cho ĐNTBM trong thời gian thử nghiệm.

Trong nghiên cứu đánh giá về mức độ hài lòng khi thực hiện giải pháp, thang đo chỉ ra mức độ hài lòng của người đánh giá với các nội dung bồi dưỡng cũng như kết quả tác động tới TBM và hoạt động quản lý của TBM, cũng như đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách tới hoạt động phát triển ĐNTBM.

3.4.2.8. Kết quả thử nghiệm

* Đánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp

Sau 01 năm tiến hành bồi dưỡng ĐNTBM bằng các khoá ĐT-BD ngắn hạn và được ĐNTBM vận dụng vào thực tế, NCS đã cùng lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tiến hành đánh giá thực hiện công việc theo một số chỉ tiêu sau đây:

Theo kết quả khảo sát, tính hiệu quả cũng có sự đánh giá khác biệt trước và sau khi thực hiện giải pháp. Các TBM có sự thay đổi cả về kiến thức lẫn nhận thức, hành động. Việc thực hiện nhiệm vụ của ĐNTBM có sự tăng lên khoảng 01 điểm, trung bình từ 2,56 lên 3,51. Mức thay đổi ít hơn cả là tiêu chí “tăng cường kiến thức chuyên môn mới cho TBM” cũng có sự chênh lệch 0,92 điểm trung bình trước và sau khi thực hiện giải pháp.

Giải pháp cũng có tác động hiệu quả tới sự thay đổi của hoạt động quản lý bộ môn. Tăng mạnh hơn cả là tác động đến việc nâng cao chất lượng giảng viên trong bộ môn. Nếu trước khi thực hiện giải pháp, hiệu quả tác động nâng cao chất lượng giảng viên chỉ được đánh giá khá thấp với điểm trung bình là 2,6; nhưng sau khi thực hiện giải pháp điểm trung bình đã tăng lên là 3,76. Đây là tác động có kết quả khảo sát rất quan trọng, thể hiện tính cấp thiết và khả thi của giải pháp. Trước đây, trong khảo sát về năng lực nâng cao chất lượng giảng viên trong bộ môn của ĐNTBM ở các trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN, kết quả cũng đưa về mức đánh giá không cao. Tác động đến việc thúc đẩy NCKH và tổ chức NCKH của bộ môn cũng được đánh giá có sự thay đổi mạnh mẽ sau khi thực hiện giải pháp này. Điểm trung bình đánh giá trước và sau khi thực hiện giải pháp cách nhau gần 01 điểm cho thấy giải pháp thử nghiệm ở Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu của bối cảnh hiện nay.


Bảng 3.3: Khảo sát đánh giá tính hiệu quả trước và sau khi thực hiện giải pháp



Nội dung

Không hiệu quả


Ít hiệu quả


Trung lập


Khá hiệu quả


Hiệu quả


ĐTB


Tổng

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Sự thay đổi của trưởng bộ môn (TBM)














Thực hiện các nhiệm vụ được giao của TBM


8


4


45


20


14


13


12


25


6


23


2,56


3,51


85

Tăng cường kiến thức chuyên môn mới cho TBM


10


7


47


17


5


7


10


30


13


24


2,64


3,55


85

Sự thay đổi đối với hoạt động quản lý bộ môn














Tác động đến nâng cao chất lượng giảng viên trong bộ môn


11


4


42


15


10


6


14


32


8


28


2,60


3,76


85

Tác động đến thúc đẩy NCKH của bộ môn


8


2


36


11


14


9


16


27


11


36


2,84


3,99


85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 25


Bảng 3.4: Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng trước và sau khi thực hiện giải pháp




Nội dung

Không hài lòng


Ít hài lòng


Trung lập


Khá hài lòng


Hài lòng


ĐTB


Tổng

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Sự thay đổi của trưởng bộ môn (TBM)














Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm


9


7


24


20


5


5


23


25


24


28


3,34


3,55


85

Năng lực NCKH và tổ chức NCKH


14


4


48


22


6


10


14


32


3


17


2,34


3,42


85

Năng lực quản lý chuyên môn


12


6


16


10


9


14


26


32


22


23


3,35


3,66


85

Năng lực lãnh đạo

15

10

17

9

4

5

28

35

21

26

3,27

3,68

85

Năng lực hoạt động xã hội

12

3

40

15

8

9

17

26

8

32

2,64

3,81

85

Năng lực hợp tác quốc tế

18

11

25

16

8

9

28

32

6

17

2,75

3,33

85

Sự thay đổi đối với hoạt động quản lý bộ môn














Kết quả tác động đến hoạt động giảng dạy của bộ môn


8


2


34


12


9


8


21


37


13


26


2,96


3,86


85

Kết quả tác động đến hoạt động NCKH của bộ môn


10


5


31


14


7


5


19


35


18


26


3,05


3,74


85

Sau khi tham gia các khoá bồi dưỡng, TBM có thêm kỹ năng tổ chức NCKH , quản lý bộ môn nên tác động mạnh tới hoạt động của các giảng viên trong bộ môn, ghi nhận thành quả của TBM. Điều này cho thấy giải pháp đã giải quyết được khá tốt mục đích đặt ra. Những kết quả có thể định lượng sau thử nghiệm đều tăng lên. Rõ ràng với những kỹ năng được đào tạo, các TBM đã phát huy được tốt hơn tiềm năng của bộ môn mình nhất là trong lĩnh vực NCKH. Nếu như việc đo lường chất lượng giảng dạy khá tương đối được thực hiện thông qua khảo sát thì kết quả tổ chức NCKH, hợp tác đào tạo lại có thể thống kê. Sau các khoá bồi dưỡng, các TBM có thêm kỹ năng để triển khai, thúc đẩy các giảng viên tăng cường NCKH bằng việc đăng ký chỉ tiêu. Đặc biệt, với khoá học hướng dẫn viết bài báo quốc tế thì bản thân các TBM cũng đã tăng lượng công bố quốc tế hơn so với trước đây. Đồng thời, các TBM tích cực tìm kiếm, mở rộng mối quan hệ để tổ chức các hội thảo hay seminar chuyên môn. Một số dự án trao đổi giảng viên, sinh viên cũng được thực hiện. Kết quả này cho thấy sự hiệu quả trong việc lựa chọn các khoá bồi dưỡng phù hợp cho các TBM trong trường ĐHĐHNC.

Bảng 3.5: Thống kê các kết quả bộ môn đạt được sau khi thực hiện giải pháp


TT

Nội dung

Trước thử nghiệm

Sau thử nghiệm

1

Số lượng bài báo công bố trong và ngoài nước

20

25

2

Đề tài NCKH các cấp

6

8

3

NCKH của sinh viên

15

30

4

Hội thảo, seminar chuyên môn

6

10

5

Hợp tác đào tạo trong nước

3

7

6

Hợp tác đào tạo quốc tế

2

3

7

Dự án chuyển giao công nghệ

0

0

8

Dự án xã hội và hỗ trợ cộng đồng

2

4


* Đánh giá về mức độ hài lòng đối với giải pháp

Mức độ hài lòng được cải thiện rất nhiều sau khi thực hiện giải pháp. Các năng lực của ĐNTBM được đánh giá khác nhau. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm không có sự thay đổi nhiều về mức độ hài lòng. Điểm trung bình trước khi thực hiện

giải pháp là 3,34 và sau là 3,55. Lý do là vì các chương trình bồi dưỡng về năng lực chuyên môn khá ít trong vòng 01 năm và sự thay đổi không thấy được rõ ràng. Tuy nhiên, năng lực NCKH và tổ chức NCKH lại tăng lên vượt bậc về mức độ hài lòng. Các TBM đã thúc đẩy ĐNGV trong bộ môn cũng như lôi kéo sinh viên tham gia hoạt động NCKH, thực hiện công bố trong và ngoài nước. Một trong số những khoá bồi dưỡng được đánh giá cao khi thực hiện giải pháp là phương pháp lựa chọn đề tài, cách thức và kinh nghiệp công bố quốc tế. Chính vì vậy, điểm trung bình đánh giá mức độ hài lòng đối với năng lực này tăng từ 2,34 lên 3,42 điểm sau thực hiện giải pháp. Năng lực quản lý chuyên môn và năng lực lãnh đạo cũng không có sự thay đổi mạnh mẽ sau khi TBM tham gia các khoá bồi dưỡng, nhưng năng lực hoạt động xã hội và hợp tác quốc tế cũng có sự biến đổi lớn. Như vậy, có thể đánh giá chung sau khi thực hiện giải pháp thì mức độ hài lòng đối với năng lực của ĐNTBM tại Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN được cải thiện.

Mức độ hài lòng đối với kết quả của hoạt động quản lý bộ môn thì cũng thấy có sự thay đổi rõ rệt trước và sau khi thực hiện giải pháp. Với việc thực hiện giải pháp nêu trên, trên 85,7% các TBM của nhà trường đều thể hiện sẵn sàng tập trung phát triển các hoạt động của bộ môn, bao gồm quản lý giảng dạy và NCKH. Ngoài ra, 100% số TBM sẵn sàng tự học nâng cao trình độ, năng lực của mình. Đây cũng là kết quả rất khả quan cho việc thực hiện giải pháp mà luận án đề xuất.

3.4.2.9. Kết luận thử nghiệm

Có thể thấy qua thử nghiệm việc thực hiện giải pháp 3 “Tổ chức bồi dưỡng ĐNTBM dựa vào năng lực” ở Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN có kết quả tốt. Điều này cho thấy giải pháp không chỉ cần thiết mà còn mang tính khả thi cao. Việc thực hiện giải pháp này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam.


Kết luận Chương 3:

Để công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở Việt Nam đạt chất lượng và hiệu quả, công tác quản lý cần phải được tiến hành một cách khoa học, tiếp cận kinh nghiệm phát triển NNL hiện đại, phù hợp với đối tượng và điều kiện giáo dục Việt Nam. Trước tác động mạnh mẽ của CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế, cách

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí