Quản Lý Tuyển Chọn Và Sử Dụng Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn Theo Khung Năng Lực Trưởng Bộ Môn

cấp bộ môn, vừa là người quản lý chuyên môn - chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đào tạo, NCKH ở bộ môn; đồng thời ĐNTBM cũng là nhà sư phạm, nhà chuyên môn, vì vậy việc quy hoạch đội ngũ này phải gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành, cùng với đó phải đưa khung chuẩn năng lực vào công tác quy hoạch, gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành cho phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị.

3.3.2.2. Nội dung của giải pháp

Xuất phát từ đặc thù của vị trí TBM, căn cứ vào khung chuẩn năng lực để xây dựng các tiêu chuẩn quy hoạch, chiến lược phát triển ĐNTBM cụ thể, bám sát tính đặc thù cũng như vai trò của mỗi TBM phải thực hiện. Chuẩn chính là cái đích để cả nhà quản lý và ứng viên được quy hoạch hướng tới. Tiêu chuẩn càng rõ ràng, cụ thể thì việc xác định cách thức, cũng như lựa chọn đối tượng càng chính xác và nhanh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, NCS mới chỉ đề xuất “khung chuẩn” cho việc định hướng lựa chọn những ứng viên có phẩm chất, năng lực, kiến thức, kỹ năng tốt, phù hợp để thực hiện tốt nhất vai trò, vị trí của một TBM.

Phát triển ĐNTBM hiện nay không chỉ thuần túy là đủ về số lượng, mà còn phải đảm bảo về chất lượng. Chất lượng ĐNTBM phụ thuộc vào chất lượng của mỗi TBM, để họ đáp ứng các yêu cầu của trường ĐHĐHNC, các trường cần quan tâm đến tất cả các quá trình: từ dự kiến đưa vào quy hoạch, quá trình ĐT-BD trước, trong và sau bổ nhiệm. Muốn phát triển được ĐNTBM có chất lượng, cần làm tốt công tác quy hoạch, lập kế hoạch chiến lược phát triển ĐNTBM, cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng quy trình quy hoạch. Trong quá trình quy hoạch, các

trường ĐHĐHNC cần quan tâm thêm một số nguyên tắc như phải đảm bảo được tính kế thừa và phát triển ĐNTBM; đảm bảo luôn có sự linh hoạt trong quá trình quy hoạch, không hạn chế về số lượng và quy hoạch cho một đến hơn một nhiệm kỳ, quy hoạch ĐNTBM phải luôn gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành của nhà trường. Một vị trí TBM phải bắt buộc quy hoạch từ 2-3 người để tạo động lực và tính cạnh tranh, trong quá trình ĐT-BD, đánh giá. Điều này sẽ giúp khoa và trường ĐHĐHNC có cơ hội lựa chọn được ứng cử viên phù hợp nhất. Các trường ĐHĐHNC cần thực hiện việc đánh giá, điều chỉnh bổ sung những giảng viên đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch, đây sẽ là động lực cho các giảng viên chưa được đưa vào quy

hoạch có động lực để phấn đấu; bên cạnh đó, cũng làm cho các giảng viên được quy hoạch trước đó không chủ quan, không ngừng phấn đấu để đáp ứng và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, sự phát triển của ĐNTBM cũng như các nhà khoa học đầu ngành.

Tuy nhiên, trong công tác quy hoạch ĐNTBM, các trường ĐHĐHNC cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch đội ngũ CBQL, cụ thể:

- Quy hoạch đội ngũ CBQL phải tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý đội ngũ thông qua các tiếp cận khoa học dự báo NNL, gắn chặt với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành của nhà trường.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL phải thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế trường ĐH ở Việt Nam, đồng thời tiếp cận trình độ thế giới.

- Quy hoạch đội ngũ CBQL cần được thực hiện một cách liên tục, hệ thống, toàn diện và thống nhất.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 21

- Quy hoạch phải bám sát khung năng lực chuẩn để tiến tới chuẩn hóa đội ngũ.

Thứ hai, bổ nhiệm TBM trên cơ sở quy hoạch chuẩn. Để thực hiện điều này, các khoa và trường ĐHĐHNC cần thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:

- Tiến hành quán triệt các chuẩn mực, quy định, yêu cầu cho các đối tượng liên quan đến công tác bổ nhiệm.

- Tiến hành so sánh các yêu cầu của chuẩn với bản mô tả vị trí TBM mà trường ĐHĐHNC đang thực hiện.

- Tiến hành lựa chọn ứng viên, đối chiếu, so sánh những phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên với yêu cầu của vị trí TBM, sau đó mới tiến hành quy hoạch hoặc bổ nhiệm.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

Để xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC, cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch. Trong khâu này, trường ĐHĐHNC cần tiến hành 03 bước cơ bản gồm: chuẩn bị, xác định tầm nhìn và đánh giá thực tiễn.

- Bước chuẩn bị: Trường ĐHĐHNC tiến hành soạn kế hoạch, chiến lược quy hoạch ĐNTBM trong các khoa theo những tiêu chuẩn ở khung năng lực chuẩn đã xây dựng. Công tác quy hoạch thực chất chính là sự chuẩn bị nguồn không chỉ cho một

nhiệm kỳ, mà từ hai nhiệm kỳ trở lên và gắn với chiến lược phát triển NNL chất lượng cao, chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành. Do đó, bước chuẩn bị, rà soát đội ngũ là công việc rất quan trọng. Mặt khác, cần căn cứ vào kế hoạch, chiến lược phát triển của mỗi khoa để xây dựng quy hoạch ĐNTBM cho từng giai đoạn. Một việc cũng không kém phần quan trọng là phải thống nhất nhận thức, xác định phương pháp, chuẩn bị thời gian, chuẩn bị các nguồn lực và kế hoạch hành động.

- Xác định tầm nhìn: Tức là xác định chiến lược phát triển ĐNTBM cần đạt tới để làm rõ hình ảnh TBM trong tương lai mong muốn và hướng tới của một trường ĐHĐHNC với đội ngũ nhà khoa học đầu ngành đảm bảo về số lượng, chất lượng. Khâu này sẽ giúp các nhà quản lý nhà trường, khoa nhìn nhận, đánh giá các ứng viên được quy hoạch, từ đó có kế hoạch ĐT-BD. Bên cạnh đó, sẽ giúp cho các giảng viên định hướng được mục tiêu cần phấn đấu nếu được quy hoạch hay có mong muốn phấn đấu trở thành TBM trong tương lai.

- Đánh giá thực tiễn: Đây là bước rất quan trọng, bước này chính là tiến hành thu thập số liệu, đánh giá các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến ĐNTBM, các yếu tố đặc thù để hiểu rõ thực trạng NNL đang có để tiến hành quy hoạch. Làm tốt khâu này sẽ góp phần nhận diện đúng hiện trạng con người, các đòi hỏi từ thực tế của bộ môn về chuyên môn, cách thức quản lý, phẩm chất đạo đức, năng lực nghiên cứu… từ đó chọn đúng ứng viên để quy hoạch, mang lại sự đồng thuận từ cơ sở cũng như giúp công tác này được thực hiện đúng đối tượng, đúng thực tiễn.

Thứ hai: Xây dựng quy trình quy hoạch theo 05 bước cơ bản.

Bước 1: Các khoa, trường ĐHĐHNC tiến hành phân tích mô tả công việc của TBM trên cơ sở bám sát nhiệm vụ, vai trò và các chuẩn yêu cầu đối với TBM. Bên cạnh đó, các khoa, trường cần căn cứ các văn bản pháp lý; chiến lược phát triển của mình; chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành; chức năng, nhiệm vụ của trường cũng như cơ cấu tổ chức hiện có, dự báo cơ cấu tổ chức trong thời gian tới và thực trạng NNL hiện có để tiến hành triển khai quy hoạch.

Bước 2: Xác lập các tiêu chuẩn, tiêu chí cho quy hoạch

Sau khi triển khai việc phân tích bản mô tả công việc, trường ĐHĐHNC tiến hành xác lập các tiêu chí, tiêu chuẩn cho từng vị trí quy hoạch, trong đó có tiêu chuẩn

chung và riêng. Khi xây dựng chuẩn quy hoạch, các trường cần căn cứ vào các văn bản pháp lý cơ bản như:

- Nghị quyết số 42/NQ-TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Kết luận số 24-KL/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

- Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42- NQ/TW và Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI).

- Các bộ luật như: Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật GDĐH… Mục tiêu là phát triển ĐNTBM phục vụ trường ĐHĐHNC. Vì vậy, ngoài những

văn bản, căn cứ pháp lý trên, trường ĐHĐHNC cần phải dựa trên chức năng, nhiệm vụ và vai trò thực tế mà các TBM phải đảm nhận, chuẩn theo chức danh nghề nghiệp để quy hoạch. Nếu xây dựng được một bộ tiêu chuẩn và được thể chế hóa như chuẩn nghề nghiệp quản lý cho TBM ở trường ĐHĐHNC như chuẩn hiệu trưởng ở các trường phổ thông mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, để các TBM hướng tới và các nhà quản lý có cơ sở thực hiện, đánh giá đội ngũ này.

Trên cơ sở khung năng lực chuẩn của TBM mà NCS đề xuất ở giải pháp trên, có thể tham khảo cho công tác quy hoạch ĐNTBM ở trường ĐHĐHNC hiện nay.

Bước 3: Thu thập và phân loại số liệu về giảng viên, cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu của vị trí TBM.

Bước 4: Xác lập phương thức lựa chọn và sắp xếp minh chứng; cách sử dụng minh chứng trong quy hoạch, phát triển TBM ở trường ĐHĐHNC.

Bước 5: Tiến hành thực hiện quy hoạch, gồm 03 bước nhỏ là:

- Lấy phiếu giới thiệu quy hoạch ở bộ môn. Nội dung chủ yếu nhằm quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của công tác quy hoạch TBM, tiêu chuẩn quy hoạch đối với TBM và lấy phiếu giới thiệu chức danh quy hoạch này.

- Tổ chức họp bộ môn, có sự tham gia của lãnh đạo khoa. Nội dung của bước này nhằm thảo luận về quy hoạch của bộ môn và tiến hành bỏ phiếu để chuẩn bị danh sách cán bộ tiến hành bước tiếp theo của kế hoạch.

- Tổ chức hội nghị liên tịch cấp uỷ và ban lãnh đạo khoa. Nội dung hội nghị là thảo luận, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá và bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch TBM.

Thứ ba: Phương pháp quy hoạch. Có hai phương pháp, một là quy hoạch tuần tự và hai là quy hoạch vượt cấp cùng tuyến. Trong đó, phương pháp quy hoạch tuần tự tức là: từ chức vụ thấp lên chức vụ cao hơn ở cùng lĩnh vực công tác, cụ thể từ giảng viên lên phó TBM, rồi lên TBM. Quy hoạch vượt cấp cùng tuyến phương pháp quy hoạch là từ chức vụ thấp bỏ qua một hoặc nhiều bậc lên chức vụ cao hơn ở cùng lĩnh vực nếu phát hiện được tài năng, ví dụ từ giảng viên quy hoạch vào vị trí TBM, trưởng khoa nhưng đều phải thông qua tuyển chọn, trúng tuyển mới được bổ nhiệm.

Thứ tư: Đánh giá, rà soát quy hoạch hàng năm.

Đối tượng đánh giá: Cán bộ trong diện quy hoạch TBM.

Cấp đánh giá gồm: TBM, chi bộ, tập thể cán bộ lãnh đạo của khoa; lãnh đạo trực tiếp (TBM, trưởng khoa) và bộ phận tổ chức cán bộ của trường.

Nội dung rà soát, đánh giá: Căn cứ vào tiêu chuẩn quy hoạch, tiêu chuẩn TBM, kết quả ĐT-BD, hiệu quả công việc được giao, ý thức phấn đấu của cá nhân... phân loại giảng viên theo chiều hướng phát triển:

- Giảng viên có triển vọng đảm nhận vị trí cao hơn.

- Giảng viên tiếp tục đảm nhận vị trí cũ.

- Giảng viên cần ĐT-BD thêm để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.

- Giảng viên không đủ điều kiện bổ nhiệm, tiếp tục quy hoạch vị trí TBM.

Hàng năm, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá các vị trí quy hoạch, đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những ứng viên không phù hợp, tiến hành bổ sung các ứng viên mới. Phát hiện bổ sung những giảng viên có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực NCKH và khả năng quản lý… vào nguồn quy hoạch. Để việc đánh giá được tiến hành khách quan và có hiệu quả, các trường ĐHĐHNC nên kết hợp chặt chẽ các cấp đánh giá, cũng như sự tự đánh giá của bản thân giảng viên trong diện được quy hoạch và dự kiến đưa vào quy hoạch vị trí TBM. Khi đánh giá, cần xem xét tất cả một cách giải chứng, từ nhiều khía cạnh, môi trường, điều kiện công tác, đặc biệt lấy hiệu quả giảng dạy, NCKH và mối quan hệ với đồng nghiệp làm thước đo phẩm chất và năng lực của giảng viên. Bên cạnh đó, để công tác

đánh giá chính xác và hiệu quả, đòi hỏi chủ thể đánh giá phải thực hiện nguyên tắc dân chủ, công tâm, khách quan, toàn diện, nhiều chiều.

Để công tác quy hoạch trở thành một nhiệm vụ thường xuyên trong chiến lược phát triển NNL ở trường ĐHĐHNC, tránh sự hiểu sai, không đồng thuận đối với những người trong diện quy hoạch thì càng phải làm thường xuyên, liên tục, có ĐT- BD, có đánh giá, rà soát, loại khỏi danh sách hoặc bổ sung hàng năm. Công việc đánh giá, rà soát quy hoạch được thực hiện thường xuyên, liên tục sẽ trở nên quen thuộc với mọi người, cũng như tránh được tâm lý không đồng thuận. Thực hiện tốt công tác quy hoạch là điều kiện quan trọng để trường ĐHĐHNC thực hiện các công việc tiếp theo trong quá trình phát triển đội ngũ CBQL nói chung và ĐNTBM nói riêng.

Bổ nhiệm trên cơ sở rà soát các đối tượng quy hoạch tốt, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm. Đảm bảo nguyên tắc người được bổ nhiệm phải ngồi đúng ghế, đóng đúng vai.

Công tác quy hoạch rất quan trọng và cần thiết, tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ có thể tạo ra sức ỳ, khi giảng viên đã được đưa vào diện quy hoạch dễ có tâm lý yên tâm, chờ bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm mà dừng nỗ lực, phấn đấu. Quy hoạch tốt là tiền đề để chủ động thực hiện phát triển ĐNTBM một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng trường ĐHĐHNC.

Trong quá trình quy hoạch cũng như lựa chọn bổ nhiệm TBM, trường ĐHĐHNC cần chú ý đến những tiêu chuẩn cơ bản nhất sau đây:

- Trình độ năng lực quản lý, lãnh đạo con người, có năng lực tổ chức, quản lý tốt công tác chuyên môn, NCKH và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, do trong môi trường sư phạm, nên người được quy hoạch hoặc bổ nhiệm vào vị trí TBM cần phải là người có uy tín trong bộ môn, có năng lực chuyên môn để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, có khả năng đoàn kết, tập hợp được cán bộ, giảng viên trong bộ môn.

- Người được bổ nhiệm phải thẳng thắn, trung thực, khiêm tốn, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có tác phong lãnh đạo dân chủ, công tâm, có khả năng ra quyết định đúng đắn trong các tình huống phức tạp, biết lắng nghe và xử lý các công việc có hiệu quả cao. Tiêu chuẩn này sẽ giúp công việc trong bộ môn được giải quyết một cách công bằng, hợp lý, nhanh chóng, nhất là về mặt chuyên môn sẽ có những đóng góp, nhận xét khoa học, không né tránh, giúp bộ môn phát triển.

- Trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm vị trí này cũng cần có tiêu chuẩn về mặt thời gian. Người được quy hoạch vào vị trí TBM cần có thời gian công tác ít nhất 02 năm ở bộ môn, có năng lực vượt trội và kinh nghiệm NCKH trong lĩnh vực được quy hoạch, có nhãn quan khoa học và dám đấu tranh vì khoa học.

- Ngoài ra, người được quy hoạch, bổ nhiệm cần có sức khỏe và có một số năng lực xã hội khác để hài hòa giữa quản lý chuyên môn và quản lý con người.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để công tác quy hoạch ĐNTBM gắn với chiến lược phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành được thực hiện tốt, đòi hỏi mỗi giảng viên, lãnh đạo khoa và trường ĐHĐHNC cần có nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác này; đồng thời xây dựng và thực hiện nghiêm túc các tiêu chí, tiêu chuẩn cũng như quy trình thực hiện. Nếu điều này được thực hiện một cách nghiêm túc, sẽ góp phần quyết định đến việc phát triển được ĐNTBM có chất lượng tốt, phục vụ cho sự phát triển của nhà trường.

3.3.3. Quản lý tuyển chọn và sử dụng đội ngũ trưởng bộ môn theo khung năng lực trưởng bộ môn

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Tuyển chọn và sử dụng ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC theo khung năng lực TBM và quy định của Luật giáo dục, Luật GDĐH; đồng thời cải tiến phương pháp, quy trình tuyển chọn và sử dụng, mở rộng đối tượng… nhằm tăng tính cạnh tranh, tạo cơ hội để lựa chọn được giảng viên có tâm huyết, tri thức và có năng lực lãnh đạo, quản lý vào quy hoạch, bổ sung nguồn TBM. Trên cơ sở các nội dung của khung năng lực TBM, cần xây dựng cơ chế cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, dân chủ, công khai, khách quan để lựa chọn được những TBM thực sự có năng lực, trình độ và triển vọng.

3.3.3.2. Nội dung của giải pháp

Xuất phát từ đặc thù của vị trí TBM như đã phân tích, căn cứ vào khung chuẩn năng lực của vị trí này. Bên cạnh đó, dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch và đúng quy định. Tất cả những nguyên tắc này cần được thể chế hóa cụ thể trong khung chuẩn nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất từ chủ trương của cấp uỷ cho đến lãnh đạo cấp Ban giám hiệu và các khoa dựa vào khung chuẩn để đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và triển khai công tác ĐT-BD vị trí TBM.

Trong quá trình tuyển chọn phải đảm bảo đánh giá khách quan về trình độ chuyên môn, năng lực NCKH và quản lý, cũng như khả năng sư phạm của đối tượng được tuyển chọn để chọn được ứng viên thực sự đáp ứng được yêu cầu của khung năng lực chuẩn cho vị trí TBM cần bổ nhiệm.

Tổ chức tuyển chọn các TBM theo khung chuẩn năng lực kết hợp với các quy định đặc thù của mỗi khoa, mỗi trường một cách công khai. Việc thông báo tuyển chọn phải được thực hiện rộng rãi, minh bạch các tiêu chuẩn quy định để nhiều đối tượng biết thông tin tham gia. Phải xây dựng bản mô tả công việc của TBM trên cơ sở tham khảo khung năng lực TBM cho phù hợp với điều kiện của trường.

Ngoài ra, cần bổ sung các tiêu chuẩn tuyển chọn theo yêu cầu đặc thù của từng khoa, bộ môn để lựa chọn được người phù hợp, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa ĐNTBM nói chung cũng như yêu cầu riêng, đặc thù của vị trí TBM ở từng bộ môn cụ thể.

Các khoa và nhà trường cần xây dựng phương thức tuyển chọn ĐNTBM theo khung năng lực TBM bảo đảm tính khoa học, công khai, minh bạch. Xác định quy trình tuyển chọn theo hướng cạnh tranh, trên cơ sở các trọng số ưu tiên theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của khung năng lực.

Để tuyển chọn được người có năng lực, tạo môi trường làm việc mà ở đó người lãnh đạo là người có tâm, có tầm chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao cho bộ môn. Tránh được hiện tượng chạy chọt, bè phái, cục bộ, quan trọng hơn cả là chọn được người có đức, có tài. Yêu cầu đối với thành viên tham gia hội đồng tuyển chọn phải được quán triệt tinh thần khách quan, công bằng trong đánh giá theo khung năng lực và có kiến thức về tiêu chuẩn, yêu cầu đối với công tác phát triển ĐNTBM trong giai đoạn hiện nay. Khách quan, công bằng trong tuyển chọn thực chất là phải gắn liền với công tác quy hoạch, nếu làm tốt khâu này, chúng ta sẽ lựa chọn được những TBM có chất lượng và xây dựng được ĐNTBM tốt phục vụ cho sự phát triển chung của nhà trường. Tuy nhiên, trong công tác quy hoạch, không phải ai thuộc đối tượng quy hoạch cũng đạt chuẩn để bổ nhiệm, mà còn phụ thuộc vào tố chất, năng lực cá nhân, sự nỗ lực của bản thân. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch, hàng năm phải tiến hành đánh giá, sàng lọc, đưa ra và bổ sung cho phù hợp.

Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm TBM theo khung năng lực TBM phải căn cứ vào bản mô tả công việc và sự đáp ứng các tiêu chuẩn của vị trí TBM, đảm bảo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023