Độ Dày Vmtt Trung Bình Của Nhóm Huyết Áp Cao Và Huyết Áp Bình Thường

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tỷ lệ phù hoàng điểm 1 mắt và 2 mắt bằng nhau. Nhóm bệnh nhân huyết áp cao có 60% phù hoàng điểm 2 mắt và 40% phù hoàng điểm 1 mắt. Mối liên quan giữa số mắt tổn thương hoàng điểm và huyết áp của bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê với p = 0,499 (>0,05).

Bảng 3. 19: Độ dày VMTT trung bình của nhóm huyết áp cao và huyết áp bình thường


Độ dày VMTT trung bình

(μm)

Số mắt

n

%

HA cao

436,05 ± 122,82

18

36

HA bình thường

368,03 ± 115,03

32

64

Tổng

392,52 ± 120,32

50

100

p

0,054

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng và phim OCT của bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Bệnh viện Mắt trung ương - 6


Nhận xét: Độ dày VMTT trung bình của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (436,05μm) cao hơn nhiều so với độ dày VMTT trung bình của nhóm bệnh nhân huyết áp bình thường (368,03μm). Tăng huyết áp có ảnh hưởng đến độ dày VMTT của bệnh nhân với p = 0,054 (xấp xỉ 0,05).

Chương 4: BÀN LUẬN‌

4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu‌

Nghiên cứu từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022, tiến hành nghiên cứu trên 50 mắt của 32 bệnh nhân bị phù hoàng điểm do đái tháo đường đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 57,3 ± 9,37 tuổi, trong đó tuổi thấp nhất là 31; cao nhất là 74. Lứa tuổi thường gặp phù hoàng điểm do đái tháo đường là từ 50 tuổi trở lên, dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,8%. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tùng (2017)[6] trên các bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là 63,9 ± 9,20. Kết quả của Nguyễn Đình Ngân (2020)[29] tại Bệnh viện Quân Y 103 cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 74,35 ± 9,01. Điều này phù hợp với đặc điểm của bệnh đái tháo đường, trong các nghiên cứu trước đó cho thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm từ 50 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, việc người dân có nhận thức đúng đắn về bệnh đái tháo đường cũng như biến chứng tại mắt của bệnh ĐTĐ còn chưa cao, người bệnh thường phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, hoặc tình cờ đi khám các bệnh lý khác hoặc khi làm xét nghiệm thường quy thì phát hiện ra mình mắc đái tháo đường. Hơn nữa, bệnh nhân lớn tuổi khi thấy thị lực bị giảm lại thường cho rằng nguyên nhân là do tuổi già, do đục thể thuỷ tinh. Vì vậy dẫn đến việc phát hiện phù hoàng điểm do bệnh ĐTĐ khi tuổi đã cao.

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân nữ chiếm 56,2%, bệnh nhân nam chiếm 43,8%, tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 18/14 ≈ 1,3/1 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn. Tương tự với kết quả của chúng tôi, phân bố giới tính trong nghiên cứu của Nguyễn Phước Hải (2020)[26], Nguyễn Tuấn Thanh Hảo (2019) đều cho thấy số bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn. Trong nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh[1], tỷ lệ nữ/nam là 40/24; nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tùng[6] tỷ lệ nữ giới chiếm 61%, nam giới

chiếm 39%. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân (2020)[29] cho thấy có 45,7% bệnh nhân nữ, 54,3% bệnh nhân nam; tỷ lệ nữ/nam là 0,84/1.

Bảng 4. 1: So sánh tỷ lệ giới tính giữa các nghiên cứu

Nghiên cứu của

Năm

Tỷ lệ nữ giới

Tỷ lệ nam giới

Vũ Tuấn Anh [1]

2015

62,5%

37,5%

Huỳnh Thanh Tùng [6]

2017

61%

39%

Nguyễn Đình Ngân [29]

2020

45,7%

54,3%

Nguyễn Phước Hải [26]

2020

54,1%

45,9%

Kết quả các nghiên cứu đều cho thấy sự khác nhau giữa tỷ lệ giới tính không có ý nghĩa thống kê. Thực tế, nguyên nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường là do sự thoát dịch từ vi mạch kèm theo các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ mắc những nhóm bệnh này không có sự khác biệt giữa nam và nữ, do đó, nguy cơ mắc phù hoàng điểm do đái tháo đường xảy ra giữa nam và nữ là như nhau.

4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc đái tháo đường

Tỷ lệ mắc phù hoàng điểm do đái tháo đường liên quan chủ yếu tới thời gian mắc bệnh. Ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường sớm, trong 5 năm đầu tỷ lệ phù hoàng điểm là 0%, tăng lên 3% sau 10 năm và lên tới 29% sau 20 năm. Với những bệnh nhân mắc đái tháo đường muộn, tỷ lệ phù hoàng điểm là 3% sau 5 năm và 28% sau 20 năm. Cũng ở nhóm mắc đái tháo đường muộn này, tỷ lệ phù hoàng điểm ở nhóm điều trị bằng insulin là 15%, trong khi nhóm dùng thuốc đường uống là 4%.[9]

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm có thời gian mắc bệnh đái tháo đường từ 10-20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 40,6%, nhóm 5-10 năm chiếm 28,1%, nhóm dưới 5 năm chiếm 21,9% và nhóm có thời gian mắc trên 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Đặc điểm này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Phước Hải (2020)[26] với nhóm bệnh nhân mắc đái tháo đường từ 10-20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 32,8%.

4.1.4. Phân bố mắt tổn thương

Phù hoàng điểm do đái tháo đường thường ảnh hưởng cả 2 mắt. Trong nghiên cứu, tỷ lệ phù hoàng điểm ở 2 mắt chiếm 56,25%, lớn hơn

tỷ lệ phù hoàng điểm 1 mắt (43,75%). Trong đó tỷ lệ mắt phải và mắt trái bằng nhau.

Nghiên cứu của Nguyễn Phước Hải [26], tỷ lệ phù hoàng điểm 2 mắt chiếm 60,7%, khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh [1] và Nguyễn Đình Ngân [29] cho thấy tỷ lệ phù hoàng điểm ở hai mắt trên cùng một bệnh nhân chiếm tới 70,3%. Tỷ lệ phù hoàng điểm ở 2 mắt trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác có thể được giải thích do số lượng bệnh nhân nghiên cứu còn hạn chế. Hơn nữa, mức thị lực của nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu kể trên.

4.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường‌

4.2.1. Thị lực

Thị lực của bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường trong nhóm nghiên cứu gặp nhiều nhất là giảm thị lực vừa (20/200-20/60) chiếm tỷ lệ 56% và đặc biệt không gặp trường hợp nào thị lực bình thường. Nhóm giảm thị lực mức độ nặng (từ ĐNT 3m đến dưới 20/200) chiếm 14%, nhóm bệnh nhân thị lực mù (từ dưới ĐNT 1m đến dưới ĐNT 3m) chiếm 30%. Trong các nghiên cứu trước cũng cho thấy phần lớn các bệnh nhân đều có sự suy giảm về thị lực.

Kết quả nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh[1] cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi, có thể thấy phần lớn mắt nằm trong nhóm thị lực thấp dưới 20/60; thị lực cao 20/25 rất ít (2 mắt). Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tùng[6] cho thấy trong 41 mắt phù hoàng điểm, phần lớn thị lực 4/10-7/10 (51,2%); 8/10-10/10 (30,5%); có 1 mắt thị lực dưới 1/10. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Khải (2018)[28] tỷ lệ bệnh nhân có thị lực 7/10 trở lên dưới 20%.

Theo nghiên cứu ETDRS[9], thị lực của nhóm phù hoàng điểm với bệnh võng mạc đái tháo đường sớm cao hơn, 43% mắt có thị lực 20/25, 41% số mắt thị lực trong khoảng 20/50 - 20/25, chỉ có 16% số mắt có thị lực dưới 20/50. Điều này có thể giải thích do khả năng phát hiện bệnh sớm trong các nghiên cứu tại Mỹ so với điều kiện tại Việt Nam. Bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam thường đến muộn, người dân không có

ý thức theo dõi và khám mắt định kỳ, không phát hiện sớm thời điểm mờ mắt và không được khám, điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt.

4.2.2. Triệu chứng cơ năng

Với phù hoàng điểm do đái tháo đường, ban đầu bệnh nhân có thể không để ý đến những thay đổi về thị lực. Tuy nhiên theo thời gian, thị lực sẽ giảm dần rồi dẫn đến mất thị lực.

Nhìn mờ là nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh nhân đến khám và điều trị, thường diễn ra tương đối nhanh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nguyên nhân do dịch tích tụ trong vùng hoàng điểm ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của các tế bào cảm thụ. Méo hình, ám điểm trung tâm, rối loạn màu sắc là các biểu hiện của hội chứng hoàng điểm, phản ánh sự thay đổi cấu trúc vùng này do phù gây ra.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng nhìn mờ (100%), còn ám điểm chỉ gặp ở 36% số bệnh nhân. Tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân [29] có 36/54 mắt (66,6%) có ám điểm, 31/54 mắt (57%) có méo hình, và một số nghiên cứu khác, có thể do nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thị lực trung bình thấp hơn so với các nghiên cứu khác.

4.2.3. Dấu hiệu thực thể

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 31 mắt thể thủy tinh đục độ I,II chiếm 62%, 13 mắt có thể thủy tinh còn trong chiếm 26%, 6 mắt đã mổ thể thủy tinh đặt thể thủy tinh nhân tạo chiếm 12%. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phước Hải (2020) [26] và Vũ Tuấn Anh (2015) [1].

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 50 mắt thì dấu hiệu xuất tiết cứng chiếm 72%, xuất tiết mềm chiếm 38%, xuất huyết chiếm 64%, vi phình mạch chiếm 30% và tân mạch võng mạc chiếm 10%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân [29], xuất tiết cứng chiếm tỷ lệ cao nhất (43/54 mắt), các triệu chứng thực thể khác xuất hiện với tần suất thấp hơn. Như vậy có thể thấy rằng các dấu hiệu cơ bản của tổn thương

võng mạc do phù hoàng điểm ĐTĐ đều xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân nhưng chủ yếu vẫn là xuất tiết cứng.

Dịch kính vẩn đục chiếm 66%; dịch kính trong chiếm 32%; ít gặp nhất là xuất huyết mức độ nhẹ với 1 mắt, chiếm 2%.

4.2.4. Phù hoàng điểm trên OCT

Optical Coherence Tomography (OCT) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, không xâm lấn và an toàn đối với bệnh nhân. Tại Việt Nam, chụp OCT ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về võng mạc, trong đó có các nghiên cứu về phù hoàng điểm do đái tháo đường.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán về hình thái phù hoàng điểm của ETDRS, trong nghiên cứu của chúng tôi, phù hoàng điểm dạng nang và phù hoàng điểm khu trú chiếm tỷ lệ bằng nhau (36%), phù hỗn hợp 28%.

Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Phước Hải (2020)[26] với phù khu trú hay gặp nhất chiếm 44,9%, phù dạng nang chiếm 3,6% và phù hỗn hợp chiếm 23,5%.

4.3. Mối liên quan giữa phù hoàng điểm do đái tháo đường và các yếu tố khác‌

4.3.1. Mối liên quan giữa phù hoàng điểm với đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, yếu tố trình độ văn hóa có tác động và liên quan mật thiết đến chất lượng dịch vụ y tế, khả năng điều chỉnh đường huyết, khả năng tuân thủ điều trị và ngăn chặn các biến chứng.

Bảng kết quả 3.9 cho thấy nhóm bệnh nhân chưa tốt nghiệp cấp 3 có 61,1% phù hoàng điểm 2 mắt, 38,9% phù hoàng điểm 1 mắt. Nhóm bệnh nhân tốt nghiệp cấp 3 có 60% phù hoàng điểm 2 mắt và 40% phù hoàng điểm 1 mắt. Nhóm bệnh nhân tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng có 44,4% phù hoàng điểm 2 mắt và 55,6% phù hoàng điểm 1 mắt. Mối liên quan giữa số mắt phù hoàng điểm và trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê với p = 0,722 (>0,05).

Bảng kết quả 3.10 cho thấy nhóm bệnh nhân chưa tốt nghiệp cấp 3 có độ dày VMTT trung bình cao nhất là 420,10μm. Nhóm tốt nghiệp cấp

3 có độ dày VMTT trung bình là 372,25μm. Nhóm có độ dày VMTT trung bình thấp nhất là nhóm bệnh nhân đã tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng (343,46μm). Mối liên quan giữa độ dày VMTT của bệnh nhân và trình độ văn hóa không có ý nghĩa thống kê, với p = 0,142 (>0,05).

4.3.2. Liên quan giữa phù hoàng điểm và thời gian mắc đái tháo đường

Thời gian mắc đái tháo đường là yếu tố quan trọng trong việc phát hiện phù hoàng điểm. Kết quả các nghiên cứu trước cho thấy ở bệnh nhân đái tháo đường týp I sớm (mắc trước 30 tuổi), gần như trong những năm đầu không xảy ra phù hoàng điểm. Trái lại, cần khám phát hiện phù hoàng điểm trên bệnh nhân đái tháo đường muộn. Thời gian đái tháo đường cũng là một yếu tố tiên lượng kết quả điều trị. Tăng cường việc quản lý, theo dõi và điều trị đường huyết cho bệnh nhân để giảm thiểu biến chứng do đái tháo đường trong đó có biến chứng tại mắt. Thời gian mắc bệnh càng kéo dài thì tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường nói chung càng cao, do đó yêu cầu chất lượng kiểm soát, điều chỉnh và điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường, nhằm hạn chế tác động của yếu tố nguy cơ hàng đầu này.

Bảng kết quả 3.11 cho thấy, nhóm bệnh nhân ĐTĐ dưới 5 năm 100% phù hoàng điểm 2 mắt; nhóm bệnh nhân ĐTĐ 5-10 năm có 44,4% phù hoàng điểm 2 mắt và 55,6% phù hoàng điểm 1 mắt; nhóm bệnh nhân ĐTĐ 10-20 năm có 38,5% phù hoàng điểm 2 mắt và 61,5% phù hoàng điểm 1 mắt; nhóm bệnh nhân ĐTĐ trên 20 năm có 66,7% phù hoàng điểm 2 mắt và 33,3% phù hoàng điểm 1 mắt. Mối liên quan giữa số mắt phù hoàng điểm và thời gian mắc có ý nghĩa thống kê với p = 0,048 (<0,05).

Theo bảng 3.12, trong 4 nhóm bệnh nhân, nhóm mắc ĐTĐ dưới 5 năm có độ dày VMTT trung bình là 419,53μm; nhóm mắc ĐTĐ 5-10 năm có độ dày VMTT trung bình là 414,15μm; nhóm mắc ĐTĐ 10-20 năm có độ dày VMTT trung bình là 352,22μm và nhóm mắc ĐTĐ trên 20 năm có độ dày VMTT trung bình là 321,8μm. Mối liên quan giữa độ dày VMTT của bệnh nhân có xu hướng liên quan với thời gian mắc ĐTĐ với p = 0,057 (xấp xỉ 0,05).

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Ngân [29] đánh giá 54 mắt phù hoàng điểm trên 35 bệnh nhân cho thấy thời gian tiến triển bệnh lý ĐTĐ chưa xác lập được mối liên quan có ý nghĩa thống kê với độ dày VMTT.

Sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do bệnh nhân mắc ĐTĐ nhiều năm không nhớ chính xác thời gian mắc, đặc biệt do đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam không có thói quen khám bệnh định kì, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân thời gian ĐTĐ ngắn nhưng có mức đường huyết cao (trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ dưới 5 năm có 71,4% số bệnh nhân mức đường huyết trên 7mmol/l) có thể là nguyên nhân phù hoàng điểm sớm hơn so với nhóm thời gian mắc ĐTĐ dài nhưng kiểm soát đường huyết tốt.

4.3.3. Liên quan giữa phù hoàng điểm với mức đường huyết

Yếu tố nguy cơ được biết đến nhiều nhất của phù hoàng điểm ĐTĐ là tăng đường huyết mạn tính. Tăng đường huyết kéo dài trực tiếp làm tổn thương tế bào nội mô mạch máu và làm tổn thương hàng rào máu-võng mạc, dẫn đến thoát mạch và phù hoàng điểm do dịch chảy vào vượt quá dịch thoát ra.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân mức đường huyết dưới 7 mmol/l có 72,7% phù hoàng điểm 2 mắt, 27,3% phù hoàng điểm 1 mắt. Nhóm bệnh nhân mức đường huyết trên 7 mmol/l có 52,4% phù hoàng điểm 2 mắt và 47,6% phù hoàng điểm 1 mắt. Số mắt phù hoàng điểm phụ thuộc vào mức đường huyết của bệnh nhân với p = 0,035 ( < 0,05).

Khi phân tích mối liên quan giữa mức đường huyết và độ dày VMTT chúng tôi nhận thấy: nhóm bệnh nhân đường huyết dưới 7 mmol/l có độ dày VMTT trung bình (385,89μm) thấp hơn nhóm bệnh nhân đường huyết trên 7 mmol/l (396,58μm). Mối liên quan giữa độ dày VMTT trung bình của bệnh nhân và mức đường huyết không có ý nghĩa thống kê với p = 0,281 (>0,05).

Tương tự nghiên cứu của chúng tôi, Seema K.S. [24] nghiên cứu trên 212 bệnh nhân ĐTĐ và Zaman Huri [12] nghiên cứu trên 104 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đều cho thấy mức đường huyết có xu hướng ảnh hưởng đến phù hoàng điểm, tuy nhiên chưa xác lập được mối liên quan có ý

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí