Nội Dung Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Án Hôn Nhân Và Gia Đình

Ví dụ: Trong trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn, thoả thuận được với nhau về việc người trực tiếp nuôi con, thoả thuận về tài sản khi ly hôn thì Toà án áp dụng Điều 89, Điều 90, Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Điều 182, Điều 183 Bộ luật tố tụng dân sự để ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự.

Đây là quá trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế - xã hội, đặc biệt là các tri thức pháp lý. Để làm sáng tỏ tư tưởng nội dung các quy phạm liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Giai đoạn này của quá trình ADPL nhằm nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của QPPL đưa ra áp dụng để giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình. Việc ADPL phải thông qua người có thẩm quyền khi ADPL. Cụ thể, Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án phải căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự, Luật đất đai... để giải thích cho các đương sự hiểu, hướng cho các đương sự đi đến thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Giai đoạn này đòi hỏi Thẩm phán giải quyết vụ án phải có trình độ vững vàng về pháp luật, có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý, xã hội để phân tích, hoà giải.

Ba là ra quyết định ADPL hoặc ra một bản án để giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình.

Đây là giai đoạn thể hiện kết quả của hai giai đoạn trên, ở giai đoạn này Toà án có thẩm quyền ra quyết định hoặc bản án để quy định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự đang có tranh chấp trong quan hệ Hôn nhân và gia đình. Văn bản ADPL này thể hiện rất rò năng lực, trình độ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử khi ADPL. Bởi vì, trong giai đoạn này các phán quyết cuối cùng mang tính pháp lý, phán quyết này chính là việc vận dụng các quy định pháp luật về lĩnh vực Hôn nhân và gia đình để giải quyết án Hôn nhân và gia đình.

Quyết định ADPL phải phù hợp với quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng

chứ không thể xuất phát từ ý chí chủ quan hoặc tình cảm cá nhân của người có thẩm quyền, nội dung quyết định bản án phải rò ràng, chính xác.

Bốn là giai đoạn triển khai, tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật, được hiểu là việc thi hành bản án quyết định của Tòa án về vụ việc hôn nhân và gia đình.

Theo quy định pháp luật, sau khi có bản án dân sự (…..Hôn nhân và gia đình) có hiệu lực pháp luật, nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan có thẩm quyền thi hành bản án dân sự ( …Hôn nhân và gia đình) có hiệu lực pháp luật là cơ quan Thi hành án dân sự. Theo Điều 30, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đối với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành hoặc đã thi hành một phần thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành.

Về thẩm quyền thi hành án dân sự:

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hiện nay cơ quan thi hành án cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về việc ra quyết định thi hành án:

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 4

Theo khoản 1, Điều 36, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, thì trong

thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định đối với phần bản án, quyết định sau đây:

(a)-Hình phạt tiền, truy thu thiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; (b)- Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

(c)- Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản cho đương sự;

(d)- Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành.

Ngoài những trường hợp theo khoản 1, Điều 36 nêu trên, Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

Đương sự (bao gồm người được thi hành và người phải thi hành án) có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành thông qua các hình thức: Nộp đơn trực tiếp hoặc gửi đơn qua bưu điện hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự. Việc yêu cầu thi hành án phải kèm theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

1.2.2. Nội dung hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình

Hoạt động ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình cũng rất đa dạng và phong phú, nhưng quy về những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động ADPL trong thụ lý, điều tra, đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án:

* Thụ lý vụ án

Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định có quyền khởi kiện về việc Hôn nhân và gia đình, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết. Bộ luật tố tụng dân sự quy định những loại việc mà Toà án thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình gồm:

- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

- Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ;

- Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con;

- Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;

- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

- Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

- Các tranh chấp khác và những yêu cầu khác về Hôn nhân và gia đình mà pháp luật quy định [33, Điều 27, 28].

Trong thực tế các loại việc tranh chấp về Hôn nhân và gia đình khi các đương sự gửi đơn đến Toà án viết rất đơn giản, ít và thiếu các thông tin để xem xét thuộc loại tranh chấp nào, thuộc thẩm quyền của Toà án nào giải quyết.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, những chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì thông báo cho

người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo nộp tiền tạm ứng án phí và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án mới thụ lý giải quyết.

Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai tạm thu tiền án phí. Nếu trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án phải thụ lý khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu có.

Khác với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Điều 37 quy định: “Nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án báo ngay cho

nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí, trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn… Toà án thụ lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn nộp tiền” [15, Điều 37], nhưng đối với Bộ luật tố tụng dân sự tại Điều 167 quy định:

Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua đường bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền của mình;

- Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;

- Trả lại đơn cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án [33, Điều 167].

Việc trả lại đơn khởi kiện được phân ra các trường hợp sau:

+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có năng lực hành vi tố tụng dân sự;

+ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp Toà án bác đơn xin ly hôn, bác đơn xin thay đổi nuôi con hoặc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con…;

+ Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Như vậy, khi thụ lý đơn để giải quyết vụ án, Toà án trước khi thụ lý cần phải xem xét nhiều vấn đề liên quan như các giấy tờ liên quan đến vụ kiện, thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Toà án cấp nào được giải quyết, người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không, có đủ năng lực hành vi dân sự không đồng thời Toà án phải thụ lý theo đúng thời hạn của Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

* Điều tra vụ án:

Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình, quá trình điều tra vụ án thuộc trách nhiệm của Toà án, Chánh án phân công cho một Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án, điều tra thu thập chứng cứ, đây là giai đoạn rất quan trọng, khó khăn nhất trong quá trình giải quyết vụ án. Thu thập được chứng cứ đầy đủ, khách quan thì Toà án mới có thể ra phán quyết chính xác và đúng pháp luật. Do đó, đòi hỏi Thẩm phán phải thận trọng khi thu thập chứng cứ như các bước chủ yếu sau:

- Thẩm phán tiến hành lấy lời khai đương sự theo Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự, chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự chưa có bản tự khai hoặc bản tự khai không đầy đủ, rò ràng, đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những nội dung đương sự chưa khai hoặc khai chưa rò.

- Việc lấy lời khai của đương sự cũng có thể được thực hiện tại trụ sở

Toà án, trong những trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án. Sau khi ghi xong biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận và có dấu của Toà án, nếu nhiều bản thì phải có dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai ở ngoài trụ sở Toà án phải có người làm chứng hoặc xác nhận của UBND, Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Ngoài việc lấy lời khai của đương sự, khi xét thấy cần thiết Thẩm phán tiến hành lấy lời khai, nếu người làm chứng chưa đủ 18 tuổi hoặc năng lực hành vi dân sự bị hạn chế thì phải được tiến hành lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, trông nom.

Đối với vụ án ly hôn, khi có tranh chấp về con, nếu con từ 9 tuổi trở lên, khi giải quyết về việc nuôi con chung thì cần phải xem xét nguyện vọng của con.

Từ kết quả lấy lời khai nếu thấy có mâu thuẫn thì tiến hành cho đối chất giữa các đương sự với nhau nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mâu thuẫn, việc đối chất phải được ghi lại thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất.

- Tiến hành điều tra xác minh, trong những trường hợp và xét thấy cần thiết Toà án tiến hành đến tổ dân phố, UBND, cơ quan công tác hoặc nơi cư trú của đương sự để xác minh nhằm làm rò vấn đề liên quan đến vụ án.

Cùng với việc lấy lời khai như trên thì cũng tiến hành thu thập các tài liệu khác như:

- Đăng ký kết hôn;

- Bản sao giấy khai sinh của các con;

- Các giấy tờ có ý nghĩa chứng minh về tài sản;

- Các giấy tờ vay nợ, cho vay;

- Các giấy tờ về nhà đất và các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án.

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng vụ án cụ thể mà Toà án quyết định trưng cầu giám định theo sự đề nghị của các bên đương sự hoặc theo đề nghị của một bên đương sự. Nếu trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rò ràng thì Toà án ra quyết định bổ sung yêu cầu giám định lại.

- Định giá tài sản: Tài sản các bên đương sự có tranh chấp về giá, Toà án quyết định thành lập Hội đồng định giá và tuỳ thuộc vào loại tài sản cần định giá mà tiến hành mời các thành viên hội đồng định giá cho phù hợp.

Ví dụ: Định giá về nhà đất, ngoài thành phần đại diện Phòng tài chính thì phải có Phòng tài nguyên môi trường, Phòng quản lý xây dựng đô thị, có đại diện UBND cấp xã, phường, tổ dân phố nơi có tài sản định giá chứng kiến việc định giá. Hoặc nếu định giá tài sản là ô tô thì phải có thành viên của Sở giao thông cùng tiến hành định giá, đồng thời phải có mặt các bên đương sự trong buổi định giá.

Đối với chứng cứ thu thập ở nơi xa, Toà án có thể ra quyết uỷ thác để Toà án nơi khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đương sự, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc có các biện pháp khác để thu thập chứng cứ. Trong những trường hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, tránh gây thiệt hại, đảm bảo việc thi hành án. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời như:

- Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;

- Buộc thực hiện trước một phần cấp dưỡng;

- Kê biên tài sản đang tranh chấp;

- Cấm chuyển dịch về quyền tài sản đang tranh chấp;

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

- Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước ở nơi gửi;

- Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí