Bảng 2.33: Tổng hợp các tiêu chí ảnh hưởng đến phát triển ĐNTBM
Nội dung | Ảnh hưởng mạnh | Khá ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
I | Yếu tố bên ngoài | ||||||||
1 | Quá trình toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức | 246 | 54,91 % | 175 | 39,06 % | 25 | 5,58 % | 2 | 0,45 % |
2 | Môi trường kinh tế | 255 | 56,92 % | 161 | 35,94 % | 28 | 6,25 % | 4 | 0,89 % |
3 | Đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước | 278 | 62,05 % | 157 | 35,04 % | 13 | 2,90 % | 0 | 0,00 % |
4 | Khoa học và công nghệ | 228 | 50,89 % | 166 | 37,05 % | 45 | 10,04 % | 9 | 2,01 % |
5 | Văn hoá, xã hội | 179 | 39,96 % | 228 | 50,89 % | 41 | 9,15 % | 0 | 0,00 % |
II | Yếu tố bên trong | ||||||||
1 | Quan điểm của nhà trường về phát triển ĐNTBM | 300 | 66,96 % | 139 | 31,03 % | 9 | 2,01 % | 0 | 0,00 % |
2 | Môi trường văn hoá nhà trường | 251 | 56,03 % | 179 | 39,96 % | 16 | 3,57 % | 2 | 0,45 % |
3 | Tiềm lực tài chính nhà trường | 255 | 56,92 % | 183 | 40,85 % | 10 | 2,23 % | 0 | 0,00 % |
4 | Năng lực công nghệ | 215 | 47,99 % | 175 | 39,06 % | 53 | 11,83 % | 5 | 1,12 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Lòng Yêu Nghề Và Tận Tuỵ Với Nghề
- Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Công Tác Quy Hoạch Trưởng Bộ Môn Theo Đối Tượng Khảo Sát
- Đánh Giá Hiệu Quả Công Tác Bố Trí, Sử Dụng Tbm
- Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn Trong Trường Đại Học Định Hướng Nghiên Cứu Ở Việt Nam
- Quản Lý Tuyển Chọn Và Sử Dụng Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn Theo Khung Năng Lực Trưởng Bộ Môn
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Đội Ngũ Trưởng Bộ Môn Dựa Vào Năng Lực
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
Nguồn: Khảo sát của NCS năm 2018
Trong các yếu tố bên ngoài, yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với CBQL trong GDĐH và việc xác định rõ vị trí, vai trò của TBM trong nhà trường với 62,05% số người được hỏi cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng mạnh; 35,04% cho rằng khá ảnh hưởng; chỉ có 2,9% đưa ra ý kiến ít ảnh hưởng và không có ý kiến không ảnh hưởng. Yếu tố có ảnh hưởng yếu nhất trong các yếu tố bên ngoài là các yếu tố văn hoá, xã hội với 39,96% số người tham gia khảo sát cho rằng có ảnh hưởng mạnh, nhưng cũng chỉ có 9,15% trả lời ít ảnh hưởng và không có ai khẳng định không có ảnh hưởng.
Các yếu tố bên trong có tỷ lệ đánh giá ảnh hưởng mạnh rất cao, hầu hết trên 50% với tiêu chí cao nhất là chế độ đãi ngộ và thấp nhất là năng lực công nghệ của nhà trường. Mức đánh giá “khá ảnh hưởng” cũng cao đều trên 25%, chỉ có 1-3% số người được hỏi cho là ít ảnh hưởng và gần như không ai đánh giá mức độ không ảnh hưởng. Tiêu chí đánh giá có mức độ ảnh hưởng yếu nhất là năng lực công nghệ.
Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC nhưng mức độ ảnh hưởng được đánh giá rất khác nhau. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra cho các nhà quản lý cần thiết phải quan tâm tới những yếu tố có ảnh hưởng mạnh để khi điều chỉnh chúng thì sẽ tác động làm tăng nhanh hiệu quả thành công của các biện pháp phát triển ĐNTBM.
2.7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội
2.7.1. Ưu điểm
Từ việc phân tích thực trạng ĐNTBM cũng như hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN có thể thấy những ưu điểm sau:
- Thứ nhất, ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn TBM có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực; hầu hết có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao, có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của nhà trường về GD&ĐT; một số TBM có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp GDĐH. Đa số TBM có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có tinh thần phục vụ vì sự thành công của người học và nhà trường. Trong những năm qua, ĐNTBM đã tham mưu tích cực và có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trong trường về đổi mới chương trình đào tạo cũng như các vấn đề về chuyên môn sâu mà bộ môn đảm trách.
- Thứ hai, công tác phát triển ĐNTBM từng bước được chú trọng, các trường ĐHĐHNC đã áp dụng một số biện pháp cơ bản nhằm phát triển ĐNTBM và cũng có hiệu quả nhất định. Vì vậy, nhận thức về vị trí, vai trò của TBM trong nhà trường cũng như cần thiết phải phát triển đội ngũ này đã được nâng cao rõ rệt. Các TBM cũng đã tự nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ quan
trọng, đặc biệt đã tích cực hơn trong việc tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong trường những đổi mới liên quan đến bộ môn. Điều này giúp cho công tác giảng dạy, NCKH của giảng viên và người học trong bộ môn được nâng cao hơn về chất lượng. Những người khác trong nhà trường cũng có cách nhìn khác về ĐNTBM và tạo điều kiện để ĐNTBM thực hiện nhiệm vụ cũng như phát triển bản thân.
- Thứ ba, việc tuyển chọn, bổ nhiệm TBM trong trường ĐHĐHNC được quan tâm thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết mà Nhà nước và nhà trường đặt ra. Điều này giúp cho năng lực chuyên môn của các TBM khá đồng đều và đạt được uy tín nhất định trong bộ môn.
- Thứ tư, công tác ĐT-BD cho ĐNTBM cũng được triển khai khá nhiều và hiệu quả ở hầu hết các trường ĐHĐHNC. Các TBM được khuyến khích tham gia các lớp ĐT-BD nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, họ còn được nhà trường tổ chức các lớp về kỹ năng quản lý, nâng cao nhận thức chính trị… Điều này giúp ĐNTBM có thể đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhà trường cũng như các quy định của Nhà nước trong công cuộc đổi mới sự nghiệp GDĐH. Những biện pháp này bước đầu đã có những tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hoàn thiện hơn kiến thức, phương pháp và kỹ năng nghiệp vụ cho ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.
Nguyên nhân:
- Thứ nhất, hầu hết các TBM đều được đề bạt từ ĐNGV có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cao. Họ cũng là những người có kinh nghiệm và uy tín trong bộ môn nên bản thân đã đảm bảo được những yêu cầu nhất định của nhà trường. Thêm vào đó, việc lựa chọn TBM theo quy trình cũng đúng người, đúng việc nên họ là những người luôn có ý chí phấn đấu, tự phát triển bản thân. Điều này giúp cho công tác phát triển ĐNTBM tăng thêm hiệu quả.
- Thứ hai, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói chung, ĐNTBM nói riêng. Các hội thảo của nhiều trường đã diễn ra nhằm xác định rõ vị trí, vai trò của TBM trong sự phát triển ngành học và nhà trường. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC.
- Thứ ba, các trường ĐHĐHNC rất coi trọng trình độ chuyên môn của giảng viên nói chung và CBQL nói riêng. Đối với các trường ĐHĐHNC, uy tín của người
quản lý, khả năng giảng dạy và NCKH được đặt lên hàng đầu đã khiến các chính sách ĐT-BD giảng viên luôn được quan tâm. Đây cũng là điều kiện giúp TBM thường xuyên tham gia các hoạt động ĐT-BD nâng cao năng lực bản thân.
2.7.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được của công tác phát triển ĐNTBM, vẫn còn rất nhiều hạn chế khiến đội ngũ này chưa phát huy được hết khả năng cũng như nỗ lực cống hiến trong công việc của mình. ĐNTBM mặc dù đã đảm bảo về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực lãnh đạo, quản lý thể hiện ở chỗ: Năng lực phân tích dự báo; xây dựng tầm nhìn; năng lực thiết kế và định hướng triển khai; năng lực quyết đoán, bản lĩnh đổi mới. Trình độ và năng lực quản lý, nhất là kỹ năng quản lý mục tiêu, quản lý thái độ, quản lý hoạt động; kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi; kỹ năng quản lý xung đột... Đa số thực hiện nhiệm vụ quản lý theo kinh nghiệm, chưa được ĐT-BD một cách chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng quản lý nên thiếu phương pháp, kiến thức quản lý, chưa được thường xuyên cập nhật nghiệp vụ quản lý hiện đại, thiếu kiến thức về quản lý nhân sự và tài chính, theo đó còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành; khả năng sử dụng CNTT, ngoại ngữ còn yếu; chưa nhận thức đầy đủ về vai trò kép của một CBQL vừa là người quản lý chuyên môn, vừa là người lãnh đạo. Bên cạnh đó, những năng lực khác như hoạt động xã hội hay hợp tác quốc tế cũng chưa được quan tâm phát triển nên còn thiếu và yếu đối với các TBM. Số TBM có khả năng đàm phán, ký kết, hợp tác với các trường ĐH của các nước trong khu vực và quốc tế về đào tạo, trao đổi học thuật, NCKH, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV còn ít. Nhiều TBM còn hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong chuyên môn, quản lý và hợp tác quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDĐH. Kết quả đó là do những hạn chế của công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC hiện nay, cụ thể là:
- Thứ nhất, các trường ĐHĐHNC chưa nghiên cứu kỹ về hệ thống khung năng lực đầy đủ dành riêng cho TBM. Điều này dẫn đến rất nhiều hạn chế của các hoạt động phát triển ĐNTBM khác có liên quan. Do khung năng lực cho TBM hiện tại ở các trường chủ yếu tập trung vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đã khiến cho ĐNTBM thiếu nhiều kỹ năng khác như năng lực lãnh đạo, hoạt động xã hội, hợp tác quốc tế. Việc thiếu khung năng lực cũng khiến cho TBM không có căn cứ để phấn đấu, tự phát triển
bản thân. Đến khi làm nhiệm vụ, họ không xác định được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, bỏ qua nhiều hoạt động tham mưu cho các cấp lãnh đạo và coi đó là công việc của cấp cao hơn.
- Thứ hai, công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển ĐNTBM chưa được thực hiện một cách triệt để, sâu sắc. Ở một số trường, việc quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên không xuất phát từ thực tế, thậm chí không thông qua khoa hay ĐNGV. Việc quy hoạch cũng mang tính hình thức ở một số trường. Các trường cũng chưa thực hiện các cuộc điều tra cơ bản để xây dựng quy hoạch TBM. Công tác quy hoạch cũng chưa có tính chiến lược lâu dài và thường xuyên, chưa gắn với công tác ĐT-BD, bố trí, sử dụng cán bộ.
- Thứ ba, công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNTBM hiệu quả chưa cao. Việc đề bạt TBM ở các trường đôi khi trong tình trạng bị động. Các trường sử dụng TBM với việc trao trách nhiệm khá đơn giản như phân công lịch dạy trong bộ môn mà chưa chú trọng tới công tác tham mưu của đội ngũ này có thể thực hiện để phát triển hoạt động GD&ĐT, NCKH cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Thứ tư, công tác kiểm tra, đánh giá ĐNTBM chưa được quan tâm đúng mức; việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn chưa được thực hiện, đánh giá TBM vẫn nặng về định tính, nhẹ về định lượng. Các tiêu chuẩn đánh giá khá đơn giản, phần lớn giống ĐNGV. Bên cạnh đó, việc đánh giá thường là tự đánh giá và có sự nhận xét của trưởng khoa nên tồn tại tâm lý cả nể, giúp đỡ để không làm giảm thu nhập chứ không có ý nghĩa để rút kinh nghiệm và làm căn cứ tự phát triển cho TBM.
- Thứ năm, cơ chế làm việc, chính sách tạo động lực cho sự phát triển của ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Các chính sách tạo động lực tuy đã có nhưng chưa rõ ràng đối với ĐNTBM. Các quyền lợi vẫn còn khá ít khiến TBM chưa có nhiều động lực tập trung cho việc quản lý. Họ chỉ cố gắng làm tròn trách nhiệm được giao và dành thời gian để tăng thu nhập cá nhân thông qua việc làm chuyên môn.
Nguyên nhân:
Những tồn tại, hạn chế của hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, những người làm công tác phát triển đội ngũ nhân sự chưa tập trung nghiên cứu kỹ để xây dựng khung năng lực dành cho TBM khiến cho các tiêu chuẩn, mô tả công việc sơ sài, thiếu căn cứ cho công tác phát triển.
- Thứ hai, nhiều TBM trong xử lý công việc vẫn theo kinh nghiệm, chậm đổi mới, bị ảnh hưởng bởi cơ chế hành chính tập trung cũ. Nhiều TBM để “an toàn” thì học theo cách thức của “người đi trước” nhưng lại ít học hỏi kinh nghiệm quản lý từ môi trường GD&ĐT quốc tế nên không cập nhật được những cách thức thực hiện công việc hiện đại.
- Thứ ba, nhiều bộ môn chỉ có 2-3 người, bao gồm cả TBM khiến cho việc lựa chọn, đề bạt TBM gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cũng gây tâm lý không cần thiết phải quy hoạch hay lập kế hoạch phát triển ĐNTBM.
Kết luận Chương 2:
Ở Chương 2, hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC được nghiên cứu thực tiễn với việc tiến hành khảo sát 448 mẫu đối với những người quản lý các cấp, ĐNTBM và giảng viên ở 06 trường ĐHĐHNC của ĐHQGHN.
Thực trạng cho thấy, các trường ĐHĐHNC đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển ĐNTBM như nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TBM trong nhà trường, quy hoạch ĐNTBM, bổ nhiệm, sử dụng TBM, đánh giá, ĐT-BD cũng như thực hiện các biện pháp tạo động lực làm việc cho ĐNTBM, nhưng hiệu quả chưa thật sự cao. Hoạt động phát triển ĐNTBM còn chưa đồng bộ, thống nhất và tập trung. Một số nội dung phát triển đội ngũ của các trường được đánh giá khá hiệu quả như công tác nâng cao nhận thức về vai trò TBM hay ĐT-BD, nhưng còn nhiều nội dung khác chưa được quan tâm. Ngoài ra, các hoạt động phát triển ĐNTBM cũng chưa được thực hiện một cách “bài bản”, đặc biệt là chưa có hệ thống các tiêu chuẩn, năng lực dành riêng cho TBM khiến cho các hoạt động khác trở nên hạn chế, việc kiểm tra, đánh giá vẫn còn lơi lỏng. Kết quả, thực trạng năng lực của ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC được đánh giá chưa cao mặc dù đã đáp ứng những yêu cầu cần thiết của nhà trường cũng như theo quy định của Nhà nước đối với vị trí TBM. Vì thế, để đáp ứng sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, ĐNTBM cần phải tiếp tục được nâng cao về bản lĩnh chính trị, kiến thức hiểu biết toàn diện, phương pháp và kỹ năng lãnh đạo, quản lý...
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN. Trong đó, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; yếu tố kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán; sự quan tâm của chủ thể quản lý đối với việc phát triển ĐNTBM, môi trường văn hoá tổ chức hay tiềm lực tài chính của nhà trường là những vấn đề cần lưu tâm khi xây dựng các giải pháp phát triển ĐNTBM trong các trường ĐHĐHNC.
Chương 2 đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN ở từng nội dung. Từ đó đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của nó. Đây chính là cơ sở để các nhà quản lý xác định các giải pháp hữu hiệu để có thể hoàn thiện hoạt động phát triển ĐNTBM nhằm khắc phục các hạn chế, đồng thời nâng cao chất lượng ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập...” [30]. Phát triển những tư tưởng của các kỳ đại hội Đảng, nghị quyết về GD&ĐT trước đây, Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” [30]. Đổi mới GD&ĐT là chủ trương, chính sách được quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam. “Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [14].
Các quy chế, quy định về trường ĐHĐHNC được ban hành phản ánh sự thay đổi về nhận thức và hoàn thiện dần chính sách của Nhà nước đối với loại trường ĐH này. Đặc biệt, Điều 3 Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 08/9/2015 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu đã tạo ra cơ chế mới cho các trường ĐH phát triển phù hợp với bối cảnh cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 [16].
Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế đất nước, yêu cầu cấp bách đặt ra cho các cơ sở GDĐH cần phải phát triển NNL, phát triển ĐNTBM để đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao cho đất nước. Sự phát triển của KT-XH cùng với những tác động hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho mỗi trường ĐHĐHNC những định hướng phát triển ĐNTBM. Cụ thể:
- Thứ nhất, quá trình phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC cần đặc biệt chú trọng quán triệt những nội dung liên quan đến yêu cầu mới về nhiệm vụ phát triển,