Đánh Giá Hiệu Quả Công Tác Bố Trí, Sử Dụng Tbm

Bảng 2.32: Đánh giá hiệu quả công tác bố trí, sử dụng TBM



Nội dung

Đồng ý

Khá đồng ý

Trung lập

Ít đồng ý

Không đồng ý

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Bổ nhiệm TBM phù hợp

189

42,19

%

163

36,38

%

29

6,47

%

58

12,95

%

9

2,01

%

Miễn nhiệm TBM đúng quy định


142

31,70

%


165

36,83

%


90

20,09

%


35

7,81

%


16

3,57

%

Sử dụng TBM hiệu quả

158

35,27

%

139

31,03

%

47

10,49

%

61

13,62

%

43

9,60

%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 18

Nguồn: Khảo sát thống kê của NCS năm 2018


Trưởng bộ môn có thể bị xem xét miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng thuê làm quản lý khi bị cấp có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của cá nhân được giao và không được tiếp tục ký gia hạn thời gian làm chuyên môn tại đơn vị hoặc khi kết quả hoạt động của bộ môn sau 03 năm đầu bị cấp có thẩm quyền đánh giá không đạt yêu cầu.

Việc bổ nhiệm TBM luôn được thực hiện để đảm bảo nhà trường có đủ về số lượng. Khảo sát nhận định “bổ nhiệm TBM là phù hợp” thì có 42,19% số người được hỏi đồng ý; nhưng cũng có tới 36,38% khá đồng ý; 12,95% cho rằng ít đồng ý và 2% không đồng ý. Kết quả này xuất phát từ việc một số khoa thực hiện việc bổ nhiệm TBM khi các TBM của họ rời vị trí công tác và lấy trong những người đã được quy hoạch. Trong những bộ môn ít người, người được bổ nhiệm thường là người có kinh nghiệm hơn (lớn tuổi hơn) hoặc là người đáp ứng yêu cầu “cứng” nhiều hơn, nên việc dẫn dắt bộ môn phát triển bởi những người này có thể sẽ gặp hạn chế. Đôi khi có những người không hài lòng với kết quả lựa chọn bổ nhiệm, tuy nhiên số này khá nhỏ. Trường hợp bổ nhiệm TBM từ bên ngoài và không nằm trong danh sách quy hoạch TBM cũng có thể làm cho bộ môn và khoa bị động, nhưng trường hợp này cũng hiếm xảy ra.

Thực tế chỉ ra rằng, hầu hết các TBM khi nhận nhiệm vụ đều làm việc lâu dài ở vị trí đó cho đến khi họ chuyển công tác hoặc gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Vì thế, theo khảo sát về việc miễn nhiệm TBM đúng quy trình có đến 31,7% đồng ý; 36,83% cho rằng khá phù hợp; 7,81% cho là ít đồng ý và 3,57% không đồng ý. Việc miễn

nhiệm này đã được họp bàn kỹ càng, nên kết quả thể hiện khá rõ ràng. Sau khi bổ nhiệm, việc sử dụng TBM hiệu quả thể hiện quá trình làm việc lâu dài được đánh giá với 35,27% đồng ý; 31,03% khá đồng ý; 13,62% ít đồng ý và 9,6% không đồng ý. Nhìn chung, các TBM cũng đã đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình. Ở một số khoa và trường, nhiệm vụ của các TBM khá mờ nhạt, chỉ dừng lại ở việc phân công giảng dạy cho giảng viên hoặc thỉnh thoảng triển khai các công việc chung liên quan đến chuyên môn mà bộ môn đảm trách. Chính điều này đã tạo ra sức ỳ, bảo thủ, trì trệ, tư duy thiếu cởi mở với sự đổi mới trong ĐNTBM, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển đội ngũ trong nhà trường.

2.5.2.5. Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ trưởng bộ môn

Động lực làm việc của ĐNTBM có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các bộ môn, là nhân tố cốt lõi của nhà trường, nên việc xây dựng cơ chế, chính sách đối với TBM có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng đội ngũ. Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của ĐNTBM. Động lực ấy được tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất và tinh thần, phù hợp với bản chất nhân văn của chế độ và điều kiện phát triển đội ngũ, đem lại sự công bằng và bình đẳng hơn; thể hiện rõ sự quan tâm của nhà trường đối với CBQL nói chung và TBM nói riêng. Vì vậy, việc phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC phải gắn liền với việc thực hiện các chế độ, chính sách hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của địa phương và đảm bảo công bằng, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy tài năng của ĐNTBM. Để tạo động lực cho ĐNTBM cần phải thực hiện đồng bộ từ việc xây dựng thể chế, ban hành cơ chế, chính sách, quy định khoa học, tạo cơ hội thăng tiến, phát huy cao nhất vai trò của đội ngũ CBQL đến việc tạo lập các giá trị chuẩn mực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường, cần phải tạo ra cơ chế tốt, chính sách tốt và môi trường tốt để phát huy cao độ sức mạnh trí tuệ, tinh thần hăng say làm việc của ĐNTBM, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhà trường.

Nhà trường dành khá nhiều đãi ngộ cho ĐNGV bao gồm các khuyến khích về mặt vật chất và tinh thần.

- Về vật chất: Ngoài mức lương theo quy định cấp bậc chung đối với giảng viên, TBM còn được hưởng phụ cấp theo quy định của Nhà nước, ĐHQGHN và các chế độ, chính sách khác theo quy định cụ thể của trường. Nhà trường cũng điều chỉnh mức lương tối thiểu theo điều chỉnh mà Nhà nước quy định. TBM cũng được giảm trừ một số giờ giảng theo quy định để thực hiện công việc quản lý. Các thu nhập khác vẫn theo quy định của nhà trường về đánh giá P3.

Bên cạnh thu nhập thông thường, TBM cũng được hưởng những đãi ngộ hàng năm như đối với các cán bộ, giảng viên khác của nhà trường (quà thăm hỏi vào các dịp lễ, tết, tổ chức các kỳ nghỉ hè...).

Chính sách thi đua - khen thưởng, đánh giá cuối năm học đối với TBM cũng như giảng viên được nhà trường chú trọng triển khai đều đặn. Mức khen thưởng: danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở được thưởng khoảng 1.500.000 đồng, Lao động tiên tiến được thưởng khoảng 1.000.000 đồng cũng là một chính sách mang tính chất động viên, khuyến khích giảng viên và TBM. Ngoài ra, nhà trường có thể còn thực hiện khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc , có các công trình NCKH đoạt giải cấp trường, cấp ĐHQG, cấp Bộ... hoặc ứng dụng được vào thực tiễn tại trường; khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó có TBM nhưng không có sự phân biệt giữa TBM và giảng viên khác trong khoa.

- Về tinh thần: Nhà trường cố gắng tạo điều kiện trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc cho ĐNTBM như máy tính, máy in, máy photocopy, điều hoà tại các phòng làm việc.

Xây dựng bầu không khí dân chủ trong sinh hoạt, làm việc và cả trong việc phân chia các khoản phúc lợi. Tạo cơ hội thăng tiến cho các TBM có năng lực công tác, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Theo khảo sát, hầu hết số người được hỏi cho rằng nhà trường đã tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt cho TBM. Tuy nhiên, về chính sách lương và thưởng, số người cho là hợp lý và số ý kiến ngược chiều khá đồng đều nhau. Nhiều TBM mong muốn được mức thu nhập cao hơn khi nhận nhiệm vụ tại trường. Chính sách phúc lợi được đánh giá ở mức khá, vì các TBM cũng không thể đòi hỏi cao hơn những người khác trong trường. Họ coi các phúc lợi được hưởng là giống nhau ở mọi vị trí. Nhưng

nhiều người không đồng ý về các hình thức kỷ luật của nhà trường đang áp dụng hiện nay. Có tới 31,76% số người được hỏi cho rằng chính sách kỷ luật của nhà trường là chưa hợp lý, nên không mang lại hiệu quả, chưa phải là động lực cố gắng làm việc của giảng viên. Như vậy, nhà trường cũng cần phải xem xét lại vấn đề này, vì đây cũng là một phần không nhỏ của công tác phát triển ĐNTBM.

1

60.00

50.00

40.00

30.00

5 20.00 2

10.00

-


Không đồng ý Ít đồng ý Trung lập Khá đồng ý Đồng ý


4 3


(1)- Điều kiện, môi trường làm việc đối với TBM hiện nay rất tốt. (2)- Chính sách lương dành cho ĐNTBM hiện nay là hợp lý.

(3)- Chính sách thưởng dành cho ĐNTBM hiện nay là công bằng, thoả đáng. (4)- Chính sách phúc lợi dành cho ĐNTBM rất tốt.

(5)- Chính sách kỷ luật lương dành cho ĐNTBM hiện nay là hợp lý, nghiêm minh.

Nguồn: Khảo sát thống kê của NCS năm 2018

Hình 2.8: Đánh giá về chính sách đãi ngộ đội ngũ trưởng bộ môn


Qua phỏng vấn sâu một số lãnh đạo ở các trường ĐHĐHNC, trên thực tế chế độ, chính sách dành cho TBM còn nhiều bất cập, họ không có nhiều ưu đãi hơn các giảng viên trong khi phải nhận nhiều nhiệm vụ hơn. Vì vậy, họ thường làm việc ở mức độ vừa phải, chưa động viên, thu hút được sức lực trí tuệ của ĐNTBM. Đời sống của một bộ phận ĐNTBM vẫn còn nhiều khó khăn bởi phụ cấp chức vụ đối với TBM rất ít ỏi (ví dụ mỗi tháng chỉ hơn so với việc họ là giảng viên vài trăm nghìn đồng), nên họ cũng chưa thật sự chuyên tâm với công việc. Các TBM thường phải làm thêm để tăng thu nhập và dành ít thời gian tự ĐT-BD để có thể quản lý bộ môn một cách hiện đại. Rất ít trường xây dựng chính sách, chế độ dành riêng cho TBM để tạo điều kiện, động lực làm việc, cống hiến cho đội ngũ này. Đồng thời, môi trường để ĐNTBM phát huy tài

năng, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới còn nhiều hạn hẹp, còn nhiều rào cản và chưa được quan tâm trên thực tế.

2.5.3. Đánh giá kết quả phát triển đội ngũ trưởng bộ môn

Các trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN đã phân cấp cho các khoa chủ động xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bố trí và sử dụng ĐNTBM, trình Hiệu trưởng việc miễn nhiệm đối với TBM không đạt yêu cầu về tiêu chí và nhiệm vụ theo quy định hoặc không muốn giữ vị trí đó. Vì vậy, công tác đánh giá kết quả phát triển ĐNTBM cũng được thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá tại thời điểm sau khi thực hiện một giai đoạn phát triển TBM và có sự so sánh với kết quả đánh giá của giai đoạn trước.

Mỗi TBM đều có bản phân công công việc khá rõ ràng với trách nhiệm về giảng dạy, quản lý bộ môn, NCKH và tổ chức NCKH…

Để đánh giá kết quả phát triển ĐNTBM, nhà trường đã sử dụng các phương pháp như:

- Tự đánh giá: TBM tự đánh giá về khối lượng và chất lượng công việc mà mình thực hiện mỗi học kỳ và mỗi năm thông qua bản tự kiểm điểm và đánh giá công việc của bản thân.

- Kết quả công việc đạt được: Biểu hiện bằng các cuộc họp chuyên môn trong bộ môn, số lượng công trình NCKH được công bố của TBM và bộ môn, các buổi seminar, hội thảo, hội nghị khoa học được tổ chức bởi bộ môn, các chương trình hợp tác trong và ngoài nước về giảng dạy, NCKH, các dự án phát triển cộng đồng…

- Lấy ý kiến phản hồi của người học: Sau khi kết thúc học phần, học kỳ, nhà trường tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của người học về nội dung chương trình mà bộ môn quản lý, phương pháp giảng dạy của giảng viên trong bộ môn và kiểm tra kiến thức của giảng viên. Đến nay, hoạt động này đã được thực hiện đều đặn và đồng bộ trong phạm vi toàn trường. Ý kiến phản hồi về hoạt động quản lý chuyên môn, tổ chức NCKH của người học đối với các TBM.

- Bình xét của tập thể: Trên cơ sở các kết quả đánh giá, cuối mỗi học kỳ, lãnh đạo đơn vị tiến hành bình xét thi đua cho từng cá nhân TBM trong đơn vị mình, hình thức bình xét là bỏ phiếu kín. Tuy nhiên, do sự cả nể, tiêu chuẩn đánh giá chung chung, dùng quá ít tiêu thức để đánh giá nên việc đánh giá theo hình thức này mang tính bình quân hoặc luân phiên.

Kết quả thực hiện công việc của TBM trong trường ĐHĐHNC được thể hiện ở các tiêu chí sau:

- Thứ nhất, là nâng cao chất lượng đào tạo các học phần. Trước hết, các TBM quan tâm tới đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần mà bộ môn quản lý. Đây được xác định là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Bộ môn khuyến khích giảng viên của mình sử dụng thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiện đại (projector, phần mềm giảng dạy) để mang lại hiệu ứng tốt cho việc tiếp cận kiến thức của người học.

+ Bộ môn đã tổ chức nhiều buổi hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích giảng viên tham gia các đề tài NCKH liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy.

Để đảm bảo cho chất lượng giảng dạy của giảng viên, việc đánh giá kết quả học tập của người học cũng liên tục được đổi mới. Hiện nay kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng một trong các hình thức: Thi trắc nghiệm trên máy; bài tập lớn, tiểu luận; thi tự luận. Điểm đánh giá của mỗi học phần gồm có thành phần (điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần), trong đó điểm thi chiếm không dưới 50% tổng điểm. Bên cạnh hình thức thi tự luận, thi trắc nghiệm trên máy tính, thi vấn đáp, hình thức thi kết thúc học phần dưới dạng bài tập lớn (project) cũng được áp dụng (chủ yếu đối với các học phần của khối kỹ thuật) và dưới dạng tiểu luận (đối với các ngành xã hội như kinh tế, du lịch…).

Chất lượng giảng dạy còn thể hiện ở mức độ cập nhật thông tin, kiến thức mới cho học phần. Điều này đòi hỏi các giảng viên phải luôn tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình thông qua NCKH. Hoạt động NCKH của giảng viên trong bộ môn được thể hiện qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học, phục vụ tốt nhất cho đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Như vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, TBM phải thể hiện năng lực quản lý và lãnh đạo trong việc điều chỉnh hoạt động đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng.

- Thứ hai, thúc đẩy NCKH và tổ chức NCKH. TBM luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các giảng viên trong bộ môn hoạt động NCKH với nhiều

hình thức khác nhau. Hàng tháng, TBM tổ chức các cuộc họp chuyên môn để rút kinh nghiệm cũng như đốc thúc các giảng viên làm NCKH. Tổ chức các hội thảo, seminar chuyên môn để công bố các công trình nghiên cứu, đồng thời mở rộng giao lưu khoa học với các tổ chức, cá nhân quan tâm. Hoạt động NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ được TBM chú trọng và xác định là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm chính là thể hiện việc hoàn thành nhiệm vụ của ĐNTBM.

- Thứ ba, thúc đẩy hợp tác trong và ngoài nước, các dự án cộng đồng mang tính học thuật nhằm phát triển KT-XH. Các TBM trong trường ĐHĐHNC cũng có các hợp tác trong và ngoài nước dựa trên các mối quan hệ và uy tín của bản thân để giúp giảng viên của bộ môn tham gia vào các dự án, công trình thực tiễn thông qua việc hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường ĐH trong và ngoài nước.

Ngoài ra, hàng năm bộ môn đề xuất với khoa tổ chức những chuyến tham quan, học tập tại các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng giảng dạy cho các giảng viên và sinh viên, điển hình ở Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Ngoại ngữ của ĐHQGHN.

Theo khảo sát, phần lớn người được hỏi cho rằng các trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN đã thường xuyên thực hiện đánh giá thực hiện nhiệm vụ của ĐNTBM. Tuy nhiên, rất nhiều người không có ý kiến đánh giá về hình thức và phương pháp đánh giá của nhà trường. Trên thực tế, hình thức đánh giá, kiểm tra của nhà trường được xây dựng theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng có nhiều người vẫn cho là chưa hợp lý (28,38%). Thậm chí, có trường chỉ đánh giá TBM theo tiêu chí đánh giá chung của giảng viên mà chưa có sự phân tách coi TBM là một vị trí quản lý. Số người cho rằng việc đánh giá TBM là rõ ràng, công bằng, chính xác và mang tính tích cực cao hơn số người có ý kiến ngược lại. Điều này cho thấy các trường đang có những thành công nhất định trong công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của TBM.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý chưa kịp thời và có nơi, có lúc chưa nghiêm. Việc đánh giá TBM cũng thường dừng lại ở việc tự đánh giá và lấy nhận xét của trưởng khoa rồi gửi lên bộ phận chuyên trách của nhà trường. Công tác đánh giá theo định kỳ đánh giá cán bộ vẫn còn khá hình thức. Đặc biệt, một số trường đã sử dụng kết quả đánh giá để trả lương, thì việc đánh giá lại mang tính hình thức nhiều hơn, vì

các trưởng khoa thường mong muốn mức thu nhập tốt nhất cho cán bộ của họ. Vì vậy, việc đánh giá chưa tạo được động lực rèn luyện, phấn đấu cho ĐNTBM.

1

60.00

50.00

40.00

5

30.00

20.00

10.00

-

2

Không đồng ý

Ít đồng ý Trung lập Khá đồng ý

Đồng ý

4

3

(1)- Nhà trường thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của ĐNTBM. (2)- Các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của TBM hiện nay là hợp lý. (3)- Những tiêu chí đánh giá thực hiện nhiệm vụ của TBM hiện nay là rõ ràng, đầy đủ.

(4)- Việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ của TBM hiện nay là công bằng, chính xác.

(5)- Việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ của TBM mang tính tích cực, giúp TBM tự hoàn thiện năng lực của mình.

Nguồn: Khảo sát thống kê của NCS năm 2018

Biểu đồ 2.9: Đánh giá về công tác đánh giá kết quả phát triển của TBM


2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN, luận án khảo sát trên 9 tiêu chí (5 tiêu chí là các yếu tố bên ngoài, 4 tiêu chí bên trong) và 4 mức độ: Ảnh hưởng mạnh, Ảnh hưởng, Ít ảnh hưởng và Không ảnh hưởng. Kết quả khảo sát được mô tả như sau:

Kết quả khảo sát ở bảng 2.33 cho thấy các yếu tố đều được đánh giá ở mức ảnh hưởng khá cao. Trong đó, các yếu tố bên trong được đánh giá mức ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố bên ngoài. Lý do bởi các yếu tố bên trong tác động trực tiếp tới hoạt động phát triển ĐNTBM.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023