Xây Dựng Và Định Hướng Tổ Chức Thực Hiện Quy Hoạch Đội Ngũ Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Đến Năm 2025 Dựa Vào Năng Lực

3.2.2. Xây dựng và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội đến năm 2025 dựa vào năng lực

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo có quy hoạch đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đến năm 2025 trong quy hoạch chung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu họcTrung học cơ sở của huyện đến năm 2025. Đáp ứng được yêu cầu chủ động của ngành GDĐT trong phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học và trung học cơ sở. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm giúp cho các trường tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo sự phát triển chủ động và bền vững đội ngũ này trong thời gian tới.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Theo phân tích thực trạng về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong thời gian qua ở các trường tiểu học, trung học cơ sở còn nhiều bất cập, hạn chế cần có hướng giải quyết nhằm cải tiến tốt hơn trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội. Do đó, tiến hành cải tiến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ này hàng năm, theo từng giai đoạn vừa thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu về giới tính cũng như độ tuổi, đảm bảo phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội trong hiện tại và tương lai.

Quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội tiến hành như


sau:

Đánh giá về số lượng, cơ cấu, chất lượng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 12

Nhận diện được cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đội ngũ



Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm TPT Đội


Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm TPT Đội


Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm TPT Đội



Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm TPT Đội

Sơ đồ 3.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội

* Đánh giá về số lượng, cơ cấu, chất lượng

Phòng GDĐT chủ trì phối hợp với Hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS thực hiện các nội dung sau:

- Về số lượng: Thống kê số lượng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội tại mỗi trường, từ đó xây dựng được chiến lược và quy hoạch tổng thể đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội trong từng giai đoạn. Trong quá trình xây dựng chiến lược chú ý đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội, vừa phải bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ trước mắt, vừa bảo đảm được nhiệm vụ lâu dài, đáp ứng đủ số lượng cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác đội.

CBQL các nhà trường cần phải chỉ đạo thực hiện việc khảo sát thực tiễn, đánh giá những mặt mạnh, yếu, thời cơ, thách thức của môi trường liên quan đến việc phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội của nhà trường. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm và số lượng đội ngũ GV hiện có, từ đó xác

định số lượng GV làm Tổng phụ trách đội cần phải bổ sung, xác định nguồn tuyển chọn. Trong tuyển chọn cần phải tuân theo những quy định về chế độ tuyển dụng, đồng thời cũng cần công khai những tiêu chuẩn tuyển dụng một cách rộng rãi, phải thử tay nghề và hợp đồng lao động có thời hạn trước khi tuyển dụng chính thức.

- Về cơ cấu: Trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách cần phải bảo đảm sự cân đối, hợp lý về tuổi đời, tuổi nghề, thành phần dân tộc, giới tính, trình độ chuyên môn …Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách hàng năm phải theo một lộ trình, kế hoạch nhất định, tránh tình trạng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ồ ạt, tập trung quá nhiều vào một thời điểm, điều này gây khó khăn cho việc bố trí giảng dạy và kiêm nhiệm làm Tổng phụ trách đội.

- Về chất lượng: Chất lượng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội được thể hiện trên các tiêu chí của khung năng lực đã đề xuất. Vì vậy, để phát triển đội ngũ này CBQL các trường cần khảo sát và đánh giá nhu cầu cần thiết về đào tạo, bồi dưỡng GV làm Tổng phụ trách đội. Cử GV làm Tổng phụ trách đội phải có sự chọn lọc ngay từ đầu theo đúng quy hoạch để GV làm Tổng phụ trách đội đáp ứng đủ các tiêu chí trong khung năng lực đã đề xuất.

* Nhận diện được cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội

GV làm Tổng phụ trách đội có sự thấu hiểu sâu sắc về bản thân và môi trường tồn tại của bản thân; nhận ra được những điểm yếu và điểm mạnh, nhu cầu, giá trị và mục tiêu của bản thân để tạo khả năng thích ứng với sự thay đổi. Điềm tĩnh đón nhận thay đổi (Kiểm soát được cảm xúc, khả năng chuyển chúng thành trạng thái tích cực…) và luôn khao khát thử thách cái mới…

* Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm TPT đội

Để quy hoạch thực hiện có hiệu quả, một trong những yêu cầu cơ bản là phải đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội hiện có. Vì

vậy, Phòng GDĐT, các trường phải xây dựng kế hoạch với nội dung chính sau đây:

- Đánh giá thực trạng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội và phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội.

- Căn cứ quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp và định hướng phát triển giáo dục của bậc học tiểu học, THCS, những yêu cầu đối với đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội đáp ứng đổi mới giáo dục đến năm 2025 và những năm tiếp theo để dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội cho bậc học theo từng giai đoạn.

- Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội.

- Thời gian và nguồn lực để thực hiện các kế hoạch đề ra.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách

đội


CBQL các nhà trường thực hiện các nội dung sau:

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm

Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở. Trưởng Ban là Hiệu trưởng, các thành viên của Ban Chỉ đạo là Hiệu phó chuyên môn, Bí thư chi Đoàn, Chủ tịch công đoàn Trường….

Thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo để phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc. Tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ:

- Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội: về số lượng; cơ cấu; năng lực GV;

- Dự báo nhu cầu đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội ở từng năm học và các mốc thời gian theo các giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo;

- Giúp Ban Chỉ đạo dự thảo các văn bản hướng dẫn; đôn đốc, kiểm tra các trường tiến hành xây dựng Dự thảo quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội, đưa ra hội đồng sư phạm góp ý, hoàn thiện, ban hành.


đội

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách


- Các thành viên Ban Chỉ đạo tùy theo lĩnh vực, phân công thực hiện nhiệm


vụ một cách hiệu quả nhất.

- Việc xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội phải căn cứ tình hình GV của trường; căn cứ nhu cầu GV hằng năm để xây dựng kế hoạch về thực hiện việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

- Lãnh đạo các trường tiểu học, THCS thực hiện quy hoạch ở từng trường, nếu có vướng mắc có thể điều chỉnh, bổ sung và tăng cường điều kiện thực hiện.

* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội

Việc thực hiện biện pháp không phải chờ đến cuối cùng mới kiểm tra đánh giá kết quả mà phải phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách từng lĩnh vực để kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch ở trong từng mốc thời gian theo từng giai đoạn khác nhau. Trong quá trình thực hiện, có thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tế mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Phối hợp với các GV trong nhà trường để thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV có tính khả thi.

- Việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội các trường tiểu học, trung học cơ sở thực hiện có hiệu quả khi từng trường làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV làm TPT đội của đơn vị, đảm bảo tính chính xác, trung thực.

3.2.3. Quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm Tổng phụ trách đội dựa vào năng lực

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo cho đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần quan trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội về trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng công tác đội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tiến hành thường xuyên, liên tục để khắc phục được những hạn chế và đáp ứng những yêu cầu mới của ngành trong thời gian đến.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Với sự phối hợp của các phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng năm học là cần thiết. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới về nội dung, phương thức, cách thức thực hiện.

- Công tác đào tạo đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội: Nhiệm vụ này được tổ chức thực hiện tại các trường tiểu học, THCS dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở, Phòng GDĐT.

- Công tác đào tạo lại: Sở, Phòng GDĐT liên kết với các trường ĐHSP tổ chức đào tạo lại tại địa phương hoặc tại trường đại học nhằm hoàn thiện, bổ sung các kiến thức, kỹ năng cho GV làm Tổng phụ trách đội.

- Công tác bồi dưỡng: Tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn, bồi dưỡng thường xuyên; các hoạt động hội thảo, hội giảng, tham quan thực tế; sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu đề tài,... Đặc biệt , chú ý đến phong trào tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân GV.

Căn cứ thời gian và nội dung đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, kế hoạch được xây dựng phải có phân công tập thể, cá nhân phụ trách từng nội dung, từng bộ môn; có nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện. Mặt khác, kế hoạch xây dựng được đề cập đến kinh phí và các phương tiện phục vụ cho các hoạt động. Đặc

biệt, kinh phí được xây dựng để đưa vào kế hoạch thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của ngành.

Đối với bồi dưỡng tập trung:

- Tổ chức tập huấn đội ngũ GV làm Tổng phụ trách theo cụm trường, trên cơ sở đó để quản lí, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng của quá trình bồi dưỡng.

- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất góp ý nội dung, chương trình, thời lượng bồi dưỡng; từ đó, xác định mục đích yêu cầu, quy mô tổ chức theo từng cấp độ khác nhau; thống nhất một số yêu cầu thiết bị, dụng cụ và các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

- Liên hệ các giảng viên các trường đại học, các báo cáo viên để chuẩn bị biên soạn, in tài liệu phục vụ bồi dưỡng.

- Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch.

Đối với những nội dung khắc phục những điểm yếu hoặc những nội dung thực hiện trong từng năm học thì tiến hành bồi dưỡng ngắn hạn. Các nội dung bồi dưỡng ngắn hạn có thể theo những chuyên đề nhất định, có tính thiết thực trực tiếp đến GV, những kĩ năng dạy học, giáo dục và những tri thức mới. Đối với bồi dưỡng ngắn hạn, có thể trực tiếp mời các chuyên gia, các giảng viên, các nhà sư phạm có kinh nghiệm báo cáo. Đối với những nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí,... cần thời lượng lớn hơn và được thực hiện theo yêu cầu cụ thể cho từng loại đối tượng, có thể thực hiện theo kế hoạch dài hạn. Việc bồi dưỡng này tổ chức dưới dạng liên trường, liên kết tổ chức.

Đối với tự học, tự bồi dưỡng cá nhân: Làm Tổng phụ trách đội đòi hỏi GV phải thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, học hỏi những kinh nghiệm thực tế và rèn luyện kỹ năng cơ bản của công tác đội.

Hiệu trưởng phải hình thành trong trường học văn hóa tự học suốt đời, giúp cho GV hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, hiểu được công việc, nhiệm

vụ của bản thân, đồng nghiệp để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.

Về phía mỗi GV phải chủ động xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Về phía nhà trường và Sở GDĐT có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện kế hoạch cá nhân đã đề ra. Ngoài ra, hiệu trưởng nhà trường phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở GDĐT có thể tổ chức theo nhóm để GV tự trao đổi, phân tích những kiến thức trong quá trình thực hiện tự bồi dưỡng. Tự học, tự bồi dưỡng là hình thức bồi dưỡng đòi hỏi người lãnh đạo, đặc biệt là hiệu trưởng nhà trường hết sức quan tâm, làm sao xây dựng thành thói quen của người GV, trở thành nhiệm vụ thường xuyên, suốt đời của họ. Ý thức được điều này, GV sẽ có kế hoạch, hình thức tự học, tự bồi dưỡng phù hợp với điều kiện riêng của mỗi cá nhân, phù hợp với kế hoạch chung của đơn vị, của ngành và đáp ứng yêu cầu thực tế, cũng như lâu dài của sự phát triển.

Đối với bồi dưỡng thường xuyên: Sở GDĐT giao cho Phòng Giáo dục thường xuyên, xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho ĐN toàn ngành, t rong đó có GV làm TPT đội. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên giữa kết hợp nội dung quy định của Bộ GDĐT với nội dung liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bồi dưỡng thường xuyên thực hiện theo chu kì, tuỳ theo nội dung, quy mô để xác định thời gian và quy định các điều kiện phục vụ bồi dưỡng, chu kì bồi dưỡng. Có thể bồi dưỡng theo từng đơn vị trường hoặc phân theo bộ môn của tất cả GV trong toàn huyện Phú Bình.

Một số hình thức bồi dưỡng khác:

- Tổ chức hội thảo, hội giảng: Nhà trường, cụm trường hoặc theo bộ môn (của GV toàn huyện) tổ chức hội thảo, theo chuyên đề hoặc hội giảng. Thông qua hội thảo để trao đổi cụ thể từng chuyên đề như đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học; quản lí và giáo dục học sinh; hạn chế học sinh bỏ học,... Từ đó, giúp GV được bổ sung thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong dạy học và hoạt động giáo dục. Với hình thức trao đổi, hội thảo sẽ giúp cho GV sẽ tự nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023