Xu Thế Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Trên Thế Giới


vị trí chính giữa trong số 5 địa phương được nghiên cứu, đạt giữa mức Trung bình và mức Khá. Phần lớn các tiêu chí năng lực cạnh tranh của Nghệ An cao hơn một chút so với Thanh Hóa, Hà Tĩnh nhưng thấp hơn khá nhiều so với Đà Nẵng, Khánh Hòa. Cầu thị trường được đánh giá là mặt mạnh nhất của du lịch biển, đảo Nghệ An trong khi kết quả hoạt động du lịch bị đánh giá thấp nhất.

Kết quả nói trên cho thấy còn có một khoảng cách khá xa giữa năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An so với những địa phương hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét trong tương quan những địa phương lân cận thì Nghệ An có năng lực tương đối vượt trội. Sự vượt trội này của Nghệ An chủ yếu có được do những nỗ lực nhằm tăng thêm giá trị gia tăng của các tài nguyên du lịch sẵn có, ví dụ như thông qua phát triển các tài nguyên tạo thêm và yếu tố phụ trợ, nâng chất lượng hoạt động quản lý du lịch và cải thiện các điều kiện hoàn cảnh...

Các tiêu chí lấy ý kiến chuyên gia nhiều hơn so với du khách nhưng được phân loại bằng 5 nhóm lớn là: các tài nguyên, quản lý du lịch, các điều kiện hoàn cảnh, cầu và kết quả hoạt động du lịch. Kết quả hoạt động du lịch và các tài nguyên bị đánh giá thấp nhất.

Tài nguyên phát triển du lịch biển đảo là nhóm yếu tố bị đánh giá thấp trong 5 nhóm yếu tố điều tra chuyên gia, điểm số trung bình thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng và Khánh Hòa. Trong nhóm tiêu chí tài nguyên du lịch, các tiêu chí thuộc yếu tố phụ trợ, cơ sở hạ tầng tiện ích được cho điểm cao hơn so với các tiêu chí thuộc yếu tố tài nguyên tạo thêm và tài nguyên thừa kế.

Tài nguyên thừa kế được đánh giá trên mức bình quân, cao hơn một chút so với Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng và Khánh Hòa, trong đó yếu tố về tự nhiên như thời tiết khí hậu hay cảnh quan thắng cảnh, thảm động thực vật được ghi nhận là bất lợi. Tuy nhiên tài nguyên di sản văn hóa của Nghệ An được đánh giá tương đương với Đà Nẵng và Khánh Hòa.

Trong các tài nguyên tạo thêm của Nghệ An thì cơ sở hạ tầng được đánh giá cao nhất và vui chơi giải trí bị đánh giá thấp nhất. Tài nguyên phụ trợ được đánh giá mức trung bình, sự thân thiện của Nghệ An là yếu tố phụ trợ được cho điểm cao nhất trong khi chất lượng dịch vụ được đánh giá thấp nhất.


Quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại địa phươngđược đánh giá đạt trên trung bình. Hai nhóm tiêu chí quản lý quảng bá du lịch và phát triển nguồn nhân lực được cho điểm tốt nhất, nhóm tiêu chí kém nhất là ra chính sách, lập kế hoạch và phát triển du lịch.

Các điều kiện hoàn cảnh của Nghệ An đạt trên mức trung bình, trong đó nhóm tiêu chí điều kiện hoàn của của Nghệ An được đánh giá tốt nhất là Trật tự/An ninh/An toàn trong khi nhóm yếu tố thấp nhất là môi trường cạnh tranh vi mô.Cầu thị trường của Nghệ An cũng được nhận định ở mức tương đối khi so sánh với các điểm đến khác với điểm số ở mức trung bình khá (3,5). Kết quả hoạt động du lịch của Nghệ An nhìn chung được đánh giá ở mức thấp so với các nhóm tiêu chí khác. Các nhóm tiêu chí về khách, chi tiêu, đóng góp, đầu tư, cạnh tranh về giá, hỗ trợ của chính quyền của Nghệ An được cho điểm từ 3 đến 3,2 điểm, thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng và Khánh Hòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Trong số 7 tiêu chí lấy ý kiến du khách thì tiêu chí thương hiệu du lịch biển, đảo và tiêu chí độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa được đánh giá cao nhất.

Tiêu chí thương hiệu có điểm số đánh giá cao là 4,10, trong đó tiêu chí “phổ cập nhiều người biết” được đánh giá thấp hơn so với tiêu chí “hấp dẫn, cuốn hút”. Tiêu chí chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa được đánh giá ở mức khá 4,06 điểm. Du khác đánh giá thiện cảm đối với con người Nghệ An, đặc biệt là những người dân thường, tuy nhiên, lái xe taxi và xe ôm lại được đánh giá chưa cao.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 18

Tiêu chí sản phẩm/điểm thu hútvà giá cả bị đánh giá thấp nhất trong số 7 nhóm tiêu chí. Các giá trị gia tăng tạo thêm từ vui chơi giải trí, lễ hội chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được du khách. Việc liên kết, phối hợp các sản phẩm, địa điểm du lịch cũng chưa được đánh giá cao. Bên cạnh đó, giá cả chưa phải là một yếu tố hấp dẫn của Nghệ An. Kết quả này có thể do ý kiến chủ quan của du khách, điểu này cũng cho thấy thị trường mục tiêu của Nghệ An là nhóm du khách có điều kiện kinh tế, thu nhập trung bình. Tuy vậy, xét về tiêu chí sản phẩm, những tài nguyên du lịch sẵn có được đánh giá cao hơn hẳn so với những tài nguyên du lịch tạo thêm. Điều


đáng ghi nhận là tiêu chí ẩm thực được du khách đánh giá cao nhất và giá trị của độ lệch chuẩn nhỏ cũng thể hiện sự thống nhất của du khách về lợi thế ẩm thực của Nghệ An.

Các tiêu chí vệ sinh môi trường và an ninh trật tự môi trường xã hội được đánh giá ở mức khá . “Vệ sinh an toàn thực phẩm” và “cảnh quan môi trường tự nhiên, đô thị” được đánh giá cao hơn so với tiêu chí “chất lượng vệ sinh môi trường” và “chất lượng vệ sinh bãi biển, nước biển”. Bên cạnh đó, tiêu chí kiểm soát nạn ăn xin gây ảnh hưởng đến du khách đạt thấp hơn khá nhiều so với các tiêu chí còn lại.

Cơ sở hạ tầng, tiện ích phục vụ du lịch của Nghệ An nhìn chung gần đạt mức Khá. Các loại hình cơ bản (ví dụ phòng nghỉ, nhà hàng, điện nước, giao thông, viễn thông) được đánh giá cao hơn hẳn so với các loại hình ngoài cơ bản (thông tin hướng dẫn, thanh toán, vui chơi, thương mại, y tế).

Từ đánh giá của chuyên gia và du khách, xét một cách tuyệt đối, du khách có xu hướng đánh giá Nghệ An cao hơn so với các chuyên gia. Điều này cũng dễ hiểu bởi một khi đã quyết định tới du lịch Nghệ An, về cơ bản du khách đã đánh giá Nghệ An có nhiều giá trị hơn so với các điểm đến khác. Tuy nhiên, vị trí tương đối của nhóm các yếu tố là khá đồng nhất giữa ý kiến của chuyên gia và du khách. Ví dụ cả du khách và chuyên gia đều cho rằng Nghệ An dường như thành công hơn trong việc tiếp thị, quảng bá và đổi mới cung cách quản lý, điều hành và làm du lịch cũng như phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc cải thiện những yếu tố chủ chốt của năng lực cạnh tranh du lịch là sản phẩm, địa điểm thu hút du lịch và giá cả thì chưa thành công bằng. Tài nguyên tự nhiên du lịch biển, đảo của Nghệ An cũng có vị trí tương đối thấp so với các tiêu chí khác, thể hiện thực tế kém lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên so với những địa phương hàng đầu của cả nước về du lịch biển, đảo như Đà Nẵng, Nha Trang.

Những kết quả thu được nói trên đã phản ánh được những lợi thế và bất lợi về năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An. Đó là những cơ sở thực tiễn và khoa học sát thực cho khuyến nghị các giải pháp của chính quyền tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển đảo Nghệ An được trình bày ở chương sau.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Chương 4 tập trung vào nội dung xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh biển, đảo Nghệ An. Nghiên cứu đã dựa trên những yêu cầu của một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh tốt để lựa chọn và xây dựng mô hình đánh giá cho Nghệ An. Mô hình của Dwyer và Kim (2003) được lựa chọn làm mô hình gốc cho nghiên cứu vì tính phổ biến của mô hình trong ứng dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của nhiều điểm đến cũng như tính thích hợp của nó với hoàn cảnh của Nghệ An.

Dựa trên mô hình gốc này, nghiên cứu đã giản lược các yếu tố thuộc mô hình gốc và thêm vào nhóm các yếu tố liên quan đến cầu để việc đánh giá năng lực cạnh tranh thực sự gắn kết với thị trường. Mô hình được xây dựng để đánh giá năng lực cạnh tranh biển, đảo Nghệ An bao gồm phần gốc với 118 tiêu chí đánh giá và phần mở rộng của mô hình với 47 tiêu chí đánh giá. Phần gốc của mô hình được đánh giá thông qua ý kiến của chuyên gia, phần mở rộng được đánh giá thông qua ý kiến của du khách.

Nghiên cứu dựa vào ý kiến của 150 chuyên gia và 200 du khách để đánh giá năng lực cạnh tranh biển, đảo Nghệ An trên các khía cạnh về các tài nguyên phát triển biển đảo, về quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch địa phương, về điều kiện hoàn cảnh, về cầu, về kết quả hoạt động du lịch, về các yếu tố thuộc phần cầu. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia cũng như du khách là tương đối tập trung và có thể tin cậy được, thể hiện ở giá trị nhỏ của độ lệch chuẩn và sự phù hợp với thực tế. Đặc biệt, những thông tin do du khách cung cấp là sự bổ sung hết sức giá trị cho tiêu chí cầu thị trường trong phần mô hình gốc. Vì vậy, mô hình được xây dựng và áp dụng đã đưa ra những đánh giá tin cậy được về năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An nói riêng và các địa phương khác nói chung. Kết quả của mô hình có thể dùng để đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An, từ đó đem lại lợi ích to lớn, bền vững, lâu dài cho mọi tầng lớp cư dân Nghệ An.


CHƯƠNG 5

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦAĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN


Lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ rõ sự thành công của một điểm đến du lịch được quyết định bởi năng lực cạnh tranh. Có được một vị trí cao trên thị trường du lịch luôn đi đôi với việc duy trì, phát huy và tăng cường năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch trong con mắt du khách không chỉ đơn thuần đến từ những lợi thế về tự nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, môi trường, v.v… mà còn từ quá trình quản lý, bảo tồn và tạo thêm giá trị cho những lợi thế đó.

Như đã phân tích trong các chương trước, luôn luôn tồn tại dư địa cho công tác lập kế hoạch, quản lý để tăng cường năng lực cạnh tranh trong du lịch. Mặc dù một số tài nguyên du lịch (nhất là về tự nhiên, văn hóa, nghệ, thuật, lịch sử…) thường là có sẵn, việc lựa chọn phương án phát triển, xác định thị trường trọng điểmvà quản lý hợp lý các tài nguyên du lịch này vẫn có một ý nghĩa quyết định đối với việc thu hút du khách. Nhiều điểm đến du lịch mặc dù không có nhiều lợi thế có sẵn nhưng nhờ quản lý tốt vẫn trở thành những đầu mối thu hút khách du lịch với sức mạnh cạnh tranh rất cao. Trái lại, dồi dào lợi thế sẵn có nhưng quản lý kém sẽ làm khả năng cạnh tranh suy yếu. Chính vì thế, sau khi xác định chính xác thế mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của mình, các điểm đến du lịch cần đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy các lợi thế, đồng thời khắc phục những nhược điểm, từ đó tối đa hóa năng lực cạnh tranh của mình trên các thị trường Kết quả của những chương trước đã chỉ ra rằng hiện nay du lịch biển, đảo của Nghệ An chưa có một năng lực cạnh tranh đủ mạnh, ít ra là so với các điểm đến hàng đầu của Việt Nam. Về mặt cầu, hình ảnh, thương hiệu du lịch biển, đảo của Nghệ An chưa có nhiều điểm nhấn, ấn tượng mạnh trong du khách trong, ngoài nước. Thị trường của du lịch biển, đảo Nghệ An mới chủ yếu giới hạn ở một bộ phận du khách đến từ phía Bắc, nhất là Hà Nội và bản thân Nghệ An. Việc phân loại, có chính sách riêng đối với từng nguồn khách vẫn chưa được thực hiện tốt. Về mặt cung, lợi thế về tự nhiên, khí hậu, môi trường, văn hóa, xã hội của các vùng


duyên hải Nghệ An không được bằng nhiều địa phương trong cả nước. Cách khai thác những lợi thế này cũng có nhiều bất cập. Chính vì vậy, vai trò của công tác lập kế hoạch, quản lý du lịch ở Nghệ An là đặc biệt quan trọng. Sự thành công của du lịch biển, đảo Nghệ An phụ thuộc vào việc đề ra các giải pháp phát triển đúng đắn.

Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài sử dụng kết quả từ những chương trước, xu thế phát triển của du lịch thế giới, Việt Nam cùng kinh nghiệm và bài học từ những thành công, thất bại trong thực tiễn sẽ được phân tích và tổng hợp. Trên cơ sở đó, một số giải pháp sẽ được khuyến nghị để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An.

5.1. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo

Để có thể xây dựng được các giải pháp cho việc nâng cao NLCT củadu lịch biển, đảo Nghệ An phù hợp, ngoài bài học kinh nghiệm từ các điểm đến du lịch, Nghệ An cũng cần theo sát xu thế phát triển của du lịch biển, đảo trên thế giới và Việt Nam. Nắm bắt được những xu thế của thế giới và Việt Nam sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch và quản lý du lịch đúng hướng, qua đó phát triển du lịch cân đối, bền vững và tối ưu hóa lợi ích thu được.

5.1.1. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo trên thế giới

Mặc dù Việt Nam là một nước đi sau với nhiều đặc điểm khác biệt nhưng cũng khó chệch khỏi quy luật phát triển của thị trường du lịch mà các nước đi trước đã trải qua. Đặc biệt, trong một thế giới mở với cơ hội đi lại, giao lưu và trao đổi hết sức dễ dàng như hiện nay, các xu thế của thế giới rất nhanh được biết đến và thâm nhập vào Việt Nam. Điều này không chỉ đến từ cách điều hành, tổ chức, quản lý, kinh doanh du lịch mới mà thế giới áp dụng mà còn đến từ những sở thích, tâm lý từ phía cầu được du nhập vào Việt Nam.

Honey & Krantz (2007) [36] đã có một đánh giá rất giá trị về xu thế phát triển của du lịch biển, đảo toàn cầu. Theo các ông, du lịch biển, đảo đã có từ rất lâu và từ xưa tới nay, du lịch biển, đảo vẫn luôn luôn là loại hình du lịch quan trọng nhất. Sự phát triển của du lịch biển, đảo trong những thế kỷ trước gắn liền quá trình di cư của loài người, sự ra đời và đi vào vận hành của các phương tiện vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không…) và cơ sở lưu trú (khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ…) cũng như những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội…Nhiều hình thức kinh doanh, tổ


chức du lịch mới cũng góp phần vào sự phát triển nở rộ của du lịch biển, đảo thời gian qua. Chẳng hạn như việc tích hợp tất cả những gì cần phải có vào một điểm đến (ví dụ mô hình các resort nghỉ dưỡng) được David Butterfield đưa ra những năm 1950 đã thay đổi căn bản ngành du lịch (Honey & Krantz, 2007) [36]. Tiếp sau các nước phát triển, các nước đang phát triển hàng năm đều đưa thêm ra thị trường rất nhiều các điểm đến du lịch biển, đảo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường. Nhu cầu tăng lên không chỉ do đời sống tăng lên mà còn do những thay đổi về quy định làm việc trước tiên ở các nước phát triển, sau đó là các nước đang phát triển (ví dụ như tuần làm việc 5 ngày thay vì 6 ngày, thời gian nghỉ phép năm được dài hơn…). Thị trường thường được định hướng bởi những tập đoàn kinh doanh du lịch lớn (khách sạn, điều hành tua du lịch, hàng không, tàu biển…). Kết quả là đến nay hầu như tất cả những điểm đến có điều kiện thuận lợi phục vụ du lịch biển, đảo đều đã được các quốc gia và tập đoàn toàn cầu đưa vào khai thác.

Trong thực tế, số du khách đến với các điểm đến biển, đảo tăng nhanh qua từng năm, kèm theo doanh thu từ du lịch cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, lợi ích mà các quốc gia cũng như cư dân của từng điểm đến du lịch ở thế giới đang phát triển thu được thường là rất nhỏ. Về tài chính, hầu hết lợi nhuận từ kinh doanh du lịch rơi vào túi các tập đoàn kinh doanh du lịch quy mô toàn cầu. Việc phát triển du lịch quá nóng lại dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội cho các điểm đến du lịch. Cư dân địa phương và thế hệ tương lai là những người phải gánh chịu những hậu quả này.

Chính vì vậy, để phát triển du lịch một cách bền vững, qua đó thu được lợi ích lớn nhất từ phát triển du lịch, từng quốc gia, từng điểm đến du lịch cần xây dựng được một kế hoạch phát triển hợp lý, đồng thời nghiêm túc triển khai các điểm trong kế hoạch. Để làm được việc này, những xu thế lớn mà các nhà nghiên cứu, làm chính sách đều đã thống nhất với nhau cần được tính đến.

Về thị trường, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch biển, đảo. Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra dự báo số lượt du khách quốc tế sẽ đạt tới 1,6 tỷ vào năm 2020. Trong số này, 1,2 tỷ là khách du lịch nội vùng, còn lại 4 trăm triệu là khách du lịch hành trình dài. Tỷ lệ khách du lịch hành trình dài sẽ tăng trong thời gian tới. Châu Âu tiếp tục là điểm đến lớn nhất của du khách (700 triệu), theo sau bởi khu vực Châu Á


- Thái Bình Dương (400 triệu), Châu Mỹ (300 triệu), và cuối cùng là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Tuy nhiên, những điểm đến du lịch truyền thống là châu Âu và Bắc Mỹ có mức tăng trưởng khách thấp hơn các khu vực khác, dẫn đến giảm thị phần. Ví dụ Châu Âu thu hút được 60% khách vào năm 1995 dự kiến sẽ chỉ còn giữ được 45% vào năm 2020. Đặc biệt, Châu Á - Thái Bình Dương được cho rằng sẽ là một trong những điểm đến có mức tăng du khách cao nhất (6,5%/năm), qua đó có thể tăng thị phần từ 14,4% vào năm 1995 lên 25,4% vào năm 2020. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các quốc gia, địa điểm để thu hút khách du lịch cũng sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết.

Ngoài những xu thế chung về thị trường nói trên, có hai xu thế riêng cần được đặc biệt quan tâm. Thứ nhất là làn sóng ra nước ngoài du lịch, đầu tư, làm việc và sinh sống từ các nước giàu. Hiện nay, nhiều nước (ví dụ ở khu vực Trung Mỹ) đã bắt đầu thực thi nhiều chính sách đãi ngộ (liên quan đến thuế, định cư, chỗ ở…) dành cho công dân của các nước phát triển, nhất là từ Hoa Kỳ. Thứ hai là vai trò nổi lên của Trung Quốc, thể hiện qua việc Trung Quốc sẽ trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch lớn của thế giới, đồng thời số khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài sẽ tăng rất nhanh. Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ là điểm đến du lịch lớn nhất cũng như có số dân đi du lịch nước ngoài lớn nhất. Cụ thể, số khách Trung Quốc du lịch nước ngoài sẽ tăng từ mức 35 triệu năm 2006 lên tới 100 triệu năm 2020. Đối với Việt Nam, xu thế thứ nhất có lẽ ít ảnh hưởng nhưng xu thế thứ hai liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc cần được xem xét nghiêm túc. Ngoài việc Trung Quốc sẽ cạnh tranh với các nước láng giềng, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu để đón đầu, thu hút làn sóng khách Trung Quốc ra nước ngoài những thập kỷ tới. Những căng thẳng gần đây trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc mặc dù có tác động ngắn hạn nhất định nhưng hợp tác đôi bên cùng có lợi sẽ là xu thế chính. Gỡ rối các vướng mắc về thủ tục, giấy tờ cũng như giải quyết yếu tố tâm lý, tăng hiểu biết của du khách Trung Quốc sẽ khơi thông nguồn thị trường khổng lồ này.

Về loại hình du lịch, do sự tăng lên về nhận thức, trình độ của khách du lịch, các hình thức du lịch đại trà, phổ thông có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và thiếu bền vững sẽ ít được quan tâm hơn. Du khách, nhất là du khách có thu nhập và mức chi tiêu cao, sẽ tìm đến nhiều hơn các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóacó tính bền vững cao. Bên cạnh du lịch sinh thái, văn hóa, một số loại hình du lịch khác cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023