Các Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội Tại Các Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên

mới có thể đáp ứng đúng nhu cầu thực tế và dự báo cần thiết để phát triển đội ngũ này trong tương lai.

Công tác tuyển dụng hiện nay phụ thuộc vào Hội đồng tuyển dụng viên chức cấp huyện, dẫn đến nguồn tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu thực tế, một số GV không đáp ứng được yêu cầu có kỹ năng nói tốt để chào cờ hàng tuần, điều khiển các ngày lễ được trường tổ chức, biết làm các kế hoạch theo qui định của nhà trường, của sự chỉ đạo của bộ phận ngoài giờ lên lớp…

Nguyên nhân

Một số GV trẻ chưa có đủ nghiệp vụ kĩ năng và thâm niên làm công tác đội, đây là một trong những nguyên nhân làm công tác đội chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu khi tham gia hoạt động đội của thiếu nhi. Mặt khác, với đội ngũ GV có độ tuổi cao chưa đảm bảo vấn đề về sức khỏe để xây dựng phong trào, chưa có sự trẻ trung, năng động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho thiếu nhi, các phong trào mang tính mới, mang màu sắc riêng của từng đơn vị còn ít, hoạt động ở nhiều nơi còn chưa chủ động.

Tại nhiều trường học, giáo viên làm Tổng phụ trách đội còn kiêm nhiệm quá nhiều công việc, ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức các hoạt động và phong trào đội trong các trường học.

Cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại chỗ và tổ chức các phong trào hoạt động lớn, có chiều sâu…

Việc tạo điều kiện cho GV đi học tập và nghiên cứu phụ thuộc vào cơ chế của từng đơn vị và chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu của cá nhân. Phần lớn các trường chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, thiếu chủ động và chưa tận dụng thời cơ trong công tác phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội.

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy: về cơ cấu đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tỉ lệ GV làm Tổng phụ trách chiếm đa số là nữ; Về chất lượng đội ngũ thì đa số GV được bồi dưỡng công tác đội trong trường sư phạm hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội. đội ngũ GV có phẩm chất chính trị và có năng lực làm Tổng phụ trách đội, tuy nhiên tự đánh giá của GV làm Tổng phụ trách về năng lực cho thấy GV còn yếu về năng lực giáo dục tập thể đội viên; Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi…

Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội cho thấy CBQL đã quan tâm đến quy trình quản lý gồm: Quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách; Tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội; Thực hiện chế độ chính sách và kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội. Tuy nhiên, CBQL còn xem nhẹ đánh giá đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở về số lượng, cơ cấu, chất lượng; Nhận diện được cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội; Tuyển chọn thực hiện thông qua thu hút những GV có năng lực làm Tổng phụ trách từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí nộp đơn để được tham gia tuyển chọn…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Kết quả thực trạng các yếu tố ảnh hưởng cho thấy, các yếu tố: Năng lực tự học, tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của giáo viên; Chính sách đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Năng lực quản lý của cán bộ quản lý; Cơ chế, chính sách quản lí của ngành GDĐT…là những yếu tố rất ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV làm TPT đội.

Chương 3

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 11

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN‌


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Mục đích có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động. Quá trình hoạt động, chất lượng và hiệu quả của một hoạt động phụ thuộc vào việc xác định mục đích ban đầu. Mục đích là một phạm trù quan trọng trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Vì vậy, việc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ GV làm TPT đội phải đảm bảo tính mục đích về mặt chỉ đạo, tổ chức quản lý từ bước đầu xác định nhu cầu phát triển đội ngũ GV làm TPT đội đến bước cuối kiểm tra, đánh giá những kết quả đạt được trong suốt quá trình thực hiện công tác quản lý về phát triển đội ngũ GV làm TPT đội.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp về phát triển GV làm TPT đội phải đảm bảo được tính hiệu quả, thể hiện ở chỗ khi áp dụng vào việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, các điều kiện khác như: chế độ chính sách, cơ sở vật chất... sẽ phát huy được các nguồn lực nâng cao được năng lực của đội ngũ GV làm TPT đội. Các biện pháp đề xuất cần phải thật sự mang đến hiệu quả, đảm bảo nâng cao chất lượng về quản lý phát triển đội ngũ GV làm TPT đội.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên khả năng, yêu cầu của các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để giải quyết những bất cập yếu kém về đội ngũ GV làm TPT đội, phải phù hợp với mục tiêu phát triển đội ngũ này.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp về phát triển đội ngũ GV làm TPT đội đảm bảo tính khả thi, thể hiện là khi áp dụng vào việc tổ chức phải tạo được chuyển biến tích cực trong các hoạt động quản lý. Phát huy được các nguồn lực của nhà trường mang đến kết quả cuối cùng là đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình ngày càng lớn mạnh, đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ công tác đội, phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Tính hệ thống được xem xét trong mối liên hệ phổ biến, giữa các thành phần có sự tác động qua lại theo những quy luật nhất định. Các biện pháp đề xuất đều luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, vừa là điều kiện, vừa bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo nên một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Mỗi biện pháp giải quyết một mặt, một nội dung và làm thành một bộ phận hệ thống các biện pháp tổng thể.

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Tổ chức thiết kết khung năng lực của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong bối cảnh cụ thể

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo cho giáo viên làm tổng phụ trách có một khung năng lực tương ứng với vị trí việc làm của họ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Khung năng lực chính là cơ sở để CBQL các trường phổ thông xác định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí việc làm đó, đồng thời cũng làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng, bố trí việc làm, quản lý, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, thách thức của nhiệm vụ của bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Căn cứ thực trạng về năng lực của GV làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, chúng tôi đề xuất các tiêu chuẩn và các tiêu chí như sau:

Tiêu chuẩn 1: Năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi

1. Có kinh nghiệm phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi.

2. Lập kế hoạch, tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi.

4. Thường xuyên duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc giữa các các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi; thu thập thông tin phản hồi để nâng cao chất lượng và hiệu quả phối hợp.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi

1. Có hiểu biết về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi.

2. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tốt các hoạt động đội và phong trào thiếu

nhi.


Tiêu chuẩn 3: Năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn

1. Năng lực điều khiển, tổ chức các trò chơi.

2. Năng lực giáo dục, giúp đỡ những HS cá biệt.

3. Có kỹ năng nói tốt, biết làm các kế hoạch theo quy định của nhà

trường,...

Tiêu chuẩn 4: Năng lực phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác chăm sóc, giáo dục HS

1. Phối hợp thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục HS.

2. Phối hợp trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, các hoạt động phong trào của công tác đội.

3. Phối hợp trong việc xây dựng môi trường trường học, cơ sở vật chất… của nhà trường.

4. Phối hợp và góp ý với GV về: thái độ, tác phong, hành vi ứng xử,…

Tiêu chuẩn 5: Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ công tác đội

1. Thành thạo các kỹ năng về nghiệp vụ công tác đội.

2. Xây dựng Chi đội thành tập thể đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động: học tập, sinh hoạt, lao động… ở trường cũng như ở nhà.

3. Giúp đỡ, hướng dẫn Chi đội xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác từng tuần, tháng, học kì, năm học.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực giáo dục tập thể phụ trách

1. Xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể tốt đẹp, chan hòa, thân ái giữa các thành viên phụ trách, giúp đỡ hỗ trợ với nhau trong công tác.

2. Năng lực tổ chức hội thảo chuyên đề để nâng cao năng lực công tác cho phụ trách. Phối hợp với Ban chấp hành Chi đoàn hỗ trợ giải quyết khó khăn, ổn định tư tưởng cho đội ngũ giáo viên phụ trách đội, để làm tốt công tác chuyên môn và công tác đội.

Tiêu chuẩn 7: Năng lực giáo dục tập thể đội viên

1. Năng lực xây dựng phong trào hành động không chỉ để rèn luyện những phẩm chất mà còn có mục đích giáo dục cho HS.

2. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức giáo dục rõ ràng, đánh giá sự tiến bộ của từng HS.

Tiêu chuẩn 8: Năng lực tập hợp lực lượng chăm sóc giáo dục HS và lôi cuốn HS tham gia hào hứng vào các hoạt động phong trào

1. Phối hợp thực hiện chương trình, nội dung tổ chức ngày lễ, ngày hội, các hoạt động phong trào của công tác đội.

2. Phối hợp để thực hiện đổi mới hình thức các hoạt động phong trào của công tác đội.

Tiêu chuẩn 9: Năng lực sư phạm

1. Phải trang bị đầy đủ những hiểu biết về kiến thức sư phạm, về tâm lí giáo dục học Đoàn – đội, đặc biệt là tâm lý học giáo dục và tâm lý học lứa tuổi thanh thiếu niên.

2. Tổng phụ trách có bản lĩnh tự tin, sáng tạo, đủ sức thuyết phục trên cương vị công tác của mình.

3. Kịp thời động viên và hỗ trợ HS trong học tập và phát triển cá nhân.

4. Tư vấn, hướng dẫn HS xác định mục đích học tập, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, vận dụng các phương pháp học tập.

5. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và các hoạt động phát triển cá nhân cho HS, giúp HS tự khám phá và phát huy những tiềm năng của bản thân.

Tiêu chuẩn 10: Năng lực tư tưởng chính trị

1. Vững vàng về lập trường, quan điểm trong thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; chấp hành chỉ thị, nghị quyết của các cấp bộ Đoàn.

2. Thể hiện rõ nét tính chiến đấu, tính nguyên tắc, tính triệt để, tính tích cực xã hội, sự nhạy bén.

Tiêu chuẩn 11: Năng lực phát triển nghề nghiệp

1. Có khả năng tự đánh giá và lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2. Tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới.

3. Sử dụng được ngoại ngữ phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp.

4. Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp.

5. Tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp.

Xây dựng quy trình đánh giá năng lực của GV làm Tổng phụ trách đội cần áp dụng theo các bước sau:

i) Tự đánh giá: GV làm Tổng phụ trách đội cần tự đánh giá năng lực theo các tiêu chuẩn và tiêu chí nêu trên, bởi chỉ có tự đánh giá GV mới biết mình yếu kém về năng lực nào để có kế hoạch tự bồi dưỡng.

ii) Đánh giá qua cấp trên trực tiếp: Nhiệm vụ của người lãnh đạo cấp trên trực tiếp của đội ngũ GV làm Tổng phụ trách là nắm rõ những yếu kém về năng lực của đội ngũ này từ đó nhận thấy được tầm quan trọng phải phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội để CBQL các trường tiểu học, trung học cơ sở có kế hoạch phát triển đội ngũ của nhà trường theo từng giai đoạn, từng năm học cụ thể, đồng thời nêu rõ chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.

iii) Giám định của lãnh đạo cấp trên gián tiếp: Người lãnh đạo cấp trên gián tiếp chính là CBQL của Sở, Phòng GDĐT tham gia vào việc đánh giá năng lực của đội ngũ GV làm Tổng phụ trách, với mục đích chính là đảm bảo được tính kết hợp cho biện pháp phát triển đội ngũ này. Từ đó họ có tầm nhìn rộng để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này trong thời gian tới.

iv) Đánh giá bởi các đồng nghiệp: Các GV trong nhà trường với tư cách là các đồng nghiệp và những GV đã từng làm Tổng phụ trách sẽ là nguồn cung cấp các bằng chứng xác thực, tin cậy để đánh giá đồng nghiệp của mình, từ đó động viên, khuyến khích đồng nghiệp phải có kế hoạch tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm Tổng phụ trách đội.

vi) Đánh giá từ HS và phụ huynh HS, các lực lượng giáo dục khác: Đây cũng được xem là nguồn đánh giá tin cậy để GV làm Tổng phụ trách dựa vào ý kiến phản hồi này để cải tiến kỹ năng, nghiệp vụ công tác đội.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Khung năng lực của GV làm Tổng phụ trách đội phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, nhiệm vụ của GV được quy định trong Luật Giáo dục, Thông tư Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngày ban hành: 08/11/2017, ngày có hiệu lực: 24/12/2017.

Khung năng lực của GV làm Tổng phụ trách đội phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí