Khái Niệm Phát Triển Du Lịch Bền Vững


đồng dân cư địa phương, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho địa phương, nước làm du lịch, cho cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương”.

Theo định nghĩa về du lịch như đã trình bày ở trên, có thể thấy du lịch có những

đặc điểm nổi bật sau đây:

- Du lịch là tổng hợp của nhiều hoạt động: Du khách trong một chuyến du lịch, bên cạnh các nhu cầu đặc trưng (xuất phát từ mục đích chủ yếu của chuyến đi) là: tham quan, giải trí, nghỉ ngơi dưỡng sức, chữa bệnh… còn có nhiều nhu cầu như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí…

- Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, thư giãn vừa biết thêm nhiều cảnh đẹp mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn đóng góp cho phát triển KT - XH của đất nước, địa phương tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Sản phẩm du lịch thường gắn bó với yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần, những kết hợp của cảnh quan thiên nhiên và thành quả lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các SPDL, gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và chưa khai thác. Do đó, SPDL thường không dịch chuyển được, khách du lịch phải đến địa điểm có các SPDL tiêu dùng các sản phẩm đó, thoả mãn nhu cầu của mình. Điều này cho thấy việc đầu tư phát triển SPDL của Nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch.

Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức hợp được tạo ra từ nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu tố cơ bản: Tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nguồn nhân lực du lịch. Các yếu tố đó có đặc điểm cơ bản như sau:

+ Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ưu đãi hoặc con người tạo ra. Vì vậy, các tài nguyên du lịch có thể phân làm hai nhóm: (i) Tài nguyên thiên nhiên (tự nhiên) bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch; (ii) Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

tộc của cộng đồng dân cư địa phương đặc trưng cho sự PTDL ở một địa điểm, một địa phương hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch không chỉ bao gồm các yếu tố của riêng ngành du lịch mà bao gồm cả các yếu tố của các ngành khác được huy động vào nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của con người. Từ đặc trưng đó, khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng cần được đề cập đến cả hai khía cạnh: theo nghĩa rộng nói chung và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch như: hệ thống đường xá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước… nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ. Những yếu tố này được gọi chung là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội. Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách bao gồm: hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển… Đây là yếu tố đặc trưng trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. Nếu thiếu những yếu tố này thì nhu cầu du lịch của khách du lịch không được thỏa mãn. Do vậy, đây chính là yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các SPDL được tạo ra và cung ứng cho khách du lịch. Tuy nhiên, cách phân chia chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ sẽ khó tách bạch rạch ròi các yếu tố CSHT khi ngay trong các khu du lịch cũng có các yếu tố này và nó có thể do chính các CSKDDL tạo ra.

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 4

Như vậy, việc phát triển CSHT du lịch và đặc biệt là việc đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế sẽ tạo ra những khu du lịch hiện đại, tầm cỡ, xứng đáng là ngành mũi nhọn của địa phương, đất nước. Mặt khác, đối với phát triển CSHT du lịch, việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài là hết sức cần thiết. Việc phát triển CSHT du lịch đòi hỏi phải có một lượng vốn tương đối lớn, vì vậy tín dụng nhà nước với các chính sách ưu đãi dành cho lĩnh


vực này có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho đầu tư xây dựng CSHT du lịch. Như vậy, CSHT du lịch là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào PTDL bền vững.

+ Nguồn nhân lực du lịch: NNL du lịch là nguồn lực con người có khả năng tạo ra của cải, vật chất và tinh thần trong lĩnh vực du lịch cho xã hội, thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động [35]. NNL tham gia vào quá trình PTDL bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những người làm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các CSKDDL. Lao động gián tiếp là những người làm việc trong các ngành, các tổ chức liên quan đến hoạt động du lịch như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông… Vì vậy, phát triển NNL du lịch là những hoạt động nhằm tăng thêm số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch. Nội dung phát triển NNL du lịch bao gồm ba hoạt động: hoạt động học tập, hoạt động đào tạo kỹ năng và hoạt động phát triển. Việc phát triển NNL du lịch sẽ góp phần khắc phục thiếu hụt trước mắt và lâu dài NNL có chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả lao động.

Như vậy, với tư cách là một ngành kinh tế, SPDL là yếu tố rất quan trọng đến hiệu kinh doanh du lịch, từ đó ảnh hưởng đến PTDL bền vững. Một SPDL tốt, có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ có khả năng bán giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Phát triển SPDL là sự gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng của SPDL. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, uy tín, tạo thương hiệu cho điểm đến du lịch cần tập trung phát triển hệ thống SPDL có tính cạnh tranh cao trong vùng và đa dạng hoá các loại hình như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch văn hoá… Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng SPDL là hàng hoá công cộng không thuần tuý nên nhà nước và tư nhân đều tham gia. Điều này càng củng cố thêm việc cần thiết phải cải thiện mạnh mẽ nhận thức về du lịch, sự nghiệp PTDL không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà nước mà là trách nhiệm của toàn dân. Tuy nhiên, để có những SPDL đặc thù của địa phương, Chính phủ và địa phương có vai trò dẫn dắt, định hướng sự phát triển các SPDL để hướng các thành phần kinh tế từ bên ngoài vào phát triển SPDL theo đúng định hướng PTBV của Nhà nước.

Theo đó, việc phát triển SPDL, đặc biệt là SPDL đặc thù, chất lượng cao có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra những thương hiệu du lịch khác biệt và nâng cao khả


năng kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, để nâng cao thị phần du lịch cần ưu tiên công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến để đưa các SPDL này đến các thị trường du lịch tiềm năng và như vậy các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước được xem là các công cụ đắc lực được vận dụng phù hợp nhằm hỗ trợ cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch, góp phần làm nổi bật hình ảnh SPDL đặc thù của địa phương.

- Các tác nhân chính tham gia trong hoạt động du lịch: Trong hoạt động du lịch có nhiều mối quan hệ nảy sinh và có ít nhất 4 tác nhân có quan hệ qua lại với nhau đó là: Khách du lịch; cộng đồng dân cư địa phương; cơ sở kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương. Mục đích và vai trò của các tác nhân được thể hiện như sau:

+ Khách du lịch: Khách du lịch là người đi ra khỏi nơi cư trú (nơi ở, nơi làm việc, học tập…) để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh… trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày có chi tiêu chứ không vì lý do nghề nghiệp và kiếm sống ở nơi đến.

+ Cộng đồng dân cư địa phương: Cộng đồng dân cư địa phương là những người sinh sống và làm việc ở địa phương nơi có hoạt động du lịch. Họ tham gia vào hoạt động du lịch dưới nhiều hình thức: cung cấp nhân lực, vốn, hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch và bản thân họ có thể là yếu tố hấp dẫn du lịch. Cộng đồng này là những người trực tiếp nhận những tác động kinh tế - xã hội - môi trường của du lịch cả về mặt tiêu cực và tích cực.

+ Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương tham gia làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý minh bạch, công khai và ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở phát triển CSHT, NNL, SPDL… để cho các tác nhân còn lại hoạt động và phát triển, từ đó quyết định đến PTDL bền vững. Những chính sách tốt sẽ khuyến khích du lịch PTBV hoặc ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển hoặc phát triển không bền vững. Do vậy, chính quyền địa phương phải luôn nhạy bén để hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững theo mục tiêu đã đặt ra.

+ Cơ sở kinh doanh du lịch: Cơ sở kinh doanh du lịch (CSKDDL) tham gia với vai trò cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là cơ hội để cơ sở kinh doanh du lịch bán SPDL mà họ tạo ra,


nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời thông qua đó đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình.

1.1.2. Phát triển du lịch bền vững

1.1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Có thể nói PTDL bền vững không thể tách rời sự phát triển kinh tế bền vững nói chung. Trước khi đi vào khái niệm PTDL bền vững, thì cần hiểu thế nào là PTBV. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về PTBV, sự khác nhau đó xuất phát từ quan điểm, định hướng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Có thể kể đến một số quan niệm tiêu biểu sau đây:

Theo Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (1987) cho thấy: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng yêu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu đó của các thế hệ tương lai” [104]. Quan điểm này chỉ ra rằng: thực chất của vấn đề PTBV là sự gia tăng số lượng, chất lượng của một tổ chức với mục đích là tối đa hóa lợi ích ở hiện tại nhưng phải đảm bảo cho những lợi ích đó được duy trì trong tương lai. Khái niệm PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio - 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg - 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều nghiên cứu còn đề cập tới những khía cạnh khác của PTBV như: chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển KTXH cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), trong đó nêu rõ: “Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường” [16].

Từ khái niệm PTBV, có thể hiểu PTDL bền vững là nói đến sự PTBV trong một ngành, một lĩnh vực, trong mối tương tác với các ngành, lĩnh vực, khu vực khác và


nằm trong sự PTBV chung của địa phương và quốc gia. Khái niệm PTDL bền vững từng bước được hình thành cùng với quá trình nhận thức về sự phát triển KTXH và bảo vệ môi trường của từng quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều quan niệm về PTDL bền vững.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) (2013): “PTDL bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc PTDL trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” [147]. Đây là định nghĩa mang tính khái quát một cách trọn vẹn các nội dung liên quan đến PTDL bền vững. Theo UNEP (2003): Phát triển du lịch bền vững được hiểu là sự phát triển du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương trong khi vẫn bảo vệ và tăng cường cơ hội cho tương lai. PTDL bền vững đáp ứng các yêu cầu sau [143]: (i) Tài nguyên du lịch (tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các tài nguyên khác) được bảo vệ theo một cách thức phù hợp để có thể cho phép chúng được sử dụng trong tương lai, trong khi hiện tại vẫn đem lại lợi ích cho xã hội; (ii) Quy hoạch và quản lý PTDL được thực hiện theo phương thức phù hợp để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sinh thái, văn hóa - xã hội trong khu vực có liên quan; (iii) Chất lượng tổng thể của môi trường trong các khu vực du lịch được bảo tồn, và khi cần thiết được cải thiện; (iv) Mức độ hài lòng của du khách nên được duy trì để đảm bảo rằng những điểm đến tiếp tục thu hút và duy trì được tiềm năng thương mại của nó; và du lịch đem lại lợi ích rộng rãi cho các thành viên trong xã hội. Theo Điều 3 của Luật Du lịch Việt Nam (2017), PTDL bền vững được định nghĩa: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” [73, tr2]. Ở Việt Nam, khái niệm PTDL bền vững không còn mới. Nhưng thông qua các bài học kinh nghiệm và thực tiễn về PTDL bền vững ở các nước trên thế giới, thì PTDL ở nước ta đang hướng tới có trách nhiệm đối với tài nguyên và môi trường. Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và các


lĩnh vực khác liên quan ở Việt Nam, thì quan điểm về PTDL bền vững chưa thật sự thống nhất, tuy nhiên cho đến nay đa số các ý kiến đều cho rằng: “PTDL bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” [55].

Như vậy, có thể thấy trong các nghiên cứu cũng như các chương trình nghị sự của thế giới và ở Việt Nam, quan điểm PTDL bền vững ngày càng được bổ sung và đã đi dần đến những nhận thức chung nhất về nội hàm của khái niệm này, trong đó cho rằng PTBV là sự phát triển đạt được sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý giữa cả ba khía cạnh (trụ cột) kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo quan điểm của NCS:“PTDL bền vững là sự PTDL đáp ứng đồng thời các yêu cầu về tăng trưởng kinh tế bền vững; thực hiện tốt công bằng xã hội và quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm phát triển hài hòa lợi ích của chủ thể tham gia trong hoạt động du lịch theo đúng định hướng Nhà nước, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.

1.1.2.2. Nội dung về phát triển du lịch bền vững

Với khái niệm trên, nội dung về PTDL bền vững được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Phát triển du lịch bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm: PTDL bền vững là sự phát triển đáp ứng đồng thời yêu cầu KTXH và môi trường, bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Như vậy, mục tiêu của PTDL bền vững mang tới sự hài hoà giữa KTXH và môi trường nhưng không ảnh hưởng đến tương lai. Để thực hiện mục tiêu này, cần xác định các nguyên tắc sau: khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên, duy trì tính đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn, PTDL phải đặt trong quy hoạch tổng thể của KTXH, PTDL phải hỗ trợ kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương và PTDL bền vững, đặc biệt là cần chú trọng công tác đào tạo NNL và tiếp thị ngành du lịch một cách có trách nhiệm. Bên


cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh của một điểm đến là SPDL nên để thu hút khách du lịch cần có một hệ thống SPDL đa dạng, hấp dẫn, chất lượng cao, chuyên nghiệp và mang tính đặc thù của địa phương.

- Tăng trưởng kinh tế bền vững: Đó là sự phát triển ổn định lâu dài của du lịch, số lượt khách du lịch tăng đều đặn trong nhiều năm liên tục, tạo ra nguồn thu đáng kể cho các cơ sở kinh doanh du lịch, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương.

- Thực hiện tốt công bằng xã hội: PTDL bền vững sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy các CSKDDL và cộng đồng dân cư địa phương thực hiện các hoạt động du lịch có hiệu quả. Nhờ đó, tạo ra công ăn việc làm ở địa phương ổn định và ngày càng tăng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân địa phương. Nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ được phân phối lại cho toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương nơi có nguồn thu từ hoạt động du lịch.

- Quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên du lịch: PTDL bền vững luôn quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên du lịch. Đối với tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có nghĩa không sử dụng tài nguyên du lịch vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu PTDL hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau. Mặt khác, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường làm ô nhiễm môi trường du lịch. Đối với tài nguyên nhân văn: bảo vệ môi trường nhân văn có nghĩa là luôn giữ gìn các giá trị tài nguyên nhân văn như: di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc cộng đồng dân cư địa phương; làn điệu dân ca...

- Phát triển du lịch bền vững bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể tham gia trong hoạt động du lịch và theo đúng định hướng Nhà nước. PTDL bền vững Nhà nước sẽ đưa ra các chính sách chỉ đạo, định hướng các chủ thể còn lại hoạt động theo đúng định hướng mà Nhà nước đã đề ra, đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể tham gia.

1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững

Một là, PTDL bền vững đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của địa phương và quốc gia, làm tăng nguồn thu ngân sách địa phương thông qua các khoản thu từ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023