Đánh Giá Của Cbql, Gv Về Tạo Môi Trường Cho Gv Làm Tổng Phụ Trách Đội

vào cách phân công hiện nay có rất nhiều bất cập, không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được nhiệm vụ này một cách tròn vai.

Khảo sát về tạo môi trường thuận lợi cho GV (tạo ra hành lang pháp lí để đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội an tâm công tác, xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường để mọi GV tin cậy, chia sẻ lẫn nhau, cùng hợp tác để hoàn thành mục tiêu đề ra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về tạo môi trường cho GV làm Tổng phụ trách đội

TT

Tạo môi trường cho GV

làm TPT đội

Tốt

Khá

ĐYC

TB

Xếp

hạng


1

Tính hiệu lực của các luật

pháp, chính sách, quy chế làm việc


23


21


36


1.84


4

2

Sự tôn trọng và thu hút được

tài tài năng và trí tuệ

19

33

18

2.01

2

3

Sự khen thưởng kịp thời và

kỷ luật nghiêm minh

17

32

31

1.83

5


4

Môi trường làm việc thân thiện, có nhiều cơ hội và điều kiện phát triển theo hướng

tăng tiến


18


34


28


1.88


3


5

Uy tín được thể hiện qua năng lực và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo và cán bộ

quản lý cấp trên


24


36


20


2.05


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 10

Số liệu khảo sát bảng 2.12 cho thấy, các tiêu chí trên thực hiện ở mức trung bình, cụ thể:

Uy tín được thể hiện qua năng lực và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp trên (2.05 điểm);

Sự tôn trọng và thu hút được tài tài năng và trí tuệ (2.01 điểm);

Môi trường làm việc thân thiện, có nhiều cơ hội và điều kiện phát triển theo hướng tăng tiến (1.88 điểm);

Tính hiệu lực của các luật pháp, chính sách, quy chế làm việc (1.84 điểm). Sự khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm minh (1.83 điểm).

Như vậy, tạo môi trường thuận lợi là một biện pháp động viên, khuyến khích GV một cách thiết thực nhất, tác động có hiệu quả đến tình cảm, ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của GV.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội

TT

Kiểm tra, đánh giá

Mức độ đánh giá

TB

Xếp hạng

Tốt

Khá

Đạt


1

Xây dựng, tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn làm Tổng phụ trách đội được quy

định tại Thông tư 27/2017


23


26


31


1.91


1

2

CBQL các trường phải xây

dựng được tiêu chuẩn

18

31

31

1.84



3

Đa dạng hoá nguồn thông tin đánh giá (đa dạng hóa lực lượng tham gia đánh giá như cấp trên, cấp dưới, cộng đồng xã hội, đồng nghiệp, các tổ chức và đoàn thể trong trường, của phụ huynh học

sinh và của học sinh ...).


15


22


43


1.65


7


4

Tạo các cơ hội thử thách cá nhân cho GV làm Tổng phụ trách đội các trường để qua đó đánh giá chính xác mức độ phát triển của từng GV thông qua hoạt động thực tiễn của

họ


17


23


40


1.71


5


5

Khuyến khích tinh thần hợp tác của mỗi GV làm Tổng

phụ trách đội để cùng đánh


15


26


40


1.69


6

Kiểm tra, đánh giá

Mức độ đánh giá

TB

Xếp hạng

Tốt

Khá

Đạt


giá, trên cơ sở kết hợp đánh

giá và tự đánh giá của họ







6

Lựa chọn các công cụ, phương pháp thu thập và xử lý thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của GV làm

Tổng phụ trách đội


22


26


32


1.88


3


7

So sánh kết quả hoạt động của GV làm Tổng phụ trách đội với các tiêu chí để nhận biết các điểm tốt, còn thiếu

sót hoặc sai phạm


21


24


35


1.83


4


8

Phối hợp có hiệu quả hoạt động đánh giá GV làm Tổng phụ trách đội với đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng đội

ngũ đó


23


26


31


1.90


2

TT


Kết quả bảng khảo sát 2.13 cho thấy, các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình thực hiện ở mức trung bình, trong đó:

Xây dựng, tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn làm Tổng phụ trách đội được quy định tại Thông tư 27/2017 (1.91 điểm); Như vậy, chưa có tiêu chuẩn và tiêu chí cũng như minh chứng đánh giá Tổng phụ trách đội, vì vậy cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn và các tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực của GV từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV làm TPT đội.

Phối hợp có hiệu quả hoạt động đánh giá GV làm Tổng phụ trách đội với đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng đội ngũ đó (1.90 điểm), CBQL chưa coi trong công tác này dẫn đến công tác đào tạo bồi dưỡng chưa kịp thời nên một bộ phận TPT đội còn chưa đạt yêu cầu về năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động đội.

Lựa chọn các công cụ, phương pháp thu thập và xử lý thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của GV làm Tổng phụ trách đội (1.88 điểm); So sánh kết quả hoạt động của GV làm Tổng phụ trách đội với các tiêu chí để nhận biết các điểm tốt, còn thiếu sót hoặc sai phạm (1.83 điểm). CBQL cần chú trọng thực hiện hai nội dung này để nhận biết điểm tốt, còn thiếu xót của TPT đội từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Tạo các cơ hội thử thách cá nhân cho GV làm Tổng phụ trách đội các trường để qua đó đánh giá chính xác mức độ phát triển của từng GV thông qua hoạt động thực tiễn của họ (1.71 điểm).

Khuyến khích tinh thần hợp tác của mỗi GV làm Tổng phụ trách đội để cùng đánh giá, trên cơ sở kết hợp đánh giá và tự đánh giá của họ (1.69 điểm);

Đa dạng hoá nguồn thông tin đánh giá (đa dạng hóa lực lượng tham gia đánh giá như cấp trên, cấp dưới, cộng đồng xã hội, đồng nghiệp, các tổ chức và đoàn thể trong trường, của phụ huynh học sinh và của học sinh ...) (1.65 điểm).

Thực hiện kiểm tra, đánh giá TPT đội đòi hỏi CBQL cần thu thập thông tin từ những kênh khác nhau để có kết quả đánh giá chính xác về năng lực của GV làm TPT đội. Qua đó, giúp các trường học nhận thấy những tồn tại, hạn chế và có hướng khắc phục đồng thời phát huy, nhân rộng những ưu điểm, những mặt mạnh của đơn vị. Qua đánh giá để CBQL và GV làm TPT đội khi phát hiện những vấn đề nảy sinh trong các hoạt động phải giải quyết nhanh, kịp thời và thông báo cho các đối tượng liên quan, báo cáo với các cấp lãnh đạo biết, chỉ đạo thực hiện.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội


TT

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnđội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở

Mức độ thực hiện


ĐTB


Xếp hạng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

SL

SL




Các yếu tố chủ quan

1

Năng lực quản lý của cán bộ

quản lý

42

26

12

2.38

2


2

Năng lực tự học, tự bồi dưỡng phát triển nghề

nghiệp của giáo viên


51


24


5


2.58


1

3

Môi trường sư phạm, uy tín,

thương hiệu của trường

41

24

15

2.33

3


Các yếu tố khách quan

1

Cơ chế, chính sách quản lí

của ngành GDĐT

48

22

10

2.48

2

2

Chính sách đầu tư cho hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng

56

21

3

2.66

1

3

Chính sách phát triển KT-

XH địa phương

30

28

22

2.10

3

Số liệu bảng khảo sát 2.14 cho thấy, các yếu tố rất ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên gồm: Năng lực tự học, tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của giáo viên; Chính sách đầu tư cho hoạt động đào tạo,

bồi dưỡng; Năng lực quản lý của cán bộ quản lý; Cơ chế, chính sách quản lí của ngành GDĐT.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng ít hơn gồm: Môi trường sư phạm, uy tín, thương hiệu của trường; Chính sách phát triển KT-XH địa phương.

Trao đổi với CBQL các trường tiểu học Tiểu học Dương Thành, Tiểu học Thanh Ninh, Tiểu học Lương Phú, các đồng chí cho biết: Bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức đúng về sự cần thiết phải hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của giáo viên trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động đội. Từ nhận thức đúng về tiêu chí và tiêu chuẩn làm Tổng phụ trách đội, mỗi GV cần xác định những nội dung, con đường và hình thức tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân là những yếu tố quyết định sự phát triển năng lực làm TPT đội của mình.

CBQL các trường THCS THCS Lương Phú, THCS Kha Sơn, THCS Hương Sơn cho biết: Bản thân mỗi Hiệu trưởng cần phát huy năng lực tạo động lực cho giáo viên phát triển nghề nghiệp thông qua các chế độ chính sách hỗ trợ và các chính sách đào tạo bồi dưỡng phát triển giáo viên, chính sách khuyến khích động viên giáo viên học tập nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải có năng lực huy động các nguồn lực để phát triển đội ngũ giáo viên làm TPT đội bao gồm huy động nguồn lực trong công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch; nguồn lực tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, năng lực huy động nguồn lực để đánh giá giáo viên; năng lực phát triển môi trường giáo dục và môi trường làm việc cho giáo viên phát triển. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tới quá trính phát triển đội ngũ giáo viên làm TPT đội.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Kết quả đạt được

Số lượng GV làm Tổng phụ trách đang dần dần được trẻ hóa và được học hỏi nhiều năm kinh nghiệm của những GV có thâm niên làm Tổng phụ trách đội.

Một số Nnăng lực thực hiện mức độ tốt, gồm: Năng lực định hướng chính trị: Vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, kế hoạch của Đoàn vào thực tiễn phong trào đội ở địa phương, trường; Năng lực phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác chăm sóc, giáo dục HS; Năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn; Năng lực sư phạm.

CBQL, GV cho rằng Định kỳ rà soát quy hoạch, bổ sung quy hoạch, công khai quy hoạch, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội là cần thiết để từ đó Dự kiến về nhân lực, tài lực và các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính… cho hoạt động phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội.

Về quy trình tuyển dụng: Công tác tuyển dụng cán bộ tuân theo đúng các quy định trong các văn bản hiện hành, đã thực hiện: Tuyển chọn thông qua quá trình xem xét, lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn làm Tổng phụ trách

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

Năng lực tổ chức hoạt động của một số GV làm TPT đội còn hạn chế: chưa có sức lôi cuốn trong các phong trào, thể hiện ở tính thuyết phục, khả năng diễn thuyết, kỹ năng văn hóa văn nghệ, kỹ năng tổ chức còn yếu…Một số hiệu trưởng chưa quan tâm đến đội ngũ GV làm TPT đội, việc đầu tư kinh phí, thời lượng, sự giúp đỡ của ban giám hiệu, của tổ khối chuyên môn, giáo viên liên quan còn chưa sâu sắc. GV làm TPT đội vẫn còn phải dạy một nửa đến 2/3 số tiết theo quy định hạng trường nên ít có thời gian dành cho công tác quan trọng này.

Việc quy hoạch đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội còn mờ nhạt, mang tính hình thức, chưa theo sát nhu cầu thông qua việc khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực nên việc xây dựng quy hoạch còn mang tính chủ quan của một số CBQL và một số cán bộ phụ trách thực hiện công việc này. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại trong việc thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ GV làm TPT đội hiện nay, cần có định hướng giải quyết tốt vấn đề này thì công tác quy hoạch

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí