Những năm gần đây, tỉnh Gia Lai đang chú trọng đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo tàng nhằm phát huy các giá trị văn hóa dân tộc để phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 04 bảo tàng đang hoạt động, trong đó Bảo tàng tỉnh Gia Lai được xây dựng bên cạnh Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku nhân dịp “Festival Cồng chiêng Quốc tế 2009” là công trình văn hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của tỉnh Gia Lai và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Bảo tàng có tổng diện tích trên 1.200m2 , kinh phí
đầu tư khoảng 12 tỉ đồng. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu những di chỉ khảo cổ học đã khai quật được trong 10 năm qua, những giá trị lịch sử của quá trình đấu tranh cách mạng từ phong trào Tây Sơn, về Làng kháng chiến Stơr của Anh hùng Núp, tái hiện ngôi nhà đón thư Bác Hồ gửi Đại hội Dân tộc thiểu số miền Nam... Thời kỳ đổi mới cũng được tái hiện trong bảo tàng với mô hình những công trình thuỷ điện Ia Ly và thuỷ lợi Ayun Hạ, về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Gia Lai và tiêu bản một số động vật, khoáng sản quý hiếm. Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn có hơn 35 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 13 di tích được công nhận xếp hạng cấp quốc gia, 04 di tích được công nhận cấp tỉnh cùng hàng chục địa điểm khảo cổ mang dấu ấn về xã hội loài người cổ xưa trên vùng đất này. Các hoạt động lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Gia Lai cũng được thường xuyên tái hiện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề bảo tồn kết hợp với khai thác các di sản văn hóa để tạo ra sản phẩm du lịch mang tính đặc thù hấp dẫn du khách chưa được triển khai hiệu quả.[20,tr.60]
g) Thực trạng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh còn yếu cả về phương diện quản lý và của doanh nghiệp, chưa đầu tư nhân lực và kinh phí thường xuyên cho hoạt động này.Nguồn kinh phí đầu tư cho xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh còn quá hạn hẹp, hàng năm được bố trí khoảng hơn 100 triệu đồng. Hoạt động này chủ yếu tập trung một số nhiệm vụ về quảng bá nhiều hơn là xúc tiến, tuy nhiên các hoạt động mang tính nhỏ lẻ như phát hành các ấn phẩm quảng bá, đĩa phim để tham gia các
hội chợ du lịch, hội thảo…, đi khảo sát một số điểm du lịch. Công tác xúc tiến chưa được triển khai hiệu quả, chưa đẩy mạnh được xúc tiến đầu tư du lịch.
Trong khi các doanh nghiệp du lịch tỉnh cũng không chú trọng nhiều đến công tác quảng bá, xúc tiến.Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và quản lý nhà nước trong việc quảng bá hình ảnh du lịch địa phương chưa được gắn kết chặt chẽ.Hình ảnh du lịch Gia Lai chưa được tạo dựng. Việc tham gia Hội chợ du lịch còn hạn chế, chưa được thường xuyên: Tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế ITE HCMC năm 2008, 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh, tham gia Hội chợ Triển lãm Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Hà Nội năm 2009; Tham gia Hội thảo quốc tế "Liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên với các tỉnh Lào và Đông bắc Campuchia" năm 2015 tại Bình Thuận [9,tr.22]
Trong giai đoạn này, sự kiện "Festival Cồng chiêng Quốc tế 2009” tổ chức thành công tại Gia Lai đã tạo tiếng vang và dấu ấn quan trọng trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác trong quảng bá du lịch sau sự kiện này chưa đạt hiệu quả cao
Nhìn chung, công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tạo dựng được hình ảnh du lịch Gia Lai rõ nét trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như trong khu vực. Nội dung triển khai công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa đồng bộ, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu sự phối hợp từ các doanh nghiệp du lịch cũng như thiếu sự liên kết với các địa phương trong vùng nên chưa mang lại hiệu quả cao.[20,tr.60]
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 4
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Và Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai Giai Đoạn 2011 Đến 2015
- Thực Trạng Phát Triển Của Ngành Du Lịch Gia Lai Giai Đoạn 2011 Đến 2015
- Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Ngành Du Lịch
- Dự Báo Phát Triển Ngành Du Lịch Và Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai Đến Năm2020
- Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Ta Về Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
h) Liên kết du lịch Gia Lai với các địa phương trong nước
Trong thời gian qua, việc liên kết phát triển du lịch giữa Gia Lai với các địa phương trong nước đã triển khai và được duy trì. Gia Lai liên kết phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Đăk Lăk, Quảng Nam. Vấn đề hợp tác chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính: kết nối tour, tuyến, hỗ trợ công tác đào tạo, trao đổi học tập kinh nghiệm, tham gia khảo sát, tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… Theo định kỳ, các địa phương đ tham gia tích cực một số hoạt động theo chương trình ký kết giữa các địa phương. Tuy nhiên,
hiệu quả của các chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương chưa cao, một số nội dung đề ra chưa được triển khai, không có sự đôn đốc, giám sát, kiểm tra thực hiện nội dung chương trình. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, sản phẩm du lịch còn nhiều trùng lắp, các địa phương còn lúng túng trong việc định hình sản phẩm đặc thù nên chưa phát huy hiệu quả của liên kết phát triển du lịch.[20,tr.61]
i) Chính sách phát triển du lịch
Từ nhận thức về vai trò, vị trí của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đ ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu phát triển ngành du lịch nhanh và bền vững để đếnnăm 2015 trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong GDP của lĩnh vực dịch vụ; phấn đấu sau năm 2020 ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã có những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch. Trong nỗ lực để ngày càng cải thiện môi trường đầu tư, ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước áp dụng trên toàn quốc, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, được thể hiện bằng Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai.[20,tr.61]
Kế hoạch số 1767/KH-UBND ngày 10/6/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai về triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được ban hành đã cụ thể hóa nhiệm vụ theo từng giai đoạn cụ thể, chú trọng phát triển du lịch dựa vào thế mạnh tiềm năng về sinh thái, văn hóa, lịch sử.
Với những chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư này, tỉnh Gia Lai tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông trên một số lĩnh vực, nâng cao chất lượng lập và thẩm định các dự án, không ngừng cải tiến thủ
tục đầu tư... Đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh.[10,tr.4]
2.2. Tóm tắt những kết quả đạt được và hạn chế của thực trạng phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong thời gian qua
- Kết quả đạt được
+ Nhận thức về vị trí, vai trò ngành du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của các cấp ủy, chính quyền ngày càng được nâng cao, đặc biệt kể từ khi Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hơn
+ Các chỉ số tăng trưởng về du lịch: lượt khách, doanh thu, GRDP, lao động... có xu hướng ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực.
+ Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng phục vụ du lịch phát triển nhanh tại các khu vực đô thị và các trung tâm cụm du lịch.
- Tồn tại và nguyên nhân:
- Đầu tư du lịch chưa tương xứng với tiềm năng; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách, nhất là du khách quốc tế; thiếu các loại hình dịch vụ chất lượng cao như khu vui chơi hiện đại, khu giải trí cao cấp, hệ thống mua sắm... để thu hút khách đến vui chơi giải trí và mua sắm; chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế.
- Công tác quản lý tài nguyên du lịch bị buông lỏng trong giai đoạn khá dài làm cho nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh bị suy kiệt, nhất là tài nguyên rừng, thắng cảnh, di tích lịch sử..
- Thị trường du lịch chưa được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế.
- Hoạt động lữ hành còn yếu. Chưa có những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chuyên nghiệp, có mối quan hệ với các thị trường gửi khách chính trong và ngoài nước để khai thác nguồn khách.
- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; các hoạt động quảng bá chưa thường xuyên, chưa phong phú về hình thức; công tác thông tin du lịch chưa được chú trọng...
- Cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển du lịch chưa thật sự hấp dẫn, thông thoáng, đặc biệt là vấn đề giao đất, giải phóng mặt bằng của dự án, chưa tạo được hành lang thuận lợi thu hút đầu tư du lịch.
- Cơ sở hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông đến các điểm du lịch ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút khách.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ của lực lượng lao động trong ngành du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh còn hạn chế và chậm được đổi mới. Tại các địa phương cấp huyện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa được kiện toàn, cán bộ còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
- Đóng góp của GRDP du lịch còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GRDP địa phương và GRDP ngành dịch vụ của tỉnh.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN NAY
2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan của Nhà nước
Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền
tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. [2,tr 9].
2.3.2.Thực hiện xây dựng và triễn khai chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Gia Lai nên công tác xây dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm được thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 về phát triễn du lịch.
Sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và của Gia Lai nói riêng có nhiều cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế và khu vực. Chính vì thế năm 2015 và 2016, Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với cục Văn hóa cơ sở, tổng cục du lịch cùng một số cơ quan tổ chức Hội nghị đầu tư và xúc tiến du lịch. Trong quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan: nhiều khu di tích được bảo vệ, các tiềm năng du lịch được khai thác phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên vì thiếu các quy hoạch chi tiết do đó một số cảnh quan bị sâm hại như các dòng thác, rừng đầu nguồn, làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường.[10,tr 3]
2.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch ở Gia Lai những năm qua đã có nhiều kết quả khả quan.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc
biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.
Quyết định số 421/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, ngày 07 tháng 3 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa Thông tin.
Số 08/2016/QĐ – UBND ngày 1 tháng 2 năm 2016 Quyết định của Uỷ ban nhân tỉnh Gia Lai, Quy định chức năng nhiệm vụ của Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch.
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ và 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và du lịch.
Ở các huyện, thị xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin.
2.3.4 Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký, cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch
Có thể nói Gia Lai là một trong các tỉnh có các chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển du lịch. tư, khuyến khích đầu tư, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.Nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhằm tạo bước chuyển biến đột phá trong phát triễn du lịch của tỉnh nhà,Chủ tịch Gia Lai ra Quyết định số 43/2014/QĐ – UBND ngày 18 tháng 10 năm 2015 Ban hành quy định ưu đãi các cơ sở xã hội hóa về du lịch
Trước mắt, tập trung đầu tư các dự án du lịch tại TP. Pleiku, sớm đưa Pleiku trở thành trung tâm du lịch của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến Gia Lai ngày càng nhiều. Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo đôn đốc các sở, ban, ngành, Hiệp hội Du lịch tỉnh và địa phương liên quan thực hiện. Đồng thời, cùng với các sở, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung và điều kiện để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư về du lịch. Đề xuất hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp
cận điểm du lịch, tạo hành lang hấp dẫn thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ, đảm bảo các cơ sở lưu trú duy trì đúng chất lượng, loại hạng đã được công nhận, các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm. Quan tâm xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân và các thành phần kinh tế tạo sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.
Đồng thời, các ngành liên quan xây dựng quy chế ứng xử văn minh, lịch thiệp, đặc biệt ở những khâu tiếp xúc thường xuyên với người dân và du khách như cảng hàng không, bến xe, cửa khẩu…Có kế hoạch giám sát, kiểm tra và tiếp nhận những phản hồi của nhân dân
và du khách để xử lý kịp thời.Bên cạnh đó, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại điểm du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ngoài ra, UBND tỉnh Gia Lai còn yêu cầu Hiệp hội Du lịch tỉnh vận động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng sản phẩm-dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động du lịch tỉnh nhà phát triển Các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào các khu du lịch đều được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về giá thuê đất, mặt nước; vốn đầu tư; lãi suất vay vốn; giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; thông tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương. Trường hợp, các lĩnh vực kinh doanh đang tồn tại ở doanh nghiệp được tỉnh khuyến khích, hỗ trợ (bằng nhiều cách như: qua miễn giảm thuế, tài trợ ngân sách, theo hướng bảo hộ, thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích hợp tác ...).
Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thẩm định phân loại xếp hạng các cơ sở lưu trú cho các doanh nghiệp kinh