Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su 75 - 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ LOGISTICS

Tuyết Mai dịch từ Microsoft Small Business Công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. RFID được ứng dụng trong các lĩnh vực: Quản lý đối tượng, nhân sự; quản lý hàng hóa bán lẻ trong siêu thị; nghiên cứu động vật học; quản lý hàng hóa trong xí nghiệp, kho hàng…; quản lý các phương tiện giao thông qua trạm thu phí; lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y

khoa; làm thẻ hộ chiếu, chứng minh nhân dân…

Hoạt động kinh doanh của công ty bạn đang tiến triển tốt và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiển nhiên, nhiệm vụ cấp bách của bạn lúc này là tìm kiếm các giải pháp mới nhằm tạo dựng một lợi thế cạnh tranh lớn. Công nghệ RFID sẽ là một lựa chọn thích hợp.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều về công nghệ RFID - viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến) - trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh lớn, nhưng có lẽ bạn còn đang băn khoăn không biết liệu công nghệ mới này thích hợp với hoạt động kinh doanh của mình hay không?

Thời gian gần đây, một số tổ chức, hãng tư vấn nổi tiếng thế giới như Gartner Dataquest, Market Research,... đã nghiên cứu và khuyến cáo các công ty ở mọi quy mô khác nhau nên ứng dụng các giải pháp nhận dạng không dây, trong đó RFID là một trong số các công nghệ mới.

Các chuyên gia cho rằng những hệ thống nhận dạng dữ liệu tự động không dây như RFID hoàn toàn có thể giảm thiểu các sai sót về địa điểm, dây chuyền cung ứng và đánh cắp sản phẩm lên tới 90%, gia tăng hiệu suất từ 12 đến 15% và giảm thời gian kiểm đếm tồn kho từ 35 tới 40%, qua đó tạo dựng được một lợi thế cạnh tranh rõ nét.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


* Vậy chính xác RFID là gì?

Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID.

Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm.

Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm.

“Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu đọc trên máy tính, các công ty có thể tự động biết được rất nhiều thông tin”, Kevin Ashton, Phó chủ tịch hãng Thing Magic, một nhà cung cấp lớn giải pháp RFID, cho biết.

Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động. Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý kiểm soát.

Thẻ RFID, có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các ông ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống

kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.


Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào.

Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, trưng bày, bán hàng. Tín hiệu vô tuyến phát ra từ chiếc tem điện tử này sẽ giúp các nhân viên bán hàng không phải đưa đầu dò đọc lướt lên mã vạch của sản phẩm nữa; việc tính tiền sẽ nhanh lẹ hơn rất nhiều, và như vậy khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian xếp hàng chờ thanh toán nữa.

Trong các kho hàng, nhân viên sẽ thao tác nhanh chóng và chính xác hơn việc lập sổ thu mua, tiêu thụ, tồn kho để theo dõi số lượng, chủng loại hàng trong kho. Họ sẽ nhanh chóng biết lô hàng nào đã quá hạn không được bày bán nữa, chủng loại hàng nào đang hút khách tiêu dùng cần mua thêm ... Nói tóm lại, nhờ ứng dụng RFID, các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị sẽ cần ít nhân viên hơn, chi phí hoạt động sẽ giảm, lợi nhuận sẽ cao hơn.

Nếu có cơ hội làm việc tại Wall mart hay những siêu thị lớn khác, bạn sẽ thấy rõ hơn những lợi ích ưu việt của RFID. Tuy nhiên, thậm chí cả khi hoạt động kinh doanh của bạn không mấy liên quan đến lĩnh vực bán lẻ và chưa dành nhiều mối quan tâm đến RFID, dưới đây là 5 yếu tố bạn nên nắm vững về RFID - một công nghệ được dự đoán sẽ trở thành “cánh tay phải” đắc lực cho việc kinh doanh của các công ty trong tương lai:

* RFID là một công nghệ đang nổi.

Bạn hãy nói chuyện với những công ty đang ứng dụng RFID và sẽ thấy rõ ràng chúng ta chưa hiểu nhiều về công nghệ mới này. Những gì chúng ta biết đã và đang thay đổi từng ngày.

Khi Gregg Steiner, Phó chủ tịch Hãng mỹ phẩm trang điểm Emjay Labs bắt đầu quan tâm đến RFID, ông nhận ra rằng Công ty cần nhanh chóng đẩy mạnh việc


ứng dụng RFIP lên từng sản phẩm. “Tôi đã tìm hiểu và đọc các tài liệu về RFID vào mọi nơi mọi lúc, đặc biệt là những thông tin liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm và sau đó tham gia ngay vào Hiệp hội các công ty ứng dụng RFID”, Steiner cho biết

Một chiến lược khác được Steiner sử dụng đó là cung cấp cho các nhà sản xuất của ông nhiều thông tin cùng các trợ giúp để họ cũng ứng dụng RFIP. “Tôi nghĩ rằng sai lầm lớn nhất mà một công ty có thể mắc phải khi quan tâm ứng dụng RFID đó là không tìm hiểu kỹ lưỡng”, Steiner nói.

* Ứng dụng RFID có thể là khá tốn kém

“Nếu bạn đang điều hành một công ty nhỏ, có một điều rất quan trọng cần biết là khi đầu tư ứng dụng công nghệ RFID sẽ phải thử nghiệm và thiết kế rất nhiều”, Douglas Singer, chủ tịch tập đoàn may mặc Grantex có nhiều kinh nghiệm ứng dụng RFID, cho biết.

Theo Ronald E. Quirk, Luật sư tại Hãng luật Venable LLP chuyên về các vấn đề RFID, hiện một bộ đọc RFID thông thường được bán với mức giá khoảng 1000 USD, trong khi các thẻ RFID có giá 0,2 USD/chiếc nếu mua số lượng nhiều và 1 USD nếu mua số lượng ít. Con số đã nêu chưa bao gồm giá phần mềm ((Microsoft đã có kế hoạch hỗ trợ công nghệ RFID bằng phần mềm Windows XP Embedded phục vụ các nhà bán lẻ).

Tuy nhiên, “May mắn thay, giá thành cho công nghệ RFID - đặc biệt là thẻ RFID – đang giảm đáng kể”, Ronald cũng cho biết thêm

* Tuy nhiên, RFID sẽ đem lại một lợi thế cạnh tranh lớn

Đó là đánh giá của Garman Honaman, Giám đốc tiếp thị sản phẩm RFID của Tập đoàn công nghệ NCR. Theo Garman, những công nghệ mới như RFID có thể đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh lớn cho những công ty sớm quan tâm ứng dụng. Rõ ràng rằng những người đến muộn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.

Honaman khuyên các công ty nhỏ không nên quá hấp tấp, đồng thời cảnh báo “Sẽ là sai lầm nếu mù quáng tin theo những rao giảng về công nghệ RFID và nhanh chóng ứng dụng mà thiếu sự tìm hiểu đầy đủ về các nhu cầu và điều kiện cụ thể trong môi trường kinh doanh của bạn”.


Trước khi ứng dụng giải pháp RFID, hãy quan tâm tới những lợi ích mong đợi, các thay đổi trong quy trình kinh doanh có liên quan, các giải pháp đánh giá cùng những yêu cầu cơ sở hạ tầng. “Người đầu tiên không phải lúc nào cũng là người tốt nhất”, Honaman cho biết thêm.

* Nếu được thực thi chính xác, RFID có thể mang lại những phần thưởng đáng giá.

Nhiều công ty đang xem RFID như một khoản chi phí đơn thuần. “Điều này thực sự thiển cận”, Philip Calderbank, Phó chủ tịch hãng RFID Seeburger, cho biết, “Với việc hoạch định cẩn trọng, RFID có thể sớm bộc lộ rõ những khoản lợi ích to lớn thu về”.

Một trong những lợi ích then chốt của việc ứng dụng RFID đó là dữ liệu và kiến thức mà nó cung cấp cho các nhà ra quyết định. Song vượt ngoài lợi ích này, RFID còn có thể đem lại nhiều lợi ích cho các khách hàng và nâng cao tỉ lệ giữ chân khách hàng.

Theo Tim McIntyre, Phó chủ tịch phụ trách bán hàng của hãng bán lẻ Primary Marking System, thậm chí đối với các công ty nhỏ nhất, RFID cũng đem lại không ít các lợi ích quan trọng. Nhỏ như thế nào ư? Bạn hãy thử xem xét nhiệm vụ kiểm soát và quản lý dữ liệu tại cửa hàng thực phẩm có 3 người. “Công nghệ RFID sẽ đảm bảo thực phẩm được gửi tới đúng khách hàng”, Tim cho biết.

Như vậy, bằng việc kiểm tra các đơn đặt hàng, cửa hàng thực phẩm này sẽ biết chắc chắn tới từng khách hàng nào đã mua những loại bánh sandwich khác nhau.

*Sẽ có không ít các sai sót ứng dụng RFID

Theo Manish Bhuptani, Chủ tịch Hãng cung cấp giải pháp RFID, Cleritec Systems thì luôn có một danh sách dài các sai sót mà nhiều công ty thường mắc phải khi thực thi RFID.

Trong số đó có sự thiếu phân tích chi phí kỹ lưỡng (chỉ tập trung vào các chi phí mua sắm mà bỏ qua các chi phí bảo dưỡng lâu dài); không nhờ cậy các nhà tư vấn có chuyên môn; triển khai RFID xuyên suốt dây chuyền cung ứng mà không tổ chức kiểm tra, khảo sát nội bộ; và chỉ xây dựng một hệ thống tổng thể mà không


quan tâm đến chi tiết cái nào thì mua, cái nào thì thuê.

Về lâu dài, Bhuptani và nhiều chuyên gia RFID khác tin tưởng rằng RFID sẽ phổ biến như việc sử dụng các máy tính cá nhân trong kinh doanh ngày nay. “Nhưng cũng như những chặng đường phát triển đã đi qua, các công ty cần tiến những bước thận trọng để tránh các thất bại không đáng có”, Bhuptani cho biết.

Có thể thấy, quyết định ứng dụng RFID trong các công ty chỉ còn phụ thuộc vào vấn đề thời gian. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, RFID vẫn là một khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc rất mới mẻ cũng như là một công nghệ hết sức tiềm năng.

Lời khuyên cuối cùng: hãy kiên nhẫn nếu bạn có thể. Nếu các đối tác kinh doanh của bạn không đề nghị RFID, “bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu và quan sát thêm về công nghệ RFID. Chắc chắn thời gian tới sẽ có rất nhiều thay đổi”, đúng như nhận định của Wayne Stargardt, Phó chủ tịch phụ trách tiếp thị và bán hàng của Tập đoàn Sensor Logic, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ.


B. HỆ THỒNG ERP

Hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems) là một loại giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp một doanh nghiệp, một tổ chức có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán.

Định nghĩa nghe có vẻ rất đơn giản và chính xác. Tuy nhiên, ERP thì không chỉ đơn giản là như vậy. Thông qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan đến Hệ thống ERP cho doanh nghiệp một cách chi tiết.

Hệ thống ERP là gì?

Trước tiên chúng ta cùng nhìn lại sơ về lịch sử của hệ thống ERP một chút. Có thể nói ERP được ra đời nhờ sự phát triển từ một ứng dụng lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRP) và sản xuất tích hợp máy tính (CIM) và phát triển một cách toàn diện thành hệ thống ERP; Từ ERP xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 khi tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho MRP.

Đến khoảng giữa những năm 1990, ERP đã được áp dụng cho hầu hết các mảng của một doanh nghiệp chứ không chỉ được dùng cho bên sản xuất. Các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng bắt đầu ứng dụng ERP. Tới khoảng năm 2000, thuật ngữ “ERP II” xuất hiện và được dùng để chỉ những phần mềm ERP có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. ERP II cho phép không chỉ bản thân công ty mà cả khách hàng và các đối tác trong dây chuyền cung ứng cũng có thể xem được thông tin. Hay nói cách khác, thế hệ ERP mới này hỗ trợ việc hợp tác giữa các công ty với nhau chứ không chỉ quản lý nội bộ nữa.



Lịch sử phát triển Hệ thống ERP Như hiện nay chúng ta thấy Thông thường ở 1

Lịch sử phát triển Hệ thống ERP

Như hiện nay chúng ta thấy; Thông thường ở trong các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, mỗi phòng ban người ta sẽ dùng một loại phần mềm khác nhau. Khi dùng từng phần mềm riêng lẻ như cách truyền thống, việc kết nối các dữ liệu với nhau rất khó, nhất là khi khối lượng dữ liệu lớn hoặc các phần mềm của từng phòng ban không tương thích với nhau, thế nên sự phối hợp giữa nhiều bộ phận của một công ty trở nên khó khăn, tốn kém, mất thời gian.

Còn với Hệ thống ERP nó có thể tích hợp thông tin từ tất cả các phòng ban và chức năng trên một doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất có thể phục vụ nhu cầu riêng lẻ và đa dạng của các phòng ban khác nhau. Nó phục vụ cho nhu cầu về nhân sự, tài chính, nhà kho, cung ứng và bất kỳ bộ phận khác nhau mà quá trình kinh doanh cần phải có. Mặc dù mọi bộ phận trong bất kỳ công ty nào đều có phần mềm được tối ưu hóa và đáp ứng nhu cầu của bộ phận cụ thể đó, nhưng ERP có vai trò tổng hợp đầy đủ và cung cấp thông tin mà một hệ thống của một bộ phận cụ thể không thể làm được. ERP có thể được xem là cầu nối trong việc cung cấp thông tin và các quá trình tích hợp các chức năng nâng cao một cách hiệu quả nhất của tất cả các hoạt động. Triển khai ERP chắc chắn sẽ làm thay đổi lớn đối với hầu hết các tổ chức và với một khoảng đầu tư không hề nhỏ. Tuy nhiên, khi triển khai hệ thống ERP doanh nghiệp sẽ thấy được hiệu quả tất thì thông qua các kết quả mà ERP có thể mang lại cho doanh nghiệp mình như tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí