Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết, Tính Khả Thi Các Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Làm Tổng Phụ Trách Đội

Mỗi trường THPT phải có những GV đã từng làm TPT có năng lực tốt, có uy tín trong nhà trường để tham mưu cho hiệu trưởng làm tốt công tác đánh giá GV.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp phát triển GV làm TPT đội được nghiên cứu và đề cập trong luận văn có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng, chi phối, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, tác động hiệu quả đến công tác phát triển GV làm TPT đội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trong từng thời điểm, mỗi biện pháp đều có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này mạng tính cấp thiết, biện pháp kia mang tính cơ bản, lâu dài, biện pháp khác lại mang tính đột phá, …

Các biện pháp trên phải được thực hiện có hệ thống và đồng bộ, nhất quán thì mới đem lại hiệu quả cao, đồng thời không xem nhẹ một biện pháp nào cũng như không thể thực hiện riêng lẻ từng biện pháp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ GV làm TPT đội thì cần phải chú ý vận dụng các biện pháp phát triển phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, phù hợp với từng điều kiện của từng trường thì đội ngũ này mới phát triển một cách đồng bộ, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất trong luận văn.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

- Tính cần thiết của 6 biện pháp phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Tính khả thi của 6 biện pháp phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Để tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đã thiết kế bảng câu hỏi và lấy ý kiến của CBQL và GV với 3 mức độ:

- Đối với tính cần thiết, 3 mức độ bao gồm: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

- Đối với tính khả thi, 3 mức độ bao gồm: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Đồng thời kết hợp với trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các CBQL và GV khi cần thiết để hiểu rõ hơn nhận định của họ.

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Bước 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong phiếu hỏi nhằm mục đích xin ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia về các biện pháp phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Bước 2: Lựa chọn các nhà quản lý để tham khảo ý kiến về các biện pháp đề xuất được lựa chọn theo các yêu cầu sau:

- Có năng lực, kỹ năng, phương pháp tổ chức đội, có năng lực chỉ đạo phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở.

- Có trình độ chuyên môn về quản lý giáo dục.

Từ việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 3 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo và 30 cán bộ quản lý các nhà trường, 25 tổ trưởng chuyên môn, 100 giáo viên ở các trường tiểu học, THCS.

Bước 3: Xin ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia. Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Nội dung phiếu hỏi: Để phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện các biện pháp sau.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Tìm hiểu tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 3) và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất



TT


Các biện pháp

Mức độ đánh giá


TB

Xếp hạng

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết


1

Tổ chức thiết kết khung năng lực của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong bối cảnh

cụ thể


122


35


3


2.74


3


2

Xây dựng và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội đến năm

2025 dựa vào năng lực


112


39


9


2.64


4


3

Quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm Tổng phụ trách đội dựa vào

năng lực


132


23


5


2.79


2


4

Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giáo viên

làm Tổng phụ trách đội


108


23


29


2.49


6


5

Phát huy ảnh hưởng đội ngũ

Tổng phụ trách đội cốt cán đến toàn thể đội ngũ


98


46


16


2.51


5


6

Tăng cường đánh giá giáo viên

làm Tổng phụ trách đội qua thanh tra, kiểm tra công tác đội


136


23


1


2.84


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 14

Số liệu khảo sát trên cho thấy các biện pháp trên đều có tính cần thiết, cụ thể:

Tăng cường đánh giá giáo viên làm Tổng phụ trách đội qua thanh tra, kiểm tra công tác đội (2.84 điểm), đây là biện pháp khách thể khảo sát đánh giá cần thiết nhất. Sau đó là biện pháp: Quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm Tổng phụ trách đội dựa vào năng lực Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại GV làm Tổng phụ trách đội (2.79 điểm); Tổ chức thiết kết khung năng lực của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong bối cảnh cụ thể (2.74 điểm).

Các biện pháp sau khách thể điều tra đánh giá mức độ cần thiết thấp hơn gồm: Xây dựng và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội đến năm 2025 dựa vào năng lực (2.54 điểm); Phát huy ảnh hưởng đội ngũ Tổng phụ trách đội cốt cán đến toàn thể đội ngũ(2.51 điểm); Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội (2.49 điểm).

Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GV làm TPT đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 3) và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất



TT


Các biện pháp

Mức độ đánh giá


TB


Xếp hạng

Rất khả thi

Khả thi

Không khả

thi


1

Tổ chức thiết kết khung năng lực của giáo viên làm Tổng

phụ trách Đội trong bối cảnh cụ thể


121


39


0


2.76


1


2

Xây dựng và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ đội ngũ giáo viên làm

Tổng phụ trách đội đến năm 2025 dựa vào năng lực


122


33


5


2.73


3

TT


Các biện pháp

Mức độ đánh giá


TB


Xếp hạng

Rất khả thi

Khả thi

Không khả

thi


3

Quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm Tổng phụ trách đội dựa vào

năng lực


102


36


22


2.50


6


4

Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giáo

viên làm Tổng phụ trách đội


111


43


6


2.66


5


5

Phát huy ảnh hưởng đội ngũ Tổng phụ trách đội cốt cán

đến toàn thể đội ngũ


113


47


0


2.71


4


6

Tăng cường đánh giá giáo viên làm Tổng phụ trách đội qua thanh tra, kiểm tra công

tác đội


123


33


4


2.74


2



Số liệu bảng 3.2 cho thấy các biện pháp trên đều có tính khả thi, cụ thể:

Tổ chức thiết kết khung năng lực của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong bối cảnh cụ thể (2.72 điểm) có tính khả thi nhất; Tiếp theo là biện pháp: Tăng cường đánh giá giáo viên làm Tổng phụ trách đội qua thanh tra, kiểm tra công tác đội (2.74 điểm); Xây dựng và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội đến năm 2025 dựa vào năng lực (2.73 điểm).

Các biện pháp sau khách thể điều tra đánh giá mức độ khả thi thấp hơn gồm: Phát huy ảnh hưởng đội ngũ Tổng phụ trách đội cốt cán đến toàn đội ngũ (2.71 điểm); Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội (2.66 điểm); Quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm Tổng phụ trách đội dựa vào năng lực (2.50 điểm).


sau:

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã đề xuất các biện pháp


Tổ chức thiết kết khung năng lực của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội

trong bối cảnh cụ thể.

Xây dựng và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội đến năm 2025 dựa vào năng lực.

Quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm Tổng phụ trách đội dựa vào năng lực.

Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội.

Phát huy ảnh hưởng đội ngũ Tổng phụ trách đội cốt cán đến toàn thể đội ngũ.

Tăng cường đánh giá giáo viên làm Tổng phụ trách đội qua thanh tra, kiểm tra công tác đội.

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau nên khi triển khai cần được thực hiện đồng bộ. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia cho thấy: các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách ở các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và tổ chức công tác đội. Phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở giúp cho cho đội ngũ này đủ về số lượng theo chuẩn quy định, đồng bộ về cơ cấu trình độ, chuyên môn, thâm niên công tác...và đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đội. Vì vậy, đội ngũ này phải đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

1.2. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học, trung học cơ sở bao gồm: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ; Tuyển chọn, sử dụng và bổ nhiệm; Bồi dưỡng; Thực hiện chế độ chính sách; Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội ở trường tiểu học, trung học cơ sở.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách. Trong đó có cả các yếu tố thuộc về chính người giáo viên và các yếu tố thuộc về các cấp quản lý và cơ chế chính sách đối với đội ngũ này.

1.3. Đa số GV làm Tổng phụ trách đội có độ tuổi trẻ, năng động, có phẩm chất chính trị và lòng yêu thích HS, tuy nhiên một bộ phận GV còn yếu về năng lực giáo dục tập thể đội viên; Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi…

1.4. CBQL của Phòng Giáo dục Đào tạo và các trường tiểu học, THCS đã quan tâm đến quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách; Tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội; Thực hiện chế độ chính sách và kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách đội. Tuy

nhiên, công tác đánh giá phát triển đội ngũ GV làm TPT đội còn xem nhẹ, chưa sử dụng kết quả đánh giá nhằm điều chỉnh việc quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ này.

1.5. Muốn phát triển đội ngũ GV làm Tổng phụ trách đội tại các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Tổ chức thiết kết khung năng lực của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong bối cảnh cụ thể.

Xây dựng và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội đến năm 2025 dựa vào năng lực.

Quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên làm Tổng phụ trách đội dựa vào năng lực.

Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội.

Phát huy ảnh hưởng đội ngũ Tổng phụ trách đội cốt cán đến toàn thể đội ngũ.

Tăng cường đánh giá giáo viên làm Tổng phụ trách đội qua thanh tra, kiểm tra công tác đội.

1.6. Sáu biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau nên khi triển khai cần được thực hiện đồng bộ. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia cho thấy: các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

- Đối với Phòng GDĐT huyệnPhúBình:

Chỉ đạo các các trường tiểu học, THCS huyện Phú Bình tăng cường hơn nữa trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV làm TPT đội kế cận.

Tăng thêm nguồn kinh phí cho: hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, năng lực cho GV làm Tổng phụ trách đội; hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho đội ngũ GV làm TPT đội khi tổ chức tham quan, học tập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023