Ý Thức Pháp Luật Của Một Bộ Phận Nhân Dân Về Sử Dụng Quyền

2.3.4. Ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân về sử dụng quyền

khiếu nai

về đất đai tai

cá c khu công nghiêp

ở tỉnh Bắc Giang chưa cao

Trong một số trường hợp người dân do thiếu hiểu biết chưa nhận thức đúng đắn về chính sách pháp luật hoặc bị kẻ xấu kích động, xúi giục nên đã làm đơn khiếu nại, tố cáo sai, có khi còn có nội dung vu cáo. Ngoài ra cũng có người lợi dụng sự yếu kém trong quản lý, trong công tác giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại cầu may, đòi hỏi những quyền lợi không chính đáng. Cá biệt có trường hợp cán bộ đảng viên vì sự đố kỵ, hiềm khích cá nhân đã suy diễn, thậm chí tạo dựng những sự việc không có thật, đưa ra tài liệu giả để vu khống, kích động làm mất đoàn nết nội bộ. Có người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đẻ gây rối trật tự công cộng, chửi bới cán bộ nhưng chưa có cơ chế để xử lý, giải quyết. Một số người đi khiếu nại thiếu hiểu biết pháp luật, khiếu nại không đúng, có trường hợp khiếu nại đã được giải quyết thỏa đáng song người khiếu nại không chấp nhận, cay cú được thua, cố tình tiếp tục khiếu nại. Một số lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại gửi đơn đi khắp các cơ quan đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban nhân dân các cấp… Thực tế này cho thấy nhận thức pháp luật về khiếu nại nói chung của người dân còn thấp, còn rất nhiều hạn chế, công tác phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho người dân còn có nhiều bất cập, chưa được triển khai đồng bộ, chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh chưa mạnh để truyền tải những nội dung pháp luật cần thiết đến cho người dân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật của người dân, mặt khác Nhà nước chưa có các biện pháp hỗ trợ đầy đủ để nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhân dân. Bộ máy hành chính nhà nước chưa làm tốt công tác tiếp dân, chưa kết hợp phương pháp tiếp dân với hướng dẫn thực hiện pháp luật cho nhân dân. Một số sở, ngành đã thành lập "đường dây nóng" nhằm phục vụ tốt cho công tác tiếp nhận, phát hiện kiến nghị, khiếu nại của dân nhưng chưa làm tròn trách nhiệm, chưa giải thích chu đáo cho người dân hiểu khi phát hiện kiến nghị hoặc khiếu nại chưa đúng với quy định của pháp luật khiến tình hình thêm phức tạp.

Chương 3‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI

TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3.1. Yêu cầu về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

3.1.1. Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 9

Quyền khiếu nại là một trong những quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp ghi nhận, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình, là phương thức để nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trọng tâm của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội luôn được tôn trọng,

bảo vệ và ghi nhận trong Hiến pháp - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của Nhà nước. Nhà nước pháp quyền xem con người là chủ thể của xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc. Khiếu nại, tố cáo về đất đai là một kênh thông tin ngược (kênh thông tin phản biện) từ phía xã hội, công dân đến Nhà nước. Việc xử lý và phát huy các yếu tố tích cực của kênh thông tin này phụ thuộc vào cơ chế, chính sách, biện pháp bảo đảm dân chủ của thế chế chính trị. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất các khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng việc thực thi và hiệu quả của nó đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể khác nhau. Nói một cách khác khi có khiếu nại, tố cáo của công dân chính là khi công dân phát hiện các khiếm khuyết của cơ chế, chính sách để Nhà nước xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống, giúp công tác quản lý nhà

nước, quản lý xã hội có hiệu quả hơn đồng thời công dân yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trong tình hình hiện nay nói riêng, trong bối cảnh chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu cấp thiết, quan trọng.

3.1.2. Bảo đảm tiến độ cho việc phát triển các khu công nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Các khu công nghiệp trên địa bàn từng tỉnh đã có tác động tích cực đến đời sống và chuyển dịch lao động, với nhiều điểm sáng như đời sống nhân dân sau giải tỏa cơ bản được ổn định, đa số chuyển sang ngành nghề thương mại - dịch vụ, mua bán nhỏ, làm nhà trọ cho công nhân và sinh viên thuê và mua đất sản xuất nơi khác... Một bộ phận người dân trong độ tuổi lao động được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại khu công nghiệp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã thu hút được một lượng vốn khá lớn đầu tư vào khu công nghiệp, các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khu công nghiệp được triển khai thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp khu công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của đia ngân sách của điạ

phương , đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thêm nguồn thu cho phương . Trước vai trò kinh tế rất lớn của các khu công

nghiệp chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể xây dựng

khu công nghiệp taị đia phương . Để có thể xây dựng được các khu công

nghiệp đòi hỏi nhiều vấn đề, ngoài vốn, nhân lực, cần có mặt bằng cơ sở hạ tầng. Như vậy để có diện tích đất lớn đòi hỏi công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả. Trong quá trình giải phóng mặt bằng không tránh khỏi những khiếu nại, tố cáo nhất định, chính bởi vậy giải quyết

tốt những khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp taị đia phương giúp

giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.

3.1.3. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật, kỷ cương và tăng cường công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Công cuộc đổi mới ở nước ta trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta có thể cảm nhận được sự phát triển trong từng ngõ ngách của đời sống xã hội. Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, trật tự và kỷ cương xã hội được giữ vững, nền kinh tế tăng trưởng ổn định ở tốc độ cao so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chính những biến đổi của tồn tại xã hội đang đặt ra sự cần thiết phải điều chỉnh một cách thích hợp thể chế quản lý trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là trong vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại nhằm phát huy quyền tự do dân chủ của nhân dân, dỡ bỏ các rào cản hành chính, phục vụ tối đa cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật, kỷ cương và tăng cường công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hệ thống pháp luật chưa ổn định và còn thiếu tính đồng bộ, cùng với sự thay đổi về chính sách qua các thời kỳ khác nhau dẫn tới tình trạng khó khăn khi giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, giải phóng và đền bù giải phóng mặt bằng. Trong nhiều trường hợp, việc người dân khiếu nại hoàn toàn không phát sinh từ quá trình quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước mà chính từ sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đây có thể nói là vấn đề bức xúc nhất hiện nay và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta cần sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hơn thế nữa trong nhiều trường hợp nếu chỉ căn

cứ vào các quy định của pháp luật để đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của quyết định hoặc hành vi hành chính thì việc đánh giá trở nên phiến diện. Bởi lẽ khi hệ thống pháp luật còn có sự trùng lặp, thiếu tính đồng bộ xuất phát từ các yêu cầu của quá trình quản lý, chủ thể quản lý có thể có những hành vi hoặc quyết định hợp lý nhưng chưa hợp pháp, nếu chỉ căn cứ vào chính những quy định của pháp luật. Vì vậy sẽ là hợp lý hơn nếu những khiếu nại đó của người dân trước tiên sẽ được phản ánh đến chính những cơ quan có quyết định hoặc hành vi hành chính để cơ quan này trả lời trên cơ sở cân nhắc toàn diện và tính đến hiệu quả của việc giải quyết đối với trường hợp cụ thể. Mặt khác, thực tiễn quá trình quản lý ở nước ta trải qua các thời kỳ với rất nhiều phong phú, có nhiều việc chỉ đứng trên quan điểm thực tiễn mới xử lý đúng còn nếu áp dụng pháp luật của thời kỳ hiện tại để phán quyết có khi lại không thuyết phục. Chính vì vậy cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và áp dụng một cách hợp lý kinh nghiệm của các nước nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính thực trạng thi hành pháp luật trong thời gian qua. Đó là những yêu cầu của quá trình phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật kỷ cương và tăng cường công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước…

3.1.4. Khắc phục nhanh chóng những tồn tại, thiếu sót trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

Tình trạng khiếu nại về đất đai trong thời gian qua rất gay gắt, có những nơi đã trở thành điểm nóng tạo áp lực với chính quyền, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Qua hơn 10 năm thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo, nhìn chung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã có chuyển biến tích cực mặc dù tình hình còn diễn biến phức tạp. Các cơ quan hành chính nhà nước đã tập

trung công tác chỉ đạp điều hành, đề ra biện pháp triển khai thực hiện công tác tiếp dân, xử lý và giải quyết đúng quy định của pháp luật. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn còn những tồn tại thiếu sót.

Một là, tình hình khiếu nại về đất tại các khu công nghiệp và bồi thường thiệt hại về đất có diễn biến phức tạp và khó giải quyết. Từ đó dẫn đến một thực trạng là chưa giải quyết xong các vụ việc tồn đọng thì đã phát sinh những vụ việc mới và dẫn đến hiện tượng quá tải về đơn thư khiếu nại.

Hai là, về phía cơ quan nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai các khu công nghiệp hiện nay ở một số nơi còn chưa thực sự được quan tâm, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn chưa được bảo đảm. Bên cạnh đó cơ chế xác định trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết khiếu nại về đất đai còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo, mâu thuẫn, không thống nhất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Qua thực tế giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai Thanh tra tỉnh và Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tại các tỉnh cho thấy còn thiếu cơ chế kèm theo các biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện nghiêm túc các kết luận giải quyết khiếu nại, vì thế vụ việc khiếu nại chưa được giải quyết dứt điểm.

Ba là, công tác phối hợp với các đoàn thể quần chúng và các tổ hòa giải ở cơ sở chưa được chú trọng, chính vì vậy nhiều vụ việc đáng lẽ chỉ cần hòa giải ở cơ sở nhưng vì không được hòa giải ở cơ sở nên đã chuyển hóa thành vụ việc lớn hơn, kèm theo đó là tình trạng gửi đơn thư vượt cấp và không đúng thẩm quyền.

Bốn là, về trách nhiệm của cơ quan thanh tra: Một số tổ chức thanh tra ở quận, huyện hoặc các sở, ngành chưa chú trọng kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cùng cấp nhằm đôn đốc, hướng dẫn giải quyết kịp thời, đúng

chính sách, đúng pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai còn hạn chế nên không ít nơi chưa nắm chắc được tình hình khiếu nại trên địa bàn; kết quả giải quyết và việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại về đất có hiệu lực pháp luật còn yếu đồng thời chức năng tham mưu cho thủ trưởng cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại về đất chưa thực hiện tốt; việc xem xét, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại về đất đai

còn có phần chủ quan, phiến diện, thiếu cụ thể và yếu về căn cứ pháp lý.

Năm là, về phía người khiếu nại: Còn một số người đi khiếu nại lợi dụng quyền dân chủ trong khiếu nại, tố cáo để khiếu tố không đúng pháp luật. Vì vậy, nhiều vụ việc được nhiều cấp ngành xem xét giải quyết đúng chính sách pháp luật, thấu tình đạt lý nhưng họ vẫn cố tình không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại vượt cấp. Một số người có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, kích động người đi khiếu nại có hành vi quá khích, gây rối trật tự công cộng nơi tiếp công dân.

Những tồn tại trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan, pháp luật và cơ chế, song hai nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại nói chung trong đó có khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập và chưa sát, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống.

Thứ hai, một bộ phận cán bộ, công chức còn thờ ơ với quyền lợi và yêu cầu chính đáng của nhân dân, thiếu trách nhiệm trong công việc, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Cá biệt còn xảy ra sự việc sách nhiễu, cửa quyền, hách dịch trong tiếp dân…

Khắc phục những tồn tại, thiếu sót nêu trên là yêu cầu cấp thiết, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai hiện nay ở nước ta.

3.2. Phương hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Quyền khiếu nại, tố cáo được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật từ việc quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại của công dân đến việc nghiên cứu, thiết lập cơ chế tài phán hành chính mở ra cho người dân khả năng có thể khởi kiện các quyết định của cơ quan công quyền tại Tòa án. Quyền khiếu nại của người dân ngày càng được bảo đảm thực hiện, quá trình giải quyết khiếu nại ngày càng công khai, dân chủ. Tuy nhiên những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện và kết quả mong muốn rõ ràng còn đang là một khoảng cách. Số lượng các vụ khiếu nại hành chính ngày càng tăng, việc giải quyết chưa đạt hiệu quả cao đang là điều đáng phải suy nghĩ. Để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp trong thời gian tới cần phải xác định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người tại các khu công nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và phải thực hiện giải pháp đồng bộ về pháp luật, hành chính, kinh tế - xã hội, đi đôi với tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục để giải quyết; phát huy vai trò của các đoàn thể, quần chúng tham gia vào việc giải quyết, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm cơ quan tham mưu; phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết.

Bên cạnh đó, khi xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người tại các khu công nghiệp phải thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm có lý, có tình, đặc biệt, đối với các khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất. Người có thẩm quyền giải quyết phải thật sự quan tâm đến lợi ích của công dân, phải trực tiếp tiếp xúc, đối thoại với người khiếu nại hoặc đại diện người khiếu nại để ghi nhận và xem xét, giải quyết những quyền lợi chính đáng, hợp pháp, tạo điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023