Một Số Chỉ Số Phát Triển Kinh Tế Của Việt Nam Trong Giai Đoạn 2000-2005

Việt Nam sẽ thu hút thêm 34 tỷ USD trong giai đoạn 2006-2010. Ngoài tốc độ tăng trưởng nhanh, chương trình cải cách đã tạo được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả là GDP bình quân theo đầu người đã tăng gần gấp ba kể từ mức 225 USD năm 1990 lên 640 USD vào năm 2005; tỷ lệ dân sống dưới chuẩn nghèo quốc tế giảm từ 58,1% vào những năm đầu thập niên 90 xuống còn 24% vào năm 200513.

Bảng 2.1: Một số chỉ số phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005


Chỉ số

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Tỷ lệ tăng GDP

6.8

6.9

7.1

7.3

7.7

8.43

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng công nghiệp

18.4

13.7

18.8

16.9

16.0


Tổng tiết kiệm quốc gia (% theo GDP)

31.7

32.2

33.0

29.7

31.7

32.2

Tổng đầu tư quốc gia (% theo GDP)

29.6

31.2

33.2

34.6

35.5

36.6

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (%)

25.2

4.0

11.2

20.4

29.3

21.3

Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu (%)

34.5

2.3

22.1

29.1

25.0

23.2

Nợ nước ngoài ( % theo GDP)

38.6

37.9

34.9

33.6

34.2

34.2

Thu nhập bình quân đầu người (USD)

401

413

440

489

553

640

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 5

Nguồn: theo thống kê của IMF tại trang web của tổ chức.


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới vẫn còn tồn tại những khó khăn, yếu kém sau:

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế quy mô nhỏ, lại phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu. Chỉ tính riêng trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam là dầu thô, may mặc, dày dép, xuất khẩu đồ gỗ và thuỷ sản thì đã có ba mặt hàng phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào; cụ thể tỷ lệ nguyên liệu của sản


13 GS.TS. Nguyễn Văn Thường, GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Kinh tế Việt Nam năm 2005 trước ngưỡng cửa của tổ chức thương mại thế giới, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

phẩm may mặc và đồ gỗ là 80%, dày giép là 60%. Đặc biệt, trong bối cảnh giá nguyên vật liệu trên thế giới đang tăng cao và biến đổi bất thường như hiện nay thì nguy cơ “nhập khẩu sốt nóng giá cả thế giới” vào thị trường trong nước là rất lớn; tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam là rất khó lường.

Thứ hai, cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch chậm và kém hiệu quả. Xem xét một cách tổng quát cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch đúng hướng. Điều này thể hiện trên hai mặt cơ bản là tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, sự phát triển các ngành và các lĩnh vực kinh tế gắn bó hơn với thị trường. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bộc lộ hai nhược điểm là tốc độ chuyển dịch chậm và cơ cấu ngành kinh tế chưa đảm bảo hiệu quả. Cơ cấu ngành chuyển dịch chậm chạp thể hiện đặc biệt rõ ở cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ. Cho đến nay, tỷ trọng sản xuất nông lâm - ngư - nghiệp trong GDP vẫn còn chiếm tới 20,7%, lao động nông nghiệp chiếm hơn 60% lực lượng lao động xã hội. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng với tốc độ đặc biệt chậm chạp, đạt 38,56% năm 2005, thậm chí còn giảm đi so với mức năm 2000 là 38,73%. Như vậy, mục tiêu nâng tỷ trọng dịch vụ lên 41%-42% GDP vào năm 2005 đã không đạt được. Điều đáng chú ý là các dịch vụ cao cấp như (ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ…) chiếm chưa tới 2,0% GDP. Thực trạng này rất đáng lo ngại khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế.

Bảng 2.2 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, 2000-2005 (%)


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

GDP

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Nông - lâm - thuỷ sản

24,53

23,24

23,03

22,54

21,81

20,70

Công nghiệp -xây dựng

36,73

38,13

38,49

39,47

40,21

40,08

Dịch vụ

38,73

38,63

38,48

37,99

37,98

38,56

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2000-2005 của bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tại trang web của bộ.

Thứ ba, khả năng cạnh tranh còn thấp kém ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Nhìn chung, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong ba năm gần đây vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng sức cạnh tranh của các nền kinh tế do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá đang có xu hướng giảm đi. Khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp và sản phẩm cũng không có gì sáng sủa hơn. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều lạc hậu về công nghệ, yếu về trình độ quản lý, năng suất lao động thấp… và hoạt động kém hiệu quả hơn so với các nước trong khu vực. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của ta cũng vẫn chỉ dựa vào ưu thế giá rẻ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm đơn giản, hàm lượng khoa học và công nghệ thấp, sức cạnh tranh không cao.

Bảng 2.3 Xếp hạng sức cạnh tranh tăng trưởng kinh tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng


Năm

2003

2004

2005

Tổng số nước

101

104

117

Malaixia

29

31

24

Thái Lan

29

34

36

Trung Quốc

49

46

44

n Độ

56

55

50

Việt Nam

60

77

81

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 339 tháng 8 năm 2006, tr 1.


2. Nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sự cần thiết phải phát triển DNV&N để đáp ứng nhu cầu đó

Tháng 4 năm 2001 Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 mang tên: “ chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” với các mục tiêu phát triển kinh tế chủ yếu như:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000.

- Phát triển sản xuất đi liền với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 16-17%, công nghiệp là 40-41%, dịch vụ 42-43%, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn khoảng 50%.

- Đặc biệt coi trọng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; mở mang công nghiệp chế biến nông sản và các ngành dịch vụ, phát triển các làng nghề chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ phần lớn ngay tại nông thôn.

- Phát huy mọi nguồn lực đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư, phấn đấu tích luỹ nội bộ đạt trên 30%GDP.

- Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, chú trọng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kể cả kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá, tăng tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp năng động, có sức cạnh tranh14.

Như vậy, có thể nói công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu là đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước


14 Trích “kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001-2010” đăng tại trang web của bộ Kế hoạch và Đầu tư

công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay, con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam được đặt trong bối cảnh một nền kinh tế thế giới rộng mở với rất nhiều cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Do đó, để thành công trên con đường này Việt Nam cần có chiến lược phát triển thích hợp, để có thể “đi tắt, đón đầu”, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước. Căn cứ vào thực trạng kinh tế đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển kinh tế theo các hướng sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy hình thành nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua dù đang biến động theo xu thế tích cực nhưng với quy mô nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé (tổng GDP năm 2006 ước đạt khoảng 60 tỷ USD, đứng thứ 55/182 nước và vùng lãnh thổ, 6/11 nước Đông Nam Á [20,tr12]) thì tốc độ tăng trưởng như vậy là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Do đó, tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn là một trong những nhu mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Mặt khác, trong một thời gian dài trước đây Việt Nam đã áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chỉ chú trọng phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, cạnh tranh hầu như không tồn tại. Kết quả là kinh tế trì trệ, sản xuất không phát triển, năng suất lao động thấp, nước ta bị tụt hậu xa so với các nước khác. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế đất nước với phương châm đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cạnh tranh là động lực phát triển và là một đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Để cạnh tranh, trên thị trường phải có nhiều chủ thể tham gia. Trong nền kinh tế thị trường tự do ở các nước tư bản, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, các công ty xuyên

quốc gia luôn luôn có xu hướng bành trướng, thôn tính các doanh nghiệp nhỏ hơn theo kiểu cá lớn nuốt cá bé. DNV&Nthường yếu kém về nhiều mặt nếu không được hỗ trợ thì khó có thể tồn tại và phát triển được, gây gánh nặng và khó khăn cho phát triển kinh tế và xã hội. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với DNV&Nchính là để đảm bảo duy trì sự cạnh tranh cần thiết, hạn chế và loại bỏ độc quyền trong kinh doanh của các công ty lớn để nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.

Do đó, trong bối cảnh cụ thể ở nước ta hiện nay cần phải phát triển DNV&Nđể duy trì sự cạnh tranh cần thiết trong nền kinh tế thi trường, tránh những méo mó do sự độc quyền gây ra, duy trì được tính năng động và linh hoạt của các chủ thể kinh tế trong môi trường kinh doanh. Những yếu tố này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, đẩy mạnh thu hút vốn từ khu vực dân doanh, phát huy mọi nguồn lực đầu tư phát triển, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việt Nam đang cần nhiều vốn để đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của nước ta, vốn nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo (đạt 51,5% trong năm 2005), sau đó là vốn thu hút từ khu vực ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.4 : Cơ cấu vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001-2005 (%)


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Vốn nhà nước

59,8

56,3

54,0

53,6

51,5

Vốn ngân sách

26,7

25,0

24,0

25,1

22,7

Vốn tín dụng

16,8

17,6

16,9

16,5

9,2

Vốn DNNN

10,6

7,8

9,3

9,1

15,3

Vốn huy động khác

5,6

6,0

3,9

2,9

4,3


Vốn ngoài quốc doanh

22,6

26,2

29,7

30,9

32,2

Vốn FDI

17,6

17,5

16,3

15,5

16,3

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đăng tại trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, hiện nay nhà nước chỉ có khả năng huy động từ ngân sách chủ yếu để đầu tư vào cơ sở hạ tầng thay vì đầu tư nhiều cho các ngành sản xuất như trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Vì vậy, cần huy động vốn từ các nguồn khác để đầu tư cho các ngành sản xuất, đó là vốn đầu tư nước ngoài và vốn ngoài quốc doanh. Từ khi cải cách thị trường toàn diện năm 1989 cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục gia tăng (đến nay đạt 54,6 tỷ USD), góp phần đáng kể vào việc huy động vốn cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững, chúng ta phải xây dựng nền kinh tế bằng chính sức mình, huy động nội lực là chính trên cơ sở biết khai thác tối đa ngoại lực. Trong những năm gần đây, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh trong tổng vốn đầu tư xã hội không ngừng tăng lên (đạt 32.2% vào năm 2005) cho thấy tiềm năng to lớn và vai trò quan trọng của khu vực này. Do đó, đẩy mạnh thu hút vốn từ khu vực dân doanh là một phương thức hiệu quả để đáp ứng nhu cầu về vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, coi đây là mũi đột phá chiến lược, làm động lực phát triển kinh tế trong những năm trước mắt.

Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện phải tự do hoá thương mại với các nước xung quanh trong khi sức cạnh tranh của hàng công nghiệp còn quá yếu, quá ít ngành có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cái yếu cơ bản nhất của công nghiệp Việt Nam bắt nguồn từ sự yếu kém của ngành công nghiệp

phụ trợ. Hiện nay, ở nước ta công nghiệp phụ trợ mới trong giai đoạn hình thành và phát triển, yếu cả về chất lượng và số lượng. Thực trạng công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp lắp ráp ô tô là một ví dụ điển hình. Mỗi doanh nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam trung bình cần khoảng 20 nhà cung cấp linh kiện, trong đó mới chỉ có 2 đến 3 nhà cung cấp trong nước đạt yêu cầu. So sánh với các nước trong khu vực ta mới thấy rõ sự chênh lệch. Trong khi ở Việt nam mới chỉ có 49 nhà cung cấp phụ tùng ô tô ở mức giản đơn thì con số này ở Malaixia là 385 và Thái Lan là 250015.

Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ các sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, cụ thể đó là những linh kiện, phụ liệu, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm… và cũng có thể bao gồm cả những nguyên liệu trung gian, những sản phẩm sơ chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ và được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính vì chất lượng sản phẩm công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quyết định đối với chất lượng thành phẩm. Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa kể đến những rủi ro về tiến độ và thời gian giao hàng nhập khẩu. Các ngành phụ trợ quá yếu cũng không hấp dẫn các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp sản xuất tại Việt Nam làm cho nền kinh tế nước ta vẫn mang dáng dấp của một nền kinh tế gia công, lắp ráp.


15 Bích Thuỷ (2006) , Phát triển công nghiệp phụ trợ - con đường đầy gian khó, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 339 tháng 8/2006.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022