Vai Trò Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Sự Phát Triển Chung Của Nền Kinh Tế


Chương 3: hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

3.1. sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

3.1.1. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp của một quốc gia. Vì thế đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế là rất lớn, thể hiện trên nhiều mặt: đóng góp trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đóng góp trong việc tạo việc làm cho một lượng lớn lao động, góp phần cân bằng cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh...

ở phần lớn các nền kinh tế trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu thực hiện chức năng là nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Do đó, có thể thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng vai trò ổn định nền kinh tế và thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Không chỉ giữ vai trò là nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, nhìn xa hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là những nhà cung cấp quan trọng, đảm bảo cung ứng kịp thời nguồn vật tư, nguyên liệu cho sản xuất của các doanh nghiệp lớn, đồng thời trong khâu lưu thông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại tạo nên một mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm ở nhiều cấp. Sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra hệ thống kênh phân phối sản phẩm hiệu quả, phù hợp với từng loại sản phẩm, từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Bên cạnh đó, quy mô vừa và nhỏ còn tạo cho các doanh nghiệp thuộc loại này một sự năng động và linh hoạt, dễ thay đổi trước những biến đổi của thị trường, đồng thời, có khả năng thâm nhập vào mọi ngành kinh tế ở các vị trí địa lý khác nhau, khả năng này khiến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò phát triển kinh tế x` hội theo vùng, miền của các quốc gia. Để có thể phát triển các vùng kinh tế, trước tiên, các quốc


gia nhất thiết phải chú trọng đến vai trò và đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược phát triển. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò cân bằng và làm cho nền kinh tế phát triển đồng đều cả về cơ cấu ngành nghề kinh doanh lẫn cơ cấu kinh tế theo l`nh thổ.

Số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ tập trung chuyên môn hoá sản xuất một hoặc một số ít chi tiết, sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là trụ cột về kinh tế của các địa phương, phần lớn số thu ngân sách địa phương từ thuế, phí, lệ phí và các khoản khác là

đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Đồng thời, với việc sử dụng một lượng lớn lao động ở địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tích cực vào việc giải quyết chính sách x` hội về việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao

động, góp phần lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương. Sự ổn định trong đời sống nhân dân sẽ mang lại hệ quả tốt trong việc ổn định tình hình an ninh, x` hội ở nước ta.

3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

3.1.2.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trongthời kì hội nhập

Nhận thức và đánh giá đúng vai trò cũng như những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế - x` hội của nước ta, Đảng và Nhà nước đ` có nhiều chính sách và định hướng phát triển loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt trong

điều kiện Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Gần đây nhất, Thủ tướng chính phủ đ` phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2006-2010. Bản kế hoạch này đ` khẳng định các quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa ra những mục tiêu


phát triển cụ thể, xác định các nghiệm vụ chủ yếu, và đề ra giải pháp cụ thể cũng như tổ chức thực hiện các giải pháp đó.

Về quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch khẳng định:

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng x` hội chủ nghĩa của nước ta.

- Nhà nước tạo điều kiện bình đẳng về mọi mặt để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác để cùng phát triển.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải hướng tới phát triển bền vững, cả về số lượng và chất lượng, không chỉ gắn với kinh tế và còn góp phần ổn định x` hội, phát triển kinh tế vùng, miền.

- Thay đổi cách thức trợ giúp của Nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp để tăng cường sự tự chủ của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền cũng như x` hội về vai trò, vị trí của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh các mục tiêu tổng quát, bản kế hoạch cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 5 năm tới:

- Giữ vững mức tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp hàng năm khoảng 22%, tương ứng với 320000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới hàng năm.

- Tỉ lệ tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh khó khăn đạt 15% cho

đến năm 2010.

- Tạo việc làm cho khoảng 2,7 triệu lao động trong giai đoạn 2006-2010

- Nâng số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lên 3-6% trong tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với những mục tiêu cụ thể như trên, bản kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ chủ yếu mà các cấp, các ngành, các địa phương cũng như mọi thành phần kinh tế trong cả nước cần tích cực thực hiện:


- Hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường

đầu tư thông thoáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển.

- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với các cơ quan quản lý nhà nước qua nhiều phương thức khác nhau nhằm đánh giá tác động của các chính sách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình vận dụng chính sách cũng như giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể điều chỉnh chính sách cho hợp với thực tiễn phát triển.

- Điều chỉnh hệ thống thuế, đổi mới chế độ kế toán, hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, thống kê và kế toán của nhà nước, đồng thời chống thất thu thuế.

- Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gắn liền với việc tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển các khu, cụm công nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các khu công nghiệp này.

- Hoàn thiện quy chế xây dựng và hoạt động của các quỹ bảo l`nh tín dụng, thúc

đẩy thành lập các quỹ bảo l`nh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, khuyến khích phát triển các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng chuyên phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa dạng hoá các hình thức cho vay, tín dụng, cho thuê đối nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thúc đẩy các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ, kĩ thuật tiên tiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ kĩ thuật của các doanh nghiệp. Khuyến khích hợp tác kĩ thuật, nghiên cứu giữa các doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng kinh tế.

- Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp, để các chủ thể quản lý cũng như bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đánh giá về tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh


doanh của doanh nghiệp và yêu cầu hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Hình thành thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh, hoàn thiện hệ thống khung pháp lý về loại hình dịch vụ này để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh.

- Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý, xúc tiến, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu trên, kế hoạch cũng đề ra các giải pháp thực hiện, được chia thành 7 nhóm giải pháp với 15 giải pháp cụ thể. Đồng thời, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, ban ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp này.

Nói tóm lại, trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, và thậm chí trong các kế hoạch phát triển 5 năm tiếp theo nữa, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chiến lược, chính sách phát triển kinh tế của nước ta. Có

được sự ưu tiên phát triển và được tạo điều kiện tốt, chắc chắn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ có sự phát triển vượt bậc cả về lượng và chất, đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế, vững bước trên con đường hội nhập.

3.1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanhnghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển bùng nổ về số lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng

đạt được những tiến bộ vượt bậc về chất lượng, hoạt động năng động, hiệu quả hơn, tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh hơn, thu hút nhiều vốn đầu tư, lao động, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn và các chủ thể khác trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Với những ưu thế vốn có về quy mô doanh nghiệp, lại được sự quan tâm, tạo

điều kiện phát triển về mọi mặt của Nhà nước, tới nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đ` chiếm tới trên 90% trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại


Việt Nam, trở thành một chủ thể không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tham gia một cách tích cực vào các hoạt động ngày càng đa dạng của nền kinh tế. Tiếp tục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những chiến lược phát triển kinh tế của nước ta trong ngắn hạn cũng như dài hạn, trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong dài hạn của Đảng và Nhà nước ta đ` chứng minh sự tồn tại, phát triển mạnh mẽ và lâu dài của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong tương lai.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển một cách toàn diện và vững chắc,

đòi hỏi phải có nhiều giải pháp liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như tạo môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ vốn, tài chính, đào tạo, công nghệ thông tin...

Hoàn thiện việc kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính đem lại lợi ích thiết thực không chỉ cho bản thân doanh nghiệp trong việc hiểu rõ tình hình tài chính, lập kế hoạch phát triển cho tương lai, đo lường lợi ích, nhận thức rủi ro... mà còn đem lại lợi ích lớn cho các đối tượng khác như: các cơ quan quản lý nhà nước (trong quá trình thực thi, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài chính kế toán, hay trong quá trình soạn thảo, ban hành cơ chế, chính sách về tài chính, kế toán doanh nghiệp...), các nhà đầu tư (trong việc đẩy mạnh đầu tư, duy trì, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ...), hay các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng (trong việc mạnh dạn hơn với các chính sách tín dụng, cho vay doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn kinh doanh của doanh nghiệp...),...

Trong các vấn đề kể trên, việc hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trước hết mang lại lợi ích lớn nhất cho chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính giúp cho các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả quản trị tài chính, cũng là bước đi quan trọng trong quá trình nâng cao giá trị doanh


nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường quản trị tài chính tại các doanh nghiệp này.

3.2. Nguyên tắc và quan điểm hoàn thiện

Việc hoàn thiện công tác kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hoàn thiện có thể

được tiến hành và mang lại hiệu quả cao, về mặt phương pháp luận quá trình hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, quá trình hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính cần tuân thủ các nguyên tắc và phương hướng cơ bản, được khái quát qua sơ đồ 3.1:


Các nhân tố ảnh hưởng

Môi trường KD


Đặc thù ngành, DN


Phương pháp luận


Kỳ vọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 20


Hệ thống nguyên tắc hoàn thiện

Phù hợp

đồng bộ

toàn diện

phổ cập

tự đổi mới

hiệu quả, khả thi

Sự cần thiết và Yêu cầu hoàn thiện

Sơ đồ số 3.1: Khái quát hệ thống nguyên tắc hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Nội dung cụ thể của từng nguyên tắc hoàn thiện như sau:

- Nguyên tắc phù hợp: quá trình xây dựng và thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam cần có sự phù hợp trên nhiều góc độ khác nhau:

+ Phù hợp và gắn liền với mục tiêu quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Hệ thống giải pháp được đặt ra phải hướng tới mục tiêu trực tiếp là tăng cường quản trị tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phù hợp đó thể hiện qua việc các giải pháp phải tương thích với cơ chế quản trị tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí