Góp Phần Quan Trọng Vào Việc Tăng Nguồn Hàng Xuất Khẩu, Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trên Thị Trường Quốc Tế

Sự có mặt của các DNV&N trong nền kinh tế còn có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn. Liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn được thể hiện dưới các hình thức như làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp đầu vào, giúp tiêu thụ hàng hoá, thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường mà doanh nghiệp lớn không với tới được. Mặt khác, vốn của các DNV&N, trong đó phần lớn là vốn của khu vực tư nhân chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành có hiệu quả kinh tế cao trong tương lai gần. Do vậy, việc tăng các cơ số này càng làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai.

1.3. Khai thác tiềm năng rất phong phú trong dân cư

Vai trò của các DNV&N trong phát triển kinh tế không chỉ là đóng góp vào hoạt động kinh tế và làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả mà còn khai thác được những tiềm năng rất phong phú trong dân cư.

Hiện nay, ở các nước đang phát triển như Việt Nam có nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác một cách có hiệu quả như tiềm năng trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề nghiệp, quan hệ huyết thống. Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trong các ngành nghề truyền thống ở nông thôn là một trong những phương thức hiệu quả quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân. Hiện có xu hướng bị mai một dần, nhằm thu hút lao động nông thôn và phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế. Điều này đặc biệt cần thiết đối với một nước có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như Việt Nam.

1.4. Góp phần quan trọng vào việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Sự tồn tại của DNV&N rất có ý nghĩa trong xu thế các nền kinh tế trên thế giới giao lưu, hợp tác với nhau. Một mặt, việc phát triển DNV&N tạo khả năng thúc đẩy tiềm năng của các ngành nghề truyền thống ở địa phương của mỗi nước. Mặt khác, DNV&N cũng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào phân công lao động quốc tế.

DNV&N đóng góp tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước, nhìn chung từ 25-40%. Cụ thể ở Đài Loan, DNV&N chiếm 55,9% kim ngạch xuất khẩu trong công nghiệp (năm 1992), Singapore: 9,3% trong công nghiệp và 33,5% trong thương mại (năm 1987), Ấn độ: 25,3% (1986). Ở Trung quốc, xí nghiệp Hương trấn trong 4 năm 1994-1998 đạt kim ngạch xuất khẩu 25 tỷ USD, chiếm 24,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Đặc biệt, ở các nước thành viên thuộc OECD, tính quốc tế hoá của DNV&N được thể hiện rất rõ nét. Khoảng 25% DNV&N trong ngành công nghiệp của các nước thành viên OECD hiện nay có khả năng cạnh tranh quốc tế. Con số này chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Hiện tại, khu vực DNV&N đóng góp 25-35% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng công nghiệp trên toàn thế giới và chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn một chút trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn sự đóng góp của DNV&N vào xuất khẩu của các nước trên thế giới.

Bảng 1.1 : Đóng góp của DNV&N vào xuất khẩu của một số nước trên thế giới


Nước

Tỷ lệ xuất khẩu của DNV&N trong

tổng kim ngạch xuất khẩu (%)

A. Các nền kinh tế phát triển 1. Mỹ (1999)

2. Nhật bản (1998) 3. Pháp (1998)

4. Hàn Quốc (1997)

5. Đài Loan (1999)

6. Xingapo (1998)

B. Các nền kinh tế đang phát triển

1. Thái Lan (1998)

2. Philippin (1997)

3. Inđônêxia (1996)


31

13.5

26

43

47

50


16

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 3


C. Các nền kinh tế đang chuyển đổi

1. Trung Quốc (1998)

2. Ba Lan (1997)

18,4


40-60

62

Nguồn: Theo báo cáo OECD DNV&N Outlook, 2003.


Như vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DNV&N trên thế giới hết sức sôi động và đa dạng. Nó phản ánh một điều là loại hình doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của các nước, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển có chiến lược “hướng về xuất khẩu”.

1.5. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định xã hội

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia luôn gắn liền với việc giải quyết các vấn đề lớn, trong đó thất nghiệp là bài toán xã hội nhức nhối và cấp bách của tất cả các nước trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nhiều nước cho thấy, DNV&N là một phương tiện hiệu quả để giải quyết vấn đề việc làm. Mặc dù quy mô nhỏ, song với quy luật số lớn, DNV&N là nguồn chủ yếu tạo ra việc làm.

Nhìn chung, ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, DNV&N chiếm 90-99% tổng số doanh nghiệp một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động xã hội. DNV&N ở Nhật Bản thu hút được 66.9% tổng số lao động. Con số này ở Thuỵ Điển là 60%, tại Hungari tỷ lệ này là hơn 66%, Đài Loan là 78% và Chilê là 70.3%4. Như vậy,

trên khía cạnh tạo việc làm các DNV&N luôn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong thời kỳ suy thoài kinh tế, khi mà các doanh nghiệp lớn rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt.

1.6. Huy động vốn và tận dụng các nguồn lực xã hội khác


4 Viện Khoa Học- Xã hội và nhân văn (2005), vai trò của DNV&Ntrong nền kinh tế các nước. Tr. 60-64.

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như đối với từng doanh nghiệp. Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng thường tồn tại một nghịch lý là các doanh nghiệp thì thiếu vốn trầm trọng trong khi vốn trong dân cư còn tiềm ẩn nhưng không huy động được. Trong tình hình đó việc phát triển các DNV&N chính là một phương thức hiệu quả để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư do các DNV&N đông về số lượng lại thường tiếp xúc trực tiếp hoặc có quan hệ họ hàng với người cho vay. Nhiều người dân có tiền cũng muốn tự mình thành lập công ty hay chung nhau góp vốn thành lập các doanh nghiệp nhỏ thay vì cho các doanh nghiệp lớn vay.

Ngoài ra, với quy mô vừa và nhỏ, phát triển trải rộng hầu khắp các địa phương, các vùng, từ những khu vực có điều kiện thuận lợi đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa nên các DNV&N có khả năng tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực về lao động, nguyên vật liệu với trữ lượng hạn chế. Trong đó, có nhiều nguồn lực tuy không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn nhưng lại sẵn có. Hay có nhiều sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn, các sản phẩm trung gian... mà các DNV&N sử dụng được sẽ góp phần thúc đẩy khai thác tiềm năng của các ngành nghề truyền thống ở địa phương như các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, chế biến thuỷ hải sản. Đồng thời, với quy mô nhỏ gọn các DNV&N thường sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, thuộc phạm vi địa phương dễ khai thác sử dụng. Khi Trung tâm hỗ trợ DNV&N (Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam) khảo sát 1000 doanh nghiệp nhỏ, thì có tới 80% nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho doanh nghiệp là khai thác từ địa phương.

1.7. Góp phần quan trọng vào việc tạo lập sự phát triển cân đối và hoàn thiện cơ cấu kinh tế.

Kinh tế thị trường phát triển thường kèm theo sự phân hoá giàu nghèo giữa dân cư các vùng, giữa thành thị với nông thôn, giữa các ngành lợi thế và kém lợi thế, thực tế này gây ra trạng thái mất cân đối nghiêm trọng trong nhiều nền kinh tế. Chính DNV&N là lực lượng có vai trò tích cực trong việc xoá đi sự mất cân bằng này. Hơn nữa, việc phát triển mạnh loại hình doanh nghiệp này còn có ý nghĩa lớn trong quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt ở nông thôn thể hiện ở các mặt:

Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi, mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế được tăng cường: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trưởng cả về chất lẫn lượng; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, kinh doanh có hiệu quả hơn.

Cơ cấu ngành trở nên đa dạng: Bên cạnh các hoạt động thầu phụ, gia công sản phẩm cho các ngành công nghệ cao, DNV&N phân bố trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, đảm nhận việc phát triển hàng tiêu dùng, khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề, làng truyền thống.

Cơ cấu lãnh thổ: DNV&N ở nhiều nước phân bố đều khắp các khu vực thành phố và nông thôn, đặc biệt tại các địa bàn lãnh thổ doanh nghiệp lớn bỏ qua hay các vùng kém lợi thế. Điều này tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

1.8. Là tiền đề tạo ra các doanh nghiệp lớn, đồng thời làm lành mạnh môi trường kinh doanh

Từ các DNV&N ban đầu, khi thành công quy mô của các doanh nghiệp sẽ được mở rộng. Nhiều doanh nghiệp trong số này dần dần trở thành các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế. Ngoài ra với số lượng lớn, rào cản gia nhập thị trường không lớn sẽ luôn có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp bị phá

sản do hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Điều này làm tăng chất lượng hoạt động chung của toàn nền kinh tế. Hơn nữa, đối với một doanh nghiệp quy mô nhỏ, việc rút lui sẽ không gây tác động đến nền kinh tế, đối với một tập đoàn hay một doanh nghiệp lớn, việc rút lui này lại có tác động rất lớn tới nền kinh tế. Sự đổ vỡ của một số Chaebol ở Hàn Quốc và các tập đoàn của Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á những năm qua là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, các DNV&N còn là tiền để tạo ra một mội trường văn hoá kinh doanh mang tính kinh tế thị trường và tạo ra những nhà kinh doanh giỏi. Đây cũng là điều rất cần thiết với Việt Nam hiện nay. Chúng ta đã ở trong giai đoạn kế hoạch hoá tập trung khá lâu. Vì vậy, môi trường văn hoá kinh doanh mang tính thị trường gần như không tồn tại hoặc không có cơ hội phát triển. Đội ngũ doanh nhân giỏi, có khả năng điều hành các doanh nghiệp trong điều kiện quốc tế hoá và hội nhập kinh tế quốc tế rất hạn chế. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường văn hoá kinh doanh mang tính thị trường cũng như một đội ngũ kinh doanh giỏi là điều cực kỳ quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế trong thời đại hội nhập.

Như vậy, có thể nói DNV&N đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do đó, để phát triển nền kinh tế cần phải phát triển các DNV&N.

2. Vai trò của DNV&N đối với phát triển kinh tế của một số nước trên thế giới

2.1. DNV&N Đài Loan đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu hướng ngoại của nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Trong kỳ tích kinh tế của Đài Loan – một trong “bốn con rồng nhỏ Châu Á”, có vai trò rất quan trọng của xí nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nói, phát huy tiềm năng to lớn của các xí nghiệp vừa và nhỏ trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là một đặc điểm nổi bật của mô hình công nghiệp hoá Đài Loan.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, với chính sách “công nghiệp Nhật Bản - nông nghiệp Đài Loan” của chính quyền thực dân, Đài Loan không có các xí nghiệp lớn. Các xí nghiệp lớn hiện nay ở Đài Loan là từ một số các xí nghiệp vừa và nhỏ mới trưởng thành lên.

Sau năm 1949, khi chính quyền Quốc dân Đảng chuyển sang Đài Loan, tình hình kinh tế - xã hội ở đây ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn: đất hẹp, người đông, tài nguyên khan hiếm, cơ sở kinh tế yếu kém, kết cấu kinh tế què quặt. Trong quá trình thực hiện phương châm phát triển kinh tế bản địa nhằm thay thế nhập khẩu (1953-1962) cũng như trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu (1963-1973) và giai đoạn điều chỉnh kết cấu ngành, tập trung phát triển những ngành có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao (1974 về sau). Đài Loan luôn coi trọng phát huy vai trò của các xí nghiệp vừa và nhỏ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đài Loan rất cao. Từ 1952-1988 tổng giá trị sản phẩm quốc dân (GDP) tăng bình quân hàng năm 8,7%, trong đó có 14 năm trên 10%. Thế nhưng, Đài Loan đất hẹp, tài nguyên trên đảo nhanh chóng cạn kiệt, thị trường trong đảo nhanh chóng bão hoà và trở thành chướng ngại của phát triển kinh tế, lối thoát duy nhất của sự phát triển kinh tế Đài Loan là vươn ra thị trường thế giới, nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá là hai lá phổi quyết định nhịp đập của nền kinh tế Đài Loan. Chính các xí nghiệp vừa và nhỏ đã đáp ứng và đóng góp to lớn cho yêu cầu của nền kinh tế hướng ngoại của Đài Loan.

Trong những năm 60-70 và 80, xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế Đài Loan, và các xí nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong xuất khẩu của Đài Loan. Lúc bấy giờ, các xí nghiệp quy mô lớn của Đài Loan chủ yếu làm công nghiệp nặng, phục vụ nhu cầu bản địa, còn phục vụ xuất khẩu chủ yếu dựa vào các xí nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng1.2: Tỷ lệ tiêu thụ bản địa và xuất khẩu của các xí nghiệp vừa và nhỏ



Xí nghiệp vừa và nhỏ

Năm

Tiêu thụ nội địa %

Xuất khẩu %

1972

44,33

55,67

1973

41,56

58,43

1974

55,73

44,27

1975

45,10

54,90

1976

47,20

56,80

1977

46,50

53,50

1978

43,30

56,70

1979

41,00

59,00

1980

33,30

66,70

1981

26,40

73,60

1982

24,00

76,00

1983

28,40

71,60

1984

28,06

71,94

1985

31,10

69,90

1986

33,30

66,70


Xí nghiệp lớn

1984

65,35

34,65

1985

64,29

35,71

1986

67,75

32,25

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí